Hành vi hủy hoại giấy tờ về quốc tịch bị xử lý như thế nào

Ngày hỏi:07/10/2022

Vi phạm quy định về thay đổi, cải chính hộ tịch, bổ sung thông tin hộ tịch, xác định lại dân tộc bị xử lý như thế nào? Vi phạm nguyên tắc đăng ký, quản lý hộ tịch, sử dụng giấy tờ hộ tịch; xây dựng, quản lý và khai thác cơ sở dữ liệu hộ tịch bị xử phạt như thế nào?

Mong Luật sư tư vấn. Tôi cảm ơn.

Tại Điều 44 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định xử lý hành vi vi phạm quy định về thay đổi, cải chính hộ tịch, bổ sung thông tin hộ tịch, xác định lại dân tộc, cụ thể như sau:

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cấp để làm thủ tục thay đổi, cải chính hộ tịch, bổ sung thông tin hộ tịch, xác định lại dân tộc.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a] Cam đoan, làm chứng, sai sự thật về nội dung thay đổi, cải chính hộ tịch bổ sung thông tin hộ tịch, xác định lại dân tộc;

b] Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật để làm thủ tục thay đổi, cải chính hộ tịch, bổ sung thông tin hộ tịch, xác định lại dân tộc;

c] Sử dụng giấy tờ của người khác để làm thủ tục thay đổi, cải chính hộ tịch, bổ sung thông tin hộ tịch, xác định lại dân tộc.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật khi làm thủ tục thay đổi, cải chính hộ tịch, bổ sung thông tin hộ tịch, xác định lại dân tộc để hưởng chế độ, chính sách ưu đãi hoặc nhằm mục đích trục lợi khác.

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật là giấy tờ, văn bản bị tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a] Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy tờ, văn bản đã cấp do có hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này; giấy tờ, văn bản bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung quy định tại khoản 1 Điều này;

b] Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.

2. Vi phạm nguyên tắc đăng ký, quản lý hộ tịch, sử dụng giấy tờ hộ tịch; xây dựng, quản lý và khai thác cơ sở dữ liệu hộ tịch bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ Điều 45 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định xử lý hành vi vi phạm nguyên tắc đăng ký, quản lý hộ tịch, sử dụng giấy tờ hộ tịch; xây dựng, quản lý và khai thác cơ sở dữ liệu hộ tịch, theo đó:

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ hộ tịch.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a] Tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch thông tin trong sổ hộ tịch;

b] Sửa chữa làm sai lệch thông tin cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử hoặc phát tán chương trình tin học gây hại cho mạng máy tính, phương tiện điện tử của cơ sở dữ liệu hộ tịch;

c] Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật để được đăng ký việc hộ tịch khác.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a] Đe dọa, cưỡng ép, cản trở việc thực hiện quyền, nghĩa vụ đăng ký hộ tịch;

b] Đưa hối lộ để được đăng ký hộ tịch mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

c] Mua chuộc, hứa hẹn lợi ích vật chất, tinh thần để được đăng ký hộ tịch;

d] Cho người khác sử dụng giấy tờ hộ tịch của mình để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.

4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a] Huỷ hoại giấy tờ hộ tịch; sổ hộ tịch;

b] Truy cập trái phép, trộm cắp, phá hoại thông tin trong cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử;

c] Lợi dụng việc đăng ký hộ tịch hoặc trốn tránh nghĩa vụ đăng ký hộ tịch nhằm hưởng chế độ, chính sách ưu đãi hoặc nhằm mục đích trục lợi khác.

5. Hình thức xử phạt bổ sung:

a] Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2, các điểm a và b khoản 4 Điều này;

b] Tịch thu tang vật là giấy tờ, văn bản bị tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.

6. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a] Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy tờ, văn bản bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 4 Điều này;

b] Buộc chịu mọi chi phí để khôi phục tình trạng ban đầu do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 và điểm b khoản 4 Điều này;

c] Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 4 Điều này.

Trân trọng!

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email .

01/03/2019

Theo quy định pháp luật hiện hành hành vi vi phạm quy định về quản lý quốc tịch bị xử phạt hành chính như thế nào?

Căn cứ Điều 37 Nghị định 110/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã [được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 67/2015/NĐ-CP] có quy định về việc mức xử phạt hành chính hành vi vi phạm quy định về quản lý quốc tịch như sau:

“1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền cấp trong hồ sơ đề nghị xin nhập, xin trở lại, xin thôi quốc tịch Việt Nam; hồ sơ đề nghị đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam; hồ sơ xin xác nhận có quốc tịch Việt Nam; hồ sơ xin xác nhận là người gốc Việt Nam.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a] Cố ý khai báo không đúng sự thật trong hồ sơ đề nghị xin nhập, xin trở lại, xin thôi quốc tịch Việt Nam; hồ sơ đề nghị đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam; hồ sơ xin xác nhận có quốc tịch Việt Nam; hồ sơ xin xác nhận là người gốc Việt Nam;

b] Sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung giấy tờ về quốc tịch;

[ảnh minh họa: hành vi vi phạm quy định về quản lý quốc tịch]

c] Sử dụng giấy tờ giả để làm thủ tục về quốc tịch;

d] Sử dụng giấy tờ giả về quốc tịch.

