Khái niệm văn hóa chính trị là gì

1. CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VĂN HÓA CHÍNH TRỊ

1.1. Khái niệm văn hóa chính trị

Văn hóa chính trị là một bộ phận, một phương diện của văn hóa nói chung. Để hiểu biết sâu sắc về văn hóa chính trị, cần thiết phải làm rõ khái niệm văn hóa.

1.1.1. Khái niệm văn hóa

Cho đến nay, đã có hàng trăm định nghĩa khác nhau về văn hóa, cho thấy sự phức tạp và đa dạng của đối tượng nghiên cứu. Mỗi người nghiên cứu, từ mục đích và cách tiếp cận của mình có thể đưa ra quan niệm riêng về văn hóa. Do vậy, các định nghĩa về văn hóa thường có xu hướng nghiêng về một khía cạnh nào đó và bỏ qua các khía cạnh khác, làm cho các định nghĩa thường bị phiến diện. Nói cách khác, một trong những lý do dẫn đến sự khác biệt trong cách định nghĩa về văn hóa chính là cách tiếp cận của các trường phái, các lý thuyết khác nhau. Chẳng hạn, các nhà nghiên cứu phương Tây thường nghiên cứu văn hóa dưới góc độ dân tộc  học, nhân học xã hội, xã hội học, tâm lý học… Còn các nhà nghiên cứu theo trường phái mácxít thường xuất phát từ chủ nghĩa duy vật lịch sử.

Văn hóa có thể được hiểu theo một số cách sau:

Văn hóa là toàn bộ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra. Theo cách hiểu này, tất cả những gì không có sẵn trong tự nhiên là kết quả của sự sáng tạo của con người, đều được coi là một sản phẩm văn hóa. Nó bao gồm cả hai khía cạnh: khía cạnh tinh thần của xã hội như ngôn ngữ, tư tưởng, giá trị và các khía cạnh vật chất như nhà cửa, quần áo, các phương tiện,…

Từ một cách nhìn khác, các nhà nghiên cứu cho rằng, văn hóa là hệ thống các giá trị, niềm tin và những biểu tượng được các thành viên trong một cộng đồng chia sẻ. Theo cách hiểu này, văn hóa là cái định hướng cho các lựa chọn, cách suy nghĩ, hành xử của các thành viên trong cộng đồng theo một chuẩn mực đã được cho đồng chấp nhận.

Nói tới khái niệm văn hóa phải nhấn mạnh hai đặc trưng cơ bản:

  1. i] Văn hóa không phải là sản phẩm của từng cá nhân riêng [đối với cá nhân, người ta gọi là nhân cách, phong cách], mà nó là sản phẩm của một nhóm, một tập thể, một cộng đồng.
  2. ii] Nói tới văn hóa là nói tới các giá trị đã tồn tại trong một thời gian tương đối dài, được xác lập tương đối ổn định. Do đó, để xây dựng, thay đổi văn hóa không thể diễn ra trong ngày một ngày hai bằng các biện pháp mang tính tình thế.

1.1.2. Khái niệm văn hóa chính trị

Trong nghiên cứu về văn hóa chính trị hiện có nhiều cách tiếp cận khác nhau, do đó, tùy thuộc vào mục tiêu nghiên cứu, người ta có thể đưa ra các khái niệm khác nhau. Trong phần này sẽ đề cập đến hai cách hiểu văn hóa chính trị hiện nay.

Cách hiểu thứ nhất, văn hóa chính trị được hiểu là một bộ phận, một phương diện của văn hóa trong xã hội có giai cấp. Nó biểu hiện khả năng, năng lực của con người trong việc giác ngộ lợi ích giai cấp, lợi ích dân tộc, trong việc tổ chức, hoàn thiện hệ thống tổ chức quyền lực nhằm hiện thực hóa lợi ích giai cấp, hay lợi ích nhân dân phù hợp với mục tiêu chính trị và sự tiến bộ xã hội. Văn hóa chính trị cũng thể hiện khả năng, mức độ điều chỉnh những quan hệ chính trị phù hợp với truyền thống và những chuẩn mực giá trị của cộng đồng.

Với cách tiếp cận này, văn hóa chính trị là những giá trị, lý tưởng cao đẹp mà con người hướng tới trong hoạt động chính trị, thể hiện ở sự hiểu biết về chính trị, ở trình độ tổ chức hệ thống quyền lực, ở hành động chính trị theo một chuẩn giá trị xã hội nhất định.

Văn hóa chính trị, do vậy, góp phần định hướng mục tiêu hoạt động cho các chủ thể chính trị trong xã hội.

Cách hiểu thứ hai, văn hóa chính trị chủ yếu được nghiên cứu dựa trên các hoạt động, các quyết định lựa chọn của con người khi họ tham gia vào đời sống chính trị. Nếu hiểu văn hóa là n. thống các giá trị và ý nghĩa, thì văn hóa chính trị sẽ là hệ thống các giá trị và ý nghĩa liên quan đến chính trị, nghĩa là liên quan quan hệ quyền lực giữa các cá nhân, giữa các nhóm trong một gia cũng như giữa các quốc gia với nhau.

Theo Lucian Pye và Sidney Verba: “Văn hóa chính trị là 6 hệ thống các niềm tin được hình thành trong thực tiễn chính – những biểu tượng chuyển tải các ý nghĩa và các giá trị định hình nên môi trường, trong đó các hoạt động chính trị diễn ra”.

G.Almond và S.Verba cũng coi văn hóa chính trị là các thái độ, niềm tin của người dân đối với đời sống chính trị, đối với chính phủ.

Nói tóm lại, theo cách hiểu thứ hai, văn hóa chính trị là tập hợp các giá trị, niềm tin được cộng đồng chia sẻ và nó có thể chi phối, định hướng hoạt động của các cá nhân và tổ chức khi các chủ thể này tham gia vào đời sống chính trị.

1.2. Các thành tố của văn hóa chính trị

Tùy thuộc vào cách tiếp cận, định nghĩa về văn hóa chính trị mà người ta xác định các thành tố của văn hóa chính trị sẽ khác nhau. Trong bài này, các thành tố của văn hóa chính trị được xác định gồm các yếu tố sau:

– Hệ tư tưởng chính trị

Hệ tư tưởng chính trị là một tập hợp các tư tưởng tạo thành cao mục tiêu, đường lối, chiến lược, sách lược chính trị của một chủ thể. Nó cũng là một tầm nhìn toàn diện, một cách thức nhìn nhận sự vật do các giai cấp trong xã hội đưa ra.

Theo C.Mác, trong một xã hội, hệ tư tưởng thống trị xã hội bao giờ cũng là hệ tư tưởng của giai cấp cầm quyền. Hệ tư tưởng chính trị phản ánh khái quát lợi ích của giai cấp cũng như phương thức, con đường để hiện thực hóa lợi ích của mỗi giai cấp. Giai cấp nào cầm quyền thì hệ tư tưởng của giai cấp đó sẽ được truyền bá trong xã hội, trở thành hệ tư tưởng chính thống.

