Hướng dẫn cách lập dự toán cắm mốc năm 2024

Bộ Xây dựng nhận được văn bản số 5563/UBND-ĐT Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về việc đề nghị hướng dẫn xác định chi phí lập chỉ giới đường đỏ đối với đồ án quy hoạch chi tiết và hướng dẫn xác định dự toán chi phí lập hồ sơ cắm mốc giới.

Về vấn đề này, Bộ Xây dựng đã có công văn 276/BXD-KTXD ngày 08/02/2018 trả lời như sau:

1. Theo quy định tại Khoản 3 Điều 3 Thông tư số 05/2017/TT-BXD ngày 05/4/2017 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn xác định, quản lý chi phí quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị, trường hợp các công việc quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị chưa có định mức thì chi phí được xác định bằng cách lập dự toán. Do đó việc xác định chi phí lập hồ sơ cắm mốc giới, lập chỉ giới đường đỏ cho các tuyến đường trong công tác lập quy hoạch đối với các đồ án quy hoạch sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Hà Nội được thực hiện bằng phương pháp lập dự toán theo hướng dẫn tại Phụ lục số II Thông tư số 05/2017/TT-BXD và các quy định pháp luật có liên quan.

2. Về tỷ trọng chi phí thực hiện công việc lập chỉ giới đường đỏ cho các tuyến đường trong công tác lập quy hoạch đối với các đồ án quy hoạch sử dụng vốn ngân sách trên địa bàn thành phố Hà Nội, Bộ Xây dựng thống nhất theo đề xuất của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tại văn bản số 5563/UBND-ĐT, đây là mức tối đa để xác định chi phí cho việc dự trù vốn cho công tác lập chỉ giới đường đỏ.

- Căn cứ vào yêu cầu kỹ thuật, điều kiện thi công và phương án khảo sát, tổ chức tư vấn thiết kế có trách nhiệm lựa chọn định mức dự toán cho phù hợp với yêu cầu kỹ thuật, điều kiện thi công và phương án khảo sát.Đối với các công tác xây dựng chưa được ban hành định mức trong hệ thống định mức của Bộ Xây dựng hoặc đã được ban hành nhưng chưa phù hợp với yêu cầu đặc thù của công trình thì chủ đầu tư tổ chức xác định định mức dự toán mới, định mức dự toán điều chỉnh theo quy định tại Điều 21 Nghị định số

Vừa qua, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn Thanh Hóa có công văn số 238/BQLDANN-KTTĐ ngày 11/4/2018 gửi Bộ Xây dựng xin ý kiến hướng dẫn về việc áp dụng định mức cắm mốc tim tuyến, mốc ranh giới giải phóng mặt bằng công trình thủy lợi, công trình đê điều.

Về vấn đề này, Bộ Xây dựng có công văn 1061/BXD-KTXD ngày 10/5/2018 trả lời như sau:

Đối với công trình đê điều, trường hợp nội dung công việc, yêu cầu kỹ thuật và điều kiện áp dụng của công tác cắm mốc tim tuyến, mốc ranh giới giải phóng mặt bằng tương tự như nội dung công việc cắm mốc chỉ giới đường đỏ, mốc ranh giới quy hoạch mã hiệu CF.21100 theo Quyết định số 1354/QĐ-BXD ngày 28/12/2016 của Bộ Xây dựng về công bố Định mức dự toán xây dựng công trình phần Khảo sát xây dựng thì áp dụng định mức công tác này để lập dự toán khảo sát làm cơ sở quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình. Trường hợp không vận dụng được định mức thì Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn Thanh Hóa thực hiện việc lập định mức mới theo quy định tại Thông tư số 06/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 của Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

Điều kiện áp dụng của định mức: CF.21100: Các quy định về mốc hiện hành có liên quan. Vậy bạn áp dụng thông tư 10/2016/TT-BXD về cắm mốc quy hoạch trong đó có điều:

"Điều 20. Quy định về cột mốc 1. Cột mốc bao gồm phần móng chôn mốc, đế mốc và thân mốc, được sản xuất bằng bê tông cốt thép mác 200, đảm bảo độ bền vững, dễ nhận biết. 2. Đế mốc có kích thước 40x40x50 cm. 3. Thân mốc có chiều dài 90 cm. Mặt cắt ngang các loại thân mốc được quy định như sau:

  1. Mốc tim đường có mặt cắt ngang hình tròn, đường kính 15 cm;
  2. Mốc chỉ giới đường đỏ có mặt cắt ngang hình vuông, chiều dài cạnh 15 cm;
  3. Mốc ranh giới các khu vực có mặt cắt ngang hình tam giác đều, chiều dài cạnh 15 cm;
  4. Mốc tham chiếu có mặt cắt ngang giống mặt cắt ngang của mốc giới cần cắm; trên mốc tham chiếu thể hiện đầy đủ các thông số để dẫn chiếu đến mốc giới cần cắm. 4. Mặt mốc được gắn tim sứ hoặc tim sắt có khắc chìm ký hiệu và số hiệu mốc. 5. Độ sâu phần móng chôn mốc tối thiểu là 100 cm."

Lưu ý: Trong định mức chỉ nói đến công tác cắm mốc chứ vật liệu chưa bao gồm cột mốc bạn nhé.

Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng được quy định tại Điều 31 Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 9/2/2021 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

Định mức dự toán công tác cắm mốc chỉ giới đường đỏ, cắm mốc ranh giới quy hoạch được hướng dẫn trong định mức dự toán công tác khảo sát xây dựng công trình do Bộ Xây dựng ban hành (định mức mã hiệu CF.21100 được ban hành tại Thông tư số 10/2019/TT-BXD ngày 26/12/2019 của Bộ Xây dựng). Trong đó đã bao gồm các thành phần công việc chọn điểm, định hướng, xác định vị trí mốc cần cắm, đo đạc, định vị mốc bảo đảm yêu cầu kỹ thuật, vận chuyển, chôn mốc đúng yêu cầu thiết kế; chưa bao gồm chi phí cọc mốc.

Tùy theo việc sử dụng vật liệu làm cọc mốc mà chi phí cọc mốc được xác dịnh theo báo giá thị trường hoặc lập dự toán chi phí sản xuất cọc mốc.

Căn cứ điều kiện cụ thể của dự án, chủ đầu tư, đơn vị tư vấn tổ chức lập dự toán chi phí theo quy định.