Hỗ trợ dịch tả lợn Châu Phi năm 2022

Ngày 26/02/2021 liên Sở: Tài chính - Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Hướng dẫn số 01/HDLN-STC-SNNPTNT về trình tự, thủ tục hỗ trợ vật nuôi do dịch bệnh Dịch tả lợn Châu phi năm 2020.

Theo đó, về nguyên tắc, việc hỗ trợ phải thực hiện công khai, minh bạch, đúng mức, đúng đối tượng và có sự giám sát của Mặt trận Tổ quốc các cấp và người dân; Ủy ban nhân dân huyện, thành phố chịu trách nhiệm trước pháp luật và Ủy  ban nhân dân tỉnh việc tổ chức hỗ trợ kinh phí trong phòng chống dịch bệnh Dịch tả lợn Châu Phi tại địa phương mình quản lý; thực hiện công khai chính sách và mức hỗ trợ bảo đảm hỗ trợ trực tiếp đến chủ cơ sở chăn nuôi bị thiệt hại. Sử dụng kinh phí hỗ trợ đúng mục đích, hiệu quả, không để thất thoát lãng phí và xảy ra tiêu cực.

Về điều kiện hỗ trợ, các cơ sở chăn nuôi bị thiệt hại do dịch bệnh được xem xét hỗ trợ khi đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 4 Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2017 của Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh; chấp hành việc kê khai hoạt động chăn nuôi theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 23/2019/TT-BNNPTNT ngày 30/11/2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về hoạt động chăn nuôi kể từ ngày 15 tháng 01 năm 2020.

Về đối tượng hỗ trợ, mức hỗ trợ, thực hiện theo quy định tại Khoản 1,2,3 Điều 1 Quyết định số 2254/QĐ-TTg ngày 30/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ. Cụ thể: Hỗ trợ người chăn nuôi, hộ chăn nuôi nông hộ, chủ trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất, các cơ quan, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang kinh doanh trong lĩnh vực chăn nuôi [gọi chung là cơ sở chăn nuôi] có lợn buộc phải tiêu hủy do bệnh Dịch tả lợn Châu Phi với mức cụ thể như sau: Đối với lợn con, lợn thịt các loại: Hỗ trợ 30.000 đồng/kg lợn hơi; đối với lợn nái, lợn đực đang khai thác: Hỗ trợ 35.000 đồng/kg lợn hơi.

Hỗ trợ doanh nghiệp chăn nuôi nhỏ và vừa theo tiêu chí quy định của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa số 04/2017/QH14 ngày 12 tháng 6 năm 2017 [không bao gồm doanh nghiệp nhỏ và vừa là công ty con hoặc là công ty có vốn cổ phần chi phối của doanh nghiệp lớn] có lợn buộc phải tiêu hủy do bệnh Dịch tả lợn Châu Phi với mức hỗ trợ cụ thể như sau: Đối với lợn con, lợn thịt các loại: Hỗ trợ 10.000 đồng/kg lợn hơi. Đối với lợn nái, lợn đực đang khai thác: Hỗ trợ 12.000 đồng/kg lợn hơi. Mức hỗ trợ cho các doanh nghiệp tối đa không quá 30% số lỗ do dịch bệnh sau khi đã sử dụng các quỹ dự phòng và tiền bồi thường bảo hiểm [nếu có].

Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa theo tiêu chí quy định của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa số 04/2017/QH14 ngày 12 tháng 6 năm 2017 [không bao gồm doanh nghiệp nhỏ và vừa là công ty con hoặc là công ty có vốn cổ phần chi phối của doanh nghiệp lớn] và chủ hộ nuôi giữ lợn giống cụ kỵ, ông bà với mức 500.000 đồng/con lợn đến ngày 31 tháng 12 năm 2020 nhằm nâng cao các biện pháp an toàn sinh học, sát trùng tiêu diệt các loại mầm bệnh đảm bảo duy trì đàn lợn giống phục vụ tái đàn khi kiểm soát được dịch bệnh.