Trong cách tiếp cận mácxít, hệ tư tưởng là hạt nhân của văn hóa chính trị. Thông qua công tác tư tưởng và bộ máy tuyên truyền, giai cấp thống trị sẽ truyền bá cho người dân các giá trị mà họ tin tưởng, từ đó giúp người dân nhận thức được sự đúng đắn của các giá trị mà giai cấp cầm quyền đang theo đuổi.

– Các giá trị chính trị

Giá trị là những điều được tin là đúng đắn, có ý nghĩa, được cộng đồng thừa nhận và chia sẻ một cách rộng rãi. Các giá trị chính là những niềm tin được chia sẻ giữa các thành viên trong một cộng đồng, một xã hội về những gì được cho là đúng đắn, là tốt đẹp; điều gì nên tìm kiếm và điều gì nên tránh.

Các giá trị thường mang tính chủ quan, được tiếp nhận từ truyền thống, hoặc được định hình thông qua thực tiễn chính trị. Các giá trị có tính ổn định và bền vững, có ý nghĩa chi phối hành vi của các cá nhân, các nhóm trong cộng đồng.

Các giá trị sẽ định hình hành vi của mỗi cá nhân trong xã hội, nhưng chúng không nhất thiết hoàn toàn nhất quán với hành vi cá nhân. Bởi vì, giữa những điều được tuyên bố với những điều được thực hiện có thể tồn tại những khoảng cách. Các giá trị thường hướng tới phác họa một kiểu văn hóa lý tưởng, những mẫu hình mà một xã hội mong muốn đạt được. Nhưng văn hóa lý tưởng có thể khác biệt với văn hóa thực tế – những điều đang thực sự diễn ra và tồn tại trong xã hội. Trong một nền văn hóa lý tưởng, sẽ không có nghèo đói, thất nghiệp, không có hận thù giữa người với ngư không có các nhà chính trị tham nhũng. Nhưng trong thực tế, tất các hiện tượng kể trên đều có thể diễn ra. Các chủ thể quyền như: các đảng chính trị, bộ máy nhà nước, các nhà chính trị, cá nhà hoạch định chính sách và người dân… phải nỗ lực, đấu tranh để tìm cách ngăn chặn hoặc xử lý các hiện tượng kể trên.

Đôi khi các giá trị ở các quốc gia khác nhau cũng có sự khác biệt. Trong khi ở các nước phương Tây, người ta nhấn mạnh yếu tố cá nhân và sự độc lập của cá nhân, thì ở các quốc gia phương Đông – những quốc gia chịu ảnh hưởng của Khổng giáo, lại nhân mạnh hơn vào yếu tố cộng đồng. Sự thành công của nhóm và sự hài hòa trong quan hệ giữa các cá nhân trong cộng đồng là những yếu tố rất được coi trọng.

– Các chuẩn mực chính trị

Các chuẩn mực xác định cách ứng xử phù hợp với điều mà một xã hội cho là tốt, là đúng và nó được hầu hết các thành viên trong xã hội tôn trọng.

Có thể có chuẩn mực chính thức và chuẩn mực phi chính thức. Chuẩn mực chính thức là những quy tắc được viết thành văn, chẳng hạn như hệ thống luật pháp, các quy định chính thức. Các chuẩn mực chính thức thường được công bố một cách rõ ràng, cụ thể và có tính bắt buộc. Tất nhiên, mức độ nghiêm khắc của nó đến đâu còn phụ thuộc vào các giá trị văn hóa của xã hội.

Bên cạnh các chuẩn mực chính thức còn có các chuẩn mực phi chính thức. Dù mức độ quan trọng thấp hơn, nhưng nó vẫn chi phối hành vi của từng thành viên trong xã hội. Các chuẩn mực chính trị phi chính thức gồm: các tập quán, truyền thống chính trị, và đôi khi đó là “thói quen của trái tim” được truyền dẫn từ thế hệ này sang thế hệ khác.

– Hành vi chính trị

Hành vi thể hiện trong hoạt động, qua hoạt động. Hành vi chính trị là hành động, việc làm, là sự giao tiếp, ứng xử của con người trong quá trình tham gia vào đời sống chính trị. Hành vi chính trị của các cá nhân thường bị chi phối bởi các giá trị và chuẩn mực mà mỗi cá nhân theo đuổi.

– Các nghi thức và truyền thống

Các nghi thức, truyền thống là các yếu tố hữu hình của văn hóa chính trị, là một phần của bản sắc văn hóa quốc gia. Nghi thức chào cờ và hát quốc ca tại một sự kiện thể thao hay trong ngày khai trường… là những hành động được người dân thường xuyên thực hiện. Việc Chủ tịch nước đọc lời chúc Tết trong thời khắc giao thừa ở Việt Nam, hay hành động gọi điện chúc mừng người thắng cuộc của các ứng cử viên tổng thống Mỹ sau khi kết quả của cuộc bầu cử tổng thống được công bố… là những nghi thức chính trị khá quen thuộc.

Các truyền thống chính trị là những tập quán, các lễ hội truyền thống được truyền từ đời này qua đời khác. Chẳng hạn như lễ hội đền Hùng, lễ hội đền Gióng, các sự kiện được tổ chức nhân ngày Quốc khánh của một quốc gia như: diễu binh, diễu hành, bắn pháo hoa…

– Các biểu tượng chính trị

Biểu tượng chính trị là những cái chứa đựng các ý nghĩa, các giá trị nhất định. Nói cách khác, những gì chứa đựng giá trị thì mới có thể trở thành biểu tượng. Biểu tượng có thể là những vật thể, hình khối, sắc màu, ký hiệu, ký tự, nhưng nó cũng có thể là những cái vô hình,… đại diện cho một quốc gia, một dân tộc, cộng đồng, tổ chức hoặc một đảng phái. Mỗi biểu tượng chuyển tải một ý nghĩa, một thông điệp chính trị. Các biểu tượng có thể giúp hiểu được lịch sử của một quốc gia. Chẳng hạn, lá cờ thường tư trưng cho tinh thần tự do, dân chủ hoặc các giá trị của một quá gia, dân tộc. Một số biểu tượng đại diện cho các tôn giáo cũng đồng thời là những biểu tượng chính trị: cây thánh giá biểu tượng Thiên Chúa giáo, ngôi sao David đại diện cho Do Thái giáo, và hình trăng lưỡi liềm đại diện cho Hồi giáo.

