Hướng dẫn sử dụng olympus em10

Nhiều người mới bắt đầu dùng máy ảnh Olympus OM-D thường hỏi tôi những thiết lập tối ưu nhất cho chiếc máy Olympus của mình. Nhưng thực ra đó còn là do kinh nghiệm sử dụng của mỗi người, họ thường chụp cái gì? đối tượng chụp ra sao? nội dung của họ chứa đựng những gì? Tôi xin tổng hợp những thiết lập cơ bản nhất của những người đi trước để cho anh chị em hiểu hơn về chiếc máy ảnh của mình, dưới đây là những thiết lập tối ưu cho một số dòng máy OM-D của Olympus [E-M1, E-M5 Mark II, E-M5, E-M10, E-M10 Mark II, Pen-F, Pen lite PL7, PL8]


Dưới đây là những thiết lập cơ bản dựa trên kinh nghiệm cá nhân và tổng hợp của những người đã sử dụng Olympus trước đây nên nó chỉ là kinh nghiệm và để tham khảo nên không có sự đúng sai, trong trường hợp bạn có những kinh nghiệm tối ưu hơn xin vui lòng liên hệ với quản trị viên để góp ý. Bài viết dựa theo bài chia sẻ của NAG Robin Wong.



Bạn hãy đọc kỹ những lưu ý dưới đây:


1.] Những thiết lập này phục vụ cho công việc cá nhân, có thể làm việc tốt với nhưng chưa chắc đã là lựa chọn tốt cho người khác, bạn có thể thay đổi các thiết lập phù hợp với công việc hoặc sở thích của bạn, không nhất thiết phải theo bài viết này.

2.] Có thể có 1 vài thiết lập không có trong máy của bạn đang dùng vì máy của bạn đã cũ hoặc máy của bạn vừa được ra mắt.

3.] Không có gì là sai nếu bạn chụp ở chế độ Auto, bời vì mục đích cuối cùng cũng là cho ra 1 bức ảnh của riêng bạn.

4.] Những thiết lập trong bài này không phải là toàn bộ cho máy Olympus, có rất nhiều điều để chia sẻ nhưng trong bài viết này chỉ xin chia sẻ những tính năng quan trọng nhất và thường xuyên sử dụng mà thôi.

5.] Tất cả thông tin trong bài viết này chỉ là tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau và kinh nghiệm sử dụng máy ảnh Olympus của người viết không phải là các khuyến nghị của hãng máy ảnh Olympus.


Tôi không làm các bạn tốn thêm thời gian, chúng ta bắt đầu nhé:


Sô 1: Đây là câu hỏi được nhiều người hỏi làm thế nào để nhìn "màn hình - Live view" như thế nào thì chụp ra như vậy thì cực đơn giản.
Mọi người hãy làm như sau:

Bật máy ảnh lênlên --> Menu --> Custom Menu [ko hiểu xem hình tại đây] -> Disp/hình cái loa/PC --> kéo sang trang thứ 2 --> nhìn thấy chữ Livecomposite --> bấm Ok --> chọn off --> Xong.

Còn nếu không hiểu thì mời bạn xem video:


1. SUPER CONTROL PANEL - Bảng Điều Khiển





Nếu là người lần đầu tiên bạn sử dụng Olympus thì thực sự sẽ hơi bất ngờ với giao diện của máy, Olympus cũng ko phải là hãng máy ảnh có giao diện thuận tiện cho người sử dụng nhất nhưng có 1 tính năng đặc biệt mà hãng đã có ngay từ thời của những chiếc máy dSLR đó là: SUPER CONTROL PANEL [SCP] - Bảng Điều Khiển. 

Bảng Điều Khiển [SCP] được mở ra bằng cách bấm vào phím OK ở giữa của vòng điều khiển 5 chiều nằm bên phải của máy OM-D. Với những máy đời cũ để bật đươc SCP lên thì bạn làm như sau: Menu => Custom Menu => Disp / Sound / PC => P/A/S/M => Live SCP On 


