Hành tinh nào không có bầu khí quyển

Bầu khí quyển của sao Diêm Vương phần lớn được tạo thành từ nitơ, khí mêtan và carbon monoxide. Nhiệt độ trên bề mặt giảm xuống khiến nitơ đóng băng trở lại và bầu khí quyển mỏng dần đi.

Hành tinh nào không có bầu khí quyển
Hành tinh nào không có bầu khí quyển

Sao Diêm Vương và bầu khí quyển. Ảnh: NASA 

Kỹ thuật mà các nhà thiên văn học sử dụng là kỹ thuật che khuất thiên thể, sử dụng một ngôi sao xa xôi làm đèn nền cho các kính viễn vọng trên Trái đất để xem những gì đang xảy ra trên sao Diêm Vương. Đây là một kỹ thuật quan sát đã được sử dụng rộng rãi trong thiên văn học.

“Các nhà khoa học đã sử dụng kỹ thuật che khuất thiên thể để theo dõi những thay đổi trong bầu khí quyển của sao Diêm Vương từ năm 1988”, nhà khoa học Eliot Young tại Viện Nghiên cứu Tây Nam (SwRI) ở Mỹ cho biết.

“New Horizons, một sứ mệnh có nhiệm vụ tới sao Diêm Vương, đã thu được một dữ liệu tuyệt vời từ cuộc tiếp cận năm 2015, phù hợp với khối khí quyển lớn của sao Diêm Vương tăng gấp đôi sau mỗi thập kỷ. Tuy nhiên, các quan sát vào năm 2018 của chúng tôi không còn thấy xu hướng này tiếp tục từ năm 2015”, Eliot Young nói.

Khí quyển của sao Diêm Vương được tạo ra từ lớp băng bốc hơi trên bề mặt, với những thay đổi nhỏ về nhiệt độ sẽ dẫn đến những thay đổi đáng kể về mật độ khối của khí quyển.

Hành tinh lùn này hiện mất 248 năm Trái đất để thực hiện một quỹ đạo quay quanh Mặt trời. Khoảng cách của sao Diêm Vương với Mặt trời là khoảng 30 đơn vị thiên văn, gấp 30 lần khoảng cách giữa Trái đất và Mặt trời.

Khoảng cách đó đang tăng lên khiến sao Diêm Vương nhận được ít ánh sáng Mặt trời hơn và có nhiệt độ thấp hơn. Sự tăng mật độ khí quyển được nhận thấy vào năm 2015 có thể là do quán tính nhiệt, nhiệt dư bị giữ lại trong các sông băng nitơ có phản ứng chậm với khoảng cách ngày càng tăng giữa sao Diêm Vương và Mặt trời.

“Một sự tương đồng với điều này là cách Mặt trời làm nóng cát trên bãi biển. Ánh sáng mặt trời gay gắt nhất vào giữa trưa, nhưng cát sau đó tiếp tục hấp thụ nhiệt trong suốt buổi chiều, vì vậy nó sẽ nóng nhất vào cuối buổi chiều”, nhà khoa học Leslie Young của SwRI cho biết.

Dù có thể không còn được coi là một hành tinh nữa nhưng sao Diêm Vương vẫn là một thiên thể đáng quan tâm đối với các nhà thiên văn học.

Trong những năm gần đây, các nhà thiên văn học có thể xác định chắc chắn rằng có những ngọn núi phủ tuyết trên sao Diêm Vương và có các đại dương lỏng dưới bề mặt của hành tình lùn. Hai khám phá này giúp cho giới khoa học biết thêm về cách bầu khí quyển của sao Diêm Vương vận hành./.

Tàu thăm dò Curiosity của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đã phát hiện bằng chứng cho thấy tới 90% bầu khí quyển ban đầu của sao Hỏa đã bị tan biến vào không gian trong suốt lịch sử hình thành và phát triển của hành tinh đỏ.

Các thành viên thuộc nhóm quản lý chương trình thăm dò sao Hỏa của tàu Curiosity đã công bố những phát hiện mới của cỗ máy thám hiểm triệu đô tại cuộc họp của Đại hội đồng Liên đoàn Khoa học địa chất châu Âu 2013 ở Vienna, Áo.

Thiết bị phân tích mẫu trên sao Hỏa (SAM) của tàu Curiosity đã tiến hành phân tích một mẫu không khí hồi tuần trước nhờ một quá trình cô đặc các chất khí thu thập được. Kết quả đã cung cấp các phép đo chính xác nhất từ trước đến nay về những đồng vị của agon trong khí quyển sao Hỏa. Đồng vị là các biến thể của cùng một nguyên tố với khối lượng nguyên tử khác nhau.

Hành tinh nào không có bầu khí quyển

Hình minh họa tàu thám hiểm Curiosity hoạt động trên sao Hỏa. (Ảnh: NASA)

"Chúng tôi đã khám phá dấu hiệu rõ ràng và mạnh mẽ nhất về sự mất mát khí quyển trên sao Hỏa", Sushil Atreya, một chuyên gia phụ trách thiết bị SAM đến từ Đại học Michigan, cho biết.

Thiết bị SAM phát hiện, khí quyển của sao Hỏa có chứa một đồng vị ổn định và nhẹ hơn (argon-36) nhiều gấp 4 lần số lượng của một đồng vị nặng hơn (argon-38). Điều này đã giúp loại bỏ những mập mờ trước đây về tỉ lệ đồng vị trong khí quyển của hành tinh đỏ, vốn dựa trên các đo đạc năm 1976 từ dự án Viking của NASA và từ lượng nhỏ agon chiết xuất từ các thiên thạch sao Hỏa.

Tỉ lệ mới phát hiện thấp hơn nhiều tỉ lệ đồng vị trong khí quyển thuở ban đầu của hệ Mặt trời. Nó ám chỉ sao Hỏa đã trải qua một quá trình rò rỉ đồng vị nhẹ nhiều hơn đồng vị nặng.

Các nhà nghiên cứu cũng đã hé lộ kết quả kiểm tra thời tiết sao Hỏa của tàu Curiosity. Nhờ thiết bị REMS do Tây Ban Nha trang bị, tàu Curiosity đã đo nhiều biến số trong bầu khí quyển sao Hỏa hiện nay. Mặc dù nhiệt độ không khí hàng ngày trên hành tinh đỏ liên tục tăng kể từ khi quá trình đo đạc bắt đầu cách đây 8 tháng và hiện tượng này không liên quan tới vị trí của tàu thăm dò nhưng độ ẩm lại có dấu hiệu khác biệt rất lớn giữa những địa điểm khác nhau trên đường di chuyển của Curiosity.

Theo NASA, đây là những đo đạc có hệ thống đầu tiên về độ ẩm trên sao Hỏa. Các vết bụi không tồn tại bên trong hố Gale - nơi tàu Curiosity đáp xuống hành tinh đỏ, nhưng các cảm biến của thiết bị REMS phát hiện nhiều dạng gió lốc trong 100 ngày đầu tiên của sứ mệnh thám hiểm sao Hỏa.

"Một trận gió lốc có thể xảy ra rất nhanh chóng, chỉ trong vài giây và thay đổi tùy theo sự kết hợp của nhiều yếu tố như áp suất, nhiệt độ, sự dao động của cơn gió và trong một vài trường hợp cả sự suy giảm của bức xạ cực tím", Javier Gómez-Elvira - trưởng nhóm phụ trách thiết bị REMS đến từ Trung tâm Sinh học thiên văn ở Madrid nói.

Các chuyên gia tiết lộ, cho tới hết tháng 4, tàu Curiosity sẽ tiếp tục thực hiện các hoạt động hàng ngày theo chỉ đạo đã nhận được từ tháng 3. Không có yêu cầu nào mới được gửi tới tàu thám hiểm này trong thời gian 4 tuần, khi sao Hỏa di chuyển gần phía sau Mặt trời, nhìn từ Trái đất. Thế hình học này xảy ra cứ 26 tháng một lần và được gọi là sự giao hội sao Hỏa - Mặt trời.

Theo Vietnamnet

Hành tinh nhỏ bé Makemake không có bầu khí quyển, thế giới băng giá xa xôi này lần đầu tiên đã tiết lộ bí mật của nó.

Hành tinh nhỏ bé Makemake có kích cỡ bằng khoảng 2/3 sao Diêm Vương, và quay xung quanh mặt trời theo một quỹ đạo xa xôi nằm phía bên kia của hành tinh Pluto, nhưng gần mặt trời hơn so với hành tinh Eris, là hành tinh nhỏ bé nhất được biết đến trong hệ mặt trời. Những quan sát trước đây về hành tinh Makemake lạnh giá đã cho thấy nó giống như các hành tinh nhỏ tương tự nó, làm một số nhà thiên văn học hi vọng bầu khí quyển của nó, nếu có, sẽ giống như bầu khí quyển của Pluto. Tuy nhiên, nghiên cứu mới đây đã cho thấy, giống như Eris, Makemake không được bao quanh bởi một bầu khí quyển đáng kể.

Nhóm nghiên cứu, dẫn đầu bởi Jose Luis Ortiz (Instituto de Astrofisica de Andalucia, CSIC, Tây Ban Nha), kết hợp nhiều quan sát bằng cách sử dụng ba kính viễn vọng tại La Silla của ESO và các vị trí quan sát Paranal tại Chile - Kính thiên văn cực lớn (Very Large Telescope (VLT), Kính thiên văn công nghệ mới (NTT), và TRAPPIST (Transiting Planets and PlanetesImals Small Telescope) với các dữ liệu từ các kính viễn vọng nhỏ khác ở Nam Mỹ, để quan sát Makemake khi nó băng qua phía trước của một ngôi sao xa xôi.

"Khi Makemake đi qua trước ngôi sao và chặn nó lại, ngôi sao biến mất và xuất hiện trở lại rất đột ngột, hơn là mờ dần và sáng dần dần. Điều này có nghĩa là hành tinh nhỏ bé Makemake không có bầu khí quyển đáng kể", ông Jose Luis Ortiz nói. Người ta đã nghĩ rằng Makemake đã có khả năng tốt để phát triển một bầu khí quyển, tuy nhiên thực tế hành tinh này lại không như vậy.

Hành tinh nào không có bầu khí quyển

Hành tinh nhỏ Makemake

Makemake thiếu mặt trăng và khoảng cách xa xôi của nó so với chúng ta làm cho hành tinh này rất khó nghiên cứu, và những gì ít ỏi chúng ta biết về nó chỉ là gần đúng. Các quan sát mới của nhóm nghiên cứu đã cung cấp thêm nhiều chi tiết hơn về Makemake - xác định kích thước của nó chính xác hơn, biết được về bầu khí quyển của nó và lần đầu tiên ước tính độ dày của hành tinh này. Họ cũng đã cho phép các nhà thiên văn học đo lường lượng ánh sáng mặt trời phản chiếu bởi hành tinh này. Suất phản chiếu ánh sáng của Makemake vào khoảng 0,77 tương đương với suất phản chiếu ánh sáng của tuyết bẩn, cao hơn so với của Pluto nhưng thấp hơn so với của Eris.

Có thể quan sát Makemake chi tiết như vậy vì hành tinh này đi qua phía trước của một ngôi sao - một hiện tượng gọi là che khuất sao.

Những cơ hội hiếm hoi cho phép các nhà thiên văn học lần đầu tiên tìm hiểu nhiều về bầu khí quyển đôi khi mong manh và nhạy cảm quanh những hành tinh xa xôi nhưng quan trọng này, các thành viên của hệ mặt trời, và cung cấp thông tin rất chính xác về các tính chất của chúng.

Sự che khuất là đặc biệt hiếm thấy trong trường hợp của Makemake bởi vì nó di chuyển trong một khu vực bầu trời có tương đối ít sao. Dự báo chính xác và phát hiện những sự kiện hiếm hoi là cực kỳ khó khăn và quan sát thành công bởi một nhóm quan sát phối hợp, nằm rải rác tại nhiều địa điểm trên khắp Nam Mỹ, được xếp hạng là một thành tựu lớn.

”Pluto, Eris và Makemake là những hành tinh nằm trong số các hành tinh đóng băng có quỹ đạo cách xa mặt trời”. ông Jose Luis Ortiz cho biết. "Những quan sát mới của chúng tôi đã cải thiện rất nhiều kiến ​​thức của chúng ta về hành tinh Makemake - chúng ta có thể sử dụng thông tin này khi chúng ta khám phá các đối tượng hấp dẫn khác nằm trong vùng không gian xa hơn".

Makemake ban đầu được biết đến năm 2005 với tên gọi FY9. Nó đã được phát hiện ra một vài ngày sau Lễ Phục sinh tháng 3 năm 2005, và được gọi thân mật với cái tên Easterbunny (Thỏ phục sinh). Vào tháng 7 năm 2008, nó đã được đặt tên chính thức là Makemake. Makemake là người tạo ra loài người và là thần sinh sản trong những huyền thoại của người dân bản địa trên đảo Phục Sinh.

Tính đến nay, Makemake là một trong năm hành tinh nhỏ bé được công nhận bởi Hiệp hội Thiên văn quốc tế. Những hành tinh khác là Ceres, Pluto, Haumea và Eris.

Phạm Thị Bích Thu (Sciencedaily)