– Các truyền thuyết và các nhân vật anh hùng

Các truyền thuyết chính trị là những câu chuyện về lịch sử, về con người được người dân truyền từ đời này qua đời khác. Các truyền thuyết có thể chứa đựng những nội dung có thật, được cường điệu hóa; nhưng cũng có thể là những câu chuyện mang tính hư cấu nhằm chuyển tải các thông điệp, các giá trị của cộng đồng. Chuyện Âu Cơ và Lạc Long Quân với cái bọc trăm trứng là thông điệp kêu gọi sự đoàn kết dân tộc. Sự tích hồ Hoàn Kiếm là thông điệp của hòa bình…

Các nhân vật anh hùng là hiện thân của các phẩm chất và tính cách mà một quốc gia tự hào. Văn hóa chính trị của một quốc gia một phần được định vị bởi các nhân vật anh hùng – những người, về lý thuyết là đại diện cho cái tốt đẹp nhất của một quốc gia. Theo truyền thống, các anh hùng là những người có công với đất nước, được người dân kính trọng do những phẩm chất cá nhân như: dũng cảm, tài năng, có khả năng lãnh đạo, sẵn sàng hy sinh vì cộng đồng, vì đất nước… Các nhân vật anh hùng là những cá nhân tiêu biểu cho thời đại mà họ sống.

Những thay đổi trong nhận thức của người dân về các đặc trưng phẩm chất và tính cách của các anh hùng [người hùng] phản ánh sự thay đổi trong các giá trị văn hóa của một quốc gia. Trước đây, người hùng của một quốc gia chủ yếu là các anh hùng giải phóng dân tộc, các danh nhân văn hóa, thì ngày nay, người hùng có thể xuất hiện trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Họ có thể là các nhà khoa học có nhiều đóng góp cho quốc gia, cho nhân loại, các vận động viên thể thao sáng giá đại diện cho quốc gia, các doanh nhân thành đạt, các nhà chính trị có những đóng góp nổi bật cho quốc gia.

1.3. Chức năng của văn hóa chính trị

Trong đời sống xã hội, văn hóa chính trị thực hiện một số chức năng cơ bản sau:

– Giáo dục: Thông qua quá trình xã hội hóa chính trị, văn hóa nh trị trang bị cho người dân những tri thức, năng lực cần thiết cho hoạt động chính trị, giúp họ hiểu biết về phương thức tổ chức và vận hành của hệ thống chính trị, qua đó mỗi cá nhân ý thức rõ hơn vai trò cũng như nghĩa vụ và bổn phận của mình trong hệ thống tổ chức quyền lực.

Không chỉ giúp trang bị cho con người những giá trị truyền thống đã tương đối ổn định, văn hóa chính trị còn góp phần bồi đắp cho các cá nhân những giá trị chính trị đang hình thành. Các giá trị này tạo thành một hệ thống chuẩn mực mà con người hướng tới.

– Giao tiếp và liên kết cộng đồng: Văn hóa chính trị giúp gìn giữ và trao truyền các giá trị chính trị từ các thế hệ đi trước cho thế hệ sau, kết nối giữa quá khứ với hiện tại, duy trì và củng cố bản sắc chính trị của các cộng đồng, dân tộc.

Văn hóa chính trị cũng là nền tảng của hệ thống chính trị, là cơ sở để liên kết các công dân trong xã hội với nhau. Trong một cộng đồng, khi người dân có sự chia sẻ về niềm tin và giá trị, trong đó có các niềm tin và giá trị chính trị, thì một cách tự nhiên, họ đã trở thành một khối thống nhất. Chính các niềm tin và giá trị được chia sẻ là chất keo dính kết các thành viên trong cộng đồng với nhau, góp phần định hình vốn xã hội.

– Điều chỉnh hành vi của các công dân, các nhà chính trị khi họ tham gia vào đời sống chính trị: Văn hóa chính trị là môi trường trong đó các hoạt động chính trị diễn ra. Khi là thành viên của một tổ chức, một cộng đồng, các cá nhân luôn có xu hướng điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với các giá trị, chuẩn mực của cộng đồng. Các niềm tin, giá trị chính trị được cộng đồng chia sẻ sẽ trở thành yếu tố quan trọng để các thành viên cộng đồng cân nhắc trước khi đưa ra các quyết định, các hành động chính trị.

– Dự bảo hành vi chính trị: Từ nghiên cứu văn hóa chính trị của một cộng đồng, một quốc gia, trên cơ sở nắm bắt được gen di truyền của cộng đồng đó, người ta có thể dự báo hành vi của các nhà chính trị, của cộng đồng trong những tình huống cụ thể. Đó là những phản xạ đã được “lập trình” từ trong lịch sử.

1.4. Phân loại văn hóa chính trị

Tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu, người ta có thể đưa ra các tiêu chí khác nhau để phân loại văn hóa chính trị. Có thể có mấy cách phân loại sau:

1.4.1. Phân loại dựa trên thái độ của người dân đối với đời sống chính trị

Khi nghiên cứu sự tham gia của người dân, G.Almond và S.Verbal đã chia văn hóa chính trị thành ba loại dựa trên thái độ của họ đối với đời sống chính trị: văn hóa chính trị tham gia, văn hóa chính trị thần phục và văn hóa chính trị thờ ơ.

– Văn hóa chính trị tham gia

Người dân sống trong nền văn hóa chính trị tham gia có một số đặc trưng nổi bật: Họ tự hào về hệ thống chính trị của đất nước

mình. Đặc biệt, khi tiếp xúc với người nước ngoài, tranh luận về vấn đề chính trị, họ tin rằng, đất nước họ có một nền chính trị tuyệt vời, thực sự dân chủ và công bằng. Từ sự tự tin đó, họ cảm thấy hãnh diện vì là công dân của đất nước mình.

Người dân trong nền văn hóa chính trị tham gia rất quan tâm tới chính trị, theo dõi các sự kiện chính trị hàng ngày. Không những thế, bản thân họ cũng là những người tích cực tham gia vào đời sống chính trị. Họ tham dự đầy đủ các cuộc họp của tổ dân phố, các hoạt động của cộng đồng; tham gia vào các diễn đàn thảo luận về các vấn đề chính sách. Họ cũng sẵn sàng ký đơn kiến nghị chính phủ về một vấn đề nào đó. Trong các cuộc bầu cử, họ tích cực đi bầu và tin rằng lá phiếu của bản thân có thể ảnh hưởng đến kết quả bầu cử.

Do có hiểu biết về chính trị, nên nhìn chung người dân trong nền văn hóa chính trị tham gia là thành viên tích cực của nhiều hội, nhóm xã hội. Họ tin rằng, mỗi loại hội, nhóm sẽ là một kênh khác nhau để tác động vào đời sống cộng đồng. Do vậy, những nước có nền văn hóa chính trị tham gia sẽ là mảnh đất tốt để nuôi dưỡng và duy trì nền dân chủ.

– Văn hóa chính trị thần phục.

Trong nền văn hóa chính trị thần phục, người dân có một số điểm đặc trưng: Họ hiểu về vai trò của mình trong đời sống chính trị, nhưng chỉ tham gia một cách thụ động. Họ chủ yếu quan tâm đến các yếu tố “đầu ra” của hệ thống chính trị, đó là các quyết định, chính sách, hơn là các yếu tố “đầu vào”.