SCP là 1 trong những tính năng cực kỹ hữu ích cho người dùng, vì nó cho chúng ta cái nhìn tổng quan về thiết lập của máy ở thời điểm đang bắt đầu dùng để cho chúng ta ko bị nhầm hay quên các thiết lập như: ISO, WB, Định dạng files, Tỷ lệ khung hình, Chế độ đo sáng v.v... Tôi khuyên các bạn là nên kiểm tra các thông số sau: Raw/JPEG, ISO, cũng như chế độ chống rung của máy. Ngay trên SCP bạn có thể thay đổi các thông số cho phù hợp nhất, bằng cách dùng phím điều hướng và phím OK hoặc dùng tay nhấn liên tiếp 2 lần vào vị trí bạn muốn thay đổ rồi dùng phím điều hướng để thay đổi sau đó kết thúc bằng phím OK hoặc có thể dùng 2 bánh xoay trước và sau để thay đổi vị trí và thay đổi thông số phù hợp sau đó kết thúc bằng phím OK. Tôi cũng cho các bạn biết là Olympus là hãng máy ảnh đầu tiên có Bảng Điều Khiển - SCP trên máy ảnh, và các hãng máy khác đều phải học hỏi điều này.


Đây là màn hình Live Control
Hãy làm theo hướng dẫn ở trên để chuyển sang màn hình SCP nhé
Theo tôi bạn có thể vô hiệu hóa Live Control vì thực nó không hữu dũng bằng SCP.


Tôi xin nhắc lại 1 lần nữa để truy cập vào bảng điều khiển chỉ có 1 cách
nhanh nhất là bấm phím OK. Nếu bạn thấy màn hình chưa xuất hiện SCP thì bấm INFO đến khi SCP xuất hiện như ở hình trên thì thôi. Thực ra tôi khuyên các bạn nên tắt Live Control đi 



2] JPEG SUPER FINE


Theo mặc định thì định dạng nén có sẵn trên máy Olympus chỉ là Fine [F], Normal và Basic. Nhưng còn có 1 định dạng được ẩn đi là Super Fine [SF], đây là tỷ lện nét thấp nhất và cho chất lượng ảnh ra cũng tốt nhất.

Để thay đổi định dạng bạn làm như sau: Menu - Custom menu --> Color /WB --> Set --> F --> SF

Với tôi thì tôi hay chụp Raw vì tôi ít khi chuyển files sang các thiết bị di động để sửa ngay mà sửa trên máy tính cá nhân của tôi.

3] NOISE FILTER = OFF

Trên máy ảnh Olympus có 2 cách để kiểm soát thiết lập Noise riêng biết , Noise Filter và Noise Reduction. Chúng ta sẽ nói đến từng phần, trước tiên là Noise Filter nhé.

Noise filter đơn thuần là 1 phần mềm lọc Noise [khi chụp ở ISO cao] khi bạn chụp định dạng JPEG. Có 4 thiết lập cho chức năng này: OFF, Low, Normal, High. Theo tôi bạn nên tắt nó đi - OFF. Khi NOISE FITER OFF thì máy ảnh cũng không tiến hành kiểm soát nhiễu hình ảnh, ảnh vẫn duy trì được chi tiết tốt không bị Chrome Noise [Color noise] ngay cả ở ISO 6400.

Trong trường hợp ảnh của bạn bị nói, hạt nhiễu không giảm thì có thể chuyển NOISE FILTER sáng LOW

Trong mọi trường hợp bạn chỉ nên để ở OFF hoặc LOW thôi.

4] NOISE REDUCTION - STANDARD

Khác với Noise Filter à nha, 2 cái này ko giống nhau đâu


Thực ra tính năng này được gọi là Hot Pixel Reduction. Nhiều người dùng Olympus sẽ ko hiểu hết được sự khác nhau giữa Noiso Filter và Noise Reduction. Noise Reduction áp dung phươn thức 'Dark Frame Subtraction' để giảm thiểu Hot Pixel, được sinh ra khi bạn phơi sáng lâu, thường là lâu hơn một nửa của màn chập thứ hai [chỗ này ko hiểu lắm - longer than half a second shutter speed]. Máy ảnh sẻ chụp 1 tấm trong khi màn chập vẫn đóng [sau bức ảnh đầu tiên] để đưa ra vị trí các Hot Pixels. Và 2 hình này sẽ được máy chồng lên nhau để xoa các điểm Hot Pixels. [ai ko hiểu Dark Frame Subtraction có thể đọc Wikipedia tại đây nhé, phần này em cũng chưa hiểu lắm hihi].

Theo mặc định, Noise Reduction được thiết lập Auto, có nghĩa là máy sẽ tự động bật Noise Reduction khi bạn phơi sáng lâu hơn 0.5s khi màn chập thứ 2 hoặc lâu hơn [chỗ này em giải thích ko được mượt lắm nên anh em tham khảo thêm về cơ chế hoạt động của màn chập tại đây].


