Hùng cốm là ai

> Chân dung vợ chồng chủ lò chế súng lớn nhất đất Cảng
> Nợ tiền bị giang hồ đất Cảng hành hạ

Dung "Hà" luôn che tay trước ống kính của các nhà báo [ảnh chụp tại phiên toà năm 1995].

Khi Dung đã chết bởi giang hồ thì ảnh hưởng của cô với lứa “giang hồ kế cận” xứ Cảng vẫn đậm chất liêu trai. Cuộc đời và quá trình phạm tội của người đàn bà giang hồ đã chết này, đến nay vẫn có những tranh cãi nhất định.

Riêng chuyện tình cảm của thị thôi, cũng là chủ đề bàn tán trong một thời gian dài. Người đàn bà này đã yêu và cả gan giải cứu người tình trong trại tạm giam của công an TP Hải Phòng như thế nào? Sự thật ra sao?

Âm mưu giải cứu “qua mặt” được cán bộ trại giam?

Thiếu tá Trần Thận Đại, người trực tiếp tham gia tích cực vào việc truy bắt những kẻ “nổi loạn” ở trại tạm giam công an TP Hải Phòng ngày 7/9/1989 khẳng định: “Có chuyện Dung “Hà” bày mưu, tính kế “giải cứu” người tình là Hùng “cốm” đang bị giam ở phòng riêng, dành cho kẻ tử tù.

Ngày đó, trại tạm giam của đối tượng án tử tù, án chung thân là riêng rẽ, gần với khu vực bể nước để cho phạm nhân ra tắm. Hùng “cốm” ở phòng giam riêng. Bên cạnh phòng giam của Hùng là môt tay anh chị khác, cũng khá nổi tiếng thời gian đó, tên là An Đông. Thế nhưng, An Đông chỉ bị án tù chung thân chứ không bị án tử hình.

Hai tên tội phạm có hơi hướng giang hồ này khá thân và hiểu ý nhau. Chẳng hiểu, chúng tiếp xúc với nhau theo kiểu nào, mà Dung “Hà”, dù ở ngoài cũng kết nối được hai tên này với nhau để cùng bàn mưu cho cuộc đào tẩu ra khỏi trại tạm giam. Cả An Đông và Hùng “cốm” đều lựa theo sự sắp xếp của Dung “Hà”.

Ông Đại khẳng định: “Dung “Hà” rất khéo léo trong quan hệ với cán bộ công an, cán bộ chính quyền. Gặp ai cũng rất lễ độ, nhã nhặn, chào cán bộ chứ không yêng hùng. Người đáng tuổi anh, thì chào anh, đáng tuổi cha, chú, thị chào cha chú, xưng con rất ngọt ngào. Cũng biết “chăm sóc” cán bộ mà thấy có lợi cho việc mình làm”.

“Vậy cuộc giải cứu người tình Hùng “cốm” của cô, có sự “trợ giúp” của cán bộ trại giam?” - chúng tôi hỏi. Ông Đại bức xúc: “Người ta không dám thừa nhận là kém cỏi. Sự thật vẫn là sự thật. Tất nhiên, những năm 80 mà để xảy ra những chuyện đó ở công an một thành phố trực thuộc trung ương thì quả thật rất kinh khủng. Song, không phải vì ngại né tránh, mà không dám thừa nhận. Dung “Hà” nhận được sự trợ giúp của hai cán bộ quản lý buồng riêng của trại giam để tiến hành cuộc giải cứu người tình. Đó là cán bộ tên Điền và Sơn”.

Theo ông Đại, hai người đàn ông này cũng vô tư thôi, không có ý gì nhưng bị lợi dụng. Ngoài giờ hành chính, trước ngày 7/9/1989 vài hôm, cụ thể trước khoảng 2-3h hôm xảy ra “nổi loạn” ở trại, cán bộ Điền và Sơn được Dung “Hà” mời đi uống bia, ăn nhậu. Nhậu xong, Dung “Hà” gửi quà vào cho Hùng “cốm” và An Đông, nhờ cán bộ Điền và Sơn cầm vào giúp.