3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi làm giả giấy tờ để làm thủ tục về quốc tịch.

4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a] Hủy hoại giấy tờ về quốc tịch;

b] Làm giả giấy tờ về quốc tịch.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Hủy bỏ giấy tờ giả đối với hành vi quy định tại Điểm c và Điểm d Khoản 2, Khoản 3, Điểm b Khoản 4 Điều này.”

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về vấn đề hành vi vi phạm quy định về quản lý quốc tịch bị xử phạt thế nào để Quý Khách hàng tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 19006179 hoặc yêu cầu dịch vụ hỗ trợ pháp lý gọi 19006179 gặp Luật sư Nguyễn Văn Thành - Luật sư Giỏi tại Hà Nội.

Bạn tham khảo bài viết liên quan TẠI ĐÂY.

TÌM HIỂU MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG QUỐC TỊCH; PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT, TRỢ GIÚP PHÁP LÝ, ĐĂNG KÝ BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM, BỒI THƯỜNG NHÀ NƯỚC, HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

T1.  HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH, HÌNH THỨC XỬ PHẠT, MỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ TRONG HOẠT ĐỘNG QUỐC TỊCH, LÝ LỊCH TƯ PHÁP.

Câu 1. Hành vi vi phạm quy định về quản lý quốc tịch bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?

Trả lời: Theo quy định tại Điều 46 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP hành vi vi phạm quy định về quản lý quốc tịch bị xử phạt vi phạm hành chính như sau:

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với đối với cá nhân và từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cấp trong hồ sơ đề nghị xin nhập, xin trở lại, xin thôi quốc tịch Việt Nam; hồ sơ đăng ký để được xác định có quốc tịch Việt Nam; hồ sơ xin xác nhận có quốc tịch Việt Nam; hồ sơ xin xác nhận là người gốc Việt Nam.

Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật là giấy tờ, văn bản bị tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy tờ, văn bản đã cấp và giấy tờ, văn bản bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với đối với cá nhân và từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi sau:

- Khai báo thông tin không đúng sự thật trong hồ sơ đề nghị xin nhập, xin trở lại, xin thôi quốc tịch Việt Nam; hồ sơ đăng ký để được xác định có quốc tịch Việt Nam; hồ sơ xin xác nhận có quốc tịch Việt Nam; hồ sơ xin xác nhận là người gốc Việt Nam;

- Tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ về quốc tịch;

Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật là giấy tờ, văn bản bị tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy tờ, văn bản bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung

- Sử dụng giấy tờ không còn giá trị chứng minh quốc tịch Việt Nam để chứng minh đang có quốc tịch Việt Nam.

Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật là giấy tờ không còn giá trị chứng minh Quốc tịch Việt Nam và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy tờ, văn bản đã cấp

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với đối với cá nhân và từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi huỷ hoại giấy tờ về quốc tịch.

Câu 2. Hành vi vi phạm quy định về sử dụng và khai thác cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp; yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp; sử dụng phiếu lý lịch tư pháp bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?

Trả lời: Theo quy định Điều 47 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP thì hành vi vi phạm quy định về sử dụng và khai thác cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp; yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp; sử dụng phiếu lý lịch tư pháp bị xử phạt vi phạm hành chính như sau:

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi gian dối trong lập tờ khai yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp.

Biện pháp khắc phục hậu quả: Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy tờ, văn bản đã cấp do có hành vi vi phạm.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung phiếu lý lịch tư pháp.

Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật là giấy tờ, văn bản bị tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung đối với hành vi vi phạm.

Biện pháp khắc phục hậu quả: Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy tờ, văn bản bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung.

3. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

- Sử dụng phiếu lý lịch tư pháp của người khác trái pháp luật, xâm phạm đời tư của cá nhân;

- Sử dụng giấy tờ của người khác để yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp trái pháp luật;

Biện pháp khắc phục hậu quả: Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy tờ, văn bản đã cấp do có hành vi vi phạm.

- Khai thác, sử dụng trái phép, làm sai lệch, hủy hoại hồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấy;

Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc chịu mọi chi phí để khôi phục tình trạng ban đầu do thực hiện hành vi vi phạm.

- Truy cập trái phép, trộm cắp, phá hoại dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử;

Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc chịu mọi chi phí để khôi phục tình trạng ban đầu do thực hiện hành vi vi phạm.

- Phát tán chương trình tin học gây hại cho mạng máy tính, hệ thống thông tin dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử.

Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm.

Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc chịu mọi chi phí để khôi phục tình trạng ban đầu do thực hiện hành vi vi phạm.

2. HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH, HÌNH THỨC XỬ PHẠT, MỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ TRONG HOẠT ĐỘNG PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

Câu 3. Hành vi vi phạm quy định về hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?

Trả lời: Theo quy định tại Điều 48 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP thì hành vi vi phạm quy định về hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính như sau:

1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân và từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện thực hiện một trong các hành vi sau:

- Cản trở việc thực hiện quyền được thông tin, tìm hiểu, học tập pháp luật của công dân;

- Cản trở hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân thực hiện hành vi cung cấp thông tin, tài liệu có nội dung sai sự thật, trái pháp luật, trái đạo đức xã hội, truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc cải chính thông tin và buộc huỷ bỏ tài liệu

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với cá nhân và từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi lợi dụng phổ biến, giáo dục pháp luật để xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước; tuyên truyền chính sách thù địch, gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc; xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc cải chính thông tin và buộc huỷ bỏ tài liệu

Câu 20. Hành vi vi phạm quy định về nghĩa vụ của tuyên truyền viên pháp luật, báo cáo viên pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?

Trả lời: Theo quy định Điều 49 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP thì hành vi vi phạm quy định về nghĩa vụ của tuyên truyền viên pháp luật, báo cáo viên pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính như sau:

 Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân thực hiện một trong các hành vi sau:

- Lợi dụng danh nghĩa tuyên truyền viên pháp luật để thực hiện các hoạt động không thuộc nhiệm vụ được giao nhằm trục lợi mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

- Lợi dụng danh nghĩa báo cáo viên pháp luật để thực hiện các hoạt động không thuộc nhiệm vụ được giao nhằm trục lợi mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Biện pháp khắc phục hậu quả: buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện một trong các hành vi vi phạm trên .

  1.  HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH, HÌNH THỨC XỬ PHẠT, MỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ TRONG HOẠT ĐỘNG TRỢ GIÚP PHÁP LÝ

Câu 21. Hành vi vi phạm quy định về người được trợ giúp pháp lý bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?

Trả lời: Theo quy định tại Điều 51 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP thì hành vi vi phạm quy định về người được trợ giúp pháp lý bị xử phạt vi phạm hành chính như sau:

1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với cá nhân thực hiện hành vi cố ý cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật về vụ việc trợ giúp pháp lý.

Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật là tài liệu sai sự thật

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân thực hiện hành vi tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cấp để đủ điều kiện là người được trợ giúp pháp lý.

Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật là giấy tờ, văn bản bị tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy tờ, văn bản bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân thực hiện một trong các hành vi sau:

- Đe dọa, cản trở, can thiệp trái pháp luật vào hoạt động trợ giúp pháp lý; gây rối, làm mất trật tự, vi phạm nghiêm trọng nội quy nơi thực hiện trợ giúp pháp lý;

- Xâm phạm sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người thực hiện trợ giúp pháp lý và uy tín của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Câu 22. Hành vi vi phạm quy định về người thực hiện trợ giúp pháp lý bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?

Trả lời: Theo quy định tại Điều 52 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP thì hành vi vi phạm quy định về người thực hiện trợ giúp pháp lý bị xử phạt vi phạm hành chính như sau:

1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với cá nhân thực hiện một trong các hành vi sau:

- Cho người khác sử dụng thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý;

- Sử dụng thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý của người khác;

- Không nộp lại thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý trong trường hợp bị thu hồi thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý;

- Không từ chối hoặc tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý trong trường hợp phải từ chối theo quy định;

- Không lập hồ sơ, bàn giao hồ sơ vụ việc trợ giúp pháp lý theo quy định.

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân thực hiện hành vi tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cấp để đủ điều kiện thực hiện trợ giúp pháp lý.

Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật là giấy tờ, văn bản bị tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét xử lý đối với giấy tờ, văn bản đã cấp; giấy tờ, văn bản bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung

3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân thực hiện một trong các hành vi sau:

- Sử dụng thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý của người khác để trục lợi;

Biện pháp khắc phục hậu quả buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm

- Cho người khác sử dụng thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý để trục lợi;

Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý từ 01 đến 03 tháng và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

- Lợi dụng danh nghĩa người thực hiện trợ giúp pháp lý để trục lợi, gây mất trật tự, an toàn xã hội, ảnh hưởng xấu đến đạo đức xã hội mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

Biện pháp khắc phục hậu quả buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm

- Nhận, đòi hỏi bất kỳ một khoản tiền, lợi ích vật chất hoặc lợi ích khác từ người được trợ giúp pháp lý; sách nhiễu người được trợ giúp pháp lý;

Biện pháp khắc phục hậu quả buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm

- Từ chối hoặc không tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý cho người được trợ giúp pháp lý mà không có căn cứ;

- Làm sai lệch các tài liệu trong hồ sơ vụ việc trợ giúp pháp lý.

