Hướng dẫn giám sát thi công ép cọc

Hướng dẫn cách tự giám sát thi công nhà ở - dịch vụ giám sát xây dựng, giám sát nhà phố, tư vấn giám sát

Giám sát thi công xây dựng là một vị trí công việc mà người làm về công việc này phải chịu trách nhiệm về vấn đề theo dõi cũng như là kiểm soát về khối lượng trong cả công trình thi công theo như đúng tiêu chuẩn về kỹ thuật hiện hành, đam bảo được về các tiến độ và thời gian thi công công trình cùng với vấn đề an toàn lao động. Người mà nhận việm vụ về công việc giám sát thi công xây dựng thì phải là những kỹ sư có được những chứng chỉ hành nghề theo đúng như quy định mà pháp luật đề ra.

Kỹ sư giám sát thi công xây dựng chính là người đại diện cho chủ đầu tư, có nhiệm vụ là theo dõi, kiểm tra, báo cáo cũng như là xử lý và sử dụng mẫu biên bản nghiệm thu trong quá trình nghiệm thu các công việc có liên quan đến tại công trình xây dựng. Một công trình xây dựng có chất lượng ra sao, tốt hay dở là đều phụ thuộc hết vào tinh thần cũng như là trách nhiệm công việc của người kỹ sư giám sát. Và, trong mỗi công trình, phần việc của người tư vấn giám sát công trình sẽ nhiều ít khác nhau. Thông thường là người giám sát các hoạt động khảo sát, thi công, tư vấn giám sát. Theo dõi tiến độ triển khai công trình. Điều tra, thu thập số liệu hiện trạng trong công tác đền bù và giải phóng mặt bằng...

Quy trình giám sát thi công công trình xây dựng

Giám sát thi công công trình xây dựng có vai trò cốt lõi, đảm bảo tính toàn diện của một công trình, về cả chất lượng, mục tiêu và cả hiệu quả sử dụng sau này. Một công trình xây dựng muốn đạt chuẩn cần phải có sự đầu tư kỹ lưỡng vào quy trình này

Vậy quy trình này bao gồm những bước gì, hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây!

Một quy trình giám sát thi công đạt chuẩn sẽ đảm bảo cho công trình sau khi hoàn hiện có độ an toàn và đạt chất lượng tốt nhất. Quy trình giám sát thi công xây dựng giúp công trình hoàn thành đúng tiến độ, đảm bảo những yêu cầu về kỹ thuật đặt ra.

I. Kiểm tra phần ép cọc [móng cọc ép bê tông cốt thép]:

- Kiểm tra xuất xứ, nhãn mác của cọc bê tông - Kiểm tra số lượng cọc - Kiểm tra chất lượng cọc - Kiểm tra định vị tim cọc trước khi ép [ hình 1,2] - Kiểm tra và xác định phần chất tải, trọng lượng tải trên đồng hồ đo ép cọc cho từng cọc dựa vào bảng số kiểm định tải trọng của đơn vị thi công ép cọc [hình 4] - Kiểm tra chất lượng mối hàn liên kết giữa các cọc khi ép [hình 3]

II. Kiểm tra phần móng:

- Kiểm tra tổng quát hồ sơ thiết kế công trình, bản vẽ phê duyệt xin phép xây dựng - Kiểm tra, đo đạc định vị tim trục chính cho công trình. Đổi chiếu lại với bảng vẽ thiết kế, bảng vẽ xin phép xây dựng [hình 1,2] - Kiểm tra định vị các hố móng - Kiểm tra kích thước móng [chiều dài, chiều rộng, chiều sâu], cao độ móng sau khi đào móng và lắp đặt cốp pha móng - Kiểm tra công tác đầm đất sau khi đào, vệ sinh hố móng, và bê tông lót móng - Kiểm tra nghiệm thu cốt thép móng sau khi lắp đặt bao gồm: chủng loại thép, đường kính thép [số phi thép], số lượng thép, khoảng cách thép, vị trí nối thép cho phép theo bản vẽ thiết kế, công tác kê cục kê cốt thép….[hình 3,4,7,8] - Kiểm tra công tác định vị vị trí và cấy thép chờ cổ cột [hình 12,13] - Kiểm tra chủng loại, chất lượng vật tư đầu vào dựa trên hợp đồng thi công giữa CĐT và Đơn vị Thi công như: cát, đá, xi măng, sắt thép, bê tông thương phẩm… - Giám sát quá trình đổ bê tông móng, giằng móng, đà kiềng. Lấy mẫu bê tông, kiểm tra chất lượng bê tông… - Kiểm tra công tác vệ sinh và an toàn lao động. - Đối với bê tông thương phẩm, kiểm tra xe bồn bê tông, mỗi xe bê tông đều có phiếu xuất xưởng bê tông bao gồm: xuất xứ bê tông, thời gian xe bê tông xuất bến, khối lượng bê tông trên 1 xe, biển số xe bồn có trùng với phiếu hay không, kiểm tra độ sụt bê tông, kiểm tra chì niêm phong, lấy mẫu bê tông để nén kiểm tra cường độ bê tông…[hình 9,10,11]