Đó là hai túi quà, trong đó có rất nhiều gói nhỏ khác nhau. Vì chuẩn bị cả ngày mùng một âm lịch, nên Dung gửi nhiều hơn để cho Hùng “cốm” thắp hương. Trong mỗi túi quà có một gói xôi còn nóng, hoa quả để ăn và lựu đạn”.

Cuộc nổi loạn bất thành

Vì được ở khu và phòng riêng biệt nên Hùng “cốm” đã tự làm một cái bàn thờ ở trên cao, khuất gần quá giang nhà để cán bộ trại không phát hiện ra. Ở chỗ cạnh bàn thờ, Hùng hay treo quần, áo nên giấu việc này được rất lâu. Sau khi được cán bộ Sơn và Điền mang quà của người tình vào cho, Hùng đặt tất cả lên bàn thờ, cúng. Cúng xong, Hùng mang xôi, hoa quả ra ăn và vẫn nhớ chia cho An Đông một nửa số quà. Riêng quả lựu đạn, Hùng vẫn để ở trên bàn thờ đến hôm hành sự thì mới mang xuống.

Theo ông Đại, trong gói quà đó, Dung “Hà” đã có ám hiệu thống nhất với Hùng “cốm” và có người đúng chờ ở bên ngoài như thế nào? Lợi dụng việc được ra ngoài tắm, Hùng “cốm” đã đưa cho An Đông túi quà có quả lựu đạn. Thực tế, sau một ngày cán bộ Điền và Sơn chuyển quà của người tình vào cho, Hùng “cốm” và An Đông đến lịch đi tắm, chúng đã “trao đổi quà” với nhau.

Ông Đại phân tích: “Có hai lý do “chính đáng” để Dung “Hà” chọn An Đông làm “đối tác” cùng với Hùng “cốm” vì, thứ nhất, hai tên ở sát cạnh phòng giam, cùng là giang hồ cộm cán, dễ hiểu ý nhau, cùng có mức án cao và đều cho rằng, không thể ở tù mãi được, dù ra ngoài rồi chết luôn còn hơn chết trong tù tội.

Thứ hai, An Đông rất giỏi võ, tên này có thể hỗ trợ được cho Hùng “cốm” trong quá trình “nổi loạn”. Một mình An Đông có thể quật ngã được 5 thanh niên to, khỏe, lực lưỡng khác.

Hùng “cốm” và An Đông liên lạc với nhau qua việc được đi tắm cùng nhau. Lợi dụng việc đi tắm, Hùng “cốm” ném lựu đạn ra sân trại, tiếng nổ làm náo loạn cả trại. Ngay lúc đó, An Đông chạy lên tầng hai của khu nhà bên cạnh để trợ giúp cho Hùng “cốm” trốn thoát ra ngoài. Thế nhưng, kế hoạch của chúng không thành. Vì sau tiếng nổ, mọi đường ra vào của trại bị bao quây".

Đang trò chuyện, ông Đại trùng giọng. Trầm ngâm một lúc khá lâu, ông nói: “Hôm đó [tức ngày 7/9/1989] là một ngày không may nhưng cũng rất may. Tên Đông lên tầng 2, trên tầng 2 là kho súng. Tên này đi qua khu phòng để các loại vũ khí của trại. Nó biết trong đó có vũ khí, chắc chắn, thương vong và cuộc “nổi loạn” này để lại hậu quả khủng khiếp hơn rất nhiều”.

Hồi kết

Ông Đại vẫn tiếp mạch chuyện: “Ném lựu đạn nổ, không chạy được ra ngoài, Hùng “cốm” chạy về phòng giam của mình. Y bị bắt và không có hành động chống đối nào. An Đông nhảy từ tầng hai xuống đất. Trước khi phát hiện ra An Đông, tôi đã nghe tiếng rầm ở bên trong và ngay sau đó là chuông báo động. Tôi tiến sát đến chỗ An Đông, tên này rút lựu đạn ra. Tôi không thể nghĩ khác ngoài việc “mày có lựu đạn thì tao có súng”.