Biện pháp khắc phục hậu quả: buộc hủy bỏ tài liệu bị làm sai lệch trong hồ sơ vụ việc

4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân thực hiện một trong các hành vi sau:

- Tiết lộ thông tin về vụ việc trợ giúp pháp lý, về người được trợ giúp pháp lý, trừ trường hợp người được trợ giúp pháp lý đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác;

Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý từ 01 tháng đến 03 tháng

- Xúi giục, kích động người được trợ giúp pháp lý cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật; khiếu nại, tố cáo, khởi kiện trái pháp luật;

Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý từ 01 tháng đến 03 tháng

- Xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý; phân biệt đối xử người được trợ giúp pháp lý;

Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý từ 01 tháng đến 03 tháng.

- Thực hiện trợ giúp pháp lý trong trường hợp không đủ điều kiện thực hiện trợ giúp pháp lý.

Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

  1. HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH, HÌNH THỨC XỬ PHẠT, MỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ TRONG HOẠT ĐỘNG ĐĂNG KÝ BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM

Câu 23. Hành vi vi phạm quy định về đăng ký biện pháp bảo đảm bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?

Trả lời: Theo quy định tại Điều 54 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP thì hành vi vi phạm quy định về đăng ký biện pháp bảo đảm bị xử phạt vi phạm hành chính như sau:

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân thực hiện hành vi tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy chứng nhận hoặc văn bản chứng nhận khác, văn bản cung cấp thông tin do cơ quan đăng ký cấp hoặc phiếu yêu cầu đăng ký có chứng nhận của cơ quan đăng ký.

Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật là giấy chứng nhận hoặc văn bản chứng nhận khác, văn bản cung cấp thông tin do cơ quan đăng ký cấp, phiếu yêu cầu đăng ký có chứng nhận của cơ quan đăng ký, bị tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung

Biện pháp khắc phục hậu quả: Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy tờ, văn bản bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân thực hiện hành vi giả mạo chữ ký của người yêu cầu đăng ký trong phiếu yêu cầu đăng ký hoặc chữ ký trong văn bản thông báo về việc kê biên hoặc giải toả kê biên tài sản để thi hành án dân sự.

 Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật là phiếu yêu cầu đăng ký, văn bản thông báo về việc kê biên hoặc giải toả kê biên tài sản để thi hành án dân sự.

Câu 24: Hành vi vi phạm quy định về khai thác thông tin trong cơ sở dữ liệu hoặc sổ đăng ký về biện pháp bảo đảm bị xử phạt như thế nào?

Trả lời: Theo quy định tại Điều 55 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP thì hành vi vi phạm quy định về khai thác thông tin trong cơ sở dữ liệu hoặc sổ đăng ký về biện pháp bảo đảm bị xử phạt như sau:

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

- Khai thác, sử dụng trái phép, làm sai lệch thông tin trong hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm; hủy hoại giấy tờ, văn bản về đăng ký biện pháp bảo đảm;

- Xâm nhập trái phép, sửa đổi, xóa bỏ thông tin đăng ký trong cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm;

- Phát tán chương trình phần mềm làm rối loạn, thay đổi, phá hoại hệ thống đăng ký trực tuyến về biện pháp bảo đảm hoặc có hành vi khác nhằm phá hoại hạ tầng công nghệ của hệ thống đăng ký trực tuyến về biện pháp bảo đảm;

- Gian lận, mạo nhận, chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép tài khoản đăng ký trực tuyến của cá nhân, tổ chức để thực hiện hành vi vi phạm quy định của pháp luật về đăng ký biện pháp bảo đảm.

Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc chịu mọi chi phí để khôi phục tình trạng ban đầu do thực hiện hành vi vi phạm đối với các hành vi vi phạm trên.

  1. HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH, HÌNH THỨC XỬ PHẠT, MỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ TRONG HOẠT ĐỘNG BỒI THƯỜNG NHÀ NƯỚC

Câu 25. Hành vi vi phạm quy định về yêu cầu bồi thường và giải quyết yêu cầu bồi thường nhà nước bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?

Trả lời: Theo quy định tại Điều 56 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP thì hành vi vi phạm quy định về yêu cầu bồi thường và giải quyết yêu cầu bồi thường bị xử phạt vi phạm hành chính như sau:

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân thực hiện một trong các hành vi sau:

- Tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ yêu cầu bồi thường và trong quá trình giải quyết yêu cầu bồi thường;

Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật là văn bản, tài liệu, chứng cứ bị tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy tờ, văn bản bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung

- Tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung quyết định giải quyết bồi thường.

Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật là văn bản, tài liệu, chứng cứ bị tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy tờ, văn bản bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung và buộc nộp lại số tiền tạm ứng, kinh phí bồi thường có được

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với cá nhân và từ 10.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi sau:

- Cản trở, lừa dối, ép buộc hoặc đe doạ để người yêu cầu bồi thường không thực hiện được quyền yêu cầu bồi thường trong thời hạn luật định;

- Ép buộc, lừa dối hoặc đe dọa người yêu cầu bồi thường rút yêu cầu bồi thường;

- Ép buộc hoặc đe doạ người yêu cầu bồi thường trong quá trình thực hiện quyền yêu cầu bồi thường;

- Ép buộc hoặc đe dọa người giải quyết bồi thường, cá nhân, tổ chức có liên quan trong quá trình giải quyết yêu cầu bồi thường;

Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại số tiền tạm ứng, kinh phí bồi thường có được do thực hiện hành vi vi phạm

- Ép buộc hoặc đe dọa cá nhân, tổ chức cung cấp tài liệu, chứng cứ sai sự thật trong quá trình giải quyết yêu cầu bồi thường.

Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại số tiền tạm ứng, kinh phí bồi thường có được do thực hiện hành vi vi phạm.

3. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân và từ 14.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi sau:

- Cung cấp tài liệu, chứng cứ sai sự thật trong hồ sơ yêu cầu bồi thường và trong quá trình giải quyết yêu cầu bồi thường;

Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại số tiền tạm ứng, kinh phí bồi thường có được do thực hiện hành vi

- Không cung cấp tài liệu, chứng cứ trong quá trình giải quyết yêu cầu bồi thường.

4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với cá nhân và từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi thông đồng giữa người yêu cầu bồi thường với người giải quyết yêu cầu bồi thường, người có liên quan để trục lợi.

 Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại số tiền tạm ứng, kinh phí bồi thường có được do thực hiện hành vi vi phạm

Câu 26: Hành vi vi phạm quy định về hoàn trả trong bồi thường nhà nước bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?

Trả lời: Theo quy định tại Điều 57 Nghị đính số 82/2020/NĐ-CP thì hành vi vi phạm quy định về hoàn trả trong bồi thường nhà nước bị xử phạt vi phạm hành chính như sau:

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân thực hiện hành vi tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cấp để được giảm mức hoàn trả hoặc hoãn việc hoàn trả trong trường hợp người thi hành công vụ không còn làm trong cơ quan nhà nước.

Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật là văn bản, tài liệu, chứng cứ bị tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung.

Biện pháp khắc phục hậu quả: Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy tờ, văn bản đã cấp và giấy tờ, văn bản bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung;

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với cá nhân thực hiện một trong các hành vi sau:

- Ép buộc hoặc đe dọa thủ trưởng cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại trong việc ra quyết định hoàn trả;

- Ép buộc hoặc đe dọa hội đồng xem xét trách nhiệm hoàn trả trong quá trình xem xét trách nhiệm hoàn trả.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cá nhân thực hiện một trong các hành vi sau:

- Cung cấp tài liệu, chứng cứ sai sự thật để được giảm mức hoàn trả hoặc hoãn việc hoàn trả trong trường hợp người thi hành công vụ không còn làm trong cơ quan nhà nước;

- Không thu tiền hoặc không phối hợp trong việc thu tiền hoàn trả trên cơ sở yêu cầu của cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại theo quyết định hoàn trả.

4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với cá nhân thực hiện một trong các hành vi sau:

- Không thực hiện trách nhiệm hoàn trả theo quyết định hoàn trả đã có hiệu lực pháp luật trong trường hợp người thi hành công vụ không còn làm trong cơ quan nhà nước;

- Thông đồng với hội đồng xem xét trách nhiệm hoàn trả về mức hoàn trả của người thi hành công vụ gây thiệt hại để trục lợi.

 Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

Câu 27: Hành vi tảo hôn, tổ chức tảo hôn bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?

Trả lời: Theo quy định tại Điều 58 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP thì hành vi tảo hôn, tổ chức tảo hôn bị xử phạt vi phạm hành chính như sau:

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân thực hiện hành vi tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân thực hiện hành vi duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đủ tuổi kết hôn mặc dù đã có bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án.

Câu 28. Người thực hiện hành vi vi phạm quy định về kết hôn, ly hôn và vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?

Trả lời: Theo quy định tại Điều 59 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP thì hành vi vi phạm quy định về kết hôn, ly hôn và vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng bị xử phạt vi phạm hành chính như sau:

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

- Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;

- Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;

- Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;

- Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

- Cản trở kết hôn, yêu sách của cải trong kết hôn hoặc cản trở ly hôn.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

- Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ hoặc giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;

- Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi;

- Cưỡng ép kết hôn hoặc lừa dối kết hôn; cưỡng ép ly hôn hoặc lừa dối ly hôn;

- Lợi dụng việc kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình;

Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

- Lợi dụng việc ly hôn để trốn tránh nghĩa vụ tài sản, vi phạm chính sách, pháp luật về dân số hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích chấm dứt hôn nhân.

Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

Câu 29. Người thực hiện hành vi vi phạm quy định về sinh con bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?