III. Kiểm tra phần cột:

- Kiểm tra công tác búng mực, định vị tim cột - Nghiệm thu cốt thép cột sau khi lắm dựng gồm: số lượng thép chủ, chiều dài đoạn nối thép, đai thép, cấy chờ thép râu giằng tường vào cốp pha cột, kê thép….[hình 4] - Nghiệm thu cốp pha cột sau khi lắp dựng, kiểm tra cây chống, gong ti neo cốp pha cột [hình 1,6] - Kiểm tra vật tư, vật liệu chuẩn bị cho công tác đổ bê tông cột - Lấy mẫu thí nghiệm bê tông cột [hình 2,3] - Kiểm tra độ thằng dứng của cột sau khi đổ bê tông bằng cách: cột dây cắm cờ trên đỉnh đầu cột rọi xuống dưới chân cột, kiểm tra bằng máy laze….[hình 5] - Bảo dưỡng, tưới nước bê tông cột - Kiểm tra công tác vệ sinh, an toàn lao động trên công trình

IV. Kiểm tra phần dầm, sàn và cầu thang

- Kiểm tra cao độ, vị trí của cốp pha dầm, sàn, cầu thang - Kiểm tra kích thước chiều dài, rộng, cao của cấu kiện dầm, sàn, cầu thang [hình 1] - Nghiệm thu cốt thép dầm, sàn dựa theo bản vẽ thiết kế [hình 4,5,6,7] - Kiểm tra công tác lắp hệ thống ống chờ điện, hệ thống ống cấp thoát nước dầm sàn [hình 8,9] - Kiểm tra công tác cốt thép, vệ sinh cốp pha, cốt thép dầm, sàn, cầu thang, cấy thép chờ cầu thang [hình 2,3] - Kiểm tra độ chắc chắn của cây chống dầm, sàn, cầu thang - Kiểm tra vật tư, vật liệu bê tông, lấy mẫu bê tông thí nghiệm [hình 10,11] - Giám sát quá trình đổ bê tông, nhắc nhở đầm dùi bê tông dầm, sàn, cầu thang [hình 12,13,14] - Kiểm tra công tác bảo dưỡng bê tông sau khi đổ bê tông dầm, sàn, cầu thang - Kiểm tra công tác an toàn lao động, vệ sinh môi trường

V. Kiểm tra công tác xây tường, trát tường

- Kiểm tra vật tư đầu vào dựa theo hợp đồng thỏa thuận giữa CĐT và ĐVTC như: cát, đá, xi măng, gạch… - Kiểm tra công tác vệ sinh ở vị trí xây tường. Thép chờ neo giằng tường khi xây tường. trát hồ dầu liên kết giữa bê tông và vữa xây tạo liên kết [hình 3,4,5,6] - Kiểm tra công tác búng mực, căng dây thả lợp lòn định vị tường trước khi xây [hình 8] - Kiểm tra công tác trộn vữa đúng mác vữa xây trước khi xây tường - Nghiệm thu công tác xây tường như: cập thước nhôm kiểm tra gạch xây thằng hàng, kiểm tra mạch vữa đều hay không bằng mắt thường. Xây 3 lớp gạch đinh dưới chân chống ẩm mốc, thấm nước. Không xây tường bằng gạch bị cháy đen, gạch bị bể. Cấy thép râu chờ trong lúc xây tường để xây hộp gen, vách ngăn nhà vệ sinh [ hình 7,9] - Nếu chiều cao của tường xây từ 3m trở lên phải bổ sung đổ bê tông giằng - Đối với chiều dài khối xây không vượt quá 6m đối với tường 200, không quá 4m đối với tường 100, nếu lớn hơn phải bổ sung cột cấy ở giữa. - Kiểm tra công tác bảo dưỡng tường xây: tưới nước làm ẩm tường liên tục sau 24h xây tường để lớp vữa đạt cường độ tốt nhất - Kiểm tra công tác trát tường: đóng lưới ở những nơi tiếp giáp tường xây với bê tông, những nơi đục gắn ống ruột gà chờ điện, ống nước nhà vệ sinh. Tưới nước làm ẩm tường xây trước khi trát [hình 1,2,12,13] - Nghiệm thu trát tường bằng thước cách cập thước nhôm chéo trên bề mặt trát, dung thước vuông góc để kiểm tra góc vuông trát tường. kiểm tra kích thước, cao độ cửa đi, cửa sổ sau khi trát [hình 11,14,15] - Kiểm tra công tác bảo dưỡng xây tường và trát tường

.jpg]

VI. Kiểm tra công tác điện, nước

- Kiểm tra chủng loại vật tư, ống điện, ống nước, dây điện theo hợp đồng [hình 8] - Kiểm tra công tác lắp đặt ống chờ ruột gà điện, ống cấp thoát nước âm tường [hình 4,5,6,7,9,10] - Nên lắp đặt ống ruột gà, ống điện chờ âm tường trước khi trát tường - Kiểm tra công tác test áp lực cho hệ thống cấp thoát nước nóng, lạnh

VII. Kiểm tra công tác hoàn thiện

- Kiểm tra đúng chủng loại vật tư, vật liệu dựa theo hợp đồng giữa CĐT và ĐVTC a.Công tác chống thấm nhà vệ sinh, chống thấm ban công - Vệ sinh, cạo sủi lớp bê tông, vữa dính trên bề mặt nền [hình 1] - Tưới nước làm sạch bụi bẩn [hình 3] - Trộn đều nước, sika latex và xi măng tạo thành hỗn hợp [hình 2] - Quét lớp hỗn hợp sika latex vào nền nhà vệ sinh. Đợi lớp thứ nhất khô rồi quét lớp thứ 2. Quét sika latex chống thấm ít nhất 4 lớp [hình 4,5,6] - Sau khi đợi hỗn hợp khô hoàn toàn, bơm nước vào và ngâm trong vòng khoảng 7 ngày tới 10 để kiểm tra nước còn thấm qua lớp sàn bê tông hay không. - Hút nước ra để khô sàn, sau đó trộn vữa pha thêm sika latex cán nền b.Công tác cán vữa nền, lát gạch nền, ốp gạch tường: - Vệ sinh sạch nền sàn bê tông, cạo sủi, loại bỏ bê tông, vữa dính trên nền - Tưới nước vệ sinh nền. Gém cos định vị cao độ nền trước khi cán vữa [hình 3,4,13] - Gạch ốp tường phải ngâm nước trước khi ốp, tránh bộp, rỗng mạch vữa khi ốp [hình 6] - Nghiệm thu kiểm tra gạch ốp lát thẳng, đều ron bằng máy laze [hình 7,8,9,10,11] c.Công tác bả matit, sơn nước: - Kiểm tra chủng loại vật tư. - Kiểm tra vệ sinh tường trát trước khi bả matit - Bả matit lớp 1 lên tường, đợi lớp 1 khô rồi bả tiếp lớp thứ 2 [hình 1,3,4,6] - Sau đó dung giấy nhám xả bả matit đã trét [hình 2,7] - Dung sơn lót sơn lên tạo độ mịn. sau đó bắt đầu sơn nước lớp 1, rồi sơn tiếp lớp 2 [hình 5,8,9] d.Công tác lắp đặt thiết bị điện, công tắc, ổ cắm, lắp đặt lan can cầu thang, lan can ban công, lắp đặt cửa đi, cửa sổ - Kiểm tra nghiệm thu theo bản vẽ thiết kế những vị trí công tắc, ổ cắm điện, thiết bị đèn chiếu sáng, quạt….[hình 1,2,3,11]

Với tầm quan trọng của công việc giám sát xây dựng chúng tôi có ngay dịch vụ tư vấn giám sát nhằm đáp ứng cho chất lượng ngôi nhà của bạn.

Kiến Tạo An Gia LLC với dịch vụ giám sát xây dựng Kỹ sư giám sát sẽ có mặt từ 02-04 tiếng/ngày - 06 ngày/tuần [từ Thứ 2 đến Thứ 7], các hạng mục Ép cọc, Đổ bê tông Giám sát sẽ có mặt toàn thời gian. Ngoài ra chúng tôi sẽ có Giám sát trưởng thường xuyên hỗ trợ và nghiệm thu những hạng mục quan trọng cùng với giám sát viên. Thêm nữa chúng tôi còn có phần mềm Quản lý dự án 4.0 cập nhật dữ liệu online 24/7 để công ty và khách hàng có thể nắm bắt tiến độ và kiểm soát chất lượng của công trình.

Chủ Đề