Hedging trong chứng khoán là gì

Kỹ thuật giao dịch Hedging [Hedge] là một trong những kỹ thuật hạn chế rủi ro, bảo toàn tài sản được nhiều trader sử dụng. Nhưng đối với những nhà đầu tư mới tham gia thị trường có lẽ sẽ thắc mắc rằng Hedge là gì, Hedging là gì, sử dụng hedging như thế nào cho hiệu quả nhất. Bài viết dưới đây của dautu.io sẽ giúp bạn tìm hiểu tất cả những thông tin liên quan đến Hedging [Hedge], cùng tham khảo nhé.

Nội dung

  • 1 Hedge, Hedging là gì?
  • 2 Cách vận dụng chiến lược Hedging trong giao dịch
    • 2.1 Chiến lược Hedging trực tiếp
    • 2.2 Chiến lược Hedging cho cặp tiền tệ khác nhau
    • 2.3 Chiến lược Hedging với hợp đồng quyền chọn
  • 3 Có nên sử dụng hedging không?
  • 4 Những lưu ý khi sử dụng chiến lược Hedging

Hedge, Hedging là gì?

Hedge hay Hedging là một kỹ thuật giao dịch giúp các nhà đầu tư có thể bảo vệ tài sản của mình trước biến động của thị trường bằng cách thực hiện 2 lệnh giao dịch ngược trong khoảng thời gian gần nhau, nhằm phòng tránh những rủi ro do biến động giá.

Hedging giống như kiểu bạn dự đoán về thời tiết khi đi chơi. Nếu bạn dự đoán trời có mưa, bạn sẽ mang theo ô để đề phòng vậy.

Ví dụ:

Trong thị trường Forex, bạn sẽ tiến hành mở cùng lúc 2 lệnh mua và bán với cùng một cặp tiền khi thị trường biến động tiêu cực. Sau đó tiếp tục chờ đợi cơ hội thích hợp để duy trì 1 lệnh duy nhất cho đến khi đạt được mức hoà vốn hoặc có lợi nhuận.

Hedging là một kỹ thuật nhằm giảm thiểu rủi ro, bảo vệ tài sản

Mục đích cũng như ưu điểm của Hedging chính là giảm thiểu được phần nào rủi ro, bảo vệ tài sản của bạn trước biến động thị trường chứ không phải là để kiếm tiền. Nhưng bù lại, bạn sẽ phải chịu tốn kém về chi phí giao dịch, cũng như rủi ro trong trường hợp không mua được lại với chi phí hợp lý.

Cách vận dụng chiến lược Hedging trong giao dịch

Thị trường đầu tư như forex, chứng khoán thay đổi liên tục và không phải lúc nào nhà đầu tư cũng có thể nắm bắt được hết. Vì vậy, khi thị trường biến động trái với kỳ vọng, thì phương pháp Hedging sẽ được sử dụng. Mục đích là để bù đắp những tổn thất bạn có thể gặp phải xuống mức tối thiểu.

Dưới đây là những cách áp dụng chiến lược Hedge, Hedging nhằm giảm thiểu rủi ro:

Chiến lược Hedging trực tiếp

Kỹ thuật Hedging này phù hợp với những bạn nào mới bước chân vào thị trường tài chính. Cách thực hiện rất đơn giản, đó là: Mở lệnh giao dịch cả mua và bán cùng một lúc với một cặp tiền tệ nào đó.

Hedging giúp giảm thiểu rủi ro khi đầu tư

Ví dụ: Trên sàn giao dịch Forex, bạn dự đoán giá EUR/USD có thể sẽ tăng, vì vậy bạn đặt lệnh Buy 0,5 lots với cặp tiền tệ này. Nhưng sau khi đặt lệnh xong, bạn lại phát hiện có thông tin bất lợi với đồng EUR, chính vì vậy bạn quyết định đặt thêm 1 lệnh Sell 0,5 lots EUR/USD.

Lúc này, sẽ có 2 trường hợp xảy ra:

  • Nếu giá EUR/USD giảm lên, lúc này lênh BUY lời và lệnh SELL sẽ lỗ. Lúc này bạn có thể lựa chọn đóng lệnh SELL hoặc đặt Stop loss. Khi đó, lệnh BUY sẽ đem về lợi nhuận cho bạn, còn bạn sẽ mất một khoản phí cho lệnh Sell.

