Hết tuổi đoàn là bao nhiêu tuổi

[Thanhuytphcm.vn] - Ngày 19/9, Đoàn Đại biểu Quốc hội TPHCM tổ chức hội thảo góp ý Dự án Luật Thanh niên [sửa đổi]. Thành ủy viên, Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội TP Văn Thị Bạch Tuyết chủ trì hội thảo.

Dự thảo Luật Thanh niên [sửa đổi] gồm 6 chương, 62 điều với các nội dung sau: quyền và nghĩa vụ của thanh niên; chính sách đối với thanh niên; trách nhiệm của cơ quan tổ chức đối với thanh niên…

Tại hội thảo, đa số các đại biểu cho rằng cần có quy định về thanh niên chuyển giới, đồng tính; bổ sung quy định của Nhà nước đảm bảo tỷ lệ, cơ cấu cán bộ, công chức, viên chức là thanh niên trong các cơ quan nhà nước một cách hợp lý; quy định rõ hơn chính sách tuyển thẳng vào vị trí công chức, viên chức đối với thanh niên được cử tuyển; có thêm chính sách với các đối tượng thanh niên đang ở các cơ sở bảo trợ xã hội, trung tâm cai nghiện...

Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh viên và Phát triển khởi nghiệp – Trường Đại học Sư phạm TPHCM Lâm Thanh Minh cho rằng, dự thảo Luật đã có những chính sách nhất định đối với thanh niên tình nguyện nhưng thực tế hoạt động thanh niên tình nguyện đôi khi cũng xảy ra những rủi ro nhất định. Do vậy, luật hóa chính sách cho thanh niên tình nguyện trong trường hợp xảy ra các vấn đề rủi ro là điều cần thiết.

Riêng về chính sách học tập của thanh niên, Phó Bí thư Ban cán sự Đoàn Đại học Quốc gia TPHCM Phùng Thị Diệu Hương cho rằng dự thảo Luật cần có thêm mô hình phối hợp gia đình – nhà trường – xã hội, để việc phối hợp được chặt chẽ, hiệu quả hơn. Thực tế hiện nay, trong khi Nhà nước đã có nhiều chính sách đối với thanh niên nhưng sự phối hợp của xã hội và gia đình trong vấn đề học tập của thanh niên lại chưa được thể hiện nhiều. Mặt khác, Luật nên có thêm chính sách tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên đang học tập ở nước ngoài cống hiến cho đất nước.

Cũng tại hội thảo, một số ý kiến cho rằng cần có chính sách cho thanh niên là người khuyết tật. Bởi trên thực tế các quy định pháp luật về quyền của người khuyết tật đã khá đầy đủ nhưng khi triển khai lại vẫn còn hạn chế, chưa hiệu quả.

Bên cạnh đó, các đại biểu cũng cho rằng cần điều chỉnh độ tuổi thanh niên lên 35 tuổi. Theo các đại biểu, hiện Điều lệ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có quy định độ tuổi trưởng thành đoàn cho đoàn viên là 30 tuổi, tuy nhiên nếu có nguyện vọng tiếp tục sinh hoạt Đoàn thì được kéo dài đến 35 tuổi. Vì vậy, nếu nâng độ tuổi thanh niên lên 35 tuổi thì sẽ phát huy thêm được kinh nghiệm, sức trẻ, sự cống hiến của thanh niên; đồng thời, việc nâng độ tuổi thanh niên giúp tập hợp được đông đảo lực lượng cống hiến cho sự phát triển của đất nước trong giai đoạn hiện nay.

Theo quy định tại mục 1, Điều 4 Chương I, Điều lệ Đoàn [khoá X] quy định “Đoàn viên quá 30 tuổi, chi đoàn làm lễ trưởng thành Đoàn; nếu có nguyện vọng tiếp tục sinh hoạt Đoàn, chi đoàn xem xét, quyết định, nhưng không quá 35 tuổi.” Để các cơ sở Đoàn nắm rõ hơn về quy trình cũng như các bước tiến hành, xin gửi tới các đồng chí cán bộ, đoàn viên quy trình, thủ tục trưởng thành Đoàn theo Hướng dẫn số 27-HD/TWĐTN ngày 23/10/2013 của Ban Bí thư Trung ương Đoàn về một số nội dung về nghiệp vụ công tác đoàn viên như sau:

1. Mục đích: Công nhận trưởng thành Đoàn là việc tổ chức Đoàn trân trọng ghi nhận những đóng góp của đoàn viên cho Đoàn, công nhận quá trình rèn luyện và trưởng thành của đoàn viên. 2. Yêu cầu - Đoàn viên quá 30 tuổi, chi đoàn làm lễ trưởng thành Đoàn; nếu có nguyện vọng tiếp tục sinh hoạt Đoàn, chi đoàn xem xét, quyết định, nhưng không quá 35 tuổi. Lễ trưởng thành cho đoàn viên nên được tiến hành vào các dịp kỷ niệm ngày: 26/3, 19/5, 2/9, và ngày 22/12... hàng năm. Hoặc trong những hoạt động, sinh hoạt truyền thống của Đoàn, của đơn vị. - Lễ trưởng thành Đoàn có thể được tổ chức ở Đoàn cơ sở, chi đoàn cơ sở hoặc chi đoàn. 3. Quy trình, thủ tục tiến hành trưởng thành Đoàn cho đoàn viên - Hàng năm, Ban chấp hành chi đoàn lập danh sách những đoàn viên quá 30 tuổi [đối với những đoàn viên không giữ nhiệm vụ trong cơ quan lãnh đạo hoặc không công tác trong cơ quan chuyên trách của Đoàn] và thông báo cho đoàn viên đó biết. - Khi có đoàn viên quá 30 tuổi, Ban chấp hành chi đoàn tổ chức gặp mặt để biết nguyện vọng của đoàn viên. Nếu đoàn viên có nguyện vọng tiếp tục được tham gia sinh hoạt Đoàn thì xem xét để đoàn viên tiếp tục được tham gia sinh hoạt Đoàn nhưng không quá 35 tuổi. Nếu đoàn viên có nguyện vọng được trưởng thành đoàn thì chi đoàn lập danh sách báo cáo với Ban chấp hành Đoàn cơ sở đề nghị xét và ra quyết định trưởng thành đoàn cho đoàn viên. - Lễ trưởng thành phải được chuẩn bị thật chu đáo, trang trọng và tạo được không khí thân mật. Nếu đoàn viên trưởng thành là đoàn viên ưu tú trong buổi lễ trưởng thành Đoàn cần tiến hành luôn việc giới thiệu đoàn viên ưu tú đó cho Đảng xem xét bồi dưỡng kết nạp. 4. Chương trình lễ trưởng thành Đoàn - Văn nghệ. - Tuyên bố lý do giới thiệu đại biểu. - Giới thiệu tóm tắt quá trình sinh hoạt Đoàn và những thành tích đóng góp của đoàn viên trưởng thành. - Trao "Giấy chứng nhận trưởng thành đoàn" và tặng phẩm kỷ niệm [nếu có] cho đoàn viên trưởng thành [mẫu Giấy chứng nhận trưởng thành đoàn do cấp bộ đoàn quyết định trưởng thành đoàn cho đoàn viên ban hành]. - Đoàn viên [hoặc đại diện đoàn viên] trưởng thành phát biểu cảm tưởng. - Đại diện đoàn viên đang sinh hoạt Đoàn phát biểu. - Đại diện cấp ủy và các đại biểu khác phát biểu. - Kết thúc.

Độ tuổi kết nạp Đoàn cho đội viên ưu tú là bao nhiêu?

- Tại thời điểm xét kết nạp, người được kết nạp vào Đoàn tuổi từ 16 [từ đủ 15 tuổi + 1 ngày] và không quá 30 tuổi. - Người được kết nạp vào Đoàn tối thiểu có trình độ tiểu học.

Điều kiện để thành lập Đoàn cơ sở là gì?

Điều kiện thành lập Đoàn cơ sở cụ thể như sau: - Đơn vị có từ 2 chi đoàn trở lên và có ít nhất 30 đoàn viên thì thành lập Đoàn cơ sở. - Đối với xã, phường, thị trấn có từ 2 chi đoàn trở lên nhưng không đủ 30 đoàn viên vẫn thành lập đoàn cơ sở.

Đoàn viên là người như thế nào?

Đoàn viên là thành viên của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh [ thường gọi tắt là Đoàn]. Đây là một tổ chức chính trị - xã hội của thanh niên, do thanh niên, vì thanh niên, được Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh thành lập.

Chi đoàn có bao nhiêu đoàn viên thì bầu Ban chấp hành?

Chi đoàn có dưới 9 đoàn viên chỉ bầu Bí thư, Phó Bí thư; từ 9 đoàn viên trở lên bầu Ban Chấp hành, Bí thư, Phó Bí thư. Ban Chấp hành Đoàn cơ sở bầu Ban Thường vụ [nếu có], Bí thư, Phó Bí thư.

Chủ Đề