Hướng dẫn về tạm giam

Tạm giam là biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự, được áp dụng đối với bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng hoặc tội ít nghiêm trọng trong một số trường hợp được quy định cụ thể tại Điều 119 BLTTHS. Có thể thấy rằng, tạm giam là biện pháp ngăn chặn nghiêm khắc nhất, bởi nó tước bỏ quyền tự do thân thể và một số quyền khác của con người trong thời hạn luật định.

1. Vướng mắc, bất cập

Một là, quy định về thẩm quyền áp dụng biện pháp tạm giam trong giai đoạn xét xử sơ thẩm giữa BLTTHS và Nghị quyết số 05/2017/NQ-HĐTP ngày 19/9/2017 của Hội đồng Thẩm phán ToANDTC “Ban hành một số biểu mẫu trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự, xét lại bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật của BLTTHS” còn chưa thống nhất.

Tại khoản 3 Điều 278 BLTTHS quy định: “Đối với bị cáo đang bị tạm giam mà đến ngày mở phiên tòa thời hạn tạm giam đã hết, nếu xét thấy cần tiếp tục tạm giam để hoàn thành việc xét xử thì Hội đồng xét xử ra lệnh tạm giam cho đến khi kết thúc phiên tòa”. Như vậy trong trường hợp này, thẩm quyền áp dụng biện pháp tạm giam thuộc về Hội đồng xét xử [HĐXX]. Tuy nhiên căn cứ theo Mẫu số 05-HS ban hành kèm theo Nghị quyết số 05 về “Quyết định tạm giam [áp dụng biện pháp tạm giam cho đến khi kết thúc phiên tòa sơ thẩm đối với bị cáo đang bị tạm giam]” thì thẩm quyền áp dụng lại thuộc về Chánh án.

Hai là, quy định về thời hạn chuẩn bị xét xử để áp dụng biện pháp tạm giam trong giai đoạn xét xử sơ thẩm và phúc thẩm chưa thống nhất dẫn đến thời hạn tạm giam để chuẩn bị xét xử phúc thẩm còn có quan điểm khác nhau.

Trong giai đoạn xét xử sơ thẩm: Theo quy định tại khoản 2 Điều 278 BLTTHS “Thời hạn tạm giam để chuẩn bị xét xử không được quá thời hạn chuẩn bị xét xử được quy định tại khoản 1 Điều 277 của Bộ luật này”. Căn cứ vào khoản 1 Điều 277 BLTTHS thì thời hạn chuẩn bị xét xử được quy định rất cụ thể, đó là thời hạn được tính từ khi thụ lý vụ án cho đến khi ra một trong các quyết định: Đưa vụ án ra xét xử; Trả hồ sơ điều tra bổ sung; Tạm đình chỉ vụ án hoặc đình chỉ vụ án [cụ thể là 30 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng, 45 ngày đối với tội phạm nghiêm trọng, 02 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng, 03 tháng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng].

Trong xét xử phúc thẩm: Khoản 2 Điều 347 BLTTHS quy định: “Thời hạn tạm giam để chuẩn bị xét xử không được quá thời hạn chuẩn bị xét xử quy định tại Điều 346 của Bộ luật này”. Như vậy trong giai đoạn xét xử phúc thẩm, BLTTHS không quy định cụ thể [về khoản của Điều luật áp dụng] như trong giai đoạn xét xử sơ thẩm; việc quy định như vậy dẫn đến có 02 quan điểm áp dụng khác nhau:

- Quan điểm thứ nhất: Thời hạn chuẩn bị xét xử được tính từ ngày vào sổ thụ lý vụ án đến khi mở phiên tòa [60 ngày đối với TAND cấp tỉnh, TAQS cấp Quân khu; 75 ngày đối với TANDCC, TAQSTW] theo quy định tại khoản 1 Điều 346 BLTTHS.

- Quan điểm thứ hai: Áp dụng theo quy định tại giai đoạn xét xử sơ thẩm, thời hạn chuẩn bị xét xử được tính từ ngày vào sổ thụ lý cho đến khi ra một trong các quyết định: Đưa vụ án ra xét xử, Đình chỉ xét xử phúc thẩm, quy định tại khoản 2 Điều 346 BLTTHS [cụ thể 45 ngày đối với TAND cấp tỉnh, TAQS cấp Quân khu; 75 ngày đối với TANDCC, TAQSTW].

Ba là, việc áp dụng biện pháp tạm giam thuộc thẩm quyền của HĐXX vẫn còn vướng mắc, bất cập.

Điều 299 BLTTHS quy định về việc ra bản án, quyết định của Tòa án:

“1. Bản án phải được Hội đồng xét xử thảo luận và thông qua tại phòng nghị án.

2. Quyết định về việc thay đổi thành viên Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên, Thư ký Tòa án, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật, tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án, hoãn phiên tòa, tạm giam, bắt tạm giam hoặc trả tự do cho bị cáo phải được thảo luận, thông qua tại phòng nghị án và được lập văn bản.”…

Kịp thời báo cáo Viện kiểm sát cấp trên có thẩm quyền những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện để có biện pháp chỉ đạo tháo gỡ.

Năm 2023, Viện kiểm sát các cấp cần tập trung kiểm sát việc chấp hành pháp luật trong việc tạm giữ, tạm giam tại các cơ sở giam giữ [nhà tạm giữ, trại tạm giam], nhất là việc thực hiện quyền của người bị giam giữ được bảo vệ an toàn tính mạng, thân thể không bị tra tấn, dùng nhục hình dưới mọi hình thức; kiểm sát chặt chẽ về công tác quản lý giam giữ cũng như việc thực hiện các chế độ ăn, nước uống, ở, cấp phát… đối với người bị tạm giữ, người bị tạm giam. VKSND cấp tỉnh tăng cường kiểm sát tại các trại tạm giam Công an cấp tỉnh và một số nhà tạm giữ Công an cấp huyện, trong đó nâng cao chất lượng, hiệu quả kiểm sát hằng ngày, tuần, kịp thời kiểm sát đột xuất tại Trại tạm giam, Nhà tạm giữ; phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện tiến hành kiểm sát ít nhất từ 30% đến 50% số nhà tạm giữ Công an cấp huyện [01 lần / năm] để kịp thời hướng dẫn kỹ năng kiểm sát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đồng thời khắc phục tình trạng nể nang, né tránh của Viện kiểm sát cấp huyện trong việc phát hiện vi phạm cũng như việc kiến nghị, kháng nghị yêu cầu khắc phục. Đối với những Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh nơi có trại giam đóng trên địa bàn thực hiện nghiêm túc hoạt động kiểm sát thi hành án phạt tù tại khu lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam theo Nghị quyết số 54/2022/QH15 ngày 16/6/2022 của Quốc hội và hướng dẫn Viện kiểm sát nhân dân tối cao; chủ động đề ra các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động kiểm sát hằng tháng tại trại giam.

Chủ Đề