Khi cơ chế Noise Reduction được kích hoạt thì bạn sẽ tốn gấp đôi thời gian phơi sáng. Thí dụ bạn phơi là 1 giây, nhưng sẽ tốn thêm 1 giây để máy hoạt động [phần này đọc ngược lên trên sẽ hiểu].


Vì vậy, bạn không nên để Noise Reduction luôn luôn bật [ON] mà chỉ để Auto thôi. Nếu bạn luôn bật thì máy sẽ rất chậm, vì khi bạn chụp 1 tấm thực chất máy sẽ tốn gấp đôi shot. Bạn sẽ cảm thấy máy có độ trễ ngay khi bấm chụp [cứ thử đi sẽ biết].


Mặt khác, các bạn cũng không nên tắt [OFF] chức năng này, vì bạn mà phơi lâu khoảng 30s thì sẽ Hot Pixels sẽ mọc đầy ảnh bạn như sao mùa hè.



NAG Robin Wong đang sử dụng Olympus E-M10 MII để chụp Macro côn trùng.
4] WHITE BALANCE: KEEP WARM COLOR [KWC]--> OFF

Cân bằng trắng trên máy ảnh Olympus khá chính xác và đáng tin cậy ở hầu hết mọi môi trường [tôi nói hầu hết thôi nha]. Có 1 chức năng được ẩn sâu trong Menu mà chúng ta nên tắt đi.


Vì Với người Việt Nam mầu da của chúng ta đã khá là trầm ấm và mong mỏi của chúng ta là da càng trắng sáng càng tốt nên theo tôi chức năng này sẽ chỉ làm cho da chúng ta đậm hơn. Theo như suy nghĩ của tôi, phương tây họ lại rất thích chức năng này, lý do vì bọn họ luôn mong muốn có 1 mầu da nâu đất [lý do vì sao họ thích thì các bạn google nhé]. 


Thực ra có nhiều bạn lại thích giữ chức năng này nên các bạn có thể bỏ qua nhé, ở đây tôi chỉ nói cho những người ko thích biết và tắt KWC đi mà thôi.


Menu --> Custom Menu --> Gear Icon [mục G] --> Color/WB --> Keep Warm Color --> ON/OFF.


5] PICTURE MODE: Natural


Có quá nhiều chế độ thiết lập hình ảnh để chọn, thực sự quá nhiều. Anh bạn Robin Wong khuyên chúng ta nên ít sử dụng chế độ i-Ehance và Vivid, lý do là nó không thực tế, còn nếu bạn thích thì cứ dùng thôi. 


Còn với tôi thì tôi khuyên các bạn có thể dùng ở chế độ Natural, Muted hoặc Portrait


7] SHARPNESS, CONTRAST, SATURATION = 0


Các giá trị này chúng ta ko nên động vào làm gì, trừ trường hợp bạn là người thích tìm cái mới lạ và tìm ra sự khách biệt  hoặc tùy vào trường hợp riêng để lựa chọn.


8] GRADATION = NORMAL


Với chế độ này bạn nên để Normal. Tôi không khuyến khích các bạn để Auto đâu, khi mở rộng Dynamic Range bằng cách làm sáng lên vùng tối của hình ảnh, thì bạn sẽ nhìn thấy noise ngay cả khi bạn chụp ở ISO thấp. Theo tôi thấy Gradation Normal cũng quá ổn rồi không cần phải thay đổi làm gì.


9] AUTOFOCUS SETTINGS


Theo tôi bạn nên chụp ở chế độ Single AF [S-AF]

Nếu bạn ko chụp chân dung, ko chụp người thì chế độ Face Detection AF nên OFF
Chế độ Release Lag Time khuyến cáo nên để ở chế độ Short. Nếu chức năng này bạn để Normal thì khi nhìn vào viewfinder bạn sẽ thấy 1 chút xíu chậm trễ đồng thời lúc bạn bấm nút chụp. Khi thiết lập là short thì phản ứng của viewfinder diễn ra ngay lập tức [giống như sử dụng kính ngắm quang học].

