Hát đè và hát nhép khác nhau như thế nào

Sự việc Bích Phương bị nghi ngờ hát nhép tại đêm nhạc ngày 27/10 gây xôn xao dư luận. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng nữ ca sĩ chỉ đang áp dụng cách hát đè theo xu hướng hiện nay. Trong showbiz Việt, có một nam ca sĩ là người có thể định nghĩa rõ nhất về cách hát này.

Hát đè hay hát nhép?

Nói về sự việc Bích Phương hát đè hay hát nhép, nhạc sĩ Khắc Việt lên tiếng khẳng định cô nàng không hề hát nhép. Anh cho biết: "Ở Việt Nam hay xu hướng thế giới, đối với những dòng nhạc Dance có tiết tấu nhanh, việc không thể đủ điều kiện có nhóm bè đi theo và hỗ trợ với dòng nhạc riêng biệt này, các ca sĩ khi lên sân khấu đều phải có backing vocals, để làm nền với những bản Beat có tiết tấu nhanh như thế này, để nâng giọng hát, hơn nữa".

>>> Bài viết liên quan: Khắc Việt bênh vực Bích Phương giữa nghi án hát nhép trên sân khấu​

Như vậy Khắc Việt nhận định Bích Phương hát đè, sử dụng phần nhạc nền có backing vocals theo xu hướng của nhiều ngôi sao khác trên thế giới. Nhiều ca sĩ, producer hiện nay cho rằng hát đè vẫn được coi là một hình thức hát thật, chỉ giúp ca sĩ đỡ mệt hơn cho các đoạn nhảy hay phần beat quá nhanh. Lối hát đè cũng rất phổ biến trong các live concert, đặc biệt là đối với những ca sĩ chuyên hát nhạc điện tử.

"Hát nhép là một hình thức biểu diễn không thể chấp nhận ở thời điểm hiện tại vì làm ảnh hưởng đến sự chuyên nghiệp và văn minh của cả nền âm nhạc nước nhà. Còn hát đè hay gọi là hát chồng là một hình thức khá quen thuộc của các ca sĩ khi đi biểu diễn, điều này có thể chấp nhận được", nhạc sĩ trẻ Nguyễn Minh Cường cho biết.

>>> Đừng bỏ lỡ: Lộ nghi vấn hát nhép, Bích Phương bị Thanh tra mời làm việc

Sơn Tùng M-TP và kỹ thuật hát đè

Sơn Tùng M-TP là cái tên đình đám nhất hiện nay khi có thể taọ nên thương hiệu âm nhạc riêng của mình. Những năm gần đây, Sơn Tùng theo đuổi dòng nhạc điện tử, giai điệu mạnh mẽ, tiết tấu nhanh. Anh không còn ra mắt các MV ballad với giai điệu nhẹ nhàng. Cũng chính vì vậy, trong các đêm diễn của Sơn Tùng, anh luôn áp dụng hình thức hát đè để mang đến phần trình diễn tốt nhất.

Tính chất nhạc điện tử của Sơn Tùng sẽ có những đoạn chorus hoặc rap nhanh, chính vì vậy nam ca sĩ luôn chuẩn bị phần backing vocal khi diễn live. Với lối hát này, xuyên suốt phần trình diễn của mình, giọng ca Hãy trao cho anh có thể ổn định cột hơi, và khuấy động sân khấu xuyên suốt đêm nhạc.

>>> Có thể bạn quan tâm: Nhìn lại chặng đường 7 năm kể từ khi debut của Sơn Tùng M-TP

Có thể xem màn trình diễn Chạy ngay đi điển hình của Sơn Tùng hồi đầu năm 2019. "Hoàng tử mưa" đã chuẩn bị phần beat ở đoạn điệp khúc với tiết tấu quá nhanh. Phần backing vocal này còn được mở trọn vẹn, nhiệm vụ của Sơn Tùng là hát vài câu trọng điểm. Tuy nhiên, vì đã sử dụng kỹ thuật hát đè, Sơn Tùng dùng hết năng lượng của mình vào việc nhảy, khuấy động sân khấu cùng khán giả. Phần diễn live của nam ca sĩ hiển nhiên vẫn khiến khán giả hài lòng.


Sơn Tùng diễn live Chạy ngay đi.

Với những màn trình diễn live của Sơn Tùng, cộng đồng mạng cũng không hề chỉ trích hay phán xét. Bởi lẽ, anh không hề che giấu việc sử dụng kỹ thuật hát đè khi thể hiện các ca khúc nhạc điện tử. Ngoài ra, mỗi lần hát live, Sơn Tùng đều tạo được tương tác với khán giả, micro của anh cũng chưa bao giờ lộ dấu hiệu vô dụng.

Cát-xê "khủng" của Sơn Tùng M-TP

Với khả năng làm chủ sân khấu, sở hữu nhiều bản hit nhất nhì showbiz Việt, Sơn Tùng được rất nhiều bầu show săn đón. Họ sẵn sàng trả một cái giá xứng đáng để anh góp mặt trong chương trình của mình. Vừa qua, cộng đồng mạng còn lan truyền thông tin cát-xê của chàng ca sĩ gốc Thái Bình lên đến hơn 1 tỷ đồng. Liệu con số này có nói lên được sức ảnh hưởng của Sơn Tùng M-TP?

