Học sinh Hà Nội bảo giờ đến trường

Theo đó, cùng với việc triển khai học trực tiếp với học sinh tiểu học, lớp 6, Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội cũng đề nghị các phòng GD-ĐT 30 quận huyện, thị xã sẵn sàng tâm thế, tâm lý, nhân lực, nguồn lực, điều kiện cơ sở vật chất để khi có đủ điều kiện sẽ cho học sinh bậc mầm non đi học trực tiếp.

Liên quan đến vấn đề này, ông Phùng Ngọc Oanh, Trưởng phòng GD-ĐT huyện Ba Vì cho rằng, trong khối mầm non thì trẻ 5 tuổi cần sớm được đến trường để đảm bảo những kỹ năng, hành trang cần thiết trước khi vào lớp 1. Theo ông Oanh, nếu có thể, nên cho trẻ 5 tuổi được đến trường học trực tiếp ngay sau đợt nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương.

Về trình tự tổ chức cho trẻ mầm non đi học, ông Trần Thế Cương cho hay, sau khi học sinh khối tiểu học, lớp 6 đi học thông suốt, Sở GD-ĐT Hà Nội sẽ lấy ý kiến cha mẹ học sinh bậc mầm non để đảm bảo đồng thuận, nhất trí về chủ trương. Đồng thời đề nghị hệ thống mầm non quận, huyện, thị xã sẵn sàng kích hoạt điều kiện, quy trình để chuẩn bị cho trẻ mầm non đi học trở lại trong thời gian tới.

Trước đó, ngày 4/4, Sở GD-ĐT Hà Nội đã thông báo kế hoạch cho học sinh từ lớp 1-6 của các quận nội thành đi học trực tiếp trở lại từ ngày 6/4.

Tuy nhiên, theo thông báo mới nhất của Sở GD-ĐT Hà Nội, trẻ mầm non vẫn tiếp tục nghỉ học ở nhà.

Nhiều phụ huynh bày tỏ lo lắng trẻ mầm non có thể cũng chịu tổn thương nếu nghỉ học ở nhà quá lâu. Chưa kể, một số gia đình, phụ huynh cũng bị động, thậm chí vất vả với việc phân công người trông con nhỏ khi chưa đến trường.

Trao đổi với VietNamNet, một số phụ huynh cho rằng, khi đã cho học sinh tiểu học trở lại trường, thì lãnh đạo TP Hà Nội, Sở GD-ĐT cũng nên xem xét sớm mở rộng việc này cho trẻ mầm non.

Ảnh minh họa

Chị Huyền Linh [một phụ huynh có 2 con học tiểu học và mầm non ở quận Hoàng Mai] đề xuất, nên cho trẻ mầm non sớm đi học trở lại thay vì “nhiều gia đình phải gửi trẻ ở các lớp trông coi chui”.

“Với trẻ mầm non, tôi nghĩ nên cho đến trường, bởi các con đi học chui còn khổ hơn; khổ trẻ, khổ các gia đình.

Trẻ mầm non, mẫu giáo thực ra là đối tượng thiệt thòi nhất so với các cấp học khác. Vì các anh chị ngừng tới trường nhưng vẫn được học, ít ra vẫn được tương tác, được chuyện trò với cô với bạn qua trực tuyến. Còn trẻ tuổi mầm non, mẫu giáo chỉ được làm một số hoạt động theo hướng dẫn của clip và bố mẹ, có bé không làm. Con tôi ban đầu còn có chút hứng thú, nhưng sau chán dần và giờ không chịu xem mấy clip rồi thực hiện theo để mẹ quay video hoạt động. Giờ đây, việc được tương tác, chơi với bạn có lẽ là điều mà con thích hơn tất cả mọi thứ. Chưa kể, chính các giáo viên mầm non ở nhiều cơ sở cũng đã kiệt quệ vì không đến trường thời gian dài”. 

Chị Lê Minh Phương [một phụ huynh ở quận Thanh Xuân] chia sẻ: “Trẻ lứa tuổi mầm non so với trẻ lớp 1 thì cũng không hơn kém nhau quá nhiều. Trong khi, lứa tuổi trẻ mầm non càng đòi hỏi việc người lớn trông nom cao hơn trẻ tiểu học. Việc cho trẻ mầm non đến trường sẽ giảm bớt áp lực cho các bậc phụ huynh trong việc bố trí công việc, người để trông trẻ”.

Hải Nguyên

UBND thành phố Hà Nội đã chấp thuận tờ trình của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc cho học sinh tiểu học và lớp 6 đi học trực tiếp trở lại, ngay trong tuần này.

Hay tin trẻ tiểu học và lớp 6 được đi học trực tiếp trở lại từ ngày 6/4, nhiều phụ huynh ở nội thành Hà Nội như vỡ òa bởi đây mới là lần đầu tiên con được đến trường trong năm học này.  

Có 2 cậu con trai đang học lớp 2 và lớp 5, chị Tô Thu Hoài [Cầu Giấy] đau đầu vì không thể kéo con ra khỏi “cơn nghiện game online” trong quãng thời gian học trực tuyến. “Kể từ khi không phải tới lớp, con suốt ngày ôm máy tính hoặc cắm mặt vào truyện tranh mà không cần giao tiếp với ai.

Thời gian đầu, tôi cũng sát sao tới việc học của con, thậm chí thường xuyên kiểm tra bài vở. Nhưng mấy ngày gần đây, nghe cô giáo chủ nhiệm báo rằng, cả tuần con không chịu làm bài về nhà, tôi mới tá hỏa. Hóa ra, suốt ngày con ở trong phòng ôm máy tính là để chơi game, có hôm chơi tới tận 2 giờ sáng”.

Trong khi đó, cậu con trai học lớp 2 cũng bắt đầu xuất hiện những thói quen không tốt như ngại vận động, thích ngồi máy tính, nhưng khi ngồi học trước màn hình lại mất tập trung. Vì vậy, chị Hoài sốt ruột khi con vẫn phải tiếp tục học trực tuyến mà chưa rõ ngày trở lại lớp.

“Lớp của bạn thứ 2 dù không đi học nhưng đã quá nửa lớp mắc Covid-19 do lây từ bố mẹ. Do đó tôi cho rằng, các con ở nhà cũng không thể tránh được chuyện nhiễm bệnh. Giờ đây, tất cả đều đã mở cửa bình thường trở lại, từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, vui chơi,… Riêng trường học vẫn đóng cửa là một nghịch lý”.

Điều bà mẹ này mong mỏi nhất trong thời điểm hiện tại là các con được đến trường, giao tiếp và vận động.

“Dù chỉ là học nửa ngày cũng được, thậm chí dù chỉ đến trường một vài tuần tôi cũng mong các con được đến để phần nào vơi bớt sự tù túng. Chỉ có đi học trực tiếp, thoát ra khỏi máy tính, các con mới có thể cai nghiện được game”, bà mẹ này nói.

Học sinh Trường Tiểu học Khương Thượng [Đống Đa] trong ngày quay trở lại trường. [Ảnh minh họa]

Biết tin trường của con gái dự kiến sẽ đón học sinh trở lại vào đầu tháng 4, chị Vũ Mai Oanh [Bắc Từ Liêm] thở phào nhẹ nhõm.

“Hiện tại trường vẫn đang lấy ý kiến của phụ huynh, sau đó phụ huynh sẽ làm đơn đăng ký cho con đi học vào đầu tháng 4. Việc đi học trực tiếp là theo nguyện vọng của từng gia đình, nhưng hầu hết phụ huynh trong lớp đều mong chờ từng ngày con được tới trường; do đó, có tới 80% phụ huynh đăng ký cho con học trực tiếp”, chị Oanh nói.

Mặc dù con chưa từng mắc Covid-19, nhưng khi thấy con háo hức đếm ngược từng ngày để được đi học, chị Oanh vẫn quyết định đăng ký cho con được tới trường.

“Các con trầm cảm vì ở nhà quá lâu, còn bố mẹ cũng “trầm cảm” vì phải quản lý 2 – 3 đứa một lúc. Trước đó, bạn lớn nhà mình có thể trông được em. Nhưng giờ, học sinh cấp 2 cũng đã đi học trở lại, còn bạn tiểu học ở nhà bơ vơ không có ai trông.

Việc cho trẻ đi học cũng là cách để giải tỏa tâm lý cho chính các con. Vậy nên, dù có đến trường một tháng rồi nghỉ thì cũng như “nắng hạn gặp mưa rào”, bởi các con cũng thèm được đến trường, thèm được giao lưu với các bạn”.

Không chỉ phụ huynh và học sinh, thầy cô cũng mong chờ từng ngày mở cửa trường để đón học sinh tiểu học trở lại. Cô Nguyễn Thị Thanh Hà, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Khương Thượng [Đống Đa] cho hay, thầy cô đều rất mong mỏi việc đón trẻ quay lại trường. Nhưng quyết định cho trẻ tiểu học tới trường vào thời điểm này hay không vẫn phải phụ thuộc vào chỉ đạo chung của thành phố.

“Trong thời gian qua, có khoảng 300 học sinh trong trường cũng đã mắc Covid-19. Đối với giáo viên, cũng 70 – 80% đã và đang là F0, nhưng thầy cô vẫn rất cố gắng, không nghỉ dạy dù chỉ là một tiết. Giờ đây, dù dạy online cũng đã rất chuyên nghiệp, nhưng thầy cô vẫn mong được đón trẻ tới trường để có thể hoàn thành tốt nhất chương trình học vào trước ngày 10/5. Dù sao, được tới trường vẫn tốt hơn ở nhà”.

Tuy nhiên, trước khi đón học sinh quay trở lại, cô Hà cho rằng cần phải thực hiện tiêm vắc xin cho trẻ để giảm thiểu rủi ro cũng như mức độ nếu chẳng may có học sinh nhiễm bệnh.

Cô Nguyễn Thanh Hoa, giáo viên một trường tiểu học ở Cầu Giấy cũng cho hay, những ngày qua, phụ huynh sốt ruột, liên tục nhắn tin trên nhóm lớp để hỏi về thời điểm học sinh tiểu học có thể trở lại trường. Theo cô Hoa, điều này là dễ hiểu vì trẻ cần phải được đến trường giao tiếp, vui chơi và hoạt động thể chất.

“Không được đến trường là một thiệt thòi rất lớn cho học sinh, đặc biệt là đối với trẻ tiểu học. Giáo viên cũng rất mong chờ được đón các em tới trường. Tuy nhiên tôi cho rằng, thời điểm đón trẻ quay trở lại vẫn nên được cân nhắc kỹ lưỡng và phải thực hiện thật thận trọng nhằm đảm bảo an toàn cho mỗi học sinh”.

Mới đây, ngày 28-3, tại cuộc họp của Thường trực Thành ủy Hà Nội về công tác phòng, chống dịch Covid-19, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng cho biết trong tuần qua số ca Covid-19 giảm sâu, tỉ lệ tử vong ở mức rất thấp. Ông đề nghị ngành y tế bảo đảm sẵn sàng phương án, tổ chức diễn tập tiêm vắc xin cho trẻ dưới 12 tuổi, để khi có thuốc, có phác đồ là triển khai tiêm nhanh, hiệu quả như đợt tiêm cho trẻ 12 - 17 tuổi hồi năm 2021.

"Phải tiêm được vắc xin mới yên tâm đưa trẻ đến trường, nếu có nhiễm SARS-CoV-2 thì cũng nhẹ và giảm thiểu rủi ro", ông Dũng nói.

Về việc cho học sinh từ lớp 1 đến 6 trở lại trường, nguồn tin của VietNamNet cho hay, hiện Sở GD-ĐT Hà Nội cũng đã có những dự kiến về thời gian cho trẻ trở lại, tuy nhiên, “Hiện nay chưa có mốc thời gian cố định, bởi chuyện tiêm vắc xin phải phụ thuộc ngành y tế”.

Thúy Nga

Vợ chồng anh Trần Dương [Hai Bà Trưng, Hà Nội] vừa quyết định cho cô con gái đang học lớp 10 tạm dừng học online bởi sau một thời gian, con bắt đầu đắm chìm vào thế giới ảo, nhiều biểu hiện phản kháng bất ngờ, hay cáu giận...

Ở một số gia đình, việc con cái cả ngày ôm điện thoại, máy tính đang gây ra tình trạng căng thẳng.

Trường học chưa đưa ra phương án và lộ trình cụ thể về việc đón học sinh trở lại khiến nhiều phụ huynh bức xúc. Đại diện cha mẹ học sinh thậm chí đã viết đơn thư đề nghị nhà trường cho con em mình được đi học trực tiếp.

Video liên quan

Chủ Đề