Trong một cộng đồng, một quốc gia có văn hóa chính trị thân phục, người dân có thể theo dõi các quá trình chính trị hàng ngày trên các phương tiện truyền thông đại chúng, nhưng họ luôn tỏ thái độ không hài lòng. Họ thường chỉ trích các chính sách của chính phủ, hoặc chê bai các nhà chính trị, nhưng không muốn tham gia vào các diễn đàn, các tổ chức để bày tỏ thái độ của bản thân. Họ cũng là thành viên không thường xuyên của các nhóm, hội khác nhau, có thể tham gia vào các hoạt động chính trị của cộng đồng, có thể đi bỏ phiếu nhưng tỏ thái độ không mấy hào hứng.

Trong nền văn hóa chính trị thần phục, tính hiệu quả của nền dân chủ sẽ không cao, vì đa số người dân chỉ là những người tuân theo mệnh lệnh, thụ động trông chờ vào các quyết định của chính quyền.

– Văn hóa chính trị thờ ơ

Trong nền văn hóa này, người dân chỉ biết đến môi trường xung quanh mình và có sự hiểu biết rất hạn chế về chính trị. Họ không quan tâm đến chính trị, hoặc không có khả năng tham gia vào đời sống chính trị. Dù sống trong chế độ nào thì những người này đều có cảm giác không có quyền lực trong thể chế hiện tồn. Họ tin rằng, tiếng nói của bản thân không có ý nghĩa đối với các quyết định chính trị của quốc gia. Do vậy, họ thường từ chối tham gia vào các hoạt động chính trị của cộng đồng như: bầu cử, tranh luận các vấn đề chính sách…

Với những đặc trưng kể trên, để xây dựng một nền dân chủ trong môi trường này là rất khó khăn, vì hầu hết người dân là những người thiếu kiến thức chính trị, hoặc không quan tâm đến chính trị. Nó đòi hỏi phải xây dựng một ý thức công dân mới để phát huy tính trách nhiệm và sự tham gia của các cá nhân vào đời sống cộng đồng.

Trên thực tế, không có quốc gia nào chỉ tồn tại thuần túy một mẫu hình văn hóa chính trị duy nhất, mà thường là sự pha trộn ở mức độ khác nhau của cả ba loại văn hóa chính trị kể trên.

1.4.2. Phân loại dựa trên yếu tố hệ tư tưởng

Từ góc độ hệ tư tưởng, có thể chia văn hóa chính trị thành hai loại: văn hóa chính trị của cánh tả và văn hóa chính trị của cánh hữu:

– Văn hóa chính trị của cánh tả

Đây là văn hóa chính trị đề cao yếu tố cộng đồng, yếu tố tập thể và sự công bằng. Nói cách khác, nền chính trị của cánh tả là nền chính trị “trọng xã hội”. Văn hóa chính trị của cánh tả nhấn mạnh yếu tố hệ tư tưởng, coi đó là nền tảng căn bản định hướng cho sự phát triển xã hội. Bằng hệ tư tưởng tiên phong, giai cấp cầm quyền sẽ sử dụng bộ máy quyền lực [đại diện cho lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động] và bộ máy tuyên truyền xây dựng một loại văn hóa chính trị phù hợp với định hướng phát triển của mình.

– Văn hóa chính trị của cảnh hữu:

Có thể nói, chính trị của cánh hữu là nền chính trị đề cao yếu tố cá nhân. Hành vi cá nhân trở thành căn cứ để đánh giá văn hóa chính trị của một nhóm nào đó, chứ không phải những tuyên ngôn, hay những giá trị được tuyên bố. Đối với họ, các giá trị và niềm tin chính trị chỉ trở thành văn hóa khi nó được cộng đồng chia sẻ và được “nội tâm hóa” trong các cá nhân, sau đó nó chi phối hành vi của các cá nhân.

1.4.3. Phân loại dựa trên các chủ thể của đời sống chính trị

Leslie Lipson cho rằng, xã hội luôn tồn tại một trật tự hình tháp, trong đó giới tinh hoa có nhiệm vụ lãnh đạo, cai trị quần chúng nhân dân’. Hai nhóm này có sự khác biệt về văn hóa chính trị:

– Văn hóa chính trị của giới tinh hoa:

Do có trình độ học vấn cao, có sự hiểu biết về chính trị, giới tinh hoa thường tích cực tham dự vào các hoạt động chính Dạ. Họ thường tham gia đầy đủ các cuộc bầu cử, sẵn sàng bày tỏ sự ủng hộ hay phản đối chính phủ. Bằng năng lực và uy tín của mình, các thành viên của giới tinh hoa có thể tự mình đứng ra thành lập các nhóm, các tổ chức chính trị, các đảng phái và bản thân họ thường là thành viên của nhiều nhóm, nhiều tổ chức chính trị khác nhau. Họ cũng có thể trực tiếp chạy đua vào các vị trí quyền lực. Nếu thành công, họ sẽ trở thành các quan chức trong bộ máy công quyền.

– Văn hóa chính trị của quần chúng:

Quần chúng nhân dân thường có trình độ học vấn, mức thu nhập và các điều kiện xã hội thấp hơn nhiều so với giới tinh hoa,

Họ có sự hiểu biết về chính trị tương đối hạn chế và mức độ quan tâm đến chính trị cũng thấp hơn so với giới tinh hoa. Nhóm đối tượng này cũng ít tham gia vào các hội, nhóm trong xã hội. Họ thường không quan tâm và cũng không có khả năng chạy đua vào các vị trí quyền lực.

Ngoài ba cách phân loại kể trên, nếu căn cứ vào cấp độ chủ thể có thể chia văn hóa chính trị thành: văn hóa chính trị của các nhóm cá nhân [cộng đồng], văn hóa chính trị của các tổ chức, và văn hóa chính trị của quốc gia. Nếu căn cứ vào mức độ hợp tác giữa các cá nhân trong xã hội, có thể chia thành văn hóa chính trị đồng thuận và văn hóa chính trị xung đột.

1.5. Các tác nhân của quá trình xã hội hóa chính trị

Trong cuộc sống hàng ngày, mỗi người có được các quan điểm, niềm tin chính trị nhờ sự học hỏi, quan sát, lắng nghe và bắt chước từ người khác. Sự học hỏi đó có thể bắt đầu từ gia đình, nhà trường, bạn bè và những người mà họ kính trong. Đó chính là quá trình xã hội hóa chính trị.

Xã hội hóa chính trị là quá trình học hỏi các giá trị, chuẩn mực và hành vi được hệ thống chính trị chấp nhận và thực hành. Mục đích của xã hội hóa chính trị là đào tạo, phát triển các cá nhân trở thành các thành viên tích cực của xã hội chính trị. Đó là những con người chấp nhận các chuẩn mực chính trị của xã hội và sau đó, đến lượt mình, họ sẽ truyền dạy chúng cho các thế hệ tiếp theo.

