Hiệu ứng roi chăn bỏ là gì

Hiệu ứng Bullwhip là một trong những nguyên nhân làm tăng mức tồn kho trong quản trị chuỗi cung ứng.

1. Hiệu ứng Bullwhip là gì? Định nghĩa, khái niệm, nguồn gốc

Đầu tiên, hiệu ứng Bullwhip [Bullwhip Effect]hay hiệu ứng Cái roi dađược phát hiện vào năm 1961 bởi tiến sỹ Ray Forrester [MIT] trong nguyên cứucó tên Industrial Dynamics. Vì thế nó còn được gọi là hiệu ứng Forrester lấy theo tên của vị tiến sĩ Ray Forrester. Tiến Sĩ Forrester sau này rất nổi tiếng với mô hình System Dynamics được ứng dụng rộng rãi trong phân tích và hoạch định kinh doanh, chiến lược kinh doanh.

Hiệu ứng Bullwhip được định nghĩa là hiệu ứngkhiến thông tin nhu cầu của thị trường cho một sản phẩm/hàng hóa nào đó bị bóp méo, khuếch đại dẫn đên sự dư thừa hàng tồn kho, gây ảnh hưởng tới các chính sách giá, đồng thời tạo ra những phản ánh sai lệch, không chính xác trong nhu cầu thị trường. Đây là hiệu ứng xuất hiện trong quá trình đưa ra những dự báo cho chuỗi cung ứng.

Hiệu ứng Bullwhip trong chuỗi cung ứng

Mình sẽ phân tích hiệu ứng này qua một ví dụ nhỏ như sau: Trong một cửa hàng [nhà bán lẻ], một mẫu áo sơ mi nam bỗng được ưa chuộng. Cửa hàng thấy được sự gia tăng khách hàng chọn mua sản phẩm này và dự đoán lượng cầu sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới nên chủ của hàng đặt một số lượng liên tục và đơn hàng ngày càng lớn với nhà phân phối. Nhà phân phối thấy lượng tăng đơn hàng ngày càng lớn, lại liên hệ với nhà sản xuất áo này và đặt thêm một khối lượng sản phẩm lớn để dự trữ. Nhà sản xuất khi nhận được đơn hàng lớn và dự báo sản phẩm này sẽ tiếp tục được đặt nhiều hơn nên liên hệ với các nhà cung ứng nguyên vật liệu để tăng thêm khối lượng nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm cung ứng cho các nhà phân phối và sản xuất thêm để dự trữ. Tuy nhiên, lượng cầu của khách hàng đột ngột giảm[ngoài dự báo], tạo ra sự chênh lệch giữa cung và cầu, tạo ra sự dư thừa sản phẩm, phát sinh thêm chi phí sản xuất, chi phí quản lý, chi phí vận chuyển nguyên vật liệu, chi phí vận chuyển sản phẩm không cần thiết.

Một ví dụ khác nữa là trò chơi Bear Game [Trò chơi về phân phối Bia], cái này khá là phổ biến với các nhà quản trị. Đây là trò chơi được phát triển bởi trường MIT. Nội dung của trò chơi này gắn liền với hiệu ứng Bullwhip, có thể nói trò chơi này được tạo ra dựa vào những ảnh hưởng của hiệu ứng Bullwhip trong quản lý hàng tồn kho. Nội dung của nó như sau:

Beer game bắt đầu từ kinh nghiệm của nhà bán lẻ về sự thay đổi nhỏ liên quan đến nhu cầu thương hiệu của loại bia gọi là Lovers Beer. Đơn hàng theo lô ấn định từ nhà bán lẻ chuyển đến nhà phân phối bia. Lúc đầu, những đơn hàng này vượt quá mức tồn kho của những nhà phân phối hiện có, nên họ chia phần Lovers Beer từ nhà cung cấp của mình cho các nhà bán lẻ. Sau đó, nhà phân phối này lại đặt nhiều đơn hàng lớn từ các nhà máy sản xuất ra bia Lovers Beer. Những nhà bia này không thể gia tăng mức sản xuất để đáp ứng nên cũng chia phần lại cho các nhà phân phối và bắt đầu xây dựng năng lực sản xuất thêm.

