Giới thiệu về ngành công nghệ ô to

Ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô là một trong những ngành nghề đang thúc đẩy sự phát triển kinh tế của đất nước. Bởi các hãng ô tô lớn đang đầu tư mạnh vào Việt Nam. Theo dự đoán, ngành Công nghệ kỹ thuật ô sẽ nhanh chóng vươn lên nằm trong top những ngành nhu cầu lao động lớn và trở thành ngành xu thế cho thế hệ gen Z. Nhưng bạn đã biết rõ về ngành nghề này chưa? Hãy đọc bài viết dưới đây của ESA để tìm hiểu thêm về ngành học thú vị này nha!

Mục lục

Tổng quan về ngành Công nghệ Kỹ thuật ô tô

1. Công nghệ kỹ thuật ô tô là gì?

Ngành Công nghệ Ô tô là một ngành học tích hợp. Sinh viên theo học ngành này cần phải thành thạo các kiến thức trong lĩnh vực dưới đây:

  • Tự động hóa.
  • Điện – điện tử.
  • Chế tạo cơ khí.
  • Công nghệ chế tạo máy.
  • Quản lý và sử dụng dịch vụ kỹ thuật ô tô.
  • Cách điều hành và quản lý sản xuất phụ tùng.
  • …v…v…v…

Ngoài ra, sinh viên theo học ngành Kỹ thuật Ô tô cũng sẽ được trau dồi các kiến thức nền tảng đại cương liên quan đến Khoa học tự nhiên, Toán học, Kỹ thuật cơ sở,… và các kiến thức cơ sở ngành như: hệ thống truyền động, cơ cấu khí, máy động lực, truyền lực, hệ thống điều khiển,… Đây là những môn sẽ ứng dụng vào thực tế công việc của ngành kỹ thuật Ô tô.

Để tiến xa trong sự nghiệp giỏi kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm làm việc thực tế phong phú là chưa đủ. Các em cần trau dồi thêm kỹ năng ngoại ngữ. Đối với ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô, các em nên học một trong ba ngôn ngữ sau Anh, Nhật, Trung.

Công nghệ kỹ thuật ô tô là gì?

2. Lịch sử phát triển của ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô

Để có thể hiểu sâu hơn về ngành Công nghệ kỹ thuật Ô tô, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu khái quá về nguồn gốc, lịch sử ra đời cũng như hình thành của ngành học liên quan đến ô tô này nha!

Vào năm 1770, chiếc xe đầu tiên của loài người, của thế giới đã ra đời. Chiếc xe là thành quả của Nicolas Josepl. Nó hoạt động bằng hệ thống cơ hơi nước. Có 3 bánh và có thể đi tới 2 – 3 dặm/ giờ.

Và hơn 1 thế kỷ sau đó, kể từ năm 1770 – 1889, một chiếc xe hơi hoàn chỉnh với động cơ xăng đã ra đời ở Đức. Một bước tiến lớn trong lịch sử ngành chế tạo Ô tô, được sáng chế bởi 2 nhà sáng chế: Wilhelm Mayback và Gottlied Daimler.

Đến 1926, hãng xe Daimler – Benz của Đức thành lập, chính thức đánh dấu sự ra đời đầu tiên của ngành kỹ thuật Ô tô.

Và chỉ trong gần 1 thế kỷ từ 1926, đã có hơn đến hàng chục hãng sản xuất ô tô ra đời và thành cồng rực rỡ trên thế giới. Ngành công nghệ ô tô đã đóng góp rất nhiều sự nghiệp công nghệ hóa của toàn cầu. Nó đã trở thành ngành công nghiệp chủ đạo của nhiều cường quốc lớn.

Và Việt Nam cũng đang có những bước tiến lớn trong ngành này. Khi năm 2019, ông lớn Phạm Nhật Vượng đã cho ra mắt hãng xe hơi Vinfast – mang thương hiệu ô tô đầu tiên của Việt Nam. Đánh dấu tên Việt Nam vào lịch sử và bản đồ ngành công nghiệp ô tô toàn cầu. Đây cũng là mốc son cho tương lại, sự nghiệp của các kỹ sư ngành ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô

Các thông tin giáo dục về ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô

Các thông tin giáo dục về ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô

Các câu hỏi như: “Công nghệ kỹ thuật ô tô học trường nào ?”, “Công nghệ kỹ thuật ô tô thi khối nào ?” là những câu hỏi mà ESA nhận được rất nhiều từ các bậc phụ huynh và các em học sinh trong thời gian gần đây.

Không để bố mẹ và các em chờ lâu nữa! ESA sẽ tóm tắt dưới bảng dưới đây để mọi người tiện theo dõi nha!

