Huyện Yên Mỹ mà bao nhiêu?

Theo phản ánh của báo chí, hiện ở UBND huyện Yên Mỹ có nhiều người nhà của Bí thư Huyện ủy Nguyễn Văn Đoan nắm giữ các chức vụ tại nhiều phòng, ban.

Như trường hợp, ông Nguyễn Đức Chung là con rể ông Bí thư Huyện ủy Nguyễn Văn Đoan hiện đang nắm giữ chức vụ Giám đốc Ban Quản lý đầu tư xây dựng huyện Yên Mỹ.

Con gái thứ hai của đương kim Bí thư Huyện ủy là bà Nguyễn Thị Thu Phương được "sắp xếp” về làm công chức tại Phòng Tài chính - Kế hoạch của UBND huyện Yên Mỹ. Cuối tháng 4/2020, bà Phương được bổ nhiệm làm Phó trưởng phòng Tài chính - Kế hoạch.

Từ lái xe thành Trưởng phòng Nội vụ huyện

Ngoài các trường hợp nói trên, tại huyện Yên Mỹ cũng có nhiều tấm gương phấn đấu ngoạn mục khiến nhiều người phải trầm trồ như ông Nguyễn Hải Phong từ lái xe Huyện ủy nay thành danh ở vị trí Trưởng phòng Nội vụ. Hay từ nhân viên lao động hợp đồng thành ứng viên Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Yên Mỹ như trường hợp bà Nguyễn Thị Chang!

Cụ thể, năm 2001, ông Nguyễn Hải Phong được Huyện ủy Yên Mỹ tuyển dụng vào làm lái xe. Đến năm 2003, ông Phong được “ưu tiên” cử đi học hệ đại học tại chức tại Trường Đại học Nông nghiệp. Sau khi tốt nghiệp, ông Phong được cất nhắc vào vị trí Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Yên Mỹ trong nhiều năm.

Đến năm 2014, ông Nguyễn Hải Phong được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó trưởng Phòng Nội vụ và hiện nay là Trưởng phòng Nội vụ huyện Yên Mỹ!

Với bà Nguyễn Thị Chang thì quá trình phấn đấu cũng không thua kém, nếu như không muốn nói “con đường đi” na ná như chặng đường thăng tiến mà ông Nguyễn Hải Phong đã kinh qua!

Trước khi trúng tuyển công chức vào làm việc tại Văn phòng HĐND - UBND huyện Yên Mỹ năm 2015, bà Nguyễn Thị Chang là nhân viên lao động hợp đồng theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP tại huyện. Sau này bà Chang trúng tuyển công chức và làm việc tại Văn phòng HĐND - UBND huyện Yên Mỹ.

Ngày 10/4/2020, Bí thư Huyện ủy Nguyễn Văn Đoan ký Thông báo số 860TB/HU điều động bà Nguyễn Thị Chang chuyên viên Văn phòng HĐND-UBND huyện công tác tại Huyện ủy.

Cụ thể ở đây, bà Chang về làm việc tại Hội Nông dân huyện để giới thiệu bầu vào chức danh Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện - vị trí mà trước đó ông Nguyễn Hải Phong đã kinh qua trước khi đến với cương vị Trưởng phòng Nội vụ huyện Yên Mỹ.

Ngân vang điệp khúc: Tất cả đều đúng quy trình!

Trước những thông tin nói trên, ngày 23/6/2020, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Yên Mỹ Nguyễn Xuân Quý đã có Báo cáo số 333/BC/HU về nội dung báo chí phản ánh liên quan đến một số công tác trên địa bàn huyện Yên Mỹ.

Theo đó, Ban Thường vụ Huyện ủy Yên Mỹ cho rằng các trường hợp tuyển dụng bổ nhiệm như: Ông Nguyễn Đức Chung, Giám đốc Ban Quản lý đầu tư xây dựng; bà Nguyễn Thị Thu Phương, Phó trưởng Phòng Tài chính - Kế hoạch; ông Nguyễn Hải Phong, Trưởng phòng Nội vụ; bà Nguyễn Thị Chang, cán bộ Hội Nông dân huyện Yên Mỹ tất cả đều đúng quy trình!

“Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, tập thể Ban Thường vụ huyện ủy luôn quyết định trên tinh thần thảo luận công khai, dân chủ và thực hiện đúng các quy định của Đảng và Nhà nước” - Phó Bí thư Thường trực Nguyễn Xuân Quý cho biết.

