Hướng dẫn dạy nghề phổ thông cấp thcs năm 2024

© SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH ĐỒNG NAI

Chịu trách nhiệm chính: Bà Trương Thị Kim Huệ - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo

Địa chỉ: Số 02 Nguyễn Văn Trị - phường Quyết Thắng - Tp. Biên Hoà - tỉnh Đồng Nai.

Điện thoại: 0251.3846441 - Fax: 0251.3846400 - Email: [email protected]

Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai

Hoạt động giáo dục hướng nghiệp dạy nghề phổ thông được áp dụng đối với học sinh THCS và THPT trong nhà trường đã nhiều năm nay. Song tới nay, số lượng học sinh học nghề hàng năm đạt từ 95-98%, nhưng chất lượng và hiệu quả dạy nghề hướng nghiệp trong các trường phổ thông vẫn là điều cả thầy, trò và các bậc phụ huynh còn nhiều trăn trở.

Dạy nghề, hướng nghiệp là một hoạt động giáo dục mà điểm của nó không được cộng vào các môn học để tính bình quân chung mà qua đó để đánh giá ý thức, hạnh kiểm của học sinh. Sau khóa học, học sinh tham gia học nghề chương trình 70 tiết đối với khối THCS và 105 tiết đối với khối THPT, khi kết thúc chương trình học sinh đạt điểm tổng kết từ 5,0 điểm trở lên được đăng ký dự thi nghề phổ thông và học sinh được cấp chứng chỉ (nhưng không được hành nghề) và dựa vào kết quả thi nghề để được cộng từ 0,5 đến 2,0 điểm cho các kỳ thi tốt nghiệp, chuyển cấp. Kỳ vọng của Bộ GD&ĐT về công tác tư vấn hướng nghiệp dạy nghề là giúp các em làm quen với các nghề phổ thông, rèn luyện trải nghiệm lao động và phát hiện sở trường, góp phần phân luồng và chuẩn bị cho học sinh lớp 9 lựa chọn các ban học ở trường THPT hợp lý và giúp học sinh lớp 12 lựa chọn ngành nghề, trường học, phù hợp với năng lục và sở trường của bản thân. Ở địa bàn thị xã Ba Đồn, Trung tâm Giáo dục - Dạy nghề thị xã mới thành lập từ tháng 5 năm 2014 nhưng dựa trên nền tảng Trung tâm KTTH-HN, hàng năm đã chỉ đạo dạy nghề hướng nghiệp cho học sinh 17 trường THCS và 03 trường THPT trên địa bàn thị xã Ba Đồn với số học sinh khá đông. Năm học 2017-2018 Trung tâm GD-DN đã chỉ đạo hướng nghiệp dạy nghề cho 2 khối với số lượng: Khối THCS số lượng học sinh tham gia học nghề là: 1578 hs/1063 hs trong đó nghề điện: 955 hs, nghề tin học: 560 hs, nghề làm vườn 63 hs. Khối THPT số lượng học sinh tham gia học nghề là: 1362 hs/1362 hs trong đó nghề điện: 419 hs, nghề tin học: 181 hs, nghề Làm vườn 686 hs, nghề Trồng rừng 76 hs. Dạy nghề hướng nghiệp cho học sinh THCS và THPT tại Trung tâm Giáo dục-Dạy nghề hay dạy tại các trường. Hầu hết hoạt động giáo dục hướng nghiệp dạy nghề trên địa bàn đều đang gặp những khó khăn về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, trong khi đó số lượng học sinh học nghề phổ thông hằng năm đạt gần 98%. Có thể nói đây là bước phát triển của dạy nghề hướng nghiệp đồng thời cũng cho thấy có sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của cả thầy và trò trong các trường phổ thông và toàn xã hội về dạy nghề và hướng nghiệp. Tuy nhiên có một thực tế: theo chương trình hiện nay thì học sinh THPT có 27 tiết Giáo dục hướng nghiệp, mỗi năm 09 tiết học, tức là mỗi tháng có 1 tiết kéo dài trong 3 năm. Ngoài ra, còn duy trì môn giáo dục học nghề 3 tiết mỗi tuần cho riêng HS khối 11. Học sinh lớp 9 cũng học 9 tiết với 9 chủ đề cho 9 tháng học. Trong các nhà trường giáo viên dạy nghề, hướng nghiệp phổ thông còn thiếu. Hầu hết giáo viên dạy vật lý kiêm dạy nghề điện dân dụng, giáo viên Sinh vật kiêm dạy làm vườn, giáo viên dạy nông lâm dạy nghề trồng rừng. Hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường và học hướng nghiệp qua dạy nghề phổ thông tại Trung tâm. Chủ yếu học tại các nhà trường với rất ít thiết bị, vật liệu để thực hành. Giáo viên trong nhà trường dạy được lý thuyết, còn thực hành thì chỉ "cưỡi ngựa xem hoa". Từ đó mọi việc dạy và học nghề, hướng nghiệp chỉ là để cho có. Mỗi chương trình học nghề học sinh THCS đóng học phí theo quy định của các trường mức thu từ 60.000 đồng/hs đến 100,000 đồng/hs, học sinh THPT không phải đóng tiền học phí nghề, còn tiền xây dựng thì không có, vậy vật liệu bị tiêu hao, dụng cụ dạy nghề hao mòn, hư hỏng hầu như không có kinh phí để bổ sung trang bị lại,... Đã có không ít các thầy giáo, cô giáo chẳng ngần ngại gì khi nói ra cái điều xem như là mặt trái của học nghề phổ thông rằng: Dạy nghề chỉ là hình thức, nhưng cái chính là học sinh được cấp chứng chỉ học nghề phổ thông sẽ được cộng từ 0,5 đến 2,0 điểm cho kỳ thi tốt nghiệp và 0,5 điểm đến 1,5 điểm cho kỳ thi chuyển cấp. Thế là học nghề trở thành cái phao cho các học sinh có lực học yếu. Đa số học sinh và phụ huynh quan niệm học nghề phổ thông trong nhà trường chỉ để được cộng điểm thi tốt nghiệp. Do chứng chỉ học nghề không được hành nghề. Đây là thực trạng đáng buồn với dạy nghề, hướng nghiệp. Nhiều ý kiến cho rằng: Hiệu quả dạy nghề còn quá thấp chỉ vì chương trình không được đổi mới, phù hợp các đối tượng học sinh từng trường. Chính vì lẽ đó, vào tháng 2-2018, Bộ GD&ĐT chính thức ban hành Thông tư 05 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT, ban hành kèm theo Thông tư số 11/2014/TT-BGDĐT ngày 18-4-2014 của bộ trưởng Bộ GD&ĐT. Cụ thể, theo quy định trước đây, tại Điều 7 quy định về “Tuyển thẳng, chế độ ưu tiên, khuyến khích”, về đối tượng được cộng điểm khuyến khích nêu rõ: Sở GD&ĐT quy định đối tượng và điểm cộng thêm cho từng loại đối tượng được hưởng chế độ khuyến khích. Tuy nhiên, trong thông tư vừa ban hành, tên của Điều 7 đã được sửa thành “Tuyển thẳng, chế độ ưu tiên”, không còn chế độ khuyến khích nữa, như vậy năm học 2018-2019 các trường THCS trên địa bàn thị xã Ba Đồn không dạy nghề phổ thông mà chỉ dạy môn sinh hoạt hướng nghiệp cho học sinh khối 9, còn khối 11 các em vẫn học nghề bình thường theo quy định vì môn học nghề ở phổ thông là bắt buộc. Như vậy, điều này đồng nghĩa với việc Bộ GD&ĐT không giao cho các sở quy định đối tượng và mức cộng điểm khuyến khích nữa. Do đó, trong kỳ thi vào lớp 10, thí sinh sẽ không được cộng điểm khuyến khích bao gồm cả điểm thi nghề phổ thông ở cấp THCS hay cuộc thi học sinh giỏi lớp 9 các môn văn hóa do các sở GD&ĐT tổ chức. Thế nhưng dự thảo thông tư được công bố có phần hơi muộn so với tiến độ của năm học, hiện có nhiều địa phương đã và đang thi nghề. Để tránh gây tâm lý lo lắng cho học sinh, phụ huynh, Bộ sẽ cân nhắc thời điểm áp dụng điều khoản của thông tư. Theo đó, các sở GD&ĐT có quy định cộng điểm khuyến khích đối với học sinh thi nghề phổ thông thì tiếp tục áp dụng tuyển sinh năm học 2018-2019. Còn số học sinh thi nghề năm học 2017-2018 sẽ không được cộng điểm gây hoang mang cho phụ huynh và học sinh.

Tác giả bài viết: Trần Xuân Huỳnh - Phó Giám đốc TT

Những tin mới hơn

  • NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG CÔNG TÁC TUYỂN SINH VĂN HÓA CÓ NGHỀ SAU KHI TỐT NGHIỆP THCS(24/12/2018)
  • NHỮNG THUẬN LỢI CỦA HỌC VIÊN KHI HỌC VĂN HÓA CÓ NGHỀ TẠI TRUNG TÂM GD - DN THỊ XÃ BA ĐỒN(20/12/2018)

Những tin cũ hơn

  • TỌA ĐÀM KỶ NIỆM NGÀY PHỤ NỮ VIỆT NAM 20/10(25/10/2018)
  • HIẾN MÁU ĐỢT 2 - NĂM 2018(10/10/2018)
  • HỘI NGHỊ HỌC TẬP, QUÁN TRIỆT, TUYÊN TRUYỀN VÀ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI XII CỦA ĐẢNG(27/05/2016)
  • Ngày Chủ Nhật Xanh(01/09/2015)
  • Khảo sát nhanh: Hoàn cảnh "tức điên" nhất khi làm kiểm tra(01/05/2014)
  • Học sinh bị cấm tham dự dạ hội vì mặc quần skinny đỏ(01/05/2014)
  • 5 bạn trẻ Việt tranh tài "Nhà lãnh đạo Đông Nam Á"(01/05/2014)
  • Bạn làm gì khi bất ngờ bị cô giáo túm?(01/05/2014)
  • Mẹ thuê hẳn một ngọn núi cho con học Văn(01/05/2014)
  • Điểm mặt những dự án "hot" của teen cấp 3(01/05/2014)