Việc hỗ trợ trực tiếp bằng tiền mặt và được thực hiện từ ngày 01/01/2020 đến hết ngày 31/12/2020. Nguồn kinh phí hỗ trợ: thực hiện theo quy định tại Quyết định số 2254/QĐ-TTg ngày 30/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ.

Về trình tự thủ tục hỗ trợ, các cơ sở chăn nuôi bị thiệt hại trực tiếp do dịch bệnh theo qui định của Điều 1, Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2017 của Chính phủ gửi Ủy ban nhân dân cấp xã: Đơn đề nghị hỗ trợ thiệt hại chăn nuôi do dịch bệnh. Ủy ban nhân dân cấp xã kiểm tra, rà soát, trên cơ sở đơn đề nghị hỗ trợ để tổng hợp hồ sơ lưu tại xã và gửi về Ủy ban nhân dân huyện qua Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, phòng Kinh tế Thành phố

Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện; phòng Kinh tế thành phố kiểm tra, rà soát hồ sơ đề nghị hỗ trợ do Ủy ban nhân dân cấp xã gửi lên, báo cáo Ủy ban nhân dân huyện, thành phố chỉ đạo các ngành để thẩm định. Ủy ban nhân dân huyện, thành phố căn cứ vào kết quả thẩm định tổng hợp báo cáo gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Căn cứ vào hồ sơ đề nghị cấp kinh phí hỗ trợ của Ủy ban nhân dân huyện, thành phố gửi, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với Sở Tài chính và các ngành chức năng thẩm định trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định hỗ trợ. Căn cứ vào Quyết định của Ủy ban  nhân dân tỉnh, Sở Tài chính thực hiện cấp bổ sung có mục tiêu qua ngân sách cấp huyện, thành phố; Ủy ban nhân dân cấp huyện, thành phố cấp bổ sung có mục tiêu qua ngân sách cấp xã.

 Ủy ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm thanh, quyết toán kinh phí hỗ trợ cho các hộ sản xuất bị thiệt hại; thanh toán đúng đối tượng được hỗ trợ và thực hiện công khai, dân chủ mức hỗ trợ theo đúng quy định hiện hành.

Căn cứ Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân xã thực hiện Công khai Danh sách các chủ vật nuôi có lợn mắc bệnh Dịch tả lợn Châu Phi buộc phải tiêu hủy được hỗ trợ kinh phí theo các hình thức sau: Niêm yết tại trụ sở Uỷ ban nhân dân xã; Thông báo bằng văn bản cho Đảng ủy, các tổ chức Chính trị - Xã hội ở cấp xã, phường, thị trấn và trưởng các thôn, tổ dân phố; công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng tại xã, phường, thị trấn và tổ dân phố; Công khai tại các cuộc họp thôn, tổ dân phố. Thời gian công khai ít nhất 30 ngày.

Kết thúc thời gian công khai Danh sách các chủ vật nuôi có lợn mắc bệnh Dịch tả lợn Châu Phi buộc phải tiêu hủy được hỗ trợ kinh phí, Ủy ban nhân dân xã thực hiện thanh toán cho các hộ sản xuất bị thiệt hại; thanh toán đúng đối tượng được hỗ trợ theo đúng quy định hiện hành.

Ngày 15.11, UBND tỉnh có Quyết định số 877/QĐ-UBND về việc sử dụng kinh phí dự phòng ngân sách tỉnh năm 2019 để hỗ trợ thiệt hại và phòng chống dịch bệnh Dịch tả lợn châu Phi.