Tôi được trang bị súng và bắn cũng khá tốt. Ngay khi An Đông nhảy xuống, giờ lựu đạn ra dọa tôi, bên kia đường của cổng giam, Dung “Hà” cùng các đệ tử đi trên 3 xe máy đứng chờ, xe máy vẫn nổ. Chỉ thấy Đông thôi, Dung “Hà” làm ngơ, tắt máy, dắt xe tiến lên phía trước. Đông cầm lựu đạn, quay người chạy vào trong ngõ.

Tôi giơ súng bắn đúng vào ngực của Đông. Y bị thương và chạy vào ngõ cụt. Vừa chạy đuổi phạm. Tôi vừa hô hoán để người dân tránh xa. Bị dồn vào ngõ cụt, Đông rút chốt lựu đạn ra nhưng không nổ. Thấy tôi cầm súng, Đông chửi: “Mẹ mày sao không bắn?”. Ngay lúc đó, các đồng chí cũng đuổi đến và chứng kiến. Vì thấy Đông vẫn ngoan cố chống trả, đồng chí Nhung đã bắn Đông chết”.

Biết Đông đã chết, Hùng “cốm” không phản ứng gì. Y vẫn bị giam ở phòng riêng. Sau đó một thời gian ngắn, Hùng “cốm” tự tử trong buồng giam bằng việc treo cổ mình lên với một can nước 10 lít.

Chúng tôi thấy lạ, ông Đại giải thích: “Sau cuộc “nổi loạn” bất thành, Hùng “cốm” không được ra ngoài tắm, chỉ tắm ở trong phòng. Ngày xưa, điều kiện chưa như bây giờ, một số vật dụng, gia đình phạm nhân phải chuyển đến cho họ dùng. Can 10 lít là do gia đình gửi vào để y tích trữ nước tắm. Hùng đã lấy quần áo, bện thành dây, treo can nước lủng lẳng lên cột nhà rồi vòng vào cổ mình”.

Theo Đời Sống & Pháp Luật


Cuộc sống bí hiểm của nữ quái khét tiếng đất Cảng [Ảnh minh họa]

Hùng "mốc" - môt gã giang hồ thuộc dạng "tiểu yêu" thời đó, dù không có "số" nhưng lại rất gần gũi Dung Hà nhờ làm chân "phát hỏa" [chia bài] trong sòng Trạng Trình kể: "Cả đời anh chưa bao giờ thấy ai như chị Dung, kể cả lúc còn sống cũng như khi đã chết!"

Dung Hà chỉ có một - đó không chỉ là khẳng định của một mình Hùng "mốc", mà còn của rất nhiều gã du đãng, từ tép riu cho tới cộm cán tại Hải Phòng cũng như các tỉnh thành lân cận. Thậm chí, cả cựu giám đốc công an thành phố Cảng hay vị trưởng phòng cảnh sát hình sự khét tiếng một thời Dương Tự Trọng cũng đôi khi nuối tiếc thay cho thị vì đã chọn nhầm đường. Cá tính, ý chí cũng như cách sống của Dung Hà có thể giúp ả vươn xa ở nhiều lĩnh vực khác nhau, chỉ tiếc rằng, nữ quái này lại chọn giang hồ để tiến thân.

Lời tuyên thệ theo Dung Hà cả cuộc đời

Cuộc đời Dung Hà gắn với vô số các giai thoại khác nhau và giai thoại nào cũng ly kỳ, hấp dẫn hệt như phim hành động. Có những giai thoại đúng, có những giai thoại được dựng lên nhờ sự thêu dệt của giang hồ, nhưng nó chỉ phản ánh được phần nào cuộc sống đầy bí hiểm của trùm giang hồ đất Cảng. Có những câu chuyện "tuyệt mật" về Dung Hà mà sau này, mãi tới khi ả chết đi 14 năm trời mới được phần nào hé lộ.