Trả lời: Theo quy định tại Điều 60 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP thì người thực hiện hành vi vi phạm quy định về sinh con bị xử phạt vi phạm hành chính như sau:

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân hành vi thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, sinh sản vô tính, mang thai hộ vì mục đích thương mại.

 Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

Câu 30. Người thực hiện hành vi vi phạm quy định về giám hộ bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?

Trả lời: Theo quy định tại Điều 61 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP thì người thực hiện hành vi vi phạm quy định về giám hộ bị xử phạt vi phạm hành chính như sau:

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân thực hiện hành vi trốn tránh, không thực hiện nghĩa vụ giám hộ sau khi đã đăng ký giám hộ.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân thực hiện một trong các hành vi sau:

- Lợi dụng việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ để trục lợi;

Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm

- Lợi dụng việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ để xâm phạm tình dục, bóc lột sức lao động của người được giám hộ.

 Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm và buộc chịu mọi chi phí để khám bệnh, chữa bệnh và chi phí khác [nếu có]

Câu 31. Người thực hiện hành vi vi phạm quy định về nuôi con nuôi bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?

Trả lời: Theo quy định tại Điều 62 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP thì người thực hiện hành vi vi phạm quy định về nuôi con nuôi bị xử phạt vi phạm hành chính như sau:

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân thực hiện một trong các hành vi sau:

- Khai không đúng sự thật để đăng ký việc nuôi con nuôi;

Biện pháp khắc phục hậu quả: Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy tờ, văn bản đã cấp

- Phân biệt đối xử giữa con đẻ và con nuôi;

- Không thực hiện nghĩa vụ báo cáo tình hình phát triển của con nuôi trong nước;

- Tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cấp để làm thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi.

Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật là văn bản, giấy tờ bị tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy tờ, văn bản đã cấp

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân thực hiện một trong các hành vi sau:

- Lợi dụng việc cho con nuôi để vi phạm pháp luật về dân số;

- Lợi dụng việc làm con nuôi của thương binh, người có công với cách mạng, người thuộc dân tộc thiểu số để hưởng chế độ, chính sách ưu đãi của nhà nước.

Biện pháp khắc phục hậu quả: Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy tờ, văn bản đã cấp và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân thực hiện một trong các hành vi sau:

- Mua chuộc, ép buộc, đe dọa hoặc thực hiện các hành vi khác trái pháp luật để có sự đồng ý của người có quyền đồng ý cho trẻ em làm con nuôi;

- Lợi dụng việc cho, nhận hoặc giới thiệu trẻ em làm con nuôi để trục lợi, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản này;

- Lợi dụng việc nhận nuôi con nuôi nhằm bóc lột sức lao động của con nuôi.

 Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm và buộc chịu mọi chi phí để khám bệnh, chữa bệnh và chi phí khác [nếu có].

Câu 32. Hành vi vi phạm quy định trong lĩnh vực thi hành án dân sự bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?

Trả lời: Theo quy định tại Điều 64 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP thì hành vi vi phạm quy định trong lĩnh vực thi hành án dân sự bị xử phạt vi phạm hành chính như sau:

1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân và từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi đã nhận giấy báo, giấy triệu tập lần thứ hai của người có thẩm quyền thi hành án nhưng không đến địa điểm ghi trong giấy báo, giấy triệu tập mà không có lý do chính đáng.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân và từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi sau:

- Không cung cấp thông tin, không giao giấy tờ liên quan đến tài sản bị xử lý để thi hành án theo yêu cầu của người có thẩm quyền thi hành án mà không có lý do chính đáng;

- Không thông báo cho cơ quan thi hành án dân sự khi có thay đổi về địa chỉ, nơi cư trú;

- Không kê khai hoặc kê khai không đầy đủ, không chính xác tài sản, thu nhập, điều kiện thi hành án khi người có thẩm quyền thi hành án yêu cầu;

- Có lời nói, hành động lăng mạ, xúc phạm người thi hành công vụ trong thi hành án dân sự;

- Chống đối, cản trở hoặc xúi giục người khác chống đối, cản trở hoạt động thi hành án dân sự;

- Gây rối trật tự nơi thi hành án hoặc có hành vi khác gây trở ngại cho hoạt động thi hành án dân sự mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân và từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi sau:

- Không thực hiện công việc phải làm theo bản án, quyết định;

- Không chấm dứt thực hiện công việc không được làm theo bản án, quyết định;

Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu trong trường hợp cần thiết theo quy định khi thực hiện hành vi vi phạm

- Trì hoãn thực hiện nghĩa vụ thi hành án trong trường hợp có điều kiện thi hành án;

- Cung cấp chứng cứ sai sự thật cho cơ quan thi hành án dân sự.

4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân và từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi sau:

- Làm hư hỏng tài sản để không thực hiện nghĩa vụ thi hành án hoặc để trốn tránh việc kê biên tài sản;

Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu do thực hiện hành vi vi phạm.