Nhắc tới những câu chuyện tuyển dụng, bổ nhiệm, thăng tiến đúng quy trình, chắc hẳn nhiều bạn đọc sẽ không thể quên câu chuyện đình đám trong năm 2017, liên quan đến “hot girl” xứ Thanh tên Trần Vũ Quỳnh Anh.

Người đẹp Quỳnh Anh từ nhân viên lao động, vào làm công chức chuyên môn của Sở Xây dựng tỉnh Thanh Hóa rồi phấn đấu “thần tốc” lên Phó trưởng phòng và Trưởng phòng chuyên môn của Sở này. Thậm chí, Trần Vũ Quỳnh Anh còn được đề nghị quy hoạch chức danh Phó Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Thanh Hóa.

Đến tháng 12/2017, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã có kết luận chính thức, theo đó, kỷ luật cách hết các chức vụ trong Đảng và chính quyền đối với ông Ngô Văn Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Giám đốc Sở Xây dựng Thanh Hóa do đã có một số vi phạm về công tác tổ chức, cán bộ, trong đó có việc ưu ái, nâng đỡ không trong sáng đối với bà Quỳnh Anh trong việc tiếp nhận, điều động, bổ nhiệm.

Thiết nghĩ Tỉnh ủy Hưng Yên cần chỉ đạo kiểm tra, làm rõ hiện tượng cả nhà “làm quan” tại huyện Yên Mỹ để có câu trả lời cho dư luận.

Yên Mỹ là một vùng quê có lịch sử từ lâu đời, người dân Yên Mỹ đã đến đây tụ cư khá sớm, đứng trên đê sông Hồng nhìn từ Đông Mỹ lên và từ Yên Sở xuống, du khách có thể chiêm ngưỡng được toàn cảnh sông nước hữu tình của làng quê Yên Mỹ. Làng Yên Mỹ xưa có tên là Tiểu Lan. Do làng nằm ở ngoài đê sông Hồng nên làng còn mang thêm chữ “châu” gọi là “Tiểu Lan châu” người dân sống ở ngoài đê cứ vài chục năm con sông lại đổi dòng cuốn đi bao đất đai của làng, người dân Tiểu lan không những chịu bao cảnh ngập lụt và sạt lở mà mỗi lần như vậy, họ không còn đất để cày cấy và sinh cơ lập nghiệp.  Cuộc sống của người dân luôn bị thiên tại đe dọa, nên người dân thường có những ước ao về sự bình yên cho mình, do đó Tiểu Lan châu đã được đổi thành Yên Mỹ châu, Yên là “an”, Mỹ là “mỹ lệ và đẹp đẽ”, cái tên Yên Mỹ đã thể hiện phần nào ý nguyện tốt lành và lòng mong muốn của người dân nơi đây.

Dấu ấn từ những di tích lịch sử văn hóa còn giữ nguyên nét kiến trúc nghệ thuật cổ kính