Mới đây, video ghi lại tiết mục biểu diễn của Hiền Hồ được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội. Trong video, nữ ca sĩ thể hiện ca khúc Cần xa và vài lần buông micro khi phấn khích trước màn múa phụ họa của khán giả. Tuy nhiên, khi Hiền Hồ không cầm micro hát, giọng cô vẫn vang lên. Theo dõi phần trình diễn, khán giả đặt nghi vấn Hiền Hồ hát nhép, thậm chí “phủ đầu” cộng đồng fan của Hiền Hồ bằng những nhận định mang tính chuyên môn: “Hãy thẳng thắn, cô ấy đang nhép chứ không phải đè”; “Đè mà để giọng to và nguyên bài thế này khác gì nhép. Không hát được thì nhảy ít lại, tập trung tương tác với khán giả thôi, cứ lấy lý do nhảy nên không hát tốt thì thiết nghĩ ca sĩ chuyển sang làm vũ công hết đi”; “Hát đè mà giọng hỗ trợ to gấp đôi giọng hát chính. Thế này đâu phải hát đè...”.

Dẫu vậy, luồng ý kiến khác vẫn bảo vệ nữ ca sĩ sinh năm 1997: “Đây là hát đè, đoạn sau tôi thấy giọng cô ấy không ổn định, nhất là nốt cao”; “Hiện tại, hầu hết ca sĩ trẻ đều hát đè. Họ hát nhạc điện tử lại thực hiện vũ đạo sao có thể hát live cả bài”; “Việc hát đè rất phổ biến ở cả Việt Nam lẫn thế giới...”.

Nổi tiếng là một trong những ca sĩ gây nhiều tranh cãi, Bích Phương không ít lần vướng phải chỉ trích hát nhép, đặc biệt là khi giọng hát của cô chưa bao giờ được đánh giá cao về nội lực. Năm ngoái, trong một buổi biểu diễn tại Quảng trường (Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh), khi Bích Phương đang hát, một khán giả đã chạy lên sân khấu, giành mic của cô để tìm con. Sau khi mic rời khỏi tay Bích Phương, tiếng hát vẫn tiếp tục vang lên. Từ đây, nhiều người đặt nghi vấn nữ ca sĩ hát nhép.

Hát đè và hát nhép khác nhau như thế nào
Nhắc đến scandal hát nhép, có lẽ nhiều khán giả chưa thể quên danh xưng “người đẹp hát nhép” một thời của Quỳnh Nga.

Trước phản ứng quá dồn dập của cộng đồng mạng, phát ngôn của Bích Phương dường như không ai muốn nghe, cô đành nói nước đôi: “Tôi biết tôi không hoàn hảo. Tôi chưa đạt được kỳ vọng của nhiều người nhưng tôi vẫn lắng nghe cả khen và chê. Tôi đã và sẽ cố gắng hơn để hát tốt hơn, nhảy đẹp hơn, tôi hứa như thế. Nhưng trong sự việc lần này, tôi chỉ có thể xin lỗi vì đã không thể làm vừa lòng tất cả mọi người. Còn chuyện tôi có làm gì sai hay không, tôi tin tôi không làm gì sai, trên sân khấu đó, trong tình huống đó. Và tôi không hát nhép”.

Nhắc đến scandal hát nhép, có lẽ nhiều khán giả chưa thể quên danh xưng “người đẹp hát nhép” một thời của Quỳnh Nga. Năm 2011, giữa lúc sự nghiệp đang lên như diều gặp gió, Quỳnh Nga vô tình bị phát hiện hát nhép khi biểu diễn tại một sự kiện ở Hà Đông. Trong lúc đang mải mê nhảy múa, nữ ca sĩ đánh rơi mic nhưng giọng hát vẫn cứ vang lên.

Tưởng rằng mọi chuyện không quá nghiêm trọng nhưng nhiều khán giả chứng kiến đã ghi lại clip và lan truyền nhanh chóng trên mạng. Ngay sau đó, nữ ca sĩ đã lên tiếng trần tình cho biết ngày hôm đó khu vực quận Hà Đông bị mất điện nên buộc lòng ban tổ chức phải dùng máy phát để tiếp tục chương trình. Vì thế cô được yêu cầu hát nhép để đảm bảo chương trình không gặp trục trặc. Dù vậy, lý do nữ ca sĩ đưa ra vẫn khó thuyết phục được dư luận. Sau sự cố này, cô bị nhiều khán giả mỉa mai gọi là “người đẹp hát nhép”.

Hát nhép không phải là ca sĩ

Trong các cuộc thi âm nhạc chuyên nghiệp, các live show, live concert, hát nhép được coi là một hình thức cấm kỵ. Một nghệ sĩ hoạt động lâu năm trong nghề cho rằng, đã là live show, live concert thì không ai chấp nhận việc hát nhép. Hát live mới gọi là live show, do vậy, nếu ca sĩ nào hát nhép ở live show của mình thì đó không phải là ca sĩ. Thậm chí, hát đè cũng không được chấp nhận. Một bầu show nhận định, hát đè, hát nhép ở live show là xúc phạm khán giả.

Ngay cả những nền giải trí tương đối mạnh mẽ và phổ cập trên toàn thế giới như K-pop, J-pop, những quy luật và sự khắt khe trong công việc luôn được các nghệ sĩ nghiêm túc thực hiện. Ví như tại Hàn Quốc, việc hát “nhép” dường như là một “bản án tử” đối với nghệ sĩ nếu lỡ mắc phải sai lầm.

Rõ ràng, hát nhép vì bất kỳ lý do nào đều rất khó chấp nhận. Để hướng đến là một môi trường V-pop “sạch”, không tai tiếng và đặc biệt phải đặt đối tượng khán giả lên hàng đầu, cần nhất là sự đồng lòng của các nghệ sĩ, sẵn lòng yêu nghề và mang đến cho công chúng những sản phẩm âm nhạc “xịn”.