- Phá hủy niêm phong tài sản đã kê biên;

- Không chấp hành quyết định của người có thẩm quyền thi hành án về việc trừ vào thu nhập;

- Không chấp hành quyết định của người có thẩm quyền thi hành án về việc tạm giữ tài sản, giấy tờ liên quan đến việc thi hành án;

- Không chấp hành quyết định của người có thẩm quyền thi hành án về việc tạm dừng đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản;

- Không chấp hành quyết định của người có thẩm quyền thi hành án về việc giao, trả tài sản, giấy tờ thi hành án;

- Không cung cấp thông tin mà không có lý do chính đáng hoặc cung cấp không đúng, không đầy đủ thông tin về tài khoản, thu nhập của người phải thi hành án;

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở việc cung cấp thông tin về tài khoản, thu nhập của người phải thi hành án và việc phong tỏa, khấu trừ để thi hành án; làm lộ thông tin hoặc lạm dụng thông tin về tài khoản, thu nhập của người phải thi hành án để sử dụng trái phép vào mục đích khác.

5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cá nhân và từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi sau:

- Tẩu tán tài sản để không thực hiện nghĩa vụ thi hành án hoặc để trốn tránh việc kê biên tài sản;

Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu do thực hiện hành vi vi phạm.

- Sử dụng trái phép, tiêu dùng, chuyển nhượng, đánh tráo, cất giấu hoặc thay đổi tình trạng tài sản đã kê biên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu do thực hiện hành vi vi phạm.

- Chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, cầm cố hoặc có hành vi khác nhằm chuyển quyền sở hữu, sử dụng tài sản bị hạn chế giao dịch theo quy định;

- Hủy hoại tài sản đã kê biên;

- Không chấp hành quyết định của người có thẩm quyền thi hành án về việc thu tiền, tài sản của người phải thi hành án đang do người thứ ba giữ;

- Không thực hiện quyết định thi hành án về việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc bản án, quyết định phải thi hành ngay của Tòa án;

- Tiết lộ thông tin để người phải thi hành án chuyển, rút tiền khỏi tài khoản làm ảnh hưởng đến quá trình thi hành án.

6. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với cá nhân và từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi sau:

- Không chấp hành quyết định của người có thẩm quyền thi hành án về việc khấu trừ tài khoản, thu giữ giấy tờ có giá của người phải thi hành án;

- Không chấp hành quyết định của người có thẩm quyền thi hành án về việc thu tiền từ hoạt động kinh doanh của người phải thi hành án; về việc thu tiền của người phải thi hành án đang giữ;

- Không chấp hành quyết định của người có thẩm quyền thi hành án về việc kê biên, sử dụng, khai thác quyền sở hữu trí tuệ thuộc quyền sở hữu của người phải thi hành án.

7. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với cá nhân và từ 6.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi không thực hiện quyết định của người có thẩm quyền thi hành án về việc phong tỏa tài khoản, tài sản của người phải thi hành án.

VIII. HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH, HÌNH THỨC XỬ PHẠT, MỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ TRONG CÁC HÀNH VI VI PHẠM KHÁC

Câu 34. Hành vi làm giả tài liệu hoặc sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?

Trả lời: Theo quy định tại khoản 2, 3 Điều 81 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP thì hành vi làm giả tài liệu hoặc sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính như sau:

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cá nhân thực hiện một trong các hành vi sau:

-Sử dụng giấy tờ, văn bản giả để yêu cầu công chứng;

Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thu hồi và huỷ bỏ giấy tờ, văn bản, chứng cứ giả theo quy định của pháp luật; Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm; Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy tờ, văn bản đã cấp có hành vi vi phạm, Buộc tổ chức hành nghề công chứng thông báo trên cổng thông tin điện tử của Sở Tư pháp nơi tổ chức hành nghề công chứng đăng ký hành nghề về văn bản công chứng.

- Sử dụng giấy tờ, văn bản giả để yêu cầu chứng thực;

Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thu hồi và huỷ bỏ giấy tờ, văn bản, chứng cứ giả theo quy định của pháp luật; Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm; Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy tờ, văn bản đã cấp có hành vi vi phạm, Buộc tổ chức hành nghề công chứng thông báo trên cổng thông tin điện tử của Sở Tư pháp nơi tổ chức hành nghề công chứng đăng ký hành nghề về văn bản chứng thực.

