Rắn hổ mang chúa to nhất là bao nhiêu cân?

Chiều ngày 15-5, trao đổi với phóng viên PLO, Quyền Cục trưởng Cục Kiểm lâm Đỗ Quang Tùng cho biết: “Báo chí gọi cặp rắn ở An Giang là rắn hổ mây là chưa đúng, bởi rắn hổ mây không thể to được như vậy. Với kích thước và khối lượng mỗi con khoảng 30kg thì đây là loài rắn hổ mang chúa”.

Theo Nghị định 06/2019 [về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp], rắn hổ mang chúa thuộc nhóm 1B [động vật rừng đang bị đe dọa tuyệt chủng nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại].

Đây là loài rắn hổ mang chúa đang bị đe doạ tuyệt chủng. Ảh:T.VŨ

Hiện Chi cục kiểm lâm đã phối hợp với Cảnh sát môi trường xuống làm việc với đơn vị có liên quan để xác định cặp rắn được bắt hợp pháp hay bất hợp pháp, nếu vi phạm các cơ quan chức năng sẽ tiến hành xử lý. Nhưng nếu cặp rắn này bị bắt ở nơi đã được phê duyệt dự án thì không thể xử lý người bắt chúng.

Cũng theo ông Tùng: “Sau khi tiến hành hết các thủ tục cần thiết, kiểm lâm sẽ tổ chức tịch thu để tiến hành thả cặp rắn về với môi trường tự nhiên. Nếu không xác định được địa điểm thả an toàn, kiểm lâm sẽ chuyển chúng đến trung tâm cứu hộ để nuôi và bảo tồn hoặc chuyển giao cho vườn thú của nhà nước nuôi. Trường hợp cặp rắn này đang bị bệnh dịch thì phải tổ chức tiêu huỷ”.

Cạnh đó, Kỹ sư chăn nuôi thú y Bùi Hồng Thuỵ [Giám đốc công ty cổ phần dịch vụ vườn thú Đông Dương] cũng nhận định như ông Đỗ Quang Tùng rằng rắn hổ mây với rắn hổ mang chúa hoàn toàn khác nhau.

Cụ thể, rắn hổ mây: là loài thông thường, không độc, hiền lành, chủ yếu ăn chim, chuột. Kích thước tối 4-5 m, cân nặng khoảng trên 10kg.

Trong khi đó, rắn hổ mang chúa: thuộc loài quý hiếm, cực độc, ăn các loài rắn khác, nếu đói quá thì chúng sẽ ăn con cùng loại bé hơn chúng. Kích thước dài 6-7m, nặng đến 35kg, sống chủ yếu ở rừng núi sâu.

“Do là loài quý hiếm và cặp rắn này đang “nổi tiếng” nên nếu thả về tự nhiên thì khả năng bị tái bắt trở lại rất cao. Theo tôi cách tốt nhất là nên đưa chúng về vườn thú hoặc khu bảo tồn để chúng tiếp tục sinh đẻ và còn nhằm giáo dục cho cộng đồng biết về loài rắn hổ mang này”, kỹ sư Bùi Hồng Thuỵ nói.

Như PLO phản ánh ở các bản tin trước, ông Trương Vĩnh Thành, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Sao Mai cho biết khoảng 2 tuần nay, các công nhân và kỹ sư người Ấn Độ tham gia lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời dưới chân Núi Cấm thuộc xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, An Giang, đã phát hiện và bắt được cả ổ, gồm rắn đực, rắn cái và một số rắn con. Trong đó có hai con mỗi con nặng khoảng 30kg. Nhiều người cho rằng đây là rắn hổ mây.

Ngay sau khi nhận được thông tin, ông Thành đã yêu cầu đem toàn bộ số rắn bắt được về Khu du lịch Tức Dụp, xã An Tức, huyện Tri Tôn để phục vụ du khách tham quan, thưởng ngoạn ở vườn thú.

TPO - Hổ mang chúa là loài rắn độc dài nhất thế giới, với chiều dài lên tới 5,6m. Chúng sống chủ yếu ở Ấn Độ, Đông Nam Á trong đó có Việt Nam. Trại rắn Đồng Tâm, tỉnh Tiền Giang hiện đang có 200 con rắn hổ mang chúa bố mẹ và nhiều con non từ 3 tháng tuổi đến một năm.

Hổ mang chúa được cho là vua của các loài rắn vì khả năng săn mồi cự phách. Riêng nọc độc của chúng có thể giết chết con người chỉ trong một thời gian ngắn do nọc độc của chúng đầu độc thần kinh.

Hổ mang chúa còn được gọi là rắn hổ mây bởi tốc độ di chuyển rất nhanh, là loài rắn độc có trọng lượng, kích cỡ lớn nhất thế giới.

Một hổ mang chúa có chiều dài lên đến 5,6m và nặng tới 20kg.

Một trường hợp hy hữu tại Trung Quốc là ví dụ điển hình về nọc độc khủng khiếp của rắn hổ mang.

Cụ thể, vào tháng 8/2014, nạn nhân Peng Fan, đầu bếp nhà hàng đến từ Quảng Đông đang chế biến một món ăn đặc biệt và độc đáo từ loài rắn hổ mang Đông Dương.

Mọi chuyện vẫn bình thường cho đến khi anh này cầm đầu của con rắn lên và bị nó cắn. Nọc độc nhanh chóng truyền sang anh.

Điều đáng nói là chiếc đầu rắn đã bị chặt đứt lìa hơn 20 phút trước đó.

Khi xe cứu thương có mặt tại hiện trường để đưa người đầu bếp đi cấp cứu thì anh này đã chết.


Đầu, lưng rắn hổ mang chúa có màu nâu xám, vàng lục hay màu chì, phần bụng các viền màu vàng - đen xen lẫn nhau.

Một con hổ mang chúa trưởng thành có thể tạo ra lượng nọc độc khoảng 400mg, trong đó 1mg nọc độc có thể giết đến 160 người trưởng thành.

Một cú cắn của hổ mang chúa có thể giết chết cả động vật lớn như trâu bò và cả voi.

Mới đây, vào ngày 10/10, Hạt Kiểm lâm liên huyện Tam Nông - Tân Hồng [Đồng Tháp] đã làm thủ tục nhận một con rắn hổ mang chúa nặng 6,3kg, dài hơn 3m từ Công an xã Phú Đức [H.Tam Nông] để thả về tự nhiên.

Ông Nguyễn Thanh Bình, một trong những người tham gia bắt con rắn tại nhà ông Lê Văn Bồng [xã Phú Đức, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp] cho biết:

Khoảng 8h30, ngày 9/10, anh Mai Thiện Tâm [con rể ông Bồng] đang vác phân ở trong mang ra ruộng, thì phát hiện con rắn to và lạ nằm dưới những bao phân.

Rắn hổ mang chúa do người dân bắt được. Ảnh: Đất Việt

Hổ mang chúa bị may miệng để không cắn người. Ảnh: Đất Việt

Thấy vậy, anh Tâm tri hô cho mọi người đến tiếp vây bắt rắn. Một nhóm thanh niên đã dùng gậy gộc tấn công làm rắn bất tỉnh, mang đến giao cho Công an xã Phú Đức.

Qua xem xét, con rắn có chiều dài từ đầu đến đuôi khoảng 3,1m, bề hoành khoảng 2 tấc, cân nặng khoảng 6,3kg.

Công an xã đã báo cho Hạt Kiểm lâm liên H.Tam Nông - Tân Hồng, các cán bộ kiểm lâm cho biết đây là rắn hổ mang chúa.

Sau đó, con rắn này được đưa về trại Đồng Tâm  [huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang] trong tình trạng có nhiều vết thương.

Nó bị người dân xuyên dây thép khâu miệng để khỏi cắn người, chĩa đâm thủng lỗ lớn cách đầu khoảng 5cm và bị chích điện gây bỏng.

Hình ảnh rắn hổ mang chúa được điều trị tại trại Đồng Tâm. Ảnh: Zing

Sau gần 2 tháng được chữa trị, hổ mang chúa đã hồi phục hơn 80%, có thể di chuyển tốt, các vết thương ngoài da đã lành. Tuy nhiên nó vẫn chưa thể tự ăn do miệng bị nhiễm trùng.

Vương quốc rắn ở Việt Nam

Nằm cách thành phố Mỹ Tho về phía Tây khoảng 9km, Trại rắn Đồng Tâm [còn gọi là Trung tâm Nuôi trồng Nghiên cứu Chế biến Dược liệu Quân khu 9] thuộc xã Bình Đức, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang là một trung tâm nuôi rắn lớn nhất và chữa trị rắn cắn cho bà con khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Mỗi năm trại rắn Đồng Tâm thu hút khoảng 40 ngàn du khách quốc tế và trong nước đến tham quan. 

Nơi đây có những con rắn hổ mang chúa thân dài tới gần 4 mét và trọng lượng khoảng 18 đến 20kg. Rắn hổ mang chúa là loài rắn cực độc, ví như "vua" của các loài rắn, được xếp bậc "E" trong sách đỏ Việt Nam. 

Rắn hổ mang chúa mỗi năm đẻ một lứa và mỗi lứa được một con. Hiện nay, Trại rắn đồng Tâm có khoảng 200 con rắn hổ mang chúa bố mẹ và nhiều con non từ 3 tháng tuổi đến một năm.

Các bước sơ cứu người bị rắn cắn nói chung và rắn hổ mang nói riêng:

- Động viên bệnh nhân yên tâm, đỡ lo lắng.

-  Không để bệnh nhân tự đi lại. Bất động chân, tay bị cắn bằng nẹp [vì vận động làm cho nọc độc xâm nhập vào trong cơ thể nhanh hơn].

- Cởi bỏ đồ trang sức ở chân, tay bị cắn vì có thể gây chèn ép khi vùng đó bị sưng nề.

Áp dụng biện pháp băng ép bất động để làm chậm sự xuất hiện triệu chứng liệt. Không băng ép khi rắn lục cắn vì có thể làm vết thương nặng thêm.

- Vận chuyển bệnh nhân bằng phương tiện đến cơ sở y tế đồng thời duy trì băng ép, bất động.

Nếu bệnh nhân khó thở thì hô hấp nhân tạo [hà hơi thổi ngạt hoặc bằng phương tiện y tế có tại chỗ như bóp bóng, máy thở xách tay...].

Rắn hổ mang chúa nặng nhất bao nhiêu cân?

Hổ mang chúa nặng nhất thế giới Hổ mang chúa khổng lồ nặng tới 35kg ở Ấn Độ.

Hổ mang chúa dài nhất là bao nhiêu mét?

Hổ mang chúa [Ophiophagus hannah] là loài rắn độc dài nhất thế giới. Con trưởng thành thường dài khoảng 4 m, nhưng một số có thể dài tới hơn 5,5 m.

Rắn hổ mang có thể sống được bao nhiêu năm?

Về tuổi thọ, rắn hổ mang chúa hoang dã có thể sống khoảng 20 năm. Tuổi thọ tối đa ước lượng được 30 năm. Đặc biệt, với loài rắn hổ mang chúa chúng không ăn chuột, ếch, nhái... Thức ăn của chúng là đồng loại, nhiều loại rắn độc khác thậm chí nuốt chửng cả trăn có kích thước nhỏ hơn chúng.

Rắn hổ mang thích ăn gì nhất?

- Thức ăn: Rắn hổ mang chủ yếu săn mồi vào ban đêm. Chúng thích ăn các loài động vật nhỏ như gặm nhấm và các loài thằn lằn. Chúng sử dụng độc tố để tấn công và tiêu diệt con mồi, sau đó nuốt toàn bộ con mồi.

Chủ Đề