Trong quá trình xã hội hóa chính trị, người dân được dạy cách tham gia vào đời sống chính trị. Họ được dạy để phân biệt những hành vi hợp lý và hành vi bất hợp lý trong đời sống xã hội, cách thức để gây ảnh hưởng đến người khác cũng như gây ảnh hưởng đến chính phủ. Do vậy, bản chất của quá trình xã hội hóa chính trị là quá trình học và dạy, quá trình chấp nhận và truyền dạy các giá trị và chuẩn mực của các nhóm khác nhau trong xã hội.

Tham gia vào quá trình xã hội hóa chính trị có rất nhiều tác nhân khác nhau, dưới đây là một số tác nhân chính:

1.5.1. Gia đình

Trong suốt hàng ngàn năm, các nhà khoa học chính trị đã coi gia đình là “những lò ấp trứng” để cho ra đời những con người chính trị. Họ cho rằng, gia đình là nơi giáo dục chính trị – xã hội đầu tiên và lâu dài nhất, do vậy, họ coi việc quan tâm đến các giá trị của gia đình là bước đầu tiên khi nghiên cứu một hệ thống chính trị nào đó. Gia đình trang bị cho trẻ em các thông tin, các giá trị, các tư tưởng và chúng khắc sâu trong ký ức của trẻ.

Việc học hỏi những vấn đề liên quan đến chính trị đầu tiên viên ra trong các gia đình. Phần lớn sự học hỏi này diễn ra một

cách không chính thức và dưới dạng tiềm thức. Gia đình là nơi cung cấp mọi thứ cho một đứa trẻ để chúng có thể tồn độ và Phát triển – từ thức ăn, chỗ ở, sự yêu thương cho đến các tương tác xã hội. Tuy nhiên, gia đình cũng định vị cho trẻ một chỗ đứng về giai cấp, dân tộc, tôn giáo – những yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến niềm tin và hoạt động chính trị của con người trong mọi xã hội. Vì lý do này, gia đình tác động mạnh mẽ đến sự phát triển nhân cách của trẻ em. Định hướng nhân cách của trẻ em, chẳng hạn như khả năng hợp tác và lòng tin đối với người khác bắt đầu phát triển ngày từ trong gia đình. Các ý tưởng và các giá trị liên quan đến chính trị, chẳng hạn như thái độ đối với quyền lực, sự tuân thủ luật lệ, cũng được nuôi dưỡng từ gia đình. Các đặc trưng của gia đình như tính gia trưởng hay tính thứ bậc có thể cũng ảnh hưởng đến việc một người có tuân theo các mệnh lệnh hay không và nếu là người lãnh đạo họ có áp chế những người dưới quyền hay không.

Những gia đình khuyến khích con cái tham gia vào các quyết định của gia đình cũng thường tạo ra tiền đề cho những đứa trẻ này tham gia vào đời sống chính trị khi chúng đã trưởng thành. Trẻ em được sinh ra trong các gia đình có cha mẹ tham gia một cách tích cực vào đời sống chính trị, hoặc có địa vị kinh tế – xã hội cao cũng thường có xu hướng tham gia tích cực vào đời sống chính trị khi trưởng thành. Trẻ em sinh ra trong những gia đình có cha mẹ tẩy chay chính trị, hoặc hiếm khi tham gia thảo luận về các vấn đề chính trị cũng ít được khuyến khích tham gia vào các sự kiện này. Và khi lớn lên, chúng có xu hướng thờ ơ, lãnh đạm chính trị.

Gia đình có một tác động đáng kể đến quan điểm về các vấn đề chính trị cụ thể nào đó. Tình yêu Tổ quốc, các quan điểm chung về vấn đề chủng tộc, dân tộc cũng được phát triển ngay từ trong gia đình. Tuy nhiên, người ta khó có thể đo lường mối liên hệ giữa các thái độ chính trị của một người trưởng thành trước những vấn đề cụ

thể với những kinh nghiệm và sự học hỏi của người đó thời trẻ. Ngoại trừ định hướng hoặc sự ủng hộ đảng phái, thì các thái độ của cha mẹ ít có ảnh hưởng, hoặc ảnh hưởng không trực tiếp đến các quan điểm chính trị của đứa trẻ khi chúng đã lớn. Ở những nước có hệ thống đảng phái tương đối ổn định, thường thì bố mẹ ủng hộ đảng nào, con cái họ cũng sẽ ủng hộ đảng đó khi chúng trưởng thành. Trẻ em học lớp hai hoặc lớp ba đã tự nhận chúng là người của đảng này hay đảng khác trước khi chúng biết rõ ý nghĩa của các tên gọi.

1.5.2. Trường học

Xã hội hóa chính trị tại các trường học là một quá trình chính thức và có ý thức. Trường học là một công cụ xã hội để chuyển tải các giá trị, thông tin và các chuẩn mực xã hội đến với thế hệ trẻ. Với tư cách là một công cụ để giúp cho con người có những kiến thức cần thiết về chính trị – xã hội, để đảm bảo tính liên tục giữa các thế hệ, và tạo ra một diễn đàn cho sự thay đổi các giá trị, trường học là một trong những tác nhân quan trọng nhất của quá trình xã hội hóa chính trị.

Các nghiên cứu cho thấy, mặc dù có thể có tác động không trực tiếp đến thái độ chính trị của người trưởng thành, nhưng trình độ học vấn của một người có mối tương quan chặt chẽ với thái độ của họ đối với hệ thống chính trị, với mức độ tham gia của họ vào đời sống chính trị. Chẳng hạn, những người được đi học nhiều hơn có sự nhận thức rõ ràng hơn về các vấn đề chính trị; họ quan tâm đến chính trị nhiều hơn, và cũng tham gia tích cực hơn vào các cuộc thảo luận chính trị. Một người học cao hơn thường có cảm giác trách nhiệm mạnh mẽ hơn đối với cộng đồng mà họ đang sống và biết cách để tác động đến chính phủ hiệu quả hơn so với các công dân có học vấn thấp.

Là một công cụ để chuyển tải các thông tin và giá trị chính trị, phát triển các kỹ năng liên quan đến chính trị, trường học có mức độ ảnh hưởng lớn hơn nhiều so với gia đình. Trường 9 9 98 giúp cho học sinh vượt qua những khác biệt về vị thế xã hội bằng cách dạy cho chúng những chuẩn mực hành vi chung của công dân.

Việc trang bị cho học sinh những kiến thức căn bản về các thế chế xã hội diễn ra tương đối phổ biến tại các trường học. Nó bao gồm cả những hiểu biết về cách thức vận hành của hệ thống, ai là nhân vật chính của hệ thống đó. Các trường học cũng dạy cho học sinh biết rằng đi bầu cử là một trong những hình thức chính của sự tham gia chính trị và đó cũng là trách nhiệm của công dân. Tuy nhiên, các trường học thường ít quan tâm đến những xung đột liên quan đến việc đưa ra các quyết định chính trị và những phương cách người dân có thể sử dụng để tác động đến chính phủ. Thực tế này diễn ra ở hầu hết các trường học trên thế giới. Các chương trình giảng dạy tại trường học thường nhấn vào những tương tác xã hội, sự tuân thủ luật lệ và quyền lực.

