Kế hoạch thu gom rác thải trường học

--- Chọn liên kết --- Bộ Giáo dục và Đào tạo Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Phòng Giáo dục và Đào tạo Hoàn Kiếm UBND Thanh pho Ha Noi UBND quận Hoàn Kiếm

        Mỗi ngày, ở Việt Nam thải ra một lượng chất thải rắn gần 60.000 tấn. Trong đó rác hữu cơ chiếm từ 54 - 65% ; 35 - 45% còn lại là rác vô cơ rất khó phân hủy, trong đó chỉ có 8 - 18% lượng rác thải được thu gom và tái chế; có hàng triệu tấn rác thải không được phân loại và xử lý đúng cách. Điều này tác động trực tiếp đến môi trường sinh thái và cuộc sống của chính chúng ta.

        Liệu chúng ta có biết: thời gian để một chiếc túi nilon phân hủy khoảng 45 năm;  vi nhựa từ các ly trà sữa mất khoảng 73 năm , ống hút nhựa từ 100 - 500 năm;  chai nhựa 500 - 1000 năm và thủy tinh tốn đến 1 triệu năm để tiêu biến hoàn toàn. Do quá trình phân hủy lâu và việc không xử lý rác thải đúng cách tác động trực tiếp đến cuộc sống của con người và các sinh vật khác trên trái đất.

Hàng triệu tấn chất thải xả trực tiếp ra biển gây ô nhiễm trầm trọng, làm chết hàng triệu sinh vật biển; hơn thế nữa, các vi nhựa xâm nhập vào các sinh vật biển và theo chuỗi thức ăn sẽ quay ngược lại để đi vào cơ thể con người gây nguy hiểm cho sức khỏe con người.

Việc đốt tất cả rác thải kể cả các loại chất dẻo như: chai nhựa, cao su, túi nilon… sẽ sinh ra các khí độc như: Oxit cácbon, hydrocacbon, benzen, dioxin… là những chất rất độc hại đe dọa trực tiếp đến sức khỏe con người như gây khó thở, viêm đường hô hấp, ung thư...

 Bên cạnh rác thải nhựa, thì khẩu trang y tế bị vứt bừa bãi đang là một mối đe dọa đến môi trường. Khẩu trang y tế làm bằng các chất liệu vải không dệt khá bền nên rất khó phân hủy ở môi trường tự nhiên. Chúng còn là nơi phát sinh nguồn bệnh vì các loại siêu vi, vi khuẩn, nấm vẫn tiếp tục sinh sôi nảy nở trong lớp sợi của khẩu trang... Khẩu trang y tế bị vứt bừa bãi là mối nguy hiểm tiềm tàng gây lây lan dịch bệnh, đồng thời là một mối nguy cho môi trường biển và các sinh vật biển.

Vì những lý do nêu trên nên việc phân loại rác thải đúng cách sẽ giúp chúng ta bảo vệ môi trường và bảo vệ chính mình.

 Nhằm tuyên truyền, nâng cao nhận thức, ý thức, vai trò, trách nhiệm về bảo vệ môi trường cho cán bộ, giáo viên và học sinh trong toàn trường. Thông qua đó góp phần hạn chế các hành vi gây ô nhiễm môi trường, tạo cảnh quan sư phạm đối với trường học và xây dựng môi trường trong sạch của địa phương.  Tổ Hóa - Sinh - CNNN phát động đến các lớp và toàn thể nhà trường chương trình phân loại rác thải tại trường với những nhiệm vụ trọng tâm sau:

Chủ đề hoạt động: "Hành động để giảm thiểu ô nhiễm môi trường".

* Về bố trí các thùng rác phục vụ công tác phân loại

    Mỗi tầng bố trí 01 bộ thùng rác nhỏ;  sân sau bố trí 01 bộ thùng rác lớn tại khu vực căn tin cũ.

- Một bộ thùng rác nhỏ gồm:

+ Thùng 1: Đựng rác có thể tái sử dụng: chai nhựa, lon, giấy…

+ Thùng 2: Đựng rác không thể phân hủy và không thể tái sử dụng: bao nilon, đồ nhựa dùng một lần [ly nhựa uống trà sữa, ống hút…], thủy tinh vỡ.

+ Thùng 3: Đựng rác thải có nguy cơ với Sars-CoV-2.