* Đình Yên Mỹ:  Đình làng là một công trình kiến trúc văn hóa, tâm linh quan trọng bậc nhất đối với làng quê xưa nói chung và đối với người dân Yên Mỹ nói riêng. Đình Yên Mỹ được xây dựng vào thế kỷ thứ XIX [năm 1837], ngôi đình tọa lạc trên gò đất cao ráo, thoáng mát, ở vị trí trung tâm, địa thế phong thủy đẹp, ngôi đình to đẹp bề thế, kiến trúc tiêu biểu cho kiến trúc nghệ thuật thế kỷ XIX ngôi đình được thờ Thành Hoàng Làng Cao Sơn Đại Vương, Đình gồm các hạng mục: Đại đình, hậu cung, đền thượng, đền hạ, nhà tả, hữu mạc, sân đình, cổng đình, tổng thể khuôn viên đình được bố trí có tỷ lệ hài hòa, bố cục chặt chẽ theo niên luật kiến trúc đình, đền xưa [nội công, ngoại quốc], được Nhà nước cấp Bằng Di tích lịch sử cấp Quốc gia năm 1995.  Theo các cụ bô lão và nhân dân trong làng xưa kia truyền lại về truyền thuyết mượn đình: ngày xưa có một năm làng Yên Mỹ được mùa, dân trong làng muốn mở hội lớn mời dân “Tứ bàn hàng tổng” tới dự, nhưng hiền nỗi làng nghèo không có đình lớn để vào đám cho trọng thể, lúc đó làng có ông Cảnh trọc là một thầy phù thủy cao tay có nhiều phép thuật đã nói với nhân dân rằng “Tôi sẽ vì đi mượn một cái đình, rước sách xong lại trả cho người ta” dân làng hỏi mượn ở đâu ? ông nói “Làng Trung quan ở bên kia sông” có ngôi đình to đẹp mượn cũng tiện, dân lại hỏi: “phí tổn thế nào ”; ông trả lời, không tốn kém gì mấy, chỉ xin chọn bãi đất rộng đắp cho cái nền đình, trồng cây làm hàng rào và cây leo quanh đình; mọi người đều ưng thuận, đến gần ngày hội làng ông dặn dân làng không được ai mở cửa ra ngoài để ông dùng phép thuật thu nhỏ ngôi đình mượn đình về, trên đường đi bị đắm thuyền, bước lên bè thì bè chìm không đi được ông liền ngả nón đặt đình vào đó để nhờ gió đưa qua sông, hôm sau dân làng ra xem quả thấy 1 ngôi đình đô sộ nguy nga đặt ngay ngắn trên nền đất mà dân làng đã chuẩn bị…. từ truyền thuyết ngôi đình đã tồn tại đến ngày nay và đã được tu bổ nhiều lần xong vẫn giữ nguyên lối kiến trúc cổ kính xưa kia.

* Chùa Thanh Lan: Chùa Thanh lan có tổng diện tích 6.724 m2. Chùa có tên tự là “Thanh Lan Tự”, là một ngôi chùa cổ có Tam Bảo thờ phật, Nhà mẫu thờ Tam Toà Thánh Mẫu, đặc biệt còn thờ viên Đá thiêng mà nhân dân thường gọi là “ Thạch Bồ Tát” hoặc “ Mẫu Sơn Lâm”.  Ngôi chùa trải qua nhiều lần trùng tu tôn tạo, đến nay chùa rất khang trang to đẹp, được nhà nước cấp bằng di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia năm 1995, ngôi chùa trước kia nằm ở vị trí xóm 7 – xã Yên Mỹ. Tên của chùa gọi là Gia Hưng Tự, vào ngày 6/3 năm thứ 21 đời vua Tự Đức, xây dựng Gia Hưng tự sau đó chuyển chùa ra vị trí bây giờ từ đó đổi tên là chùa Thanh Lan.  Hiện nay trong chùa vẫn còn dấu tích một quả chuông đồng, đúc vào năm Cảnh Hưng thứ 20 [1794] và một quả chuông đúc vào năm Bảo Đại thứ 14 [1939], hai khánh đồng cùng nhiều bia đá ghi công đức, hệ thống 35 pho tượng được đúc vào thế kỷ thứ 19.

* Núi Chùa: Với tổng diện tích 1,8ha. Núi Chùa cao 9m tính từ chân lên tới đỉnh núi, dài 90m, rộng 45m, làm theo con số phong thủy là con số 9. Đây là một trong những quần thể di tích lịch sử văn hóa có từ lâu đời. Năm 2011- 2014 thể theo nguyện vọng của cán bộ và nhân dân đã phục dựng lại núi chùa trên nền đất xưa, hoàn toàn bằng nguồn kinh phí xã hội hoá, do người dân tự nguyện đóng góp xây dựng. Núi chùa được ví như 1 vườn cây bách thảo, hiện có 200 loại cây khác nhau [có những cây rất quý hiếm] được đi sưu tầm nhiều nơi. Trên đỉnh núi có tảng đá saphia di chuyển từ núi ngũ hành sơn về, trên tảng đá có ghi tích của núi chùa. Truyền thuyết kể lại đây là 1 trong 9 long mạch của thăng long cổ xưa. Theo ý nghĩa của Núi Chùa xưa, với ý nguyện đem lại sự an lành cho làng xóm. Trên tảng đá có khắc một chữ “AN” [Tâm AN, vạn sự AN].

Đây là khu vực được người ví như một khu rừng nhiệt đới, không khí trong lành, quanh năm phủ bóng mát của cây, là nơi nhân dân thường xuyên ra vui chơi, tập thể dục thể thao…

* Nhà Truyền thống: Ngày 23/2/2019, UBND xã Yên Mỹ tổ chức lễ khánh thành Nhà truyền thống xã Yên Mỹ, với tổng diện tích 150m2 trưng bày rất nhiều tư liệu, hiện vật với mong muốn tái hiện quá trình hình thành, phát triển làng Yên Mỹ xưa và nay, phản ánh nét đẹp truyền thống văn hóa, phong tục tập quán của quê hương. Vào thăm nhà truyền thống, mỗi thành viên khi đến tham quan có cảm nhận nét chân thực nhất về cuộc sống của ông cha ta trước kia. Chỉ sau hơn 2 năm đi vào hoạt động, nhà Truyền thống đã nhận được trên 300 hiện vật, trong đó có hàng chục hiện vật trên 100 tuổi, toàn bộ do các hộ dân trên địa bàn xã tự quyên góp ủng hộ.

Nhà truyền thống xã Yên Mỹ là mô hình đầu tiên của huyện, cho đến nay nhà truyền thống đã đón tiếp rất nhiều phóng viên, báo đài, các đơn vị bạn và khách thăm quan du lịch.

Với mục đích Giáo dục truyền thống văn hóa cho các thế hệ sau luôn ghi nhớ và biết về cuộc sống  rất đỗi giản dị của cha ông xưa kia thì các nhà trường trên địa bàn xã đã tổ chức rất là nhiều tiết học ngoại khóa đưa các em học sinh đến đây để tham quan và tìm hiểu và biết thêm rất nhiều về cuộc sống cha ông ta trước đây.

* Nùi Chùa:Với tổng diện tích 1,8ha. Núi cao 9m tính từ chân lên tới đỉnh núi, dài 90m, rộng 45m, làm theo con số phong thủy là con số 9. Đây là một trong những quần thể di tích lịch sử văn hóa có từ lâu đời. Năm 2011- 2014 thể theo nguyện vọng của cán bộ và nhân dân đã phục dựng lại núi chùa trên nền đất xưa, hoàn toàn bằng nguồn kinh phí xã hội hoá, do người dân tự nguyện đóng góp xây dựng. Núi chùa được ví như 1 vườn cây bách thảo, hiện có 200 loại cây khác nhau [có những cây rất quý hiến] được đi sưu tầm nhiều nơi. Trên đỉnh núi có tảng đá saphia di chuyển từ núi ngũ hành sơn về, trên tảng đá có ghi tích của núi chùa. truyền thuyết kể lại đây là 1 trong 9 long mạch của thăng long cổ xưa. Theo ý nghĩa của Núi Chùa xưa, với ý nguyện đem lại sự an lành cho làng xóm. Trên tảng đá có khắc một chữ “AN” [Tâm AN, vạn sự AN].

Đây là khu vực được người ví như một khu rừng nhiệt đới, không khí trong lành, quanh năm phủ bóng mát của cây, là nơi nhân dân thường xuyên ra vui chơi, tập thể dục thể thao…

Điểm du lịch trải nghiệm, du lịch sinh thái hấp dẫn của Thủ đô

Từ nhiều năm qua, xã Yên Mỹ nói riêng cũng như huyện Thanh Trì nói chung tập trung xây dựng Nông thôn mới, Nông thôn mới nâng cao và hiện tại đang triển khai xây dựng Nông thôn mới kiểu mẫu. Chính vì vậy, huyện, xã rất chú trọng đầu tư xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng. Từ hệ thống giao thông, thủy lợi, điện lưới, chiếu sáng, vệ sinh môi trường… đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế và sinh hoạt, phục vụ ngày càng tốt hơn cuộc sống của nhân dân. Nhiều trường học, trạm y tế, nhà văn hóa thôn được quan tâm đầu tư cải tạo, xây mới tạo điều kiện tốt hơn cho công tác dạy và học, duy trì, nâng cao chất lượng giáo dục; chăm sóc sức khỏe, nâng cao đời sống tinh thần cho người dân.

Bên cạnh đó, xã quan tâm, chú trọng cải tạo cảnh quan, sinh thái môi trường; phong trào tổng vệ sinh môi trường vào sáng thứ 7 hàng tuần được thực hiện thường xuyên, mỗi gia đình đều có ý thức tự giác dọn dẹp vệ sinh xung quanh nhà ở, chính vì vậy, các tuyến đường luôn phong quang sạch đẹp. Xã đã triển khai phát động phong trào trồng hoa thay cỏ dại nhằm xóa bỏ các điểm rác thải, tạo cảnh quan và giữ gìn vệ sinh môi trường trên địa bàn xã.

