Hướng dẫn bài tập tổ chức thi công năm 2024

Trình tự, quy trình tổ chức thi công xây dựng diễn ra như thế nào là điều mà các khách hàng thường xuyên quan tâm để đảm bảo công trình được hoàn thiện mà không bỏ sót bất kỳ khâu kỹ thuật hay bước thi công nào. Hầu hết, trong suốt quá trình thi công, các công trình sẽ có kỹ sư giám sát để đảm bảo tiến độ, chất lượng thi công. Tuy nhiên, nếu bạn cần nắm các thông tin cơ bản, cụ thể về theo dõi quy trình tổ chức thi công, hãy tham khảo bài viết này của chúng tôi.

Bài viết này, FastCons tổng hợp và giới thiệu tới bạn quy trình 5 giai đoạn trong tổ chức thi công, xây lắp, các Quy định/ Nghị định liên quan và hướng dẫn một số biện pháp để đảm bảo quy trình thi công xây dựng diễn ra hiệu quả.

Quy trình thi công xây dựng

Giai đoạn 1: Chuẩn bị thi công xây dựng

Giai đoạn chuẩn bị thi công xây dựng bao gồm công tác chuẩn bị và trắc đạt hiện trường. Cụ thể:

Công tác chuẩn bị bao gồm các nghiệp vụ:

  • Thông báo khởi công thi công xây dựng công trình đến chính quyền địa phương bằng văn bản
  • Thông báo cho các hộ dân kế cận
  • Chụp hình hiện trạng [nếu cần]
  • Treo biển báo xây dựng công trình:

+ Biển báo thông tin công trình

+ Biển báo nội quy công trình

+ Biển báo an toàn lao động

+ Biển cảnh báo công trình

  • Chuẩn bị mặt bằng, mượn vỉa hè, chuẩn bị nguồn điện, nguồn nước phục vụ thi công
  • Chuẩn bị hồ sơ giấy phép xây dựng gồm:

+ Giấy phép xây dựng

+ Bản vẽ xin phép xây dựng

  • Chuẩn bị hồ sơ thiết kế xây dựng chi tiết làm căn cứ kỹ thuật thi công.
  • Định vị ranh công trình, xác định cao độ chuẩn code +0.000
  • Chuẩn bị nhân công, chuẩn bị quy trình cung ứng vật tư.
  • Chuẩn bị quy trình thi công ép cọc: cọc BTCT hoặc cừ tràm [nếu có].

Công tác trắc đạc bao gồm các nghiệp vụ:

  • Vận chuyển thiết bị thi công, vệ sinh mặt bằng và dựng lán trại. Tổ chức bao che bằng cổng rào nếu điều kiện thi công cho phép.
  • Định vị móng, đo đạc, kiểm tra diện tích khu đất so với Giấy Chứng Nhận Quyền Sở Hữu Đất và Giấy Phép Xây Dựng.
  • Xác định code nền tầng trệt so với mặt đường.
  • Lập biên bản bàn giao mặt bằng, xác định ngày khởi công.

Lưu ý khi thực hiện công tác chuẩn bị – trắc đạc:

  • Với các công trình nằm giữa khu đất trống hoặc không xác định rõ ranh lộ giới thì chủ đầu tư phải nhờ cơ quan chức năng nhà nước hoặc chủ đầu tư dự án xác định và bàn giao mốc xây dựng.
  • Chụp hình hiện trạng công trình, Chụp hình hiện trạng các công trình lân cận để tránh các vấn đề rủi ro, pháp lý từ phía chính quyền và các công trình lân cận sau này.
  • Nếu quy mô công trình lớn hơn trong Chủ Quyền và giấy phép thì tạm ngưng thi công và làm việc lại với cơ quan chức năng kiểm tra lại giấy phép xây dựng [không nên tự ý xây].

Giai đoạn 2: Thi công móng và công trình ngầm

Quy trình tổ chức thi công xây dựng

Giai đoạn thi công móng và công trình ngầm là giai đoạn bắt đầu thi công những bước đầu tiên bao gồm:

Công tác đào đất, đổ bê tông lót, thi công móng, đà kiềng, cổ cột, sàn tầng trệt. Cụ thể:

  • Đào đất bằng thủ công hoặc cơ giới.
  • Đổ bê tông lót móng đá 4 x 6, Mac 100.
  • Lắp dựng ván khuôn móng.
  • Gia công lắp dựng cốt thép.
  • Nghiệm thu công tác lắp đặt ván khuôn, cốt thép.
  • Đổ bê tông móng.
  • Lập biên bản nghiệm thu phần móng.

Công tác lắp dựng cốp pha, cốt thép, thi công bê tông các cột, dầm, sàn. Cụ thể:

  • Lắp dựng cốp pha, cốt thép, đổ bê tông cột.
  • Kiểm tra và nghiệm thu cột và tường bao.
  • Lắp đặt cốp pha dầm, sau đó lắp đặt cốt pha sàn.
  • Gia công lắp dựng cốt thép.
  • Nghiệm thu công tác lắp dựng ván khuôn, cốt thép.
  • Đổ bê tông dầm sàn.
  • Lập biên bản nghiệm thu phần sàn.

Lưu ý giai đoạn thi công móng và công trình ngầm:

  • Đối với nhà có nhiều công trình lân cận thì móng băng được thi công theo từng móng.
  • Kiểm tra định vị tim cổ cột chính xác trước khi đổ bê tông, tránh hiện trạng lệch tim cột sau khi lên khung BTCT.
  • Khi đổ bê tông cột, sàn cần lưu ý chừa 2cm cạnh bên ngoài để tô 2 vách song.
  • Khi đổ bê tông cột, dầm sàn cần lưu ý thép chờ theo thiết kế [thép chờ dầm, sàn cầu thang, dầm thang máy, chờ râu thép xây tường…].
  • Kiểm tra kích thước, vị trí dầm, sàn; tránh hiện tượng sàn bị méo, sai lệch so với thiết k ế
  • Kiểm tra các vị trí chuẩn bị công tác khác như bồn hoa, lam, sê nô, mảng tường lồi, mái…
  • Nên tháo cây chống cốp pha sau ít nhất 10 ngày [dù có sử dụng phụ gia đông kết nhanh].
  • Kiểm tra hệ thống ống điện, ống nước chờ phục vụ cho công tác Điện – Nước [M&E].

Giai đoạn 3: Thi công thô

Giai đoạn thi công thô bao gồm 2 công tác: công tác xây và công tác tô trát công trình

Công tác xây bao gồm:

  • Sau khi tháo giàn giáo cốp pha khu vực nào thì xây khu vực đó.
  • Lắp dựng khung cửa trong quá trình xây – nếu có. Kiểm tra tường 100 – 200 theo bản vẽ thiết kế.
  • Lắp đặt hệ thống ống dây điện, ống nước, ống máy lạnh, hộp điện… Kiểm tra hệ thống ống dây điện trên tường [đèn rọi tranh, máy lạnh, công tắc …].

Công tác tô trát công trình bao gồm:

  • Sau khi hoàn thành công tác xây sẽ tiến hành công tác tô.
  • Tô trần trước, sau đó tô tường trong nhà, vách song và thường tô mặt tiền cuối cùng.
  • Hộp gain điện, nước sẽ tô sau khi lắp đặt và kiểm tra hệ thống điện, nước.
  • Thi công xử lý chống thấm sàn âm và sàn lộ thiên

Giai đoạn 4: Hoàn thiện công trình

  • Sau khi xây tô trong nhà sẽ tiến hành công tác rút dây điện.
  • Bả matit toàn bộ công trình.
  • Chống thấm vệ sinh, ban công, sân thượng,mái.
  • Lắp đặt bồn nước, máy bơm, thử nước, xây tô hoàn thiện hộp gain.
  • Ốp gạch tường WC, lát gạch nền các tầng lầu.
  • Sơn nước lớp 1 toàn bộ công trình.
  • Thi công đá granite cầu thang, ngạch cửa, mặt tiền, bậc cấp và mặt bếp.
  • Lắp đặt cửa, lan can cầu thang, tay vịn.
  • Lắp đặt đèn, công tắc, ổ cắm, internet…
  • Lắp đặt thiết bị vệ sinh, lavabo, bàn cầu, gương, phụ kiện…
  • Sơn nước lớp 2, dặm vá sơn nước công trình.
  • Vệ sinh, bàn giao công trình.

Giai đoạn 5: Bàn giao công trình và bảo hành, bảo trì

Sau khi kết thúc thi công và hoàn thiện công trình. Các đơn vị thi công, xây lắp thực hiện bàn giao công trình cho chủ đầu tư/ khách hàng và tiến hành các phương án bảo trì, bảo hành công trình. Lưu ý thời gian bảo hành phần kết cấu là 05 năm, phần hoàn thiện, chống thấm, chống dột là 01 năm tính từ thời điểm bàn giao công trình.

Sơ đồ quy trình tổ chức thi công xây dựng chi tiết

Sơ đồ quy trình tổ chức thi công xây dựng [Source: FastWork]

Vai trò của quy trình tổ chức thi công xây dựng

Tổ chức và kiểm soát quy trình thi công luôn được xem là một trong những trọng điểm của ngành Xây dựng nhằm mục tiêu hoàn thiện các dự án xây dựng đúng thời gian và dự toán ban đầu, đảm bảo chất lượng công trình và uy tín với chủ đầu tư. Mỗi giai đoạn cần được giám sát chặt chẽ bởi bất kỳ một sai sót nhỏ có thể dẫn đến chậm tiến độ khiến thời gian hoàn thành không như kỳ vọng.

Quy trình này nhằm giúp các Quản lý dự án/ Chỉ huy trưởng biết rõ các công việc cần làm để triển khai thi công một dự án. Đồng thời Ban kiểm tra & Ban giám đốc có cơ sở để kiểm tra, đôn đốc, hỗ trợ các Quản lý dự án/ Chỉ huy trưởng trong việc triển khai, thực thi dự án đảm bảo đúng tiến độ và yêu cầu kỹ thuật của hồ sơ hợp đồng.

Giai đoạn thi công, hay tiến hành thi công tập trung chủ yếu vào các vấn đề onsite ngoài công trường như: kiểm soát khối lượng, vật tư thi công & theo dõi tiến độ thi công của thầu phụ trong thực tế so với kế hoạch để có các biện pháp can thiệp điều chỉnh kịp thời, đảm bảo tiến độ bàn giao công trình.

Quy định chung về tổ chức thi công, xây lắp công trình

Quy định về tổ chức thi công, xây lắp công trình

“Mục 3: Quy định chung” trong TCVN 4055:2012, tiêu chuẩn quốc gia về tổ chức thi công xây lắp các công trình xây dựng, Nội dung “Quy định chung về tổ chức thi công” bao gồm [tác giả đã lược gọn]:

  1. Công tác tổ chức thi công, xây lắp công trình bao gồm các nhiệm vụ: chuẩn bị xây lắp, tổ chức cung ứng vật tư- kỹ thuật và vận tải cơ giới hóa xây lắp, tổ chức lao động, lập kế hoạch tác nghiệp, điều động sản xuất và kiểm tra chất lượng xây lắp định kỳ.
  2. Công tác tổ chức thi công phải được tổ chức dứt điểm, sát sao và được tạo mọi điều kiện cần thiết để đưa công trình vào khai thác sử dụng, sớm đạt công suất thiết kế
  3. Mọi công tác thi công, xây lắp, bao gồm cả những công tác như hiệu chỉnh, thử nghiệm máy, thiết bị phải được tiến hành theo đúng quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn, định mức kinh tế – kỹ thuật và các chế độ, điều lệ hiện hành có liên quan của Nhà nước. Công tác bảo hộ lao động, phòng chống cháy nổ và bảo vệ môi trường phải được đặc biệt ưu tiên quan tâm xử lý.
  4. Việc thi công công trình phải căn cứ trên hồ sơ bản vẽ thiết kế thi công và bản vẽ kỹ thuật đã phê duyệt trước đó. Mọi thay đổi trong quá trình thi công phải báo cáo và có sự chấp thuận của chủ đầu tư, đơn vị tư vấn thiết kế.
  5. Công tác thi công xây lắp phải được làm liên tục quanh năm. Các công tác hay công trình đặc thù cần được tính toán thời gian thi công hợp lý theo điều kiện tự nhiên và khí hậu của vùng lãnh thổ thi công công trình xây dựng đó.
  6. Bố trí thi công đồng bộ để việc hoàn thiện công trình là nhanh nhất
  7. Các công trình được thi công theo phương pháp lắp ghép cần được thi công bởi các tổ chức chuyên môn hóa
  8. Nên sản xuất trong các trạm tập trung hoặc chạm di động với hỗn hợp bê tông, vữa xây, trát nhũ tương và các loại vữa khác
  9. Cần tạo mọi điều kiện để lắp ráp kết cấu theo phương pháp tổ hợp khối lớn phù hợp với dây chuyền công nghệ xây lắp như tổ chức các bãi lắp ráp để hợp khối trước khi đưa kết cấu, thiết bị ra lắp ráp vào công trình
  10. Tải trọng tác dụng lên kết cấu công trình, bao gồm cả tải trọng phát sinh, cần phải phù hợp với quy định trong hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công/ thiết kế tổ chức thi công đã quy định trong biện pháp tổ chức thi công
  11. Các công trình trọng điểm, sắp bàn giao đưa vào sản xuất/sử dụng, cần tập trung lực lượng vật tư kỹ thuật, lao động đẩy mạnh tiến độ, kết hợp thi công xen kẽ xây dưng với lắp ráp và những công tác xây lắp đặc biệt khác. Các bộ phận thi công mà ảnh hưởng lớn tới tiến độ cần tổ chức sắp xếp nhiều ca kíp thi công hơn.
  12. Thiết kế tổ chức xây dựng công trình là bắt buộc với tất cả công trình xây dựng trước khi khởi công xây lắp.
  13. Các giải pháp đề ra trong thiết kế tổ chức xây dựng và thiết kế biện pháp thi công phải đảm bảo chất lượng, khối lượng, tiến độ, an toàn lao động và bảo vệ môi trường.
  14. Việc xây lắp công trình phải được tiến hành theo phương thức giao – nhận thầu. Quy định về chế độ giao thầu và nhận thầu đã được quy định trong các Thông tư, Nghị định còn hiệu lực, trong quy chế giao – nhận thầu được Nhà nước ban hành.
  15. Tất cả mối quan hệ hợp tác trong thi công xây lắp phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng.
  16. Trong quá trình thi công xây lắp, phế liệu phải được tập kết đến nơi cho phép và các đơn vị xây dựng không được phép thải bừa bãi nước thải và phế liệu khác làm hỏng đất canh tác, đất nông nghiệp và các công trình lân cận. Phải dùng mọi biện pháp hạn chế tiếng ồn, bụi, rung động, khí thải độc hại vào không khí. Phải có biện pháp bảo vệ cây xanh, chỉ được chặt cây trong phạm vi khu vực thi công giới hạn của thiết kế. Các khu đất mượn thi công phải đảm bảo lớp đất màu trồng trọt còn nguyên để phục vụ phục hồi lại đất sau này
  17. Đối với thi công trong khu vực thành phố, phải thỏa thuận với cơ quan quản lý giao thông về vấn đề di chuyển các phương tiện vận tải, đảm bảo an toàn các tuyến đường ra, vào của nhà ở và các cơ quan đang hoạt động
  18. Đối với thi công trong khu vực có hệ thống kỹ thuật ngầm [đường cáp điện, cáp thông tin liên lạc, đường dẫn ống nước…], chỉ cho phép thi công khi đơn vị xây dựng có giấy phép của cơ quan quản lý những kỹ thuật đó.
  19. Đối với thi công bên trong các cơ quan/ đơn vị đang hoạt động, phải chú ý vấn đề vận chuyển cấu kiện, vật liệu xây dựng và môi trường. Tận dụng trang thiết bị hiện có của cơ quan đó.
  20. Yêu cầu bắt buộc phải có nhật ký thi công chung và nhật ký công tác xây lắp đặc biệt đối với tất cả công trình để ghi chép, theo dõi quá trình thi công. [Tìm hiểu cách cập nhật và quản lý nhật ký thi công dự án theo thời gian thực trên phần mềm FastCons]

Sử dụng phần mềm FastCons số hóa thi công hiệu quả

Quy trình tổ chức thi công xây dựng trong thực tế tại từng đơn vị xây dựng, xây lắp có thể khác nhau tùy thuộc theo mô hình, tính chất công trình và cơ cấu của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhìn chung để đảm bảo thi công hiệu quả trên các phương diện: tiến độ, chất lượng, an toàn lao động,… các doanh nghiệp xây dựng ngoài việc tuân thủ áp dụng các Quy định, Nghị định về tổ chức thi công, xây lắp, thì việc có cho mình một quy trình tổ chức thi công xây dựng riêng phù hợp là cần thiết.

Để công tác này dễ dàng hơn cho cả nhà quản lý và cán bộ kỹ sư/chỉ huy công trình, các đơn vị xây dựng đã lựa chọn áp dụng phần mềm FastCons [phần mềm quản lý thi công xây dựng] vào thực tế.

Phần mềm FastCons là phần mềm tốt nhất hiện nay dùng để quản lý giai đoạn tổ chức thi công dưới công trình, hỗ trợ theo dõi bám sát tiến độ, báo cáo realtime từ công trường gửi về thay thế tất cả phương thức làm việc, báo cáo thủ công khác.

Phần mềm quản lý dự án thi công FastCons

Phần mềm giúp cho công tác quản lý, kiểm soát thi công, kiểm soát vật tư, kiểm soát ngân sách dự án được chính xác – hiệu quả – nhanh chóng hơn với các tính năng như:

  • Quản lý kế hoạch thi công, báo cáo tiến độ hạng mục và tiến độ toàn dự án
  • Lập nhật ký thi công online, báo cáo khối lượng thi công hàng ngày: vật tư, nhân công, máy thi công
  • Phê duyệt ngân sách, dòng tiền, theo dõi các khoản thu/chi và cho biết dự án có đang gặp các nguy cơ về: chậm tiến độ, giải ngân chậm, lỗ công trình, vượt định mức hay không

Hiện phần mềm FastCons đang được áp dụng rộng rãi tại các nhà thầu xây dựng trên cả nước như: Tập đoàn FBV, Giao thông Sóc Trăng, Constrexim, Viglacera…

Nếu bạn muốn tham khảo thêm thông tin và nhận demo phần mềm FastCons, vui lòng liên hệ hotline 0983-089-715 hoặc nhập thông tin vào form đăng ký dưới đây.

Chủ Đề