Hướng dẫn soạn bài văn bản văn học

Bài tập: trang 121 sgk Ngữ văn 10 tập 2

Đọc các văn bản [SGK] và thực hiện các yêu cầu nêu bên dưới:

NƠI DỰA

Người đàn bà nào dắt đứa nhỏ đi trên đường kia?

Khuôn mặt trẻ đẹp chim vào những miền xa nào..

Đứa bé đang lẫm chẫm muôn chạy lên, hai chân nó cứ ném về phía trước, bàn tay hoa hoa một điệu múa kì lạ.

Và cái miệng líu lo không thành lời, hát một bài hát chưa từng có.

Ai biết đâu, đứa bé bước còn chưa vững lại chính là nơi dựa cho người đàn bà kia sống. 

Người chiến sĩ nào đỡ bà cụ trên đường kia?

Đôi mắt anh có cái ánh riêng của đôi mắt đã nhiều lần nhìn vào cái chết. Bà cụ lưng còng tựa trên cánh tay anh bước tìmg bước run rẩy. Trên khuôn mặt già nua, không biết bao nhiêu nếp nhăn đan vào nhau, mỗi nếp nhăn chứa đựng bao nỗi cực nhọc gắng gỏi một đời.

Ai biết đâu, bà cụ bước không còn vững lại chính là nơi dựa cho người chiến sĩ kia đi qua những thử thách.

[Nguyễn Đình Thi, Tia nắng, NXB Văn học, Hà Nội, 1983]

Câu hỏi:

a] Hãy tìm hai đoạn văn có cấu trúc [ cách tổ chức] câu, hình tượng tượng tương tự nhau của bài thơ Nơi dựa

b] Những hình tượng [ người đàn bà- em bé, người chiến sĩ - bà cụ già] gợi lên những suy nghĩa gì trong cuộc sống?

[2]

THỜI GIAN 

Thời gian qua kẽ tay

Làm khô những chiếc lá

Kỉ niệm trong tôi

Rơi

như tiếng sỏi

trong lòng giếng cạn

Riêng những câu thơ

còn xanh

Riêng những bài hát

còn xanh

Và đôi mắt em

như hai giếng nước

[Văn Cao, lá, NXB Tác phẩm mới, Hà Nội, 1998]

a] Theo anh chị, các câu sau chứa hàm chứa ý nghĩa gì?

- Kỷ niệm trong tôi

Rơi

như tiếng nước sỏi

trong lòng giếng cạn

-Riêng những câu hát

còn xanh

So sánh đối với hai câu mở đầu bài, chú ý từ xanh]

-Và đôi mắt e

như hai giếng nước

b] Qua bài Thời gian, Văn Cao định nói điều gì?

[3]

MÌNH VÀ TA

Mình là ta đấy thôi, ta vẫn gửi cho mình

Sâu thẳm mình ư, lại là ta đấy!

Ta gửi tro, mình nhen thành lửa cháy

Gửi viên đá con, mình dựng lại nên thành.

[Chế Lan Viên, Ta gửi cho mình, NXB Tác phẩm mới Hà Nội, 1986]


a] Giải thích rõ quan niệm của Chế Lan Viên về mối quan hệ giữa người đọc [mình] và nhà văn [ta] ở các câu 1,2

b] Nói rõ quan hệ của Chế Lan Viên về văn bản văn học và tác phẩm văn học trong tâm trí của người đọc ở các câu 3,4.

Câu 1 [trang 121 sgk Văn 10 Tập 2]:

Những tiêu chí chủ yếu của văn bản văn học

- Văn bản văn học đi sâu phản ánh hiện thực khách quan và khám phá thế giới tình cảm và tư tưởng, thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người.

- Văn bản văn học xây dựng bằng ngôn từ nghệ thuật, có hình tượng, có tính thẩm mĩ cao.

- Mỗi văn bản văn học thuộc về một thể loại nhất định và theo những quy ước, cách thức của thể loại đó.

Câu 2 [trang 121 sgk Văn 10 Tập 2]:

Bởi vì văn học là nghệ thuật ngôn từ, nên khi đọc văn bản văn học, trước hết phải hiểu rõ nghĩa của từ, từ tường mình đếm hàm ẩn, nghĩa đen và cả nghĩa bóng. Tìm hiểu tầng ngôn từ là cơ sở để bóc tách tầng hình tượng và hàm nghĩa của văn bản. Vì thế, hiểu tầng ngôn từ mới là bước thứ nhất cần thiết để đi vào chiều sâu của văn bản văn học.

Câu 3 [trang 121 sgk Văn 10 Tập 2]:

- Trước hết, cần nắm vững đặc trưng hình tượng trong thơ, sau đó thông qua tìm hiểu lớp ngôn từ để đi sâu tìm hiểu hình tượng thơ.

- Nên chọn hình tượng văn học đã được học và tìm hiểu trong chương trình đã học.

- Ví dụ minh họa:

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son

   + Hình tượng nhân vật trữ tình được khắc họa qua hình ảnh chiếc bánh trôi.