Xã hội hóa tình yêu đối với quê hương, đất nước cũng là một chức năng vô cùng quan trọng của trường học. Các trường học thường có các chương trình nhằm củng cố sự gắn kết của trẻ em đối với đất nước, đặc biệt là ở những lớp đầu tiên. Trường học thực hiện điều này thông qua các nghi thức như: chào cờ, hát quốc ca và các bài hát thể hiện tình yêu đối với đất nước, những câu truyên về lòng trung thành đối với Tổ quốc, về các nhân vật và các địa danh lịch sử gắn với sự hình thành quốc gia, dân tộc. Trường học cũng đặt trẻ em vào một môi trường để chúng có thể nhận thức được mối quan hệ, sự phụ thuộc và trách nhiệm của chúng đối với xã hội và hệ thống chính trị. Với cách làm như vậy, trường học thực hiện việc truyền dạy cho trẻ em tình yêu Tổ quốc và trách nhiệm công dân.

1.5.3. Các nhóm đồng đẳng [peer groups]

Nhóm đồng đẳng là những nhóm người có địa vị xã hội tương đương nhau và thường là có lợi ích giống nhau. Họ là những người có quan hệ cá nhân gần gũi, có sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau, chẳng hạn đó là những người bạn thân, các đồng nghiệp, hàng xóm, những thành viên cùng sinh hoạt trong các câu lạc bộ và các hiệp hội nhỏ. Một cách không chính thức, cả người lớn và trẻ em đều học hỏi rất nhiều từ những người cùng nhóm kể trên. Thông qua sự tương tác một cách thường xuyên, mỗi người lại học hỏi các giá trị và thái độ của những người khác. Các nhóm đồng đẳng giúp mọi người phát triển sự cảm nhận về các giá trị và là nhân tố quan trọng trong việc định hình nhân cách của mỗi cá nhân. Bạn bè có thể trao đổi quan điểm và thông tin, giúp định hình thái độ của nhau đối với thế giới bên ngoài. Khi một người tham gia vào một nhóm nào đó, họ thường có xu hướng điều chỉnh các giá trị và hành vi của mình cho phù hợp với các giá trị và hành vi của nhóm, của những người mà họ tương tác. Điều này rất đúng với các cá nhân ở giai đoạn thanh niên, khi mà sự tương tác với những người cùng nhóm đã cho họ cảm giác về sự an toàn và có thể giúp định hình hành vi của mỗi cá nhân hơn bất kỳ một tác nhân nào khác. Những giao tiếp của nhóm đồng đẳng đặc biệt quan trọng khi có sự xung đột thế hệ trong một gia đình, hoặc có những kinh nghiệm, thái độ khác nhau giữa các nhóm.

Về mặt chính trị, những giao tiếp của nhóm đồng đẳng có vai trò quan trọng nếu các nhóm ủng hộ các giá trị chính trị – xã hội đang giữ vị trí thống trị trong xã hội. Nó cũng sẽ trở nên quan trọng khi các nhóm gánh vác thêm vai trò là một tiểu văn hóa khi các thành viên, đặc biệt là các thành viên trẻ, có thể cùng nhau phát triển các giá trị, hoặc lối sống theo cách riêng của họ.

Sự ảnh hưởng của các nhóm đồng đẳng có xu hướng ngày càng tăng so với tác nhân gia đình và trường học trong điều kiện phát triển của xã hội hiện đại. Đó là kết quả của sự thay đổi nhanh chóng trong xã hội, khi các bậc cha mẹ không thể nào dạy cho con cái mình tất cả những kiến thức, kỹ năng và sự hiểu biết mà họ cần ở thế giới bên ngoài. Cuối cùng, trẻ em phải dành nhiều thời gian hơn cho các hoạt động ở trường, ở bên ngoài với bạn bè cùng lứa và dành ít thời gian hơn cho gia đình. Do vậy, cả trường học và các nhóm đồng đẳng ngày càng có ảnh hưởng hơn so với gia đình.

1.5.4. Các phương tiện truyền thông đại chúng

Cho đến nay, các nghiên cứu vẫn chưa có một câu trả lời rõ ràng về mức độ tác động của các phương tiện truyền thông đại chúng đến quá trình xã hội hóa chính trị của công dân. Nêu các phương tiện truyền thông hoàn toàn do chính phủ kiểm soát, thì việc đo lường sự tác động của chúng là tương đối rõ. Ở hầu hết quốc gia trên thế giới, các chương trình truyền hình có tác động tới quan điểm của người dân chủ yếu với tư cách là những thông tin không chính thức về các vấn đề chính trị. Truyền hình có thể tác động trực tiếp đến quá trình xã hội hóa chính trị của người dân nếu chúng góp phần củng cố các tác nhân khác, hoặc chúng khuyến khích sự ủng hộ đối với hệ thống. Nếu giới truyền thông đưa ra các thông điệp trái với thông điệp của các tác nhân khác, nó có thể tạo ra sự xung đột. Nếu quá trình xã hội hóa ở trường học cung cấp một bức tranh lý tưởng về sự vận hành của hệ thống chính trị, thì các phương tiện truyền thông đại chúng lại nhấn mạnh “cái gì đang thực sự diễn ra”, thường là tiết lộ những câu chuyện, vấn đề xung đột với các giá trị mà mỗi người đã được trang bị.

Một số nghiên cứu cho thấy, những người xem các chương trình tin tức trên truyền hình một cách thường xuyên và có sự hiểu biết về cách thức vận hành của hệ thống chính trị thường tích cực ủng hộ cho các đảng chính trị và tỷ lệ tham gia vào quá trình bầu cử hơn so với những đối tượng khác.

Mức độ ảnh hưởng của truyền hình đến chính trị cũng rất khó đo lường. Truyền hình có thể tập trung vào những khía cạnh cụ thể, của đời sống chính trị, chẳng hạn như việc ký kết các hiệp ước quốc gia, các cuộc xung đột đang diễn ra trên thế giới, các hội nghị thượng đỉnh cũng như các hoạt động hàng ngày của các cơ quan chính phủ, các nhóm lợi ích, các thỏa hiệp… Sự tập trung này có thể dạy cho người xem rằng, cách thức để đạt được sự thừa nhận trong xã hội hiện tại là phải thông qua một hành động cụ thể nào đó. Điều này có thể cuốn hút người xem quan tâm hơn và tham gia vào các vấn đề của đất nước. Mặt khác, truyền hình có thể cũng tạo ra những nhu cầu chính trị mới bằng cách đưa ra các lựa chọn; chúng có thể tập trung vào các sự kiện này và bỏ qua các sự kiện khác, chúng có thể chỉ tập trung vào một số nhân vật chính trị quan trọng của quốc gia, trong khi ít quan tâm đến các hoạt động của người dân.