10] IMAGE PREVIEW OFF


Nhiều người lần đầu tiên sử dụng máy sẽ cảm thấy có 1 khoảng thời gian bị chậm [ hay goi là lag] khi chụp xong máy sẽ hiện lại hình ảnh bạn vừa chụp khoảng 0.5 giây [thiết lập mặc định, hoặc bạn có thể để nhanh hơn 0.3 giây hoặc lâu hơn].

Với tôi tôi OFF luôn chức năng này đi để cho máy chụp nhanh hơn, bạn sẽ ít bị lỡ khoảnh khắc đẹp hơn. Việc bấm chụp xong và để máy hiện lại bức hình vừa chụp [gọi là xem lại] là 1 thói quen không tốt. Lý do bạn sẽ lỡ mất 1 khoẳng khắc nào đó chỉ diễn ra trong vòng 1s thôi, và bạn sẽ không bao giờ có thể có cơ hội chụp lại, điều này cực kỳ tồi tệ đó.

Để tắt Image Preview đi bạn làm như sau: Menu --> Mục cuối cùng có hình cờ lê --> Rec View --> OFF

Dưới đây là các thiết lập đáng chú ý khác:

Image Stabilization setting: S-IS 1 

Đây là chế độ bất tất cả 5 chục ổn định hình ảnh hay gọi là chống rung 5 chiều luôn luôn được bật. Nếu bạn chân máy hãy nhớ là tắt IS đi nhé. Mode 2 và 3 dùng để chụp Paning, nhưng thực ra là bạn có thể tắt chế độ chống rung đi để đường lia máy mượt hơn, nhưng sẽ tốn nhiều shot hơn để đạt được 1 bức hình ưng ý.

Anti-Shock 0 second

Theo những người chụp ảnh chuyên nghiệp lâu năm như anh Tằng Au Pảu thì chế độ Anti-Shock = 0 giây.

Chế độ này ko có trên chiếc máy Olympus E-M5.

Flicker Reduction = 50Hz

Cái này chắc ít ng để ý, khi bạn chụp trong phòng có bóng đèn điện Huỳnh Quang thì sẽ nhìn thấy trên màn hình Liveview / trên ống ngắm Viewfinder có hiện tượng hình bị giật hay là nhấp nháy, bạn chỉ cần set Flicker Reduction = 50Hz là sẽ giảm, tôi đã thử giảm đi tương đối nhiều.


Tùy chỉnh nút quay phim - Red Record Bottom.

Tôi thấy nút này rất ít khi được sử dụng đúng mục đích cho việc quay film, nên nếu bạn nào ít quay film có thể thiết lập nó sang 1 chế độ khác như tùy chỉnh ISO trên các máy E-M10 MarkII chẳng hạn.

Shooting Modes - Bạn thường chụp ở chế độ nào P, A, S hay M?
Theo tôi thì bạn có thể chụp ở Mode A / S [A - Aperture  - Ưu tiên khẩu độ & S - Shutter - Ưu tiên tốc độ].  Chụp ở chế độ A là khi bạn muốn khống chế khẩu độ còn tốc độ do máy quyết định, ở Mode này có thể áp dụng cho chụp chân dung hoặc phong cảnh và ngược lại Chế độ S cho những tình huống đòi hỏi bắt khoảnh khắc và ko quan tâm đến độ sâu trường ảnh, khẩu độ lúc đó sẽ do máy ảnh quyết định. Trong khi bạn chụp với đèn flash gắn trên máy thì có thể chụp ở M với chế độ Auto trên đèn flash, ở mode này bạn nên set ISO Manual và cố gắng set ở ISO thấp nhất có thể.

Mettering - Chế độ đo sáng.
Trên Olympus thì chế độ đo sáng ESP 
 thường được sử nhất kết hợp với sự bù trừ sáng linh hoạt. Bạn có thể điều chỉnh khi nhìn thanh cân bằng trên màn hình hay ống ngắm. Bạn có thể bù trừ sáng 1 khoảng là +/-1Ev.


Trên đây chỉ là những chia sẻ cá nhân cho máy ảnh kỹ thuật số Olympus OM-D, nên nếu bạn có  những mẹo vặt hay thủ thuật nào hay có thể chia sẻ ở dưới bài viết này hoặc email cho tôi: để tôi bổ sung vào bài viết.

Xin cảm ơn các bạn đã đọc bài viết của tôi.
Bạn có thể liên hệ với tôi qua facebook cá nhân tại đây: Nguyễn Minh Kế

Video liên quan

Chủ Đề