   + Tác giả dùng hình ảnh và những ngôn từ miêu tả chiếc bánh trôi để nói lên suy nghĩ của mình. Bốn câu thơ là sự quan sát của Hồ Xuân Hương cả về màu sắc [trắng], hình dáng [tròn] và cách làm [bảy nổi ba chìm, rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn,…].

⇒ Hình tượng thơ vừa miêu tả và trình bày cách làm một chiếc bánh trôi lại vừa là lời than thở cho thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

Câu 4 [trang 121 sgk Văn 10 Tập 2]:

- Hàm ý của văn bản văn học là những điều mà nhà văn muốn tâm sự, những thể nghiệm về cuộc sống, những quan niệm về đạo đức xã hội, những hoài bão,…

- Ví dụ: Trong câu thơ:

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son

Ở đây, tác giả không chỉ thuyết minh về cách làm bánh trôi mà còn nói về thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa bị phụ thuộc vào bàn tay kẻ khác, số phận có tốt đẹp hay khổ đau là do "tay kẻ nặn"; dẫu vậy, những người phụ nữ ấy vẫn giữ được tấm lòng son sắt, chung thủy.

Luyện tập:

* Văn bản [1]: Văn bản Nơi dựa

a, Hãy tìm hai đoạn có cấu trúc [cách tổ chức] câu, hình tượng tương tự nhau của bài Nơi dựa.

- Văn bản chia thành hai đoạn có cấu trúc câu và hình tượng tương tự nhau:

   + Câu mở đầu và câu kết của mỗi đoạn có cấu trúc giống nhau.

   + Mỗi đoạn có hai hình tượng nhân vật có những đặc điểm tương tự nhau:

Đoạn 1: người đàn bà và đứa nhỏ

Đoạn 2: người chiến sĩ và bà cụ

b, Những hình tượng [người đàn bà – em bé, người chiến sĩ – bà cụ già] gợi lên những suy nghĩ gì về nơi dựa trong cuộc sống?

- Những hình tượng trên đều gợi lên nhiều suy nghĩ về nơi giữa trong cuộc sống:

   + Người đàn bà tưởng chừng là chỗ dựa cho đứa nhỏ nhưng chính sự hồn nhiên của nó mới chính là chỗ dựa cho người đàn bà ấy.

   + Người chiến sĩ khỏe mạnh tưởng sẽ là chỗ dựa cho bà cụ nhưng chính bà cụ mới là người vỗ về, làm chỗ dựa cho anh chiến sĩ kia.

⇒ Theo logic thì những người khỏe mạnh mới là chỗ dựa cho những người yếu hơn. Nhưng logic trong đoạn thơ này là logic về tinh thần, theo đó những con người nhỏ bé mới là chỗ dựa tinh thần cho những người mạnh khỏe, to lớn.

* Văn bản [2]: Văn bản Thời gian

a, Theo anh [chị], các câu sau đây hàm chứa ý nghĩa gì?

- Kỷ niệm trong tôi

Rơi như tiếng sỏi trong lòng giếng cạn

- Câu thơ thuộc đoạn một của văn bản, nói lên sức mạnh tàn phá của thời gian.

- Riêng những câu thơ còn xanh

Riêng những bài hát còn xanh

- Câu thơ thuộc đoạn hai của văn bản, nói về những giá trị tồn tại mãi với thời gian.

⇒ ai cũng hiểu quy luật tàn phá của thời gian, nhưng không ai có thể làm cho mình bất tử với thời gian. Thế nhưng vẫn có những giá trị tồn tài mãi mãi với thời gian, đó chính là những giá trị về thơ ca và âm nhạc. Từ "xanh" trong câu thơ trên như "chọi" lại với từ "khô" trong hai câu mở đầu.

- Và đôi mắt em như hai giếng nước.

- Đôi mắt em như hai giếng nước, là hai giếng nước chứa chan những kỉ niệm tình yêu, những kí ức sống mãi, đối lập với những kỉ niệm đã "rơi" và "lòng giếng cạn".

b, Qua bài Thời gian, Văn Cao định nói lên điều gì?

Qua bài Thời gian, Văn Cao muốn nói rằng thời gian có thể xóa nhòa tất cả, chỉ có nghệ thuật và tình yêu là còn sống mãi với thời gian.

* Văn bản [3]: Văn bản Mình và ta

a, Giải thích rõ quan niệm của Chế lan Viên về mối quan hệ giữa người đọc [mình] và nhà văn [ta] ở câu 1, 2.

Hai câu thơ thể hiện quan niệm sâu sắc của Chế Lan Viên về mối quan hệ giữa người đọc và nhà văn. Trong quá trình sáng tạo, nhà văn đồng cảm với bạn đọc, còn bạn đọc đồng cảm với nhà văn trong quá trình tiếp nhận. Sự đồng cảm phải từ tận cùng "sâu thẳm" mới có thể có sự đồng điệu trong tâm hồn được.

b, Nói rõ quan điểm của Chế Lan Viên về văn bản văn học và tác phẩm văn học trong tâm trí của người đọc ở các câu 3, 4.

