Học khoa học máy tính trường nào tốt nhất

Times Higher Education [THE] vừa công bố bảng xếp hạng các trường Đại học theo ngành Khoa học máy tính năm 2022. Đại học Oxford của Vương quốc Anh tiếp tục đứng đầu trong lĩnh vực đào tạo này.

Bảng xếp hạng đại học thế giới theo lĩnh vực khoa học máy tính năm 2022 của Times Higher Education [THE] có hơn 890 trường góp mặt. 10 đại diện nằm trong top đầu hầu hết đều là các trường của Anh và Mỹ. Ngoài ra có 2 đại diện khác đến từ Thụy Sĩ và Singapore.

Top 10 trường đại học hàng đầu về khoa học máy tính như sau:

Viện Đại học Oxford [Vương quốc Anh]

Với việc đứng đầu kỳ xếp hạng năm 2022 của Times Higher Education [THE] ở lĩnh vực Khoa học máy tính, Đại học Stanford của Vương quốc Anh đã 4 năm liên tiếp giữ vững vị trí này.

Đại học Oxford là cái nôi đào tạo ra nhiều nhân vật xuất chúng và tài ba, trong đó nổi tiếng là cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton - Tổng thống Mỹ đầu tiên từng theo học Đại học Oxford và nhận học bổng Rhodes. Hơn 120 người từng giành huy chương Olympic, 26 người đoạt giải Nobel đã từng theo học tại đây.

Hiện nay, Viện Đại học Oxford có khoảng 24.000 sinh viên và ¼ trong đó là sinh viên quốc tế. Điểm đặc biệt của Đại học Oxford nằm ở việc dạy kèm 1:1 mỗi tuần, tức là các sinh viên sẽ có một giờ được học với một chuyên gia trong cùng lĩnh vực.

Đại học Stanford [Mỹ]

Viện Đại học Stanford bắt đầu giảng dạy từ năm 1891 và có nhiều cựu sinh viên từng nắm các vị trí quan trọng trong bộ máy lãnh đạo chính phủ Mỹ.

Những công ty như: Google, Hewlett-Packard, Instagram and Yahoo,… đều được thành lập bởi các sinh viên đã từng theo học tại đại học này.

Đại học Stanford

Chương trình khoa học máy tính bậc đại học của Stanford bao gồm các lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo, robotics, nền tảng của khoa học máy tính, khoa học tính toán và hệ thống lập trình. Tất cả sinh viên đều học sáu môn giống nhau trong năm đầu tiên. Những năm sau đó, sinh viên có thể lựa chọn một lĩnh vực để tập trung nghiên cứu.

Viện công nghệ Massachusetts MIT [Mỹ]

Nằm trong vị trí thứ 3 trên bảng xếp hạng, Viện công nghệ Massachusetts luôn trong top đầu lĩnh vực nghiên cứu và giáo dục trong các ngành khoa học vật lý, kỹ thuật, cũng như trong các ngành sinh học, kinh tế học, ngôn ngữ học, và quản lý.

Khoa Khoa học máy tính của trường bao gồm các chuyên ngành về lập trình xây dựng phần mềm và AI. Viện MIT cũng là một đối tác nghiên cứu quốc phòng quan trọng của chính phủ Mĩ, đặc biệt trong các dự án về hạt nhân, khoa học không gian, khoa học máy tính và công nghệ nano. Trong số 12 người đã từng đặt chân lên Mặt Trăng, 4 người có bằng cấp từ MIT.

Tại trường không cấp bằng thạc sĩ về khoa học máy tính. Tuy nhiên, có một chương trình tiến sĩ cho sinh viên muốn theo học.

Đại học Cambridge [Vương quốc Anh]

Là một trong những ngôi trường lâu đời nhất Vương quốc Anh với tiêu chuẩn đầu vào khắt khe, Đại học Cambridge là nơi học tập “mơ ước” của sinh viên trong nước và quốc tế.

Với 31 trường đại học thành viên và hơn 100 khoa học thuật, Cambridge có nhiều cựu sinh viên nổi tiếng, trong đó có một số nhà toán học, khoa học, và chính trị gia kiệt xuất; Cambridge đã sản sinh ra hơn 100 nhân vật đạt giải Nobel, nhiều hơn bất kỳ trường đại học nào trên thế giới, luôn tiên phong trong lĩnh vực đào tạo khoa học máy tính và nghệ thông tin.

Viện Kỹ thuật Liên bang Thụy Sĩ ETH Zurich [Thụy Sĩ]

Theo lịch sử, ETH nổi tiếng trong các lĩnh vực hóa học, toán học và vật lý. ETH Zurich là một trong những trường đại học quốc tế hàng đầu về công nghệ và các ngành khoa học tự nhiên. Có 21 người đạt giải Nobel đã từng có liên hệ với ETH, trong đó có Albert Einstein - người đạt giải Nobel năm 1921.