1.5.5. Các đảng chính trị

Các đảng chính trị tuyên truyền những vấn đề ưu tiên của mình, đánh thức sự lãnh đạm chính trị của người dân, đưa ra những vấn đề mới nhằm huy động sự ủng hộ đối với các ứng cử viên của đảng mình.

Các đảng cũng tìm cách củng cố mối quan hệ giữa cử tri với các tổ chức chính trị của đất nước; củng cố mối liên hệ giữa người dân với các quyền công dân của họ, đặc biệt là quyền tham gia vào các hoạt động chính trị.

Trong các hệ thống đảng cạnh tranh, hoạt động xã hội hóa của các đảng chính trị có thể cũng không giống nhau. Nhằm giành được sự ủng hộ của cử tri, các nhà lãnh đạo đảng có thể sẽ hướng sự tập

trung của mình vào các đối tượng, các nhóm cử tri nói một ngôn ngữ, theo một tôn giáo, hoặc thuộc về một tộc người nào đó và làm cho họ nhận thức rõ hơn sự khác biệt này.

Tóm lại, xã hội hóa chính trị là một phần của cuộc đấu tranh chính trị diễn ra ở mỗi quốc gia. Trong suốt chiều dài lịch sử, các nhà nước và các nhóm quan trọng trong xã hội đều đề cao vai của quá trình này. Văn hóa chính trị và xã hội hóa chính trị giúp định hình cho người dân các giá trị, các quan điểm về các hành vi chính trị hợp lý trong một hệ thống chính trị cụ thể. Bằng cách tạo ra một khuôn khổ chung giúp người dân có thể thực hiện quyền lực và vai trò của mình, quá trình xã hội hóa chính trị đã giúp đời sống chính trị vận hành hiệu quả hơn.

Sự thay đổi của các thế hệ, các tác nhân, các mẫu hình văn hóa cũng làm cho xã hội hóa chính trị trở thành một quá trình diễn ra không đồng đều. Mặc dù quá trình xã hội hóa chính trị nhìn chung có xu hướng duy trì những giá trị hiện tại, nhưng bên cạnh đó cũng có thể xuất hiện những nhân tố mới, những giá trị mới, làm tiền đề dẫn tới sự thay đổi về mặt chính trị – xã hội. Dù sự thay đổi này có chủ ý hay không, thì văn hóa chính trị và xã hội hóa chính trị ở các quốc gia trong thế giới đương đại không phải là một yếu tố bất biến; không những thế, chúng còn trong trạng thái thay đổi liên tục, tác động đến nhận thức của con người về chính trị, về hoạt động chính trị ở mỗi quốc gia.

2. VĂN HÓA CHÍNH TRỊ VIỆT NAM

2.1. Các giá trị đặc trưng của văn hóa chính trị Việt Nam

Văn hóa là hệ thống các giá trị và chuẩn mực chung được cộng đồng chia sẻ và thừa nhận. Trong văn hóa [khác với văn minh] không có sự phân biệt cao – thấp. Do đó, khó có thể nói văn hóa của dân tộc này cao hơn dân tộc kia. Bản thân giá trị văn hóa cũng

mang tính tương đối. Vì vậy, để đánh giá tính giá trị hay phi giá trị, giá trị cao hay thấp của một sự vật, phải đặt nó trong tọa độ không gian, thời gian và chủ thể văn hóa. Bởi suy cho cùng, giá trị hay, lý đều phải mang tính cụ thể. Ví dụ: “Trung với vua” là một giá trị của văn hóa Việt Nam thời quân chủ phong kiến, nhưng nó lại không phải là giá trị trong xã hội Việt Nam hiện đại.

Nhân loại có thể cùng chia sẻ những hệ thống giá trị chung, nhưng ở mỗi quốc gia, mức độ ưu tiên trong xếp loại các giá trị có thể khác nhau, tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể của từng nước. Các giá trị ưu tiên làm nên đặc trưng văn hóa nói chung, văn hóa chính trị nói riêng của từng quốc gia. Việt Nam cũng chia sẻ hệ thống các giá trị chung của văn hóa thế giới và ở Việt Nam, một số giá trị dưới đây vợc cho là đặc trưng của văn hóa chính trị quốc gia.

2.1.1. Chủ nghĩa yêu nước, ý thức dân tộc

Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam đã phát triển qua các thời kỳ lịch sử khác nhau, từ thời vua Hùng dựng nước cho tới tận ngày nay. Trong mỗi giai đoạn, chủ nghĩa yêu nước lại có những biểu hiện khác nhau do tính lịch sử quy định. Thời kỳ trung đại, yêu nước là “trung quân, ái quốc”, nhưng đến thời kỳ cách mạng xã hội chủ nghĩa, yêu nước lại mang một ý nghĩa khác, đó là yêu nhân dân, yêu dân tộc.

Mỗi thời kỳ phát triển của chủ nghĩa yêu nước lại nổi lên những nhân vật quan trọng. Họ là anh hùng dân tộc, là danh nhân văn hóa. Tư tưởng yêu nước của họ đại diện cho cả một giai đoạn phát triển của lịch sử như Trần Nhân Tông, Nguyễn Trãi, Hồ Chí Minh…

Chủ nghĩa yêu nước biểu hiện ở việc luôn đặt lợi ích của Tổ quốc lên trên, sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc. Có lẽ ít có dân tộc nào trên thế giới mà thời gian dành để chống thiên tai và chống giặc ngoại xâm lại nhiều như dân tộc Việt Nam. Từ khi có quốc gia, người Việt đã liên tục phải đối mặt với các cuộc chiến tranh xâm lược của kẻ thù. Theo thống kê của các nhà sử học, tính từ cuộc kháng chiến chống xâm lược của phong kiến phương Bắc năm 179 tr.CN đến năm 1979, sau 22 thế kỷ, người Việt đã phải đương đầu với 14 cuộc chiến tranh xâm lược với quy mô lớn từ bên ngoài, trong đó 11 lần chiến thắng, thời gian chiến tranh Keo dal với 1.200 năm’. Trải qua các biến thiên của lịch sử, lòng yêu nước, tinh thần dân tộc của người Việt vẫn tồn tại một cách bền bỉ theo thời gian.

Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam thậm chí còn được tâm linh hóa thành một thứ tín ngưỡng. Lòng yêu nước không đơn giản là một thứ tình cảm thuần túy, mà nó có thể trở thành thứ được mọi người thờ phụng. Nhiều gia đình Việt Nam ở vùng nông thôn hiện vẫn còn lập bàn thờ Tổ quốc với lá cờ đỏ sao vàng và ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt phía trên bàn thờ tổ tiên. Hệ thống thành hoàng làng ở các tỉnh khu vực đồng bằng Bắc Bộ chủ yếu thờ phụng các nhân vật lịch sử, những người khi còn sống đã có công với dân, với nước”.