Tổng kinh phí hỗ trợ tiêu hủy và chi cho công tác chống Dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn tỉnh [từ ngày 30/5 đến ngày 20/8/2019] theo quyết định trên là gần 33 tỷ đồng; trong đó hỗ trợ cho người dân có lợn bị bệnh phải tiêu hủy là hơn 25,6 tỷ, hỗ trợ công tác chống dịch hơn 7,3 tỷ đồng.   UBND tỉnh Quảng Ngãi giao UBND các huyện Bình Sơn, Tư Nghĩa, Trà Bồng, Mộ Đức, Nghĩa Hành, Sơn Tịnh, Tây Trà, Sơn Tây, Sơn Hà, Đức Phổ, Ba Tơ, Lý Sơn, TP Quảng Ngãi chủ động sử dụng dự phòng ngân sách huyện năm 2019 để thực hiện hỗ trợ trực tiếp cho người dân và doanh nghiệp có lợn bị tiêu hủy do Dịch tả lợn châu Phi gây ra trên địa bàn; chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng kinh phí đúng mục đích, chi trả đúng đối tượng và báo cáo kết quả thực hiện theo quy định hiện hành...   Bệnh Dịch tả lợn Châu Phi xảy ra từ tháng 5/2019, đến nay bệnh đã làm chết và tiêu hủy 32.917 con. Hiện số ổ dịch bệnh Dịch tả lợn châu Phi xảy ra trong ngày giảm so với trước. Tuy nhiên, do bệnh không có vắc-xin để tiêm phòng bao vây khống chế nên nguy cơ phát sinh và lây lan ra diện rộng là rất cao và kéo dài.   Phong Phúc

Hướng dẫn người chăn nuôi, thú y cơ sở thường xuyên theo dõi đàn lợn, áp dụng các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi.
Hiện nay, bệnh Dịch tả lợn Châu Phi đang diễn biến phức tạp, đã xảy ra tại 2.275 xã của 57 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương với tổng số lợn buộc tiêu hủy trên 230.000 con, gấp gần 3 lần so với cùng kỳ năm 2020, chiếm khoảng 0,8% tổng đàn; dịch đang có nguy cơ lây lan trên diện rộng, tác động lớn, tiêu cực đến ngành chăn nuôi, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, người chăn nuôi và cung cầu thực phẩm.

Để công tác phòng, chống, kiểm soát dịch bệnh Dịch tả lợn châu Phi kịp thời, hiệu quả, bảo đảm nguồn cung thịt lợn vào dịp Tết Nguyên Đán và thời gian tiếp theo, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung chỉ đạo thực hiện một số nhiệm vụ chủ yếu.

Cụ thể, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung các nguồn lực để tổ chức triển khai quyết liệt, đồng bộ các biện pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi theo đúng chỉ đạo của Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ [trong đó có Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi giai đoạn 2020-2025 ban hành kèm theo Quyết định số 972/QĐ-TTg ngày 07/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ và chỉ đạo, hướng dẫn chuyên môn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn], cụ thể:

Trực tiếp chỉ đạo tập trung các nguồn lực của địa phương để tổ chức xử lý dứt điểm các ổ dịch, không để phát sinh ổ dịch mới; tổ chức xử lý tiêu hủy động vật mắc bệnh, nghi mắc bệnh, chết; tổng vệ sinh, phun thuốc khử trùng, tiêu độc [bằng vôi bột, hóa chất,...]; kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật làm lây lan dịch bệnh theo quy định.

Kiện toàn Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật, đoàn công tác các cấp và phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên để tổ chức phòng, chống dịch bệnh; tăng cường kiểm tra, đôn đốc, giám sát việc thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh tại tuyến cơ sở.

Chỉ đạo các lực lượng chức năng giám sát, kiểm soát chặt chẽ tại cửa khẩu, đường mòn, lối mở khu vực biên giới đối với người và phương tiện vận chuyển xuất phát từ các nước có bệnh Dịch tả lợn Châu Phi nhập cảnh vào Việt Nam; tuyên truyền, vận động người dân không tham gia các hoạt động buôn bán, nhập lậu lợn, sản phẩm lợn qua biên giới; xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm; lấy mẫu xét nghiệm và tiêu hủy lợn, sản phẩm lợn nhập lậu; tổ chức thực hiện nghiêm túc việc kiểm dịch tại gốc và kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển, buôn bán lợn, sản phẩm lợn trên địa bàn theo quy định; thực hiện vệ sinh, tiêu độc khử trùng nhằm ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh tái phát, lây lan; xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển lợn, sản phẩm lợn bất hợp pháp và sử dụng sản phẩm lợn bị bệnh để chế biến, kinh doanh thực phẩm.

Củng cố và tăng cường năng lực hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các cấp, nhất là tại cấp huyện, cấp xã theo quy định của Luật Thú y, chỉ đạo của Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ và Quyết định số 414/QĐ-TTg ngày 22/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ để bảo đảm đủ nguồn lực để tổ chức chống dịch kịp thời, hiệu quả.

Tăng cường thông tin, tuyên truyền sâu rộng bằng nhiều hình thức về tính chất nguy hiểm của bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, nguy cơ dịch bệnh tái phát, lây lan và các biện pháp phòng dịch bệnh.

Chỉ đạo xử lý triệt để ổ dịch, không để dịch bệnh lây lan diện rộng

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương tập trung chỉ đạo, tổ chức hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc phòng, chống dịch bệnh Dịch tả lợn Châu Phi; chủ động giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh, bảo đảm phát hiện sớm, cảnh báo và chỉ đạo xử lý triệt để ổ dịch, không để dịch bệnh lây lan diện rộng.

Hướng dẫn người chăn nuôi, thú y cơ sở thường xuyên theo dõi đàn lợn, áp dụng các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi; vệ sinh, tiêu độc khử trùng bằng vôi bột, hóa chất; đẩy mạnh việc xây dựng cơ sở, vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh.

Tập trung các nguồn lực tổ chức thực hiện Đề án “Tăng cường năng lực hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các cấp, giai đoạn 2021-2030” ban hành kèm theo Quyết định số 414/QĐ-TTg ngày 22/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ; khẩn trương hoàn thiện và trình phê duyệt các dự án ưu tiên; duy trì, tăng cường hệ thống tổ chức của Cục Thú y theo quy định tại Điều 6 Luật Thú y, Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 18/6/2019 của Chính phủ và Quyết định số 414/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ ban hành các văn bản quy định rõ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các cấp bảo đảm phù hợp với chủ trương của Đảng, quy định của Luật Thú y, các văn bản chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, bảo đảm tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với thực tiễn, đáp ứng yêu cầu công tác phòng, chống dịch bệnh.

Chủ động phối hợp với các tổ chức quốc tế và các nước trong việc chia sẻ, hỗ trợ Việt Nam trong công tác phòng, chống dịch bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.

Xử lý nghiêm các đối tượng vận chuyển trái phép lợn, sản phẩm của lợn từ nước ngoài vào Việt Nam

Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả [Ban chỉ đạo 389 quốc gia] và Ban chỉ đạo 389 của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, chỉ đạo các lực lượng chức năng tăng cường tuần tra, kiểm soát nhằm ngăn chặn, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các đối tượng vận chuyển trái phép lợn, sản phẩm của lợn từ nước ngoài vào Việt Nam.

Bộ Công an chỉ đạo đơn vị chức năng điều tra, theo dõi tình hình, cập nhật danh sách các đối tượng có biểu hiện hoạt động buôn bán, vận chuyển, tiêu thụ lợn, sản phẩm của lợn nhập lậu, nghi nhập lậu, vận chuyển trái phép; có biện pháp giáo dục, vận động, răn đe nhằm chủ động phòng ngừa, đồng thời tập trung các biện pháp nghiệp vụ, phối hợp với các lực lượng tổ chức đấu tranh bắt giữ, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan thông tấn báo chí Trung ương và địa phương kịp thời cung cấp các thông tin về tình hình dịch bệnh và đẩy mạnh tuyên truyền về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Dịch tả lợn Châu Phi để người dân không hoang mang, chủ động áp dụng các biện pháp phòng bệnh theo hướng dẫn của các cơ quan chuyên ngành.

Bộ Tài chính bố trí kinh phí phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh Dịch tả lợn Châu Phi theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Thú y và các văn bản pháp luật liên quan; phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để nghiên cứu, xây dựng, trình cấp có thẩm quyền xem xét, ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh Dịch tả lợn Châu Phi và dịch bệnh khác ở động vật đảm bảo thống nhất, hiệu quả, phù hợp với điều kiện cụ thể và khả năng cân đối ngân sách, đúng quy định của pháp luật.

Các bộ, ngành có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động chỉ đạo các cơ quan chức năng chuyên ngành phối hợp để triển khai thực hiện các biện pháp quyết liệt nhằm phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi./.


Video liên quan

Chủ Đề