ETH không chọn lọc trong việc chấp nhận học sinh vào học. Giống như bất kì đại học công nào của Thụy Sĩ, ETH nhận bất kỳ một công dân Thụy Sĩ nào đã vượt qua kì thi Matura. Đối với sinh viên quốc tế, ETH Zurich có học bổng chương trình Thạc sỹ theo 2 dạng là học bổng Xuất sắc & Chương trình Cơ hội và Học bổng ETH-D.

Đại học Carnegie Mellon [Mỹ]

Đại học Carnegie Mellon thành lập năm 1900, tiền thân là trường Kỹ thuật Carnegie. Trường luôn dẫn đầu trong các đột phá về phát mình và tập trung nghiên cứu tiên phong về não bộ, dữ liệu, start-up và xe hơi không người lái. Đại học Carnegie Mellon luôn đề cao giải quyết các thách thức khoa học, công nghệ và xã hội, cũng như làm mọi thứ từ robot.

Sinh viên trường đã đạt 20 giải Nobel và 13 giải Turing. Số lượng sinh viên của trường khoảng hơn 13.000 sinh viên đến từ 114 quốc gia và một giảng viên có hơn 1.400 sinh viên.

Đại học Harvard [Mỹ]

Là ngôi trường danh giá hàng đầu của Mỹ và là mơ ước của nhiều sinh viên, không khó để Đại học Harvard nằm trong top đầu những trường đại học đào tạo tốt nhất thế giới.

Khoa học máy tính tại Harvard là một trong những khóa học phổ biến nhất của trường, bao gồm các chủ đề khác nhau, từ mật mã đến động cơ cảm biến. Rất nhiều sinh viên của Harvard thành công trong lĩnh vực này bao gồm Bill Gates – người sáng lập Microsoft và Mark Zuckerberg – người đã phát minh ra Facebook khi vẫn đang ngồi trên giảng đường.

Đại học California, Berkely [Mỹ]

Là trường công lập lâu đời nhất tại California, những ngành về máy tính, kỹ sư, toán học tại Đại học California [UCB] có thể sánh ngang với các trường cùng khối Ivy League.

Tốt nghiệp cử nhân tại đây là niềm tự hào của nhiều sinh viên khi điểm chuẩn đầu vào cao ngất ngưởng, tỉ lệ nhận chỉ 5% và chương trình học khó nhằn, đầy thách thức.

Với bề dày lịch sử nghiên cứu, trường đã có đến 99 giáo sư đoạt giải Nobel, 13 giải toán học Field Medals và 23 giải Turing danh giá về khoa học máy tính.

Đại học Quốc gia Singapore

Là đại học duy nhất tại khu vực Châu Á góp mặt trong top 10, Đại học Quốc gia Singapore [NUS] được công nhận là trường đại học đa ngành tốt nhất trong 3 viện đại học công lập ở quốc đảo sư tử. Đối với ngành khoa học máy tính, Đại học Quốc gia Singapore có tỉ lệ sinh viên ra trường và tìm được việc làm trong 6 tháng lên đến 94% với mức lương khởi điểm từ 4.385 SGD/tháng.

Với vị trí tại Đông Nam Á, sinh viên Việt Nam có lợi thế nộp hồ sơ học bổng ASEAN của NUS để có thể trải nghiệm môi trường học tập đẳng cấp quốc tế tại đây.

Đại học California, Los Angeles [Mỹ]

Với tư cách là cơ sở phía Nam của Đại học California, Kĩ sư Máy tính về Mạng [Computer Engineering In Networking] của Đại học California Los Angeles [UCLA] là ngành nổi tiếng của viện nghiên cứu kỹ thuật ứng dụng Henry Samueli.

Sinh viên UCLA không hề có bất cứ nỗi lo nào về thực tập, việc làm khi mà trường có mạng lưới đối tác với hơn 600 công ty, tập đoàn lớn nhỏ khắp thế giới như Google, Apple, Microsoft, Boeing, Amazon, và mạng lưới cựu học sinh trải dài hơn 120 quốc gia trên thế giới. Tỉ lệ chấp nhận chỉ 8% đối với sinh viên quốc tế cũng chính là điều khó nhằn, thu hút nhân tài đến với ngôi trường này.

16 Kết quả.

  • Chương trình
  • Trường

MIT, Stanford University, University of California – Berkeley… là những trường đại học nằm trong top 10 trường đào tạo ngành khoa học máy tính tốt nhất tại Mỹ.

Mỹ là quốc gia đi đầu về khoa học công nghệ đặc biệt là ngành khoa học Máy tính. Đất nước Mỹ sản sinh ra những tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới như: Apple, Microsoft, Facebook, Google… và thung lũng Silicon cái nôi của ngành công nghệ khoa học máy tính toàn thế giới. Không khó hiểu khi nhiều trường đại học của Mỹ đứng đầu thế giới về đào tạo ngành khoa học công nghệ máy tính.

Top 10 trường đào tạo ngành khoa học máy tính tốt nhất tại Mỹ theo bảng xếp hạng của USNEWS.

  1. MIT [Massachusetts Institute of Technology] 
  2. Stanford University
  3. University of California – Berkeley
  4. Carnegie Mellon University
  5. University of Illinois – Urbana – Champaign
  6. Cornell University
  7. University of Washington
  8. Princeton University
  9. Georgia Institute of Technology
  10. University of Texas – Austin

Vài năm gần đây, theo thống kê của American Study, ngày càng nhiều học sinh lựa chọn ngành “Computer Science” [khoa học máy tính] tại Mỹ.

Lý do Computer Science thành ngành hot những năm gần đây

Khoa học máy tính là gì?

Máy tính là một trong số những thành phần không thể thiếu của cuộc sống hiện đại. Từ mua sắm đến chơi game và tập thể dục, giờ đây mọi hoạt động đều có một ứng dụng riêng cho nó. Tất cả ứng dụng đó được tạo ra bởi sinh viên tốt nghiệp ngành Khoa học máy tính. Dù bạn muốn làm việc cho một tập đoàn lớn với vị trí quản trị mạng, thiết kế phần mềm hay trở thành một tỷ phú công nghệ tương lai, tấm bằng về Khoa học máy tính sẽ mở ra một thế giới mới với nhiều tiềm năng và cơ hội.

Mỹ là quốc gia đi đầu về khoa học công nghệ đặc biệt là ngành khoa học Máy tính.

Các chuyên gia trong lĩnh vực khoa học máy tính là những người hiểu nguyên tắc cơ bản của lập trình và việc sử dụng các thuật toán để thiết kế phần mềm, hệ thống và mạng lưới để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và công chúng. Đây là một lĩnh vực phát triển nhanh, yêu cầu chuyên môn và luôn có nhu cầu tuyển dụng cao, liên tục cho những sinh viên tài năng tốt nghiệp ngành Khoa học máy tính. Đa phần nhân sự trong lĩnh vực này hài lòng với công việc và mức lương cao. Nếu bạn yêu thích việc giải quyết các vấn đề, có khả năng về toán học và tư duy logic, việc sở hữu một tấm bằng về Khoa học máy tính sẽ là khởi đầu của sự nghiệp đầy triển vọng.

Những kiến thức được trang bị từ tấm bằng khoa học máy tính

Ngành Khoa học máy tính được cấu trúc theo độ khó tăng dần, bắt đầu bằng cách cung cấp cho sinh viên cái nhìn tổng quan về các nguyên tắc cơ bản. Trong năm học đầu tiên, bạn có thể học các môn như lý thuyết máy tính, nhận dạng mẫu, lý thuyết hệ thống và mạng lưới hoặc machine learning. Ngoài ra, còn có nhiều môn học giúp bạn hiểu máy tính hiện đại ứng dụng trong xã hội như thế nào, hoặc lịch sử của ngành, hoặc bài học về cách các doanh nghiệp hoạt động trong thời đại khoa học máy tính phát triển.

Nhiều môn học yêu cầu làm việc nhóm với các sinh viên khác để thực hiện một dự án, một số trường đại học sử dụng các đối tác của họ đang hoạt động trong lĩnh vực này để giúp bạn có cơ hội tiếp cận và làm việc cho một khách hàng trong thế giới thực.

Ngành Khoa học máy tính được cấu trúc theo độ khó tăng dần.

Giai đoạn tiếp theo của của khóa học, bạn sẽ học kết hợp giữa các kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm/kỹ năng chuyển đổi [transferable skill] để trở thành một khách hàng tiềm năng cho các nhà tuyển dụng trong tương lai. Những môn học nâng cao hơn có thể là cấu trúc dữ liệu hoặc kỹ thuật phần mềm.

Cuối chương trình học, nhiều trường yêu cầu sinh viên áp dụng những gì họ đã học được để thực hiện một dự án cuối khóa [tương đương khóa luận tốt nghiệp của khối ngành kinh tế]. Tương tự đối với chuyên ngành khác trong các lĩnh vực bạn chọn và nhiều trường đại học sẽ ghép cặp sinh viên ngành Khoa học máy tính năm cuối với các đối tác và nhà nghiên cứu trong ngành. Ngoài ra, sinh viên còn có cơ hội thực tập chuyên nghiệp và làm việc với các cố vấn đầu ngành vào năm cuối.

Học gì ở trường trung học nếu muốn học Khoa học máy tính?

Nếu muốn học ngành Khoa học máy tính tại trường đại học, bạn phải sáng tạo, siêng năng và giỏi toán. Hầu hết trường đại học đều mong muốn tuyển những ứng viên có điểm số cao vượt trội trong các môn học như Tin học, Điện toán, Vật lý hoặc Toán học. Những ứng viên có kinh nghiệm trong lĩnh vực này sẽ được ưu tiên hơn khi nộp hồ sơ.

Có thể bạn đã tạo ra một số chương trình đơn giản bằng BASIC [ngôn ngữ lập trình bậc cao] tại nhà hoặc có thể bạn đã làm việc trên một bản mod cho một trong những trò chơi yêu thích của mình. Có rất nhiều nguồn tài nguyên dành cho lập trình viên và nếu bạn nghĩ đến việc nộp đơn để học một văn bằng khoa học máy tính thì bạn nên thực hiện điều đó ngay từ khi còn đang học THPT. Các kỹ năng khác mà ban tuyển sinh tìm kiếm bao gồm khả năng giải quyết vấn đề, suy nghĩ logic, chú ý đến chi tiết, khả năng đối phó với áp lực thời hạn và kỹ năng làm việc theo nhóm.

Làm gì sau khi tốt nghiệp ngành Khoa học máy tính

Hầu hết các doanh nghiệp đều sử dụng hệ thống máy tính để hoạt động và đặc biệt có nhiều công ty lớn sở hữu những chuyên gia CNTT nội bộ riêng. Bạn có thể thấy mình làm việc trong bộ phận CNTT của các công ty lớn thuộc lĩnh vực tài chính, y tế, sản xuất, hàng không vũ trụ, quốc phòng hoặc các tổ chức chính phủ. Nhiều sinh viên tốt nghiệp có thể thành lập doanh nghiệp riêng, đó có thể là một người phát triển phần mềm, tạo ra ứng dụng hoặc một studio trò chơi với tựa game AAA. Bạn cũng có thể tìm việc với một công ty tư vấn CNTT chuyên dụng hoặc nhà cung cấp dịch vụ CNTT. Ngoài ra, những sinh viên tốt nghiệp loại xuất sắc sẽ có cơ hội làm việc cho các tên tuổi lớn như Google, Cisco và IBM.

Muốn học ngành Khoa học máy tính tại trường đại học, bạn phải sáng tạo, siêng năng và giỏi toán.

Trở thành một tài năng trong ngành khoa học máy tính có thể mang đến cho bạn những thành công mà chính bạn cũng không ngờ tới. Các ngân hàng hàng đầu và các công ty dịch vụ tài chính thường trả cho các chuyên gia máy tính của họ mức lương sáu con số để viết mã giúp họ giao dịch nhanh hơn một bước với đối thủ. Các cơ quan tình báo quốc gia luôn tìm kiếm những sinh viên tốt nghiệp sáng giá để giúp họ chống lại các mối đe dọa từ tội phạm mạng và khủng bố. Máy tính rất phổ biến trong thế giới hiện đại đến mức nhu cầu sinh viên tốt nghiệp trong ngành này sẽ không ngừng tăng lên.

Những người nổi tiếng nghiên cứu khoa học máy tính

Bạn chắc chắn sẽ nghĩ ngay đến nhà sáng tạo Facebook Mark Zuckerberg hoặc Giám đốc điều hành Google, nhưng bạn có thể sẽ phải ngạc nhiên về những cái tên nổi tiếng khác đã nghiên cứu về khoa học máy tính. Jimmy Fallon – diễn viên hài người Mỹ và là người dẫn chương trình truyền hình Saturday Night Live – đã học ngành Khoa học máy tính ở New York trước khi chuyển ngành vào năm cuối [anh không thể làm toán]. Nam diễn viên Liam Neeson, nổi tiếng với vai diễn trong Taken và Star Wars cũng đã nghiên cứu về Khoa học máy tính ở Belfast trước khi trở thành anh hùng hành động đáng gờm nhất thế giới.

Khoa học máy tính là một lĩnh vực không mới nhưng nhu cầu về nhân sự và tiềm năng ngày càng lớn khi máy tính, internet và ứng dụng công nghệ thông tin ngày một phổ biến. Nếu bạn có đam mê với toán học và tư duy logic tốt thì Khoa học máy tính sẽ là ngành học tiềm năng.

American Study – Nơi chắp cánh ước mơ du học Mỹ!

Email: 
Hotline: 096 410 2268 – 0912 170 676 – 0946 211 151
Fanpage Facebook: American Study
Địa chỉ: – CS1: Tòa nhà Yên Hòa Sunshine, 09 Vũ Phạm Hàm, Cầu Giấy, Hà Nội

– CS2: Tòa nhà Viettel Complex, 285Cách mạng tháng 8, phường 12, quận 10, TP.HCM

Video liên quan

Chủ Đề