Nói theo cách của dân giang hồ đất Cảng, thì Dung Hà thuộc loại thừa "bản lĩnh". Không giống như các ông trùm khác đi đâu cũng phải lăm lăm cận vệ, đàn em đi cùng thì Dung Hà chỉ thích "độc lai độc vãng". Chính sự tự tin, đôi khi là khinh địch ấy đã khiến ả phải trả giá bằng chính mạng sống của mình tại đất khách quê người. Nhưng, đó lại là một câu chuyện khác. Còn thói quen không thích đi đâu cũng tiền hô hậu ủng đã khiến Dung Hà che đậy được một bí mật suốt hàng chục năm trời, kể từ khi còn sống cho tới khi đã nằm xuống từ lâu.

Hùng "mốc" lanh lẹ và tinh ranh hệt như phần lớn số tiểu yêu đất Cảng thời đó. Tuy nhiên, ở gã có thêm đức tính đáng quý: Trung thành và ít nói, không bao giờ lanh chanh hay bép xép việc người khác. Chính nhờ tính nết đó, gã được "đàn chị" hết sức yêu quý và thường xuyên sử dụng để làm "tài xế" chở Dung đi đây đó. Và cũng nhờ nhiệm vụ đặc biệt này, gã đã được chứng kiến lời tuyên thệ đặc biệt của Dung Hà trước mộ của Hùng "cốm" - tay giang hồ được biết tới như người yêu chính thức của Dung.

Hùng "cốm" - người có ảnh hưởng lớn nhất tới cuộc đời Dung Hà.

Nói chút ít về Hùng "cốm" - đó là một tay giang hồ "cứng" đúng nghĩa của đất Cảng. Khác với người yêu đầu tiên Hùng "chim chích" của Dung Hà - một gã nghiện oặt chuyên nghề ăn cắp vặt - Hùng "cốm" thuộc dạng dân anh chị có số má ở Hải Phòng.

Giang hồ Hải Phòng xưa ưa kiểu quân tử Tàu, có thể sống mái với kẻ thù bất chấp nguy hiểm, nhưng hiếm khi đụng tới người lương thiện. Tính cách của Hùng "cốm" là đặc trưng của dạng giang hồ kể trên và chính hắn cũng đã ảnh hưởng rất nhiều tới tính nết của Dung Hà - giúp ả trở thành một trong những nữ quái có "uy" nhất trong lịch sử tội phạm Việt Nam.

Khi Hùng "cốm" chuẩn bị nhận án tử hình vì hàng loạt trọng tội, Dung Hà đã quyết định lên kế hoạch giải cứu người yêu - hành động táo tợn bậc nhất từ trước tới nay tại trại giam Trần Phú, Hải Phòng. Tuồn được một quả lựu đạn vào để "chồng" uy hiếp quản giáo bên trong, bên ngoài Dung cho bố trí hàng chục đàn em nghi binh, cản đường và dọn sẵn một lối để Hùng "cốm" chạy thoát ra biển - nơi có con tàu đợi sẵn để đưa y sang tới Hồng Công. Nhưng trái lựu đạn không nổ, âm mưu của Hùng "cốm" và Dung thất bại nặng nề. Hùng "cốm" bị bắt trở lại và chỉ ít lâu sau, hắn đã phải trả giá trên trường bắn, để lại một vết thương không bao giờ lành trong tâm trí Dung Hà.

Lời thề độc trước mộ người yêu.

Ảnh hưởng của Hùng "cốm" đối với Dung Hà rất lớn và sâu sắc. Tính cách ngang tàng, lì lợm, không bao giờ chịu khuất phục, nhưng cũng mang chút hơi hướng giang hồ mã thượng của Hùng đã được truyền lại hoàn toàn cho Dung, khiến ả có những tố chất quan trọng có thể thu phục hàng chục đàn em đầu bò đầu bướu. Nhưng đó chỉ là một phần những gì Hùng "cốm" đã cho Dung trong cuộc đời ngắn ngủi của mình. Còn một điều đặc biệt khác mà Dung dành tặng lại cho Hùng "cốm", sau khi hắn đã phải trả giá tại pháp trường bằng cái chết: Một lời thề độc mà Dung luôn tuân thủ theo suốt cả cuộc đời.

Người chứng kiến lời thề của Dung trước mộ Hùng "cốm" không ai khác chính là Hùng "mốc" - tay tiểu yêu được Dung chọn lựa làm "ong cầm tài". Hùng kể: "Anh vẫn nhớ hôm đó trời âm u lắm, chị Dung nói muốn ra thăm mộ anh Hùng, nói anh lấy xe chở chị đi. Tới nơi, chị Dung nói anh ở ngoài, để chị ở lại một mình với anh ấy một lát. Anh quen rồi nên túc tắc đi bộ ra phía ngoài, châm điếu thuốc hút chờ chị cúng.

Được một lát, chị gọi giật anh lại, nhờ anh châm cho bó nhang vì gió lúc ấy tự dưng nổi lên to lắm. Anh phải che mãi mới nhóm được tí lửa để chị châm nhang. Châm xong, chị thắp mấy nén lên mộ anh rồi khấn: Có trời đất chứng giám cho em, đời này em chỉ có anh làm chồng, không một thằng đàn ông nào có thể đụng vào người em được nữa."

Hùng "cốm" kể lại, y vẫn cảm thấy rợn gai ốc mỗi khi nhớ lại khung cảnh đặc biệt và lời thề quả quyết ấy của Dung trước mộ người tình. Y không thấy ngạc nhiên lắm, bởi theo Dung đã lâu, y thừa biết tính của Dung hễ nói là sẽ làm, chưa bao giờ sai cả. Và sau này, đúng như lời Dung tuyên thệ, cuộc đời còn lại của ả không dính dáng tới bất cứ người đàn ông nào khác và Dung tự biến mình thành "les", chứ không hề là người đồng tính bẩm sinh như người ta thường đồn đại.

Hùng quả quyết, Dung là con gái chính hiệu, chứ không hề là "ô môi" như sau này người ta đồn thổi. Mãi tới sau khi Hùng "cốm" chết, Dung mới cắt tóc ngắn, cư xử và hành động hệt như đàn ông, còn trước kia nhìn Dung khá nữ tính, kể cả ngoại hình cũng như trong lời nói, hành động. Điều này cũng được rất nhiều tiểu thương tại khu Trạng Trình, hàng xóm nhà Dung xác nhận.

Điềm gở trước mộ Hùng "cốm" trước khi Nam tiến?

Ngôi mộ Hùng "cốm" luôn là một nơi đặc biệt đối với Dung Hà. Theo Hùng "mốc", cứ trước mỗi quyết định quan trọng, những phi vụ làm ăn lớn, Dung Hà nhất định sẽ tới mộ của người yêu cũ để thắp nhang khấn vái.

Trước khi quyết định vào Nam lập nghiệp, Dung cùng với 2 người anh đặc biệt khác - một người trong đó là Cường "nghiện" - tay giang hồ khét tiếng Hải Phòng đã bị bắt tại Campuchia vì hàng loạt tội danh nghiêm trọng - có tới trước mộ Hùng để thắp nhang. Như thường lệ, Dung vừa thắp nhang, vừa xì xụp khấn vái, xin Hùng phù hộ cho chuyến Nam tiến sắp tới của mình thuận lợi. Nhưng khi Dung vừa cắm nén nhang lên bát hương, đột nhiên bát hương bốc cháy dữ dội, lụi cả vào chân nhang. Lúc nhang tắt, chiếc bát hương bị lửa đốt nóng, tách ra một đường nứt dài. Cả Cường "nghiện" lẫn Công "béo" - hai gã giang hồ đi cùng đều tái mặt, cho là điềm gở. Chỉ riêng Dung - không hiểu tại sao lúc đó lại đột ngột trở nên ngang bướng bất ngờ và tuyên bố: Chỉ là ngẫu nhiên. Chân nhang hóa là chuyện bình thường, có gì mà sợ sệt?

Sau chuyến đi viếng mộ Hùng, Dung vẫn quyết định Nam tiến bởi sự nghiệp tại Hải Phòng đã mất, không còn cơ hội để phát triển. "Điềm gở" ở mộ Hùng "cốm" chỉ là một sự tình cờ, nhưng rốt cuộc, dấn thân vào chốn giang hồ, Dung đã phải bỏ lại mạng sống tại xứ người, chấm dứt cuộc đời đầy giai thoại của một nữ quái!

Video liên quan

Chủ Đề