Kế thừa những giá trị truyền thống, trong giai đoạn cách mạng hiện đại, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu khẩu hiệu: “Không có gì quý hơn độc lập tự do”. Khẩu hiệu này đáp ứng đúng tâm tư, nguyện vọng của người dân Việt Nam nên đã có sức lan tỏa rộng lớn. Vì đây là một giá trị chính trị được cả xã hội đề cao, nên qua năm tháng nó trở thành một đạo lý chính trị của người Việt Nam.

2.1.2. Tính cộng đồng

Tính công đồng là nền móng của truyền thống đoàn kết, tương trợ, ý thức tập thể của người nông dân Việt Nam. Tinh thần cộng động được hình thành dựa trên cơ sở kinh tế, do tác động của quá trình sản xuất. Lịch sử đã chứng minh, ngay từ khi thành lập Nhà nước Văn Lang, điều kiện quan trọng nhất để nhà nước đó hình thành là công cuộc đắp đê ngăn lũ để sản xuất, chứ không phải do phân hóa xã hội. Chính công cuộc đắp để đòi hỏi phải có sự cố kết của cộng đồng.

Từ một chiều cạnh khác, tinh thần cộng đồng của người Việt được hình thành dựa trên cơ sở tổ chức của các thiết chế xã hội, thể hiện rõ nét qua trục: nhà – làng – nước, trong đó nhà bao gồm cả gia đình, dòng tộc là hình thức tổ chức theo nguyên tắc huyết thống; còn làng tổ chức theo nguyên tắc địa vực, láng giềng. Tuy nhiên, trong làng, quan hệ huyết thống vẫn giữ vai trò quan trọng. Nước là yếu tố bao trùm cả nhà và làng. Làng là thành trì chống ngoại xâm từ phương Bắc xuống, cưỡng lại sự đồng hóa của Trung Quốc, cố thủ tinh thần dân tộc. Trong các cộng đồng ấy, các tổ chức phi quan phương như phe, giáp hình thành cố kết con người với nhau. Làng là sự mở rộng tính cộng đồng của nhà và nước là sự mở rộng tính cộng đồng của làng.

Cuối cùng, tính cộng đồng của người Việt được giải thích dựa trên cơ sở lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Vì nhiều lý do khác nhau, trong lịch sử, người Việt nhiều lần phải đương đầu với giặc ngoại xâm hùng mạnh. Đứng trước kẻ thù lớn mạnh hơn mình gấp nhiều lần, để bảo vệ quyền tự chủ, sự tồn tại của mình, chỉ có tinh thần đoàn kết, tính cộng đồng mới có thể giúp người Việt tạo nên sức mạnh chiến thắng kẻ thù.

Sống trong môi trường của quan hệ làng xã suốt mấy nghìn năm, người Việt Nam ưa trợ giúp nhau. Dần dần, những tập quán ứng xử đó cũng trở thành đạo lý, thành chuẩn mực để xét đoán. Để tồn tại và phát triển đến ngày nay, dân tộc Việt Nam đã phải trải qua những thử thách vô cùng hiểm nghèo. Vũ khí mạnh mẽ nhá. giúp dân tộc Việt Nam thành công trước những thử thách đó là tính cộng đồng, tinh thần đoàn kết dân tộc. Để duy trì tính cộng đồng và sự đoàn kết thống nhất, người Việt Nam có một chuẩn mực xã hội truyền thống là quyền lợi cá nhân phải phục tùng quyền lợi của cộng đồng, quyền lợi của các cộng đồng nhỏ phải phục tùng quyền lợi của cộng đồng lớn, quyền lợi của cả dân tộc.

2.1.3. Trọng lão

Từ góc độ hành vi, có thể thấy, trọng lão trở thành một chuẩn mực quan trọng trong các ứng xử xã hội nói chung và trong ứng xử chính trị nói riêng của người Việt. Chuẩn mực này tương đối nhất quán, được thể hiện trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc. Trong xã hội truyền thống, các tri thức, hiểu biết mà con người có được phần lớn thông qua sự tích lũy kinh nghiệm trong ứng xử với môi trường, trong sản xuất và thực hành xã hội. Do vậy, người sống lâu là người có nhiều tri thức, kinh nghiệm và họ có vai trò quan trọng trong sinh hoạt gia đình, xã hội. Trong một cộng đồng, người lớn tuổi, người già luôn được tôn trọng. Nó xuất phát từ một triết lý được tổng kết trong thực tiễn: “khôn không đến trẻ, khỏe không đến già”. Từ hành động triệu tập Hội nghị Diên Hồng của vua Trần để hỏi ý kiến các bộ lão về việc có đánh quân Nguyên Mông hay không, cho tới các ứng xử mang tính cá nhân đều cho thấy văn hóa trọng lão được đề cao.

Trong đời sống chính trị hiện đại của Việt Nam, vấn đề tuổi tác vẫn là một nhân tố có ảnh hưởng đáng kể đến sinh hoạt chính trị của đất nước.

2.1.4. Tôn trọng hiền tài

Hiền tài là tinh hoa của dân tộc. Có thể nói, một dân tộc tự hào về nền văn hiến của mình thì dân tộc đó phải trong dung hiền tài.

Từ xa xưa, nhân tài luôn gắn với vận mệnh của quốc gia, của dân tộc Việt Nam. Thân Nhân Trung, một danh thần thời Lê đã viết: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thể nước mạnh và lên cao nguyên khí suy thì thế nước yếu và xuống thấp”. Với ý thức tôn vinh và tôn trọng hiền tài, các vương triều trong xã hội phong kiến Việt Nam đều có những chính sách đối xử với tài năng khá mềm dẻo, linh hoạt, có tính hiệu quả cao. Trong bốn hạng ai của xã hội là sĩ, nông, công, thương” thì sĩ được coi trọng hơn cả.

Nhà nước phong kiến Việt Nam cứ vài năm lại tổ chức các kỳ thi để chọn ra những người tài. Những người tài giỏi, bất kể là già hay trẻ, xuất thân từ tầng lớp giàu sang thay thấp hèn, đều được lựa chọn để bổ vào các vị trí quyền lực. Hầu hết quan chức trong bộ máy nhà nước đều là người có học, trong đó có nhiều người còn rất trẻ. Người có tài thi đỗ cao được trao quyền chức cao, người phấn đấu trưởng thành trong thực nghiệp thì được cất nhắc vào các chức vụ cao, phẩm hàm lớn.

Chính sách trọng dụng và đãi ngộ nhân tài của các triều đại phong kiến được thể hiện thông qua các hình thức vinh danh. Những người đỗ tiến sĩ được triều đình tôn vinh bằng nhiều hình thức như: xướng danh trước Ngọ Môn, ghi tên vào bảng vàng, khắc tên vào bia đá, đãi yến ở vườn thượng uyển, vinh quy bái tổ. Khi những người này về địa phương, Nhà nước lệnh cho địa phương phải đón rước linh đình, nghênh tiếp long trọng. Họ được cắt đất công làm lộc điền, hương hỏa…

Trong dân gian, những người tài đức cao cả, công danh sự nghiệp lớn lao thường được tôn vinh như những bậc khai khoa, mở lối cho sự học của dân, khