Hà Nội cho học sinh đi học trở lại chưa

Sau khi được tiêm vắc xin phòng ngừa COVID-19, học sinh trên địa bàn TP.Hà Nội sốt ruột đợi chờ thông báo được đi học trở lại. Nhiều phụ huynh vừa mong ngóng nhưng mặt khác vẫn bày tỏ nhiều lo lắng.

Học sinh cấp 3 vui vẻ được quay lại trường

Tối 2/12, UBND TP Hà Nội vừa phê duyệt đề xuất của Sở GD&ĐT về việc cho học sinh khối lớp 10, 11, 12 các trường THPT và các trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp đi học trực tiếp từ ngày 6/12 tới.

“Việc đưa học sinh trở lại trường học trong bối cảnh như vậy phải được chuẩn bị thật kỹ, bảo đảm có nguyên tắc và luôn đặt vấn đề an toàn sức khỏe của học sinh lên trên hết”, Bí thư Thành ủy Hà Nội nhấn mạnh.

Thường trực Thành ủy Hà Nội lưu ý: Việc đưa học sinh các khối cấp 3 trở lại trường trên cơ sở đánh giá, rút kinh nghiệm việc tổ chức đối với khối lớp 9 ở 18 huyện, thị xã vừa qua. Trong đó, chú ý nhân rộng cách làm hiệu quả, khắc phục những tồn tại, nhất là giảm thiểu rủi ro liên quan đến an toàn phòng, chống COVID-19 và sức khỏe học sinh, giáo viên, nhân viên trường học.

Trước thông tin có thể đi học trở lại từ 6/12, em Nguyễn Thị Ly- học sinh lớp 12 Trường THPT Hoài Đức A, Hà Nội cảm thấy sau khi tiêm vắc xin phòng COVID-19, sức khoẻ của bản thân được bảo vệ, an toàn một phần trước đại dịch.

Ly cho rằng, mặc dù thầy cô luôn tạo điều kiện tốt nhất, cố gắng xây dựng các bài giảng hay và thú vị giúp chúng em tập trung hơn khi học trực tuyến.

“Em thấy rằng việc được tiếp thu kiến thức trực tiếp ở trường sẽ có hiệu quả và tập trung hơn khi tự học ở nhà. Hiện nay, chúng em đã được tiêm vắc xin nên em và gia đình rất yên tâm, em chỉ mong chờ ngày được đến trường" - Ly mong mỏi.

Ngoài ra, một lý do khác mà Ly rất mong ngóng được đến trường để cô giáo củng cố kiến thức cho em vì năm nay em sẽ thi tốt nghiệp và xét tuyển vào đại học: “Năm ngoái, các anh chị thi mà xét tuyển đại học điểm rất cao. Nếu em không cố gắng thì chỉ trượt đại học mất thôi”- Ly chia sẻ.

Vừa được tiêm phòng COVID-19 khoảng 1 tuần nay, em Đỗ Mai Hương – học sinh lớp 11 của trường THPT Vạn Xuân, Hà Nội rất vui vì chỉ 3 ngày tới em có thể đến trường.

"Thực sự em cũng có lo lắng một chút dù đã được tiêm vắc xin. Nhưng nghỉ ở nhà lâu quá thực sự em cũng thấy rất sốt ruột: "Năm nay là năm tích lũy kiến thức để sang năm thi tốt nghiệp và xét tuyển đại học, nếu cứ học trực tuyến kéo dài, em nghĩ không ổn. Nên em nghĩ mỗi học sinh cần tự bảo vệ mình, thực hiện tốt 5K để an toàn khi ở trường"- Hương chia sẻ.

Còn chị Phí Thị Hương có 3 con đang học lớp 12, lớp 7 và lớp 4 ở huyện Ba Vì, Hà Nội chia sẻ, hai con gái đầu của chị Hương đều đã được tiêm vắc xin. Chị và các con đều mong ngóng ngày trở lại đi học.

Chị Hương cho rằng, dù con gái thứ 2 đang học lớp 7 đã được tiêm vắc xin nhưng chị vẫn còn lo lắng lắm nếu con được đi học trở lại.

“Vẫn biết được đến trường học sẽ tốt hơn nhưng tôi vẫn lo lắm. Tiêm vắc xin là một phần an tâm nhưng nếu ở trường nếu con không có ý thức bảo vệ mình thì vẫn có nguy cơ. Bọn trẻ vẫn vô tư nói chuyện, chơi bời nếu chẳng may có bạn bị thì cũng dễ lây”- chị Hương chia sẻ.

Cũng theo chị Hương việc đưa học sinh trở lại trường học trong bối cảnh như vậy phải được chuẩn bị thật kỹ, đặt vấn đề an toàn sức khỏe của học sinh lên trên hết. Vì thế trong tối qua, Hà Nội quyết định tất cả học sinh THPT ở Hà Nội trở lại trường từ 6/12 là hoàn toàn hợp lý. Học sinh các khối khác không cần vội vã.

"Có như vậy thì việc học mới có thể được duy trì lâu chứ không phải có ca nào là đóng cửa ngay"- chị Hương chia sẻ.

Nhà trường lo lắng?

Ông Đỗ Văn Hà, Hiệu trưởng Trường THPT Bắc Thăng Long, Đông Anh, Hà Nội, cho hay, để chuẩn bị cho học sinh đến trường trở lại, nhà trường sẽ tuân thủ theo các văn bản hướng dẫn của các cơ quan chức năng, nhằm đảo bảo tối đa an toàn cho các em.

Khi nghe thông tin Hà Nội dự kiến cho học sinh THPT trở lại từ 6/12, nhà trường cũng xây dựng kế hoạch, lên các phương án đón học sinh trở lại trường, phân công đầu việc cụ thể cho từng lực lượng, bộ phận.

Ông Hà cho hay, đến cuối tháng 11, hầu hết học sinh của trường đã được tiêm vắc xin mũi 1. Trong 2.037 học sinh của trường thì có khoảng gần 70 học sinh không tiêm được vì bị ốm hoặc có một số bệnh nền không tiêm được dù 100% học sinh đều đồng ý đăng ký tiêm trước đó.

Ông Nguyễn Quốc Bình - Hiệu trưởng trường THPT Lương Thế Vinh [Hà Nội] nêu quan điểm, nhà trường đã xây dựng sẵn kế hoạch sẵn sàng đón học sinh trở lại. Tuy nhiên, nhà trường đến thời điểm hiện nay chưa nhận được bất kì công văn nào thông báo chính thức từ Sở GD&ĐT Hà Nội mà mới chỉ biết thông tin như Thành ủy Hà Nội đồng ý với phương án mà Sở trình lên về vấn đề cho học sinh quay trở lại trường.

Tuy nhiên, ông Bình cho rằng, với lịch đi học từ 6/12 là quá gấp gáp vì các trường phải chuẩn bị nhiều vấn đề để có thể đón học sinh quay trở lại học an toàn.

“Theo tôi, nếu có thể thì các trường cần được thông báo trước khoảng một tuần để chuẩn bị đón học sinh như vấn đề vệ sinh trường học, khảo sát học sinh, vấn đề xe tuyến, giáo viên, lịch học,…”- ông Bình cho hay.

Ông Bình cũng cho biết, học sinh 3 khối của nhà trường đã tiêm vắc xin hầu hết cho học sinh. Chỉ một học sinh trong đó không tiêm và một số học sinh khác vì một vài lí do sức khỏe không tiêm được.

“Tuy nhiên, cân nhắc quyết định tiêm hay không là quyền của phụ huynh và học sinh. Việc đi học cũng là quyền học sinh vì thế học sinh dù không tiêm vắc xin vẫn được đến trường học bình thường”- ông Bình nói.

Trong hướng dẫn tổ chức dạy học trực tiếp mới đây của Bộ GD&ĐT yêu cầu các địa phương căn cứ phân loại, xác định cấp độ dịch theo từng địa bàn cấp phường/xã, cấp quận/huyện, cấp tỉnh/thành phố để quyết định tổ chức hoạt động dạy học trực tiếp với các trường học. Trong đó, hướng dẫn cụ thể, địa bàn được xác định dịch ở cấp độ 1 và cấp độ 2 [nguy cơ thấp và trung bình] sẽ dạy học trực tiếp. Địa bàn có dịch ở cấp độ 3 [nguy cơ cao], tổ chức dạy học trực tiếp kết hợp với dạy học trực tuyến, trên truyền hình.

Ngay sau đó, Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã có công điện về việc triển khai các biện pháp tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” trên địa bàn thành phố. Trong đó, giao Sở GD&ĐT căn cứ hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, chủ trì, phối hợp với Sở Y tế, UBND các quận, huyện, thị xã và các phòng GD&ĐT, tham khảo ý kiến của đại diện ban phụ huynh học sinh để khẩn trương xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục tương ứng cấp độ dịch tại các địa bàn.

Ông Nguyễn Văn Hậu, Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Mê Linh cho biết, căn cứ vào công điện này, Phòng GD&ĐT đã thăm dò ý kiến của các nhà trường và phụ huynh, học sinh. Kết quả cho thấy, chỉ có chưa đến 10% phụ huynh chọn phương án cho học sinh đi học trở lại từ 25/10; khoảng 30% phụ huynh đồng ý cho học sinh tiểu học, THCS, trẻ mầm non đi học từ 1/11 và khoảng 60% phụ huynh, học sinh chọn phương án cho toàn bộ học sinh từ tiểu học, THCS đi học từ 1/11.

Cũng theo ông Hậu, Phòng đã có buổi làm việc với hiệu trưởng các trường, chủ nhóm lớp nhà trẻ để nắm bắt tình hình chuẩn bị. “Về phía các trường, từ nhiều ngày nay đã luôn trong trạng thái sẵn sàng đón học sinh trở lại khi được phép. Tại Mê Linh, theo rà soát hiện có 6 xã thuộc mức độ dịch mức độ 2, còn lại thuộc mức độ 1 do đó tất các trường có thể đến trường học trực tiếp, trừ trẻ mầm non”, ông Hậu nói.

Trưởng phòng GD&ĐT quận Long Biên - Vũ Thị Thu Hà cho biết, do trước đó Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu các trường sẵn sàng đón học sinh đi học khi điều kiện cho phép nên 100% trường học hiện đã trong tình trạng sẵn sàng. Tuy nhiên, phòng chờ văn bản của Sở GD&ĐT để triển khai các bước tiếp theo. Các phòng GD&ĐT như Hà Đông; Bắc Từ Liêm... cũng cho biết đang chờ hướng dẫn của Sở GD&ĐT Hà Nội.

Hiệu trưởng các trường trong các quận nội đô như Ba Đình, Hoàn Kiếm cũng thông tin đã sẵn sàng đón học sinh đi học trở lại. Trường sẽ phun khử khuẩn, tổng vệ sinh lại trường lớp, lên phương án đón, đo nhiệt độ học sinh từ cổng nhằm đảm bảo an toàn cho các em.

Mới chỉ có khoảng 62% giáo viên tiêm vắc xin mũi 2

Theo số liệu hiện nay của Sở Y tế Hà Nội, hiện có 343 xã, phường thuộc vùng 1; 236 xã, phường thuộc vùng 2 và không có xã, phường thuộc vùng 3 và vùng 4. Căn cứ hướng dẫn của Bộ GD&ĐT như vậy, 100% cơ sở giáo dục tại Thủ đô có thể đón học sinh tựu trường. Tuy nhiên, đến thời điểm này phụ huynh, học sinh chưa có bất kỳ thông tin nào về việc học sinh sẽ đi học trở lại.

Trong tháng 10-2021, Sở GD-ĐT Hà Nội hai lần trình UBND TP Hà Nội đề xuất các kịch bản cho học sinh trở lại trường. Trong đó, đề xuất gần nhất đưa ra bốn phương án nhưng hiện Hà Nội vẫn chưa chốt được việc này. 3/4 phương án từng được Sở GD-ĐT Hà Nội đề xuất là cho học sinh quay lại trường từ ngày 25/10, tùy theo học sinh các lớp được ưu tiên và các khu vực đảm bảo an toàn.

Theo lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội, sau khi rút các phương án dự kiến trước đó, đơn vị phải xây dựng phương án khác phù hợp với thực tế và hướng dẫn mới nhất của Bộ GD&ĐT. Phương án cho học sinh tựu trường sẽ sớm được Sở GD&ĐT Hà Nội trình UBND TP quyết định.

Mặc dù có chính sách ưu tiên vắc xin phòng dịch COVID-19 cho đội ngũ cán bộ, giáo viên để sớm mở cổng trường đón học sinh đi học tuy nhiên đến thời điểm này mới chỉ có hơn 62% giáo viên được tiêm mũi 2 [hơn 96% giáo viên tiêm vắc xin mũi 1].

Trước đó, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh lý giải nguyên nhân cần cân nhắc kỹ phương án cho học sinh đi học là vì, Hà Nội vẫn là nơi tiềm ẩn nguy cơ do là huyết mạch giao lưu với các địa phương. Trong khi đó học sinh các cấp chưa được tiêm vắc xin phòng COVID-19.

Một khảo sát về dạy học trực tuyến mới đây của Trường THPT Lê Lợi, quận Hà Đông [Hà Nội] với sự tham gia của gần 1.100 học sinh ở cả 3 khối, lớp cho thấy, chỉ có 18,8% em cho biết có hứng thú với học trực tuyến; 59,9% học sinh trả lời bình thường và hơn 20% học sinh trả lời không hứng thú hoặc ít hứng thú. Đặc biệt, chỉ có 15,5% học sinh cho rằng, học trực tuyến có hiệu quả, số học sinh còn lại cho đánh giá ít hiệu quả, không hiệu quả.

Video liên quan

Chủ Đề