- Bộ thùng rác lớn gồm 3 thùng tương ứng như bộ thùng rác nhỏ đã được ghi nhãn các loại rác cần phân loại.

     *Về thực hiện thu gom, phân loại và xử lý yêu cầu như sau:

- Tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh để các loại rác thải đúng thùng quy định.

- Trước và sau các buổi học, các lớp thu gom và phân ra các loại rác để vào bộ thùng rác nhỏ đã được bố trí ở các tầng.

- Lớp phụ trách công việc vệ sinh và đổ rác ở các tầng sẽ thu gom toàn bộ rác thải trong các thùng nhỏ đổ vào bộ thùng rác to đặt ở kho chứa rác ở khu vực căn tin cũ.

- Trước ngày 9, 19, 29 hàng tháng, bộ phân lao động phân công lớp lao động định kỳ thu gom rác từ các thùng rác to bỏ vào bao rác do nhà trường chuẩn bị và tập kết về nơi thu rác của công ty môi trường.

- Các loại rác thải lá cây, cành cây được thu gom và đổ trực tiếp ở hố rác sau đó xử lý bằng phương pháp đốt.

+ Trong quá trình thu gom rác các khối lớp lên ý tưởng và giữ lại các loại rác phù hợp để phục vụ cho việc tái chế thành các vật dụng hữu ích để tham gia cuộc thi làm sản phẩm tái chế từ rác thải diễn ra vào tháng 5/2022.

                  Cô Lê Thị Tường Vy hướng dẫn học sinh phân loại rác thải

Phân loại rác thải là một trong những việc làm cần thiết. Đây là một công việc không quá to lớn, nhưng nếu mỗi người đều tự giác phân loại rác thải sẽ mang lại nhiều lợi ích đến với môi trường sống. Mỗi người chúng ta hãy tự xây dựng cho mình ý thức và thói quen này để cùng chung tay bảo vệ môi trường sống của chúng ta.

Căn cứ vào Công văn số 2309/SGD ĐT-GDTrH, ngày 10 tháng 9 năm 2018 của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc Triển khai thực hiện nhiệm vụ năm học 2018-2019;

Thực hiện Công văn 2931/SGDĐT-GDTrH của Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Cần Thơ  ngày 12  tháng 11 năm 2018 về việc hướng dẫn triển khai thực hiện Phương pháp Giáo dục hành động kể từ năm học 20178-2019;

Căn cứ vào Kế hoạch giáo dục năm học 2018 – 2019 của Hiệu trưởng Trường THPT Trung An,

Trường THPT Trung An xây dựng Kế hoạch triển khai phân loại rác thải sinh hoạt với các nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU

1. Mục đích

Chất thải sinh hoạt phải được phân loại ngay từ nguồn nhằm tăng cường tái chế, tái sử dụng, thu hồi năng lượng, giảm gánh nặng chi phí xử lý chất thải thải sinh hoạt và nâng cao hiệu quả hệ thống quản lý nhà nước về quản lý chất thải sinh hoạt cũng như góp phần bảo vệ môi trường sống;

Nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, giúp cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, phụ huynh và học sinh từng bước hình thành thói quen phân loại rác thải tại nguồn. Đồng thời, hướng dẫn cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, phụ huynh và học sinh cách thức phân loại, lưu giữ và giao chất thải cho đơn vị thu gom đúng quy định;

- Mỗi cá nhân cán bộ, viên chức, học sinh đều có trách nhiệm, nghĩa vụ trong việc phân loại rác thải sinh hoạt khi có phát sinh.

2. Yêu cầu

Tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ, hình thành thói quen phân loại rác thải sinh hoạt trong và ngoài nhà trường; tạo ý thức tự giác chấp hành phân loại rác thải tại nguồn ngay khi có phát sinh;

Triển khai thực hiện từng năm từ  tháng 12 năm 2018 và những năm tiếp theo;

Cán bộ GV-CNV gương mẫu chấp hành, thực hiện và chỉ đạo cho học sinh phân loại rác thải tại phòng học và trong khuôn viên nhà trường;

- Rác thải sinh hoạt  được phân loại thành 03 loại, gồm: chất thải hữu cơ dễ phân hủy; chất thải có khả năng tái sử dụng, tái chế [chai nhựa]; chất thải còn lại;

- Chất thải nguy hại phát sinh tại các đơn vị được phân loại, lưu giữ riêng trong các bao bì [túi, thùng] chứa phù hợp và được tổ chức thu gom, xử lý theo hướng dẫn của kế hoạch này.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Thời gian thực hiện

- Trong tháng 11 năm 2018: Tập trung truyên truyền ý nghĩa, lợi ích của việc phân rác thải tại nguồn đến từng cán bộ, giáo viên, công nhân viên, phụ huynh và học sinh về triển khai thực hiện phân loại rác thải tại nguồn;

- Trong tháng 12 năm 2018: Tiến hành thực hiện trong khuôn viên nhà trường;

- Trong năm 2019: Tiếp tục mở rộng đối tượng ngoài nhà trường và triển khai phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn đối với hộ dân xung quanh nhà trường;

- Trong năm 2020: Tiếp tục nâng chất và đẩy mạnh đối tượng, phạm vị triển khai phân loại rác thải sinh hoạt trong toàn địa bàn có học sinh học tại trường THPT Trung An.

2. Nội dung thực hiện

2.1. Xây dựng nguồn nhân lực

a] Củng cố lực lượng thu gom tại nguồn

Tổ chức, sắp xếp lực lượng thu gom rác tại đơn vị về thời gian thu gom, phương tiện thu gom;

Mối lớp cứ 2 học sinh thu gom và tập kết rác thải đúng nơi quy định.

b] Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực

- Tham gia các khóa tập huấn, đào tạo nâng cao năng lực quản lý chất thải sinh hoạt cho cán bộ, giáo viên, công nhân viên, học sinh người lao động tham gia quản lý môi trường tại đơn vị;

- Tăng cường trao đổi, hợp tác và học tập kinh nghiệm từ các đơn vị bạn về triển khai phân loại rác thải sinh hoạt  tại nguồn để rút kinh nghiệm, đề ra giải pháp phù hợp cho việc triển khai Chương trình tại trường.

2.2. Xây dựng cơ chế chính sách

- Kiến nghị Sở Giáo dục  ban hành quy định, cơ chế chính sách hỗ trợ;

- Ban hành quy định quản lý rác thải sinh hoạt trong phạm vị trường học;

- Có chính sách an sinh xã hội cho lực lượng trực tiếp thu gom rác khi tham gia theo quy định.

2.3. Tổ chức tuyên truyền vận động

a] Nội dung tuyên truyền

- Tuyên truyền các văn bản pháp luật quy định về phân loại rác thải tại nguồn, các văn bản chỉ đạo, chủ trương, kế hoạch tổng thể triển khai chương trình phân loại rác thải tại nguồn;

- Tuyên truyền về mục tiêu, ý nghĩa, lợi ích của việc phân loại rác thải tại nguồn; trách nhiệm và nghĩa vụ của cán bộ, GV-CNV, người lao động, phụ huynh và học sinh về thực hiện phân loại rác thải tại nguồn nhằm nâng cao nhận thức, từng bước hình thành thói quen, góp phần bảo vệ môi trường và xây dựng nếp sống văn minh đô thị;

- Xây dựng các nội dung tuyên truyền, giáo dục về môi trường phù hợp với nhận thức của từng lứa tuổi tại các khối lớp;

- Kịp thời biểu dương, khen thưởng những tổ khối, cá nhân, học sinh thực hiện tốt việc phân loại rác thải tại nguồn; nhân rộng những mô hình triển khai hiệu quả và cách làm hay.

b] Hình thức thực hiện

- Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, tập trung: trên cổng thông tin điện tử của trường;

- Tuyên truyền thông qua các buổi họp hội đồng sư phạm, sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp...;

- Lồng ghép các nội dung tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ môi trường, phân loại rác thải tại nguồn vào các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo dục hành động với nhận thức của từng lứa tuổi tại các khối lớp;

- Tổ chức thi đua tại lớp làm kế hoạch tiết kiệm cho lớp trong việc thu gom rác thải sinh hoạt tại trường.

3. Tổ chức phân loại, thu gom rác thải sau phân loại

3.1 Phân loại chất thải

- Rác thải sinh hoạt  được phân loại thành 03 loại, gồm: chất thải hữu cơ dễ phân hủy; chất thải có khả năng tái sử dụng, tái chế [hay còn gọi là phế liệu]; chất thải còn lại;

- Bố trí thêm các thùng rác tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, GV-CNV, người lao động, phụ huynh và học sinh bỏ rác phân loại theo quy định.

3.2 Thiết bị lưu chứa

 - Túi chứa chất thải hữu cơ:  Sử dụng các màu sáng để chứa chất thải hữu cơ như màu trắng, màu xanh. Khuyến khích sử dụng bao bì thân thiện môi trường;

 - Túi chứa chất thải còn lại, chất thải có khả năng tái sử dụng, tái chế: Không quy định màu sắc túi chứa chất thải còn lại;

- Thùng chứa chất thải: Thùng chứa chất thải được dán nhãn bên ngoài phía trên và thân thùng rác để phân biệt nhóm chất thải phân loại.

3.3  Phương tiện thu gom tại nguồn

Trong năm 2018 giữ nguyên hiện trạng các trang thiết bị để thu gom chất thải. Khi sử dụng phương tiện thô sơ để thu gom chất thải hữu cơ thì gắn nhãn chất thải có dòng chữ “CHẤT THẢI HỮU CƠ” ở hai bên thành phương tiện. Ngược lại, khi sử dụng để thu gom chất thải còn lại thì gắn nhãn chất thải có chữ “CHẤT THẢI CÒN LẠI” ở hai bên thành phương tiện.

III. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

-  Xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện cho các GV-CNV, học sinh  của nhà trường;

-  Tổ chức, kiểm tra, giám sát việc phân loại rác thải sinh hoạt tại trường;

- Tuyên truyền, vận động phụ huynh học sinh ở nhà tự trang bị ít nhất 02 thùng để chứa rác tại gia đình và phân loại: 01 thùng chứa rác hữu cơ dễ phân hủy; 01 thùng chứa chất thải còn lại.

2. Đoàn thanh niên

- Triển khai kế hoạch thực hiện thông qua các buổi sinh hoạt dưới cờ;

- Tổ chức treo băng rôn, phát tờ bướm tuyên truyền về Chương trình phân loại rác tại nguồn;

- Đề xuất khen thưởng các lớp, học sinh thực hiện tốt việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn và phê bình các lớp, học sinh không thực hiện tốt.

3. Nhân viên Y tế

- Thường xuyên kiểm tra việc thu gom rác tại đơn vị trường học;

- Tuyên truyền, hướng dẫn cho cán bộ, GV-CNV, người lao động, phụ huynh, học sinh và người dân cách phân loại rác thải tại nguồn đúng quy định.

4. Các tổ chuyên môn

- Tổ trưởng xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện phân loại rác thải tại nguồn của tổ mình phụ trách;

- Lồng ghép các nội dung tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ môi trường, phân loại rác thải tại nguồn vào các bài học trên lớp;

- Tuyên truyền, vận động phụ huynh học sinh ở nhà tự trang bị ít nhất 02 thùng để chứa rác tại gia đình và phân loại: 01 thùng chứa rác hữu cơ dễ phân hủy; 01 thùng chứa chất thải còn lại.

5. Giáo viên chủ nhiệm lớp

Phân công cụ thể thành viên phụ trách, việc thu gom và tập kế rác đến nơi quy định từng buổi học;

Thường xuyên theo dõi, nhắc nhở, đốn đốc các em thực hiện phân loại rác tại lớp và dãy hành lang lớp học;

Tuyên truyền vận động phụ huỳnh và học phân loại rác tại nhà.

6. Giáo viên bộ môn

Lồng ghép các nội dung tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ môi trường, phân loại rác thải tại nguồn vào các bài học trên lớp;

Chịu trách nhiệm nhắc nhở việc thực hiện về sinh môi trường trong phòng học và dãy hành lang phòng học.

Trên đây là Kế hoạch triển khai phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn của Trường THPT Trung An năm học 2018 -2019 và nhưng năm tiếp theo đề nghị các tổ chuyên môn, giáo viên chủ nhiệm, học sinh và các bộ phân có liên quan triển khai và tổ chức thực hiện./.

Nơi nhận:      

- Sở GD [để báo cáo];

- BGH [để chỉ đạo]

- GV, Nhân viên, HS; 

- Lưu: VT.

                  HIỆU TRƯỞNG

                  LÊ VĂN DŨNG

Video liên quan

Chủ Đề