Trường đào tạoKhối thiĐiểm chuẩnKhu vực Miền BắcĐại học Công nghệ Đông ÁA00, A01, A02, D0116 – 18Đại học Công nghệ Giao thông vận tảiA00; A01; D01; D0722Đại học Kỹ thuật Công nghiệp – Đại học Thái NguyênA00; A01; D01; D0718Đại học Công nghiệp Hà NộiA00, A0125,1Khu vực Miền NamĐại học Công nghệ TP.HCM – HUTECHA00; A01; C01; D0118Đại học Công nghiệp TP.HCMA00, A01, C01, D9023Đại học Công nghệ Đồng NaiA00, A01, D01, D9015Đại học Sư phạm kỹ thuật TP. HCMA00, A01, D01, D9026,5Khu vực Miền TrungĐại học Sư phạm Kỹ thuật VinhA00, A01, B00, D0115Đại Học VinhA00, A01, B00, D0115Đại học Sư phạm Kỹ thuật – Đại học Đà NẵngA00, D01, A16, D9022,9Đại học Đông ÁA00,A01,D01,D9014Đại học Nha TrangA00; A01; C01; D0720

Tố chất trở thành kỹ sư ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô

Để có thể thành công trong lĩnh vực ô tô, điều đầu tiên bạn cần phải đam mê và yêu thích ngành nghề này. Vì công việc nào cũng có khó khăn, vất vả riêng. Khi bạn có đam mê và sự kiên trì bạn mới có thể vượt qua thử thách dễ dàng và gặt hái nhiều thành công.

Bạn cũng cần phải có kỹ năng mềm tốt, như là: khả năng giao tiếp, khả năng xử lý, khả năng thuyết trình,.. Những kỹ năng này sẽ giúp bạn phối hợp tốt với đồng nghiệp, tạo ra một tinh thần teamwork hiệu quả. Nhờ đó, công việc mới có thể hoàn thành tốt.

Ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô cũng yêu cầu bạn có sự sáng tạo và siêng năng tìm tòi. Có thể chịu được môi trường khắc nghiệt, áp lực công việc cao. Và bên cạnh đó, bạn cũng cần phải trang bị cho bản thân sự cần cù, chịu khó, cẩn thận, tỉ mỉ.  Đây không chỉ là những thói quen tốt, góp phần cho sự thành công của bạn trong lĩnh vực này mà còn cho tất cả lĩnh vực khác.

Các em điền thông tin tại form đăng ký nếu cần thêm các thông tin về chương trình đào tạo

Tương lai của ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô

1. Thị trường lao động và nhu cầu tuyển dụng ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô

Thị trường lao động và nhu cầu tuyển dụng ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô

Ngành Công nghệ Ô tô mới phát triển ở Việt Nam một vài năm gần đây nhưng nó đã tạo công ăn việc làm cho rất nhiều lao động và vẫn đang trong tình trạng “khát” lao động.

Mặc dù lực lượng lao động Việt Nam trẻ, đông nhưng chất lượng, trình độ chuyên môn lại chưa cao, chưa thực sự chất lượng. Mà đặc thù của ngành lại cần lao động có tri thức cao để có thể sáng chế và điều khiển máy móc.

Một báo cáo của Hiệp hội các nhà sản xuất Ô tô Việt Nam cho thấy: chỉ riêng trong năm 2017, có 38 doanh nghiệp ra đời trong ngành Ô tô và 18 doanh nghiệp FDI lớn đầu tư và nền công nghiệp ô tô của Việt Nam. Nhu cầu về gara, showroom bảo dưỡng, sửa chữa ô tô, các trường dạy học lái xe cũng tăng rõ rệt. Điều này đã tạo thành một hệ sinh thái ô tô vô cùng rộng lớn và phong phú.

Đi theo sự mở rộng ngày càng lớn của hệ thống ô tô là sự sôi động của thị trường lao động. Nhu cầu tuyển dụng nhiều nhưng lực lượng lao động lại không đáp ứng được trình độ chuyên môn. Do đó, để có thể thành công trong ngành này, bạn cần phải trang bị cho mình thật nhiều kiến thức, kinh nghiệm cũng như các bằng cấp cao, nếu có chứng chỉ của nước ngoài càng tốt.

2. Công nghệ kỹ thuật ô tô ra làm gì?

Sau khi tốt nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô, bạn sẽ làm việc trong lĩnh vực sản xuất, chế tạo ô tô như là:

  • Kỹ sư tư vấn, thiết kế, vận hành, giám sát. =
  • Kỹ sư sản xuất, chế tạo ô tô, xe tải, xe chuyên dụng, vận tải.
  • Kinh doanh và khai thác các thiết bị xe – máy công trình, cho thuê dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng.
  • Kỹ sư vận hành hệ thống.
  • Giảng viên giảng dạy tại các cơ sở đào tạo nghề liên quan đến lĩnh vực ô tô.
  • …v…v…v…

3. Công nghệ kỹ thuật ô tô lương bao nhiêu?

Mức lương của kỹ sư ngành Công nghệ Kỹ thuật Ô tô phụ thuộc vào năng lực chuyên môn và kinh nghiệm làm việc, lẫn vị trí công việc của bạn, cụ thể là:

Kinh nghiệmVị trí công việcMức lương trung bìnhSinh viên mới ra trườngNhân viên học việc5 – 8 triệu đồng /thángKinh nghiệm từ 3 đến 5 năm với tay nghề cứngKỹ sư9 – 12 triệu đồng / thángKinh nghiệm trên 5 năm
  • Giám đốc.
  • Quản lý.
  • Chuyên viên tư vấn.
Dao động 20 triệu đồng/ tháng

Lời kết:

Trên đây là toàn bộ những thông tin bổ ích cần biết về ngành Công nghệ Kỹ thuật Ô Tô. Ngành Ô tô trong tương lai sẽ rất phát triển ở Việt Nam. Cùng với sự phát triển đó là nhu cầu tuyển dụng nhiều với mức lương rất hấp dẫn. Do đó, ESA tin rằng đây sẽ là sự lựa chọn đúng đắn cho các bạn học sinh chuẩn bị thi đại học còn đang phân vân.

Chủ Đề