Yên Mỹ có nhiều khu du lịch sinh thái hấp dẫn như: Vạn An, Hải Đăng, Đầm Tròn, Vườn Chim Việt, khu trồng rau thủy canh. Đặc biệt, Vườn Chim Việt là một trong những cơ sở tư nhân đầu tiên trên cả nước được cấp giấy phép gây nuôi chuyên về các loài gia súc, gia cầm quý. Đến đây du khách có thể ngắm muôn loài chim như công, trĩ, thiên nga trắng, thiên nga đen, vịt uyên ương; các loại thú quý như lạc đà Apaca, ngựa lùn pony, chuột túi,…và các giống vật nuôi thông thường và thương phẩm như gà Quý phi, gà hắc phong, gà phượng vũ, sâm cầm, ngỗng trời, ngỗng khổng lồ, ngỗng sư tử,…

Khu trải nghiệm Vạn An - Hải Đăng gần đây thu hút rất nhiều khách đến du lịch trải nghiệm; hàng năm đón khoảng trên 40 nghìn lượt khách. Khu trải nghiệm có diện tích 7ha là không gian lý tưởng để tổ chức các hoạt động giáo dục ngoại khóa, trại hè, bơi lội, teambuilding thích hợp cho học sinh các lứa tuổi và gia đình. Ngoài ra, trang trại sản xuất các sản phẩm từ ngựa với thương hiệu Ngựa bạch Vạn An, cùng nhiều sản phẩm được nuôi trồng bằng công nghệ nông nghiệp hiện đại, đạt tiêu chuẩn sản phẩm OCOP.

Ngày 12/5 vừa qua, Đoàn công tác của Sở Du lịch Hà Nội đã có buổi khảo sát, thẩm định điểm du lịch xã Yên Mỹ. Đoàn công tác đã đánh giá cao nguồn tài nguyên du lịch mà xã Yên Mỹ đã bảo tồn và phát triển. Để đảm bảo các điều kiện công nhận điểm du lịch, Đoàn công tác đề nghị huyện Thanh Trì và xã Yên Mỹ cần xây dựng, hoàn thiện kết cấu hạ tầng và các dịch vụ cần thiết bảo đảm phục vụ khách du lịch đồng thời chú trọng chỉnh trang, vệ sinh cảnh quan môi trường đảm bảo xanh, sạch, đẹp; hoàn thiện sơ đồ chỉ dẫn tổng thể dành cho khách du lịch.

Tập trung khai thác có hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh để phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần vào tăng trưởng kinh tế - xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng giá trị du lịch, dịch vụ, tạo ra nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người lao động và cộng đồng dân cư, tăng nguồn thu ngân sách; tạo tiền đề cho các ngành kinh tế khác phát triển; góp phần xóa đói giảm nghèo, đồng thời duy trì, bảo tồn các giá trị văn hóa của địa phương; tập trung hoàn thiện, nâng cao các tiêu chí đáp ứng yêu cầu của điểm du lịch.

Ủy ban nhân dân xã Yên Mỹ cũng đề xuất Thành phố sớm quyết định công nhận Điểm du lịch Yên Mỹ là điểm du lịch của Thành phố. Đồng thời có cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển Điểm du lịch để có môi trường đầu tư thuận lợi, tạo điều kiện huy động các nguồn lực để tiếp tục xây dựng, bổ sung cơ sở vật chất và nhân lực phục vụ cho du lịch.

Trong đó ưu tiên cơ chế, chính sách về bổ sung quy hoạch sử dụng đất, cho phép đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đối với các khu bán hàng và giới thiệu sản phẩm làng nghề, tiếp cận nguồn vốn ưu đãi, quy chế quản lý phù hợp với các tiêu chí du lịch hiện hành; hỗ trợ xúc tiến, quảng bá, xây dựng thương hiệu điểm Du lịch Yên Mỹ; cho phép xã lắp đặt các biển chỉ dẫn khu du lịch tại các vị trí công cộng, các điểm giao thông đông người qua lại theo đúng quy chuẩn, quy cách về du lịch.

Chủ Đề