Sự khan hiếm Lovers Beer gây cơn sốt trong quá trình mua hàng và ngày càng gia tăng. Khi nhà máy bia tăng mức sản xuất và bắt đầu cung ứng số lượng lớn sản phẩm ra thị trường, các đơn hàng vẫn gia tăng và cơn sốt mua hàng đột nhiên suy giảm. Sản phẩm sản xuất lắp đầy kho của nhà phân phối và cả kho của nhà bán lẻ, vượt quá nhu cầu thực sự cần thiết. Nhà máy sản xuất vượt quá công suất; nhà phân phối bị ứ đọng vốn do quá nhiều hàng tồn kho; nhà bán lẻ huỷ bỏ các đơn hàng đặt trước đó hay khuyến mãi giảm giá sản phẩm. Tất cả đều bị tổn thất nặng nề.

2. Ảnh hưởng của hiệu ứng Bullwhip tới mức tồn kho trong chuỗi cung ứng.

Hiệu ứng bullwhip sẽ làm tăng lượng sản phẩm dư thừa quá lớn, lượng tồn kho quá nhiều, chi phí vận tải và lao động tăng. Điều này cũng dẫn đến trường hợp nhà sản xuất ngưng hoạt động máy móc, cắt giảm nhân viên, nhà phân phối gặp khó khăn trong quản lý hàng tồn kho và giá trị sản phẩm trên thị trường bị giảm.

Tác động của hiệu ứng bullwhip đến chuỗi cung ứng

Hơn nữa hàng tồn kho được xem như là loại tài sản có tính thanh khoản thấp. Tích trữ nhiều hàng tồn kho, sẽ giúp doanh nghiệp giảm dần đi lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ khác ngoài thị trường. Khó xoay vòng vốn, lại phải tốn thêm chi phí bảo quản, lưu kho cho hàng tồn.

3. Cách khắc phục ảnh hưởng của hiệu ứng Bullwhip

Dưới đây là một số cách nhằm khắc phục ảnh hưởng của hiệu ứng Bullwhip:

  • Chia sẻ thông tin về nhu cầu thực sự giữa những giai đoạn của chuỗi cung ứng
  • Thông qua các thông tin tốt hơn, có thể dưới hình thức giao tiếp được cải tiến theo chuỗi cung ứng hoăc dự báo tốt hơn. Tập trung thông tin về nhu cầu bên trong chuỗi cung ứng, cung cấp thông tin đầy đủ về nhu cầu khách hàng thực sự cho mỗi giai đoạn trong chuỗi cung ứng
  • Loại bỏ sự chậm trễ dọc theo chuỗi cung ứng
  • Tập trung vào người dùng cuối nhu cầu thông qua các point-of-sale [POS] dữ liệu thu nhập, trao đổi dữ liệu điện tử [EDI], và nhà cung cấp, quản lý hàng tồn kho [VMI] để giảm bớt sai lệch trong giao tiếp hạ lưu.
  • Doanh nghiệp nên duy trì mức giá ổn định cho sản phẩm. Giá biến động sẽ khuyến khích khách hàng đến mua nhiều hơn khi giá thấp và họ sẽ cắt giảm đơn hàng khi giá lên cao. Điều này sẽ gây ra những biến động trong các đơn đặt hàng. Do đó, duy trì giá ổn định giúp giảm thiểu tình trạng mua dự trữ hàng khối lượng lớn.
  • Xây dựng chuỗi cung ứng linh hoạt, phân phối một cách hợp lý

Ngày nay, các doanh nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp nước ngoài đã có một cách thông minh và khéo léo để khắc phục ảnh hưởng của hiệu ứng bullwhip là áp dụng mô hình cpfr vào hoạt động quản trị chuỗi cung ứng của mình. Mô hình này sẽ giảm quyết những bất ổn của hiệu ứng bullwhip gây ra dựa trên việc hợp tác, chia sẻ, cung cấp thông tin giữa các bên và đưa ra các kế hoạch dự báo phù hợp để đảm bảo mức tồn kho thấp nhất.

Bạn có thể tham khảo thêm cách hoạt động của mô hình CPFR tại đây

Video liên quan

Chủ Đề