Is lm là gì

Để bắt đầu, chúng ta hãy trở lại phương trình kế toán đã nghiên cứu trong kinh tế học đại cương và được mô tả ở các bài trước:

Y = C + I + G + NX

Trong đó Y (GDP) là sản xuất hay thu nhập, được gọi là tổng cung; vế trái là tổng cầu với các thành phần là tiêu dùng tư nhân (C), đầu tư tư nhân (I), chi tiêu của chính phủ (G) và cán cân thương mại hay xuất khẩu ròng (NX).

Điểm khác nhau cơ bản trong bài này so với các bài trước là phương trình trên không được xem là phương trình kế toán mà bây giờ nó trở thành điều kiện cân bằng tổng quát giữa tổng cung và tổng cầu trên thị trường hàng hóa và dịch vụ. Vế trái là tổng cung hàng hóa và

Thu nhập ảnh hưởng cầu tiền tệ

Lãi suất ảnh hưởng tiêu dùng và đầu tư

Thị trường hàng

hóa và dịch vụ

Thị trường

tiền tệ

88

dịch vụ; vế phải là tổng cầu hàng hóa và dịch vụ. Về dài hạn, GDP được xác định từ khả năng sản xuất của nền kinh tế, tức là từ tài nguyên thiên nhiên, vốn cố định, lao động, tình trạng công nghệ, trình độ quản lý và năng lực hội nhập kinh tế quốc tế. Nhân tố giá cả sẽ được đưa vào để phản ánh cung danh nghĩa của tiền tệ.

Tiếp theo, chúng ta giả thiết giá cả cố định, trong khi sản xuất được xác định bởi nhu cầu. Đây là giả thiết cơ bản của lý thuyết hay mô hình Keynes. Quan hệ nhân quả đi từ tổng cầu đến tổng cung. Toàn bộ các lập luận trong giả thuyết Keynes dựa trên ý tưởng người sản xuất cung cấp đủ lượng hàng hóa và dịch vụ theo nhu cầu với mặt bằng giá hiện tại (không đổi). Ở tầm ngắn hạn, mặt bằng giá chung không thay đổi khi cầu thay đổi; tổng cung sẽ bị động thay đổi để đáp ứng đủ tổng cầu.

Câu hỏi đạt ra là giả thuyết Keynes có thể được coi là hợp lý và chấp nhận được không ? Có nhiều lý do khác cho phép tin tưởng ở giả thiết này. Trong thực tế, chúng ta thường quan sát thấy quy mô biến động của giá thường thấp hơn quy mô biến động của sản xuất. Mặt khác, về mặt thực nghiệm, các điều tra thống kê cho thấy trong điều kiện lạm phát thấp hoặc ôn hòa, các doanh nghiệp thường giữ ổn định giá bán trong một khoảng thời gian khá dài, ở nhiều nước có thể là 18 tháng đến 2 năm. Do vậy, các nhà kinh tế thường nói về hiện tượng cứng nhắc hay kém linh hoạt của giá cả.

Theo các nhà kinh tế thuộc trường phái Keynes, có ít nhất ba lý do sau đây để giá cả ổn định ngắn hạn. Thứ nhất, các chi phí liên quan đến thay đổi giá bán khá lớn, được gọi là chi phí thực đơn, bao gồm chi phí quảng cáo, chi phí in ấn lại các tờ thông báo giá và phân phát chúng, chi phí thay đổi niêm yết giá trong các siêu thị, cửa hàng lớn... ; do đó không thể thay đổi giá liên tục được. Thứ hai là quan hệ giữa người bán và khách hàng. Để giữ lòng tin với khách hàng, doanh nghiệp phải giữ giá ổn định trong một khoảng thời gian nhất định; điều này xảy ra ngay cả khi có những biến động khá lớn của cầu và mặt bằng giá cả. Thực tế đã chứng minh, hầu hết các doanh nghiệp đều giữ giá ổn định ngắn hạn trong những thời kỳ kinh tế có nhiều biến động; họ chỉ thay đổi khi tình hình kinh tế tế vĩ mô đã thay đổi về chất và khi sức chịu đựng của họ đã đến mức giới hạn. Thứ ba là vai trò của các hợp đồng. Nhiều doanh nghiệp đã ký kết các hợp đồng mua bán ngắn và trung hạn với một giá định trước nên rất khó khăn nếu muốn đàm phán thay đổi lại giá.

b) Giao điểm Keynes trong nền kinh tế đóng

Mục tiêu tiếp theo ở đây là giải thích quá trình sản xuất cân bằng với tổng cầu trên thị trường hàng hóa và dịch vụ. Trong các bài trước, chúng ta đã xây dựng các hàm cầu cho các thành phần của tổng cầu, cụ thể là:

- Hàm tiêu dùng: C = C(Yd) = C(Y-T)

Trong đó Yd là thu nhập sẵn có của dân cư, bằng tổng thu nhập của nền kinh tế (Y) trừ đi thu nhập của chính phủ (T). Thuế T được coi là biến ngoại sinh do chính phủ quyết định.

- Hàm đầu tư: I = I( r )

89

Đồng thời Keynes cũng giải thiết chi tiêu chính phủ (G) là biến ngoại sinh do chính phủ kiểm soát. Theo giả thuyết Keynes, cầu sẽ xác định sản xuất, tức là sản xuất được điều chỉnh để thực hiện cân bằng trên thị trường hàng hóa và dịch vụ. Tuy nhiên mô hình này vẫn có quan hệ ngược từ cung tới cầu thông qua các thành phần C, I. Khi đó chúng ta có phương trình xác định tổng nhu cầu hàng hóa và dịch vụ ngắn hạn dự kiến hay nhu cầu chi tiêu xã hội ngắn hạn dự kiến (E) làm cơ sở để các doanh nghiệp bố trí phương án sản xuất kinh doanh phù hợp, như sau:

E = C + I + G

Thay các phương trình trên vào E, chúng ta có: E = C(Y-T) + I( r ) + G

Đây là hàm tăng theo Y vì các lý thuyết và thực tiễn đều khẳng định thu nhập tăng lên sẽ làm tiêu dùng tăng lên.

Độ dốc của đường này chính là xu hướng tiêu dùng cận biên (mpc = ∆C/∆Y), tức là khi thu nhập tăng thêm 1 đồng thì tiêu dùng sẽ tăng lên mpc đồng.

Vì giá cố định, tỷ lệ lạm phát bằng 0 nên lãi suất danh nghĩa bằng lãi suất thực (i = r). Do đó trong phương trình trên, có thể thay lãi suất thực (r) bằng lãi suất danh nghĩa (i).

Khi nền kinh tế ở trạng thái cân bằng thì thu nhập = chi tiêu, tức là: Y = E Nghĩa là: chi tiêu thực tế (GDP thực) = Chi tiêu dự kiến (kế hoạch)

Hình 5.2 mô tả phản ứng của tổng cầu mong muốn trước các biến động của sản xuất. Đường cầu mong muốn có độ nghiêng dương. Khi GDP (thu nhập) tăng lên, tiêu dùng và đầu tư cũng sẽ tăng lên; do vậy tổng cầu cũng sẽ tăng. Vì sản xuất luôn luôn đáp ứng đủ cầu nên nói chung, cầu sẽ tăng theo GDP nhưng với tỷ lệ thấp hơn. Do đó độ nghiêng của đường tổng cầu thấp hơn đường thẳng 45° đi qua gốc tọa độ. Đường 45° là đường cân bằng cung cầu dài hạn.

90

- Khi bổ sung đường chi tiêu dự kiến E nêu trên, hai đường sẽ cắt nhau. Giao điểm cắt nhau tại A được gọi là giao điểm Keynes.

 Giao điểm Keynes là phương thức xác định thu nhập Y tại mỗi mức đầu tư I dự kiến với chính sách tài khóa (thuế T và chi tiêu chính phủ G) định trước. Khi một trong các nhân tố này thay đổi thì thu nhập sẽ thay đổi.

A là điểm biểu thị trạng thái cân bằng vì tại đó các doanh nghiệp bán được lượng hàng mà họ muốn bán, trong khi mọi người tiêu dùng đều mua được lượng hàng mình cần mua. Khi đó cả 2 bên đều không thay đổi hành vi của mình.

Trường hợp mất cân bằng: Cơ chế cân bằng tự động được thể hiện qua hình 5.2 như sau. Ví dụ điều gì sẽ xảy ra nếu tổng cầu không cân bằng với tổng cung sẵn có ? Trong trường hợp cầu vượt cung, các nhà sản xuất sẽ mở kho dự trữ các hàng hóa và dịch vụ đã sản xuất ở kỳ trước nhưng chưa tiêu thụ được để đáp ứng cầu. Bên cạnh đó, họ còn có thể giảm mức tích lũy để đáp ứng với cầu. Nếu cung vẫn không đủ, họ sẽ mở rộng sản xuất để đáp ứng đủ cho cầu. Lưu ý trong trường hợp sản xuất cao hơn cầu thì họ sẽ tăng tích lũy hàng tồn kho để có thể sẵn sàng đối phó với trường hợp cầu bất ngờ tăng lên nhanh. Dây truyền quan hệ phụ thuộc như sau

Tại Yb: Yb < Eb; cung không đáp ứng đủ cầu  các nhà sản xuất sẽ mở kho dự trữ  tình trạng giảm tồn kho ngoài dự định  DN tăng sản lượng để bù đắp số dự trữ giảm  thuê thêm công nhân  thu nhập và nhu cầu tăng Y, E tăng lên Y1.

Tại mức sản xuất Ya: Ya > Ea; cung vượt cầu  tình trạng tăng tồn kho ngoài dự định  DN sẽ giảm sản lượng  thất nghiệp tăng  thu nhập giảm, nhu cầu giảm Y, E đều giảm về Y1

c)Xây dựng đường IS

(i) Từ sơ đồ giao điểm Keynes của thị trường HH&DV

Để hợp nhất các quan hệ giữa khu vực kinh tế thực và khu vực kinh tế tiền tệ, bước đầu tiên phải làm là phân tích ảnh hưởng của lãi suất (của khu vực tiền tệ) tới các biến kinh tế vĩ mô, đặc biệt là thu nhập, vì theo Keynes, lãi suất là trung gian nối hai khu vực (tiền tệ  lãi suất  đầu tư).

Giao điểm Keynes cho thấy các nhân tố ảnh hưởng tới thu nhập tại mỗi mức đầu tư định trước (Ī).

Tuy nhiên trên thực tế, đầu tư dự kiến là một đại lượng thay đổi. Đầu tư dự kiến phụ thuộc vào lãi suất (thực) r:

I = I(r) với I’<0

Vì lãi suất thực là chi phí vốn để tài trợ cho các dự án đầu tư nên khi lãi suất thực tăng thì đầu tư dự kiến sẽ giảm  Quan hệ âm giữa I và r.

Lưu ý: Ở tầm ngắn hạn, tỷ lệ lạm phát dự kiến (kỳ vọng lạm phát) đã biết, nên r và i (lãi suất danh nghĩa) coi như đã biết

91

Vì i = r + πe  Có thể sử dụng r hoặc i để phân tích đều được.

Xuất phát từ 1 điểm cân bằng được xây dựng căn cứ vào một lãi suất danh nghĩa i1 (hoặc lãi suất thực) Câu hỏi đặt ra là: Thu nhập sẽ thế nào nếu NHTƯ hạ lãi suất danh nghĩa từ i1 xuống i2 ?

Trả lời: Lãi suất giảm làm đầu tư mong muốn tăng tổng cầu dự kiến tăng

Theo quá trình tăng lên của tổng cầu mong muốn, đường cầu sẽ chuyển dịch lên trên; sản xuất sẽ tăng lên để đáp ứng cầu  nền kinh tế sẽ chuyển dịch dần từ A lên B  Thu nhập tăng. Sản lượng (GDP) cân bằng được thiết lập ở mức cao hơn tương ứng với lãi suất giảm xuống.

Lãi suất giảm từ r1 lên r2, đầu tư dự kiến tăng từ I1 lên I2  Dịch chuyển đường chi tiêu dự kiến từ E1 lên E2  Cân bằng mới tại B: Chi tiêu và Thu nhập (Y) tăng tương ứng với việc giảm lãi suất.

 Quan hệ âm giữa lãi suất và sản lượng tạo thành đường IS.

Hình 5.3: Xây dựng đường IS từ giao điểm Keynes

Kết hợp các đồ thị 1 và 2, chúng ta có đồ thị 3 thể hiện quan hệ giữa Y và r tại các điểm C và D.

Nối các điểm C và D tạo thành một đường thể hiện quan hệ giữa r và Y. Đường này được gọi là đường IS.

Các điểm C và D lần lượt tương ứng với các tình huống ban đầu (lãi suất i1 và Y1) và kết thúc (i2và Y2).

92

Đường IS không nhất thiết là đường tuyến tính mặc dù để đơn giản ở đây chúng ta thể hiện nó là đường thẳng.

Đường IS thể hiện quan hệ âm giữa lãi suất và sản xuất (GDP thực) để đảm bảo cân bằng trên thị trường hàng hóa và dịch vụ đối với các giá trị cho trước (dự kiến) của các biến ngoại sinh (I, T, G).

Khi các biến ngoại sinh I, T, G hoặc thành phần tự định của tiêu dùng thay đổi thì đường IS dịch chuyển.

(ii) Xây dựng IS từ phương trình cân bằng tiết kiệm và đầu tư

Tên của đường IS có nguồn gốc từ phương trình kế toán: I – S = (T – G) – NX. Khi nghiên cứu quan hệ này, nhà kinh tế người Anh John Hicks, giải thưởng Nobel năm 1972, đã giả định ngân sách cân bằng (T = G) đồng thời không có ngoại thương (NX = 0); khi đó I = S, tức đầu tư bằng tiết kiệm (Investment = Saving).

Trong trường hợp tổng quát, công thức cơ bản của một nền kinh tế mở:

Y = C + I + G + NX

Trong nền kinh tế đóng: NX = X – M = 0, nên:

Y = C + I + G

Phương trình trên nói rằng GDP là tổng của tiêu dùng (C), đầu tư (I) và chi tiêu của chính phủ (G), hay:

I = Y - C - G

Vế phải (Y - C - G) là tổng thu nhập của nền kinh tế còn lại sau khi đã thanh toán cho tiêu dùng của dân cư và mua hàng của chính phủ.

Phần còn lại này được gọi là tiết kiệm quốc dân, ký hiệu là S.

Vì S = (Y - T - C) + (T - G) = Tiết kiệm cư dân + Tiết kiệm chính phủ

S = Y - C - G

Như vậy: I = S  Tiết kiệm = đầu tư.

Giả sử G là biến ngoại sinh đã được xác định: Ḡ

Vì cân bằng của thị trường HH&DV trong nền kinh tế đóng: Y = C + I + Ḡ = C + S + Ḡ

I = Y – C - Ḡ = S

Và C là hàm số của thu nhập nên: I = Y – C(Y) - Ḡ = S

Đưa thêm phương trình hành vi đầu tư I phụ thuộc vào lãi suất:

I = I(r)

Theo lý thuyết ưa thích thanh khoản: Giảm lãi suất thì tăng đầu tư, tức I’(i)<0. Phương trình cân bằng cuối cùng:

I(r) = Y – C(Y) - Ḡ = S

93

Để đơn giản và ngắn gọn, có thể đặt Ḡ = 0, khi đó:

I(r) = Y – C(Y) = S

Đây là phương trình IS: Y = Y(r) Y’(r)<0

Đường IS là toàn bộ những điểm được tạo nên bởi tổ hợp quan hệ giữa lãi suất r và thu nhập Y để đảm bảo cân bằng giữa tiết kiệm và đầu tư đối với các giá trước trị cho của các biến ngoại sinh (Ḡ, T, …).

Điều kiện cân bằng IS có nghĩa là giải phương trình cân bằng đầu tư - tiết kiệm sẽ xác định được tổng cầu  Tổng cung.

Thực chất là giải phương trình:

Y(r) = C(Y) + I(r) + G + NX

Vì C= a+mpcY nên

S = Y-C= Y – (a+mpcY) = -a+mpsY

Điều kiện trên có thể được minh họa bằng đồ thị lớn kết hợp 4 đồ thị thành phần sau:

Hình 5.4: Xây dựng đường IS từ cân bằng tiết kiệm và đầu tư

Xuất phát từ cầu đầu tư trong đồ thị I của hình 5.4. Giả sử lãi suất thực giảm xuống. Khi đó đầu tư tăng lên vì đầu tư có quan hệ âm với lãi suất thực. Đầu tư tăng (điểm A) thì tiết kiệm tăng (điểm B, đồ thị II) vì trong nền kinh tế đóng luôn luôn có quan hệ S=I. Theo phương trình quan hệ vừa xác định ở trên S = -a+mpsY nên khi S tăng thì Y tăng (điểm C, đồ thị III). Như vậy, khi lãi suất thực giảm xuống thì sản xuất tăng; tức là có quan hệ âm giữa lãi suất thực và sản lượng. Điều này được thể hiện thành đường dốc xuống trong đồ thị IV của hình 5.4; đường này được gọi là đường IS.

94

Độ nghiêng của đường IS là tỷ lệ giữa các khoảng cách AB và AC (AB/AC). Độ nghiêng đo lường mức độ tác động của lãi suất tới tổng cầu và thu nhập.

Độ nghiêng của đường IS âm: Khi lãi suất giảm, đầu tư và cầu, cung đều tăng để đảm bảo cân bằng trên thị trường HH&DV  Thu nhập tăng.

Hình 5.5: Độ nghiêng của đường IS

Độ nghiêng của IS phụ thuộc vào hai nhân tố:

(i) Mức độ nhạy cảm của đầu tư so với biến động của lãi suất:

• Đầu tư rất nhạy cảm: một sự thay đổi nhỏ của lãi suất cũng làm cho đầu tư thay đổi một lượng lớn  thu nhập thay đổi lớn  đường IS sẽ nằm thoai thoải (gần như nằm ngang). • Đầu tư ít nhạy cảm: ngược lại  đường IS sẽ dốc.

(ii) Độ lớn của tác động nhân tử để chuyển ảnh hưởng ban đầu và trực tiếp thành ảnh hưởng toàn cục cuối cùng,theo đó:

Nhân tử tiêu dùng (mpc) càng nhỏ (tiêu dùng thấp) thì đường IS càng dốc (khi đó r giảm nhiều nhưng Y tăng ít).

Ngược lại, nhân tử tiêu dùng càng lớn thì đường IS càng thoải (r giảm ít nhưng Y tăng nhanh).

Chứng minh:

Tác động nhân tử được xác định như sau: Y = C(Y) + I(r)

dY = mpc.dY + I’.dr dY/dY = mpc + I’. dr/dY Từ đây suy ra:

dr/dY = (1 – mpc)/I’ hay dY/dr = I’ / (1 – mpc)

trong đó mpc là xu hướng tiêu dùng cận biên chúng ta đã học trong bài 3. Vì I’< 0 và (1-mpc) > 0 nên dY/dr < 0

95

Như vậy, bên cạnh sự nhạy cảm của đầu tư với lãi suất, độ nghiêng của đường IS còn phụ thuộc vào xu hướng tiết kiệm cận biên (mps = 1-mpc) và độ nghiêng của đường đầu tư (qua

IS

Mô hình IS-LM, viết tắt của "Đầu tư - Tiết kiệm" (Investment - Savings) và "Sự ưa thích thanh khoản - Cung tiền tệ " (Liquidity preference - Money Supply), mô hình kinh tế vĩ mô của Keynes cho thấy thị trường hàng hóa kinh tế (IS) tương tác với thị trường vốn vay hay còn gọi thị trường tiền tệ (LM) như thế nào.

đường LM cho biết điều gì?

Đường LM biểu diễn một tập hợp các điểm cân bằng trên thị trường tiền tệ. L và M là các chữ cái viết tắt của các từ tiếng Anh Liquidity Preference và Money Supply nghĩa là nhu cầu giữ tiền mặt của cá nhân và cung tiền của cơ quan quản lý tiền tệ của nhà nước.

đường LM có hình dạng gì?

Đường LM có dạng thẳng đứng.

Điểm cân bằng trong mô hình IS

Điểm giao giữa hai đường IS và LM thể hiện cân bằng đồng thời trên thị trường hàng hóa và dịch vụ và thị trường cung tiền thực đối với giá trị cho trước của chi tiêu chính phủ, thuế, cung tiền và mức giá.