Quan niệm của Chế Lan Viên về văn bản văn học: nhà văn viết tác phẩm là sáng tạo nghệ thuật theo những đặc trưng riêng. Tâm tư của nhà văn gửi gắm vào các hình tượng nghệ thuật, nhưng hình tượng chỉ có giá trị gợi mở chứ không nói hết ý của nhà văn. Người đọc phải tái tạo lại, tưởng tượng thêm và suy ngẫm, phân tích để từ "tro" tàn "nhen thành lửa cháy", từ "viên đá con" có thể "dựng lại nên thành".

Nhận xét - Ý nghĩa

Qua bài học, học sinh có thể biết:

- Tiêu chí chủ yếu của một văn bản văn học:

   + Phản ánh và khám phá cuộc sống, bồi dưỡng tư tưởng và tâm hồn, thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người.

   + Ngôn từ có nhiều tìm tòi, sáng tạo, có tính hình tượng, có hàm nghĩa sâu sắc, phong phú.

- Được viết theo một thể loại nhất định với những quy ước thẩm mĩ riêng: truyện, thơ, kịch,…

- Cấu trúc của văn bản văn học, bao gồm 3 tầng: ngôn từ, hình tượng và hàm nghĩa.

- Đi sâu vào các tầng, các lớp đó ta mới thấu hiểu được nội dung và nghệ thuật của văn bản văn học.

Xin chào các em! Hôm nay, Soạn Văn sẽ hướng dẫn các em soạn bài: Văn bản văn học. Bài học được biên soạn trong chương trình SGK Ngữ Văn 10 Tập 2. Các em hãy cùng tham khảo để chuẩn bị thật tốt cho bài giảng trên lớp của thầy cô nhé!

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1:

Những tiêu chí chủ yếu của văn bản văn học: có 3 tiêu chí:

  • Tiêu chí 1: Văn bản văn học đi sâu phản ánh và khám phá thế giới tình cảm, tư tưởng và thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người.
  • Tiêu chí 2: Ngôn từ của văn bản văn học là ngôn từ nghệ thuật có hình tượng mang tính thẩm mĩ cao, trau chuốt biểu cảm, gợi cảm, hàm súc, đa nghĩa.
  • Tiêu chí 3: Văn bản văn học bao giờ cũng thuộc về một thể loại nhất định với những quy ước riêng, cách thức của thể loại đó.

Câu 2:

Nói: “hiểu tầng ngôn từ mới là bước thứ nhất cần thiết để đi vào chiều sâu của văn bản văn học” là bởi vì:

  • Văn học là nghệ thuật ngôn từ. Khi đọc văn bản văn học, chúng ta phải hiểu rõ nghĩa của từ, từ nghĩa tường minh đến hàm nghĩa, từ nghĩa đen đến nghĩa bóng.
  • Ngôn từ là đối tượng đầu tiên khi tiếp xúc với văn bản văn học
  • Chiều sâu của văn bản văn học tạo nên từ tầng hàm nghĩa, tầng hàm nghĩa được ẩn dưới bóng tầng hình tượng, mà hình tượng lại được hình thành từ sự khái quát của lớp nghĩa ngôn từ.

Nói tóm lại, khi đọc văn bản văn học phải hiểu được tầng hàm nghĩa nhưng hiểu được tầng ngôn từ là bước thứ nhất cần thiết để đi vào chiều sâu của văn bản văn học.

Câu 3:

Ý nghĩa một hình tượng trong bài thơ hoặc đoạn thơ: Hàm nghĩa của văn bản văn học là những lớp nghĩa ẩn kín, tiềm tàng của văn bản được gửi gắm trong hình tượng. Các em có thể tìm hiểu ý nghĩa của hình tượng trong câu ca dao sau:

Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng

Tre non đủ lá đan sàng nên chăng?

Câu ca dao trên không chỉ mang ý nghĩa tả thực. “Tre non đủ lá” là chỉ những người đã trưởng thành, đủ lớn; còn “đan sàng” là chỉ việc cưới xin, kết duyên với nhau.

Như vậy, khi chàng trai nói đến chuyện tre, đan sàng thì câu ca dao không chỉ mang ý nghĩa tả thực như vậy. Mà nó còn là lời ngỏ ý của chàng trai hỏi cô gái có đồng ý nên duyên với chàng hay không.

Câu 4:

* Hàm nghĩa của văn bản văn học là những ý nghĩa ẩn kín, nghĩa tiềm tàng của một văn bản văn học. Đó là những điều mà nhà văn gửi gắm, tâm sự, kí thác, những thể nghiệm về cuộc sống.

Ví dụ:

  • Bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương: mới đọc thì chỉ là miêu tả chiếc bánh trôi đơn thuần, nhưng nghĩa hàm ẩn mà tác giả muốn gửi gắm lại là vẻ đẹp cũng như số phận bi đát của người phụ nữ trong xã hội phong kiến bất công.
  • Bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến: kể về tình huống người bạn lâu không gặp đến nhà chơi mà chủ nhà không có gì tiếp khách. Thực chất, tất cả những vật chất không đầy đủ đó chỉ để nổi bật lên tình bạn thắm thiết của nhà thơ với bạn mình.

Video liên quan

Chủ Đề