  • Nếu Tỷ giá EUR/USD tăng lên nghĩa là lệnh SELL lời, lệnh BUY đang lỗ. Trường hợp này, nếu bạn phán đoán rằng nó chỉ tác động đến thị trường trong ngắn hạn, còn dài hạn thì giá EUR/USD có thể tăng, thì có thể chờ đợi đến thời điểm tỷ giá đi lên, rồi đóng lệnh SELL để chốt lời. Nếu dự đoán đúng thì cả lệnh đều mang lại lợi nhuận, nhưng nếu dự đoán sai thì sẽ phải chịu lỗ từ lệnh BUY, nhưng mức thua lỗ không nhiều vì bạn vẫn được bù đắp từ lệnh Sell.

Chiến lược Hedging cho cặp tiền tệ khác nhau

Khác với chiến lược ở trên, chiến lược này là bạn chọn một cặp tiền tệ khác, nhưng phải đảm bảo rằng cặp tiền tệ này có tương quan lớn với cặp tiền tệ bạn đang giao dịch trên sàn. Có thể sử dụng ma trận hệ số tương quan làm công cụ giúp bạn xác định các mối tương quan của các cặp tiền tệ hiệu quả.

Chiến lược Hedging với hợp đồng quyền chọn

Nếu đã hiểu Hedging là gì, chắc hẳn bạn sẽ thắc mắc nó có tác dụng gì cho thị trường chứng khoán? Thực tế, nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro này sẽ được áp dụng lên các sản phẩm chứng khoán phái sinh như hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn, trong đó hợp đồng quyền chọn được sử dụng là công cụ hedging phổ biến nhất hiện nay.

Với chiến lược Hedging này, bạn phải đảm bảo hợp đồng quyền chọn phải phù hợp với vị thế đối ứng như sau:

  • Mở mở lệnh Sell: Hedging bằng vị thế bán quyền chọn bán hoặc mua quyền chọn mua.
  • Khi mở lệnh Buy: Hedging bằng vị thế bán quyền chọn mua hoặc mua quyền chọn bán.

Ví dụ: Bạn dự đoán cổ phiếu A sẽ tăng giá trong dài hạn, nên bạn quyết định mua một lượng cổ phiếu A với giá 80k/cổ phiếu, số lượng 1000 cổ phiếu. Sau đó lại có thông tin không tốt về công ty A và cổ phiếu có thể mất giá.

Lúc này, nếu muốn áp dụng Hedging thì bạn hãy chọn mua quyền chọn bán cổ phiếu A với giá 70k/cổ phiếu. Khi mua một hợp đồng như vậy, bạn sẽ mất mộ khoản phí, ví dụ là 2k/cổ phiếu

Sau đó, đến thời hạn đáo hạn hợp đồng quyền chọn, sẽ xảy ra 2 trường hợp:

  • Nếu giá cổ phiếu giảm mạnh chỉ còn 50k/cổ phiếu, thì theo hợp đồng quyền chọn bán đã mua, bạn sẽ được phép bán cổ phiếu A ra thị trường với giá 70k/cổ phiếu. Nhờ nghiệp vụ hedging này mà bạn đã giảm thiểu được số tiền lỗ, thay vì lỗ 30k/cổ phiếu thì bạn chỉ còn lỗ 12k/cổ phiếu [đã tính cả chi phí hedging = phí quyền chọn].

  • Nếu giá cổ phiếu tăng lên 90k/cổ phiếu, lúc này bạn không cần phải thực hiện quyền chọn bán như hợp đồng. Thay vào đó, bạn có thể bán cổ phiếu A với mức giá đang niêm yết trên thị trường để thu lợi nhuận. Ở trường hợp này, bạn sẽ lãi được 8k/cổ phiếu [sau khi đã trừ đi chi phí hedging là 2000 đồng/cổ phiếu].

Trên đây chỉ là những chiến lược hedging cơ bản nhất, được nhiều người sử dụng nhất, còn các hedger chuyên nghiệp họ có rất nhiều nghiệp vụ hedging khác nhau cho danh mục đầu tư của họ.

Thực tế, trong thị trường chứng khoán hay forex, có rất nhiều nhà đầu tư vẫn đang áp dụng chiến thuật này, nhưng bản thân họ còn không hề biết được rằng chính mình đang sử dụng hedging.

Có nên sử dụng hedging không?

Sau khi đã tìm hiểu khái niệm Hedging là gì, nhiều bạn sẽ băn khoăn rằng Có nên sử dụng Hedging trong giao dịch forex, chứng khoán không?

Câu trả lời là nên sử dụng heading bởi đây là một công cụ giúp giảm thiểu rủi ro rất hiệu quả. Tuy nhiên nó chỉ thật sự phát huy hiệu quả tiềm năng với những nhà đầu tư chuyên nghiệp và dày dặn kinh nghiệm. Còn với các trader mới, nên ghi nhớ rằng cần sử dụng hedging đúng với mục tiêu và bản chất của nó.

Hiện nay vẫn có một bộ phận lớn các trader lạm dụng hedging, đặc biệt là trong forex để thực hiện việc mua bán loạn xạ. Cụ thể, sau khi thực hiện một lệnh, thị trường vừa giảm xuống đã ngay lập tức vào lệnh bán đối ứng. Khi lệnh bán thu được một chút lợi nhuận thì bắt đầu đóng vị thế giao dịch.

Nhưng rồi khi vừa đóng lệnh thì thị trường lại tiếp tục giảm điểm, khiến lệnh mua lúc đầu mất nhiều tiền hơn, và rồi họ lại đặt lệnh bán khác. Thành ra không phải là hedging nữa và trở thành giao dịch vô ý thức.

Có nên sử dụng hedging không?

Đặc biệt, tất cả các phương pháp hedging đều mất phí, nên nếu sử dụng quá nhiều thì tất nhiên sẽ tốn phí giao dịch. Chính vì vậy, tốt nhất là nên sử dụng hedging hợp lý, thì lợi nhuận thu được có thể bù đắp những khoản phí trên.

Nên sử dụng hedging hay không, nó phụ thuộc vào mục tiêu và chiến thuật của mỗi người. Nhưng chúng mình khuyên là các bạn chỉ nên dùng nó khi có đủ kiến thức và có một chiến lược giao dịch tốt. Đồng thời luôn phải nhớ thời điểm chốt lời và cắt lỗ để giảm thiểu rủi ro hết mức có thể.

Những lưu ý khi sử dụng chiến lược Hedging

Nếu tìm hiểu kỹ hedging là gì, bạn sẽ thấy được rằng nó không quá sử dụng. Nhưng nếu áp dụng thì cũng đừng bỏ qua những lưu ý sau để không gặp phải vướng mắc khi tham gia đầu tư:

  • Hedging phù với các nhà đầu tư không tự tin vào dự đoán của mình về tình trạng của thị trường, nên phải mở cả 2 lệnh trái nhau. Nhưng khi đã quyết định đóng 1 trong 2 lệnh, thì phải chắc chắn được rằng giá sẽ đi theo hướng mà bạn dự đoán, nếu không sẽ bị lỗ cả 2 lệnh. Ví dụ: nếu mua và bán cùng lúc, giá đi xuống thì có thể đóng lệnh mua, giữ lệnh bán. Nhưng nếu sau đó giá thay đổi và đi lên rất nhanh, thì rất có thể cả lệnh mua và lệnh bán đều bị lỗ.
  • Hedging là phương pháp được nhiều nhà đầu tư ưu tiên sử dụng, tuy nhiên không phải sàn giao dịch nào cũng cho phép sử dụng Hedging, vì vậy cần tìm hiểu trước để đề phòng những rắc rối không đáng có trong quá trình đầu tư.
  • Sử dụng phương pháp Hedging có nghĩa là bạn sẽ phải mở 2 lệnh cùng lúc, điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải chịu 2 khoản phí Spread.
  • Nên ưu tiên sử dụng Hedging cho những cặp tiền tệ ít biến động, như vậy bạn sẽ giảm thiểu được rủi ro xuống mức thấp nhất.
  • Nếu sử dụng hedging cho 2 cặp tiền tệ khác nhau, thì cũng nên hiểu rằng xác suất tương quan nghịch đảo không tuyệt đối 100%. Vì vậy, nếu không cẩn thận thì dự đoán của bạn đôi khi sẽ gặp phải sai lầm.
  • Luôn tỉnh táo, giữ kiên nhẫn trước những tín hiệu từ thị trường để có thể phán đoán và ra quyết định chính xác, đặc biệt là giai đoạn chọn 1 trong 2 lệnh để duy trì, nếu không bạn sẽ bỏ lỡ cơ hội làm giàu ngay trước mắt.

Tham khảo thêm bài viết: Cách hạn chế rủi ro khi đầu tư chứng khoán

Mong rằng những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu được Hedge là gì, Hedging là gì, cách sử dụng Hedging như thế nào cho hiệu quả Sự biến động của thị trường tài chính là liên tục, vì vậy hãy chịu khó tìm hiểu kỹ và áp dụng Hedging để mang đến lợi bền vững tốt cho mình, nhưng đừng lạm dụng bởi Hedging nhiều khi có thể là con dao 2 lưỡi.

Video liên quan

Chủ Đề