- Sử dụng giấy tờ, văn bản giả để đủ điều kiện là người được trợ giúp pháp lý; người thực hiện trợ giúp pháp lý; tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý;

Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thu hồi và huỷ bỏ giấy tờ, văn bản, chứng cứ giả theo quy định của pháp luật; Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm; Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy tờ, văn bản đã cấp có hành vi vi phạm

- Sử dụng giấy tờ, văn bản giả để làm thủ tục đăng ký, xác định, thay đổi, cải chính, bổ sung thông tin về hộ tịch;

Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thu hồi và huỷ bỏ giấy tờ, văn bản, chứng cứ giả theo quy định của pháp luật; Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm; Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy tờ, văn bản đã cấp có hành vi vi phạm

- Sử dụng giấy tờ, văn bản giả để làm thủ tục về quốc tịch;

Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thu hồi và huỷ bỏ giấy tờ, văn bản, chứng cứ giả theo quy định của pháp luật; Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm; Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy tờ, văn bản đã cấp có hành vi vi phạm

- Sử dụng giấy tờ, văn bản giả để đăng ký việc nuôi con nuôi;

Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thu hồi và huỷ bỏ giấy tờ, văn bản, chứng cứ giả theo quy định của pháp luật; Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm; Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy tờ, văn bản đã cấp có hành vi vi phạm

- Sử dụng giấy tờ, văn bản giả để yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp; sử dụng phiếu lý lịch tư pháp giả;

Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thu hồi và huỷ bỏ giấy tờ, văn bản, chứng cứ giả theo quy định của pháp luật; Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm; Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy tờ, văn bản đã cấp có hành vi vi phạm

- Sử dụng giấy tờ, văn bản, chứng cứ giả làm căn cứ để yêu cầu bồi thường; chứng minh quyền yêu cầu bồi thường; rút yêu cầu bồi thường và trong quá trình giải quyết yêu cầu bồi thường;

Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thu hồi và huỷ bỏ giấy tờ, văn bản, chứng cứ giả theo quy định của pháp luật; Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm; Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy tờ, văn bản đã cấp có hành vi vi phạm

- Sử dụng văn bản, giấy tờ giả để yêu cầu thi hành án hoặc làm sai lệch trình tự, thủ tục, kết quả giải quyết việc thi hành án dân sự.

Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thu hồi và huỷ bỏ giấy tờ, văn bản, chứng cứ giả theo quy định của pháp luật; Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm; Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy tờ, văn bản đã cấp có hành vi vi phạm

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với cá nhân thực hiện một trong các hành vi sau:

- Làm giả giấy tờ, văn bản để yêu cầu công chứng;

Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thu hồi và huỷ bỏ giấy tờ, văn bản, chứng cứ giả theo quy định của pháp luật; Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm nếu người vi phạm thực hiện một trong các hành vi vi phạm trên

- Làm giả giấy tờ, văn bản để yêu cầu chứng thực;

Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thu hồi và huỷ bỏ giấy tờ, văn bản, chứng cứ giả theo quy định của pháp luật; Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm nếu người vi phạm thực hiện một trong các hành vi vi phạm trên

- Làm giả giấy tờ, văn bản để đủ điều kiện là người được trợ giúp pháp lý; người thực hiện trợ giúp pháp lý; tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý;

Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thu hồi và huỷ bỏ giấy tờ, văn bản, chứng cứ giả theo quy định của pháp luật; Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm nếu người vi phạm thực hiện một trong các hành vi vi phạm trên

- Làm giả giấy tờ, văn bản để làm thủ tục đăng ký, xác định, thay đổi, cải chính, bổ sung thông tin về hộ tịch;

Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thu hồi và huỷ bỏ giấy tờ, văn bản, chứng cứ giả theo quy định của pháp luật; Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm nếu người vi phạm thực hiện một trong các hành vi vi phạm trên

- Làm giả giấy tờ, văn bản để làm thủ tục về quốc tịch;

Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thu hồi và huỷ bỏ giấy tờ, văn bản, chứng cứ giả theo quy định của pháp luật; Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm nếu người vi phạm thực hiện một trong các hành vi vi phạm trên

- Làm giả giấy tờ, văn bản để đăng ký việc nuôi con nuôi;

Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thu hồi và huỷ bỏ giấy tờ, văn bản, chứng cứ giả theo quy định của pháp luật; Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm nếu người vi phạm thực hiện một trong các hành vi vi phạm trên

- Làm giả giấy tờ, văn bản để yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp; làm giả phiếu lý lịch tư pháp;

Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thu hồi và huỷ bỏ giấy tờ, văn bản, chứng cứ giả theo quy định của pháp luật; Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm nếu người vi phạm thực hiện một trong các hành vi vi phạm trên

- Làm giả giấy tờ, văn bản, chứng cứ làm căn cứ để yêu cầu bồi thường; chứng minh quyền yêu cầu bồi thường; rút yêu cầu bồi thường và trong quá trình giải quyết yêu cầu bồi thường;

Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thu hồi và huỷ bỏ giấy tờ, văn bản, chứng cứ giả theo quy định của pháp luật; Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm nếu người vi phạm thực hiện một trong các hành vi vi phạm trên

- Làm giả văn bản, giấy tờ để yêu cầu thi hành án hoặc làm sai lệch trình tự, thủ tục, kết quả giải quyết việc thi hành án dân sự.

 Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thu hồi và huỷ bỏ giấy tờ, văn bản, chứng cứ giả theo quy định của pháp luật; Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm nếu người vi phạm thực hiện một trong các hành vi vi phạm trên

                                                                                     pbgdpl.hanoi.gov.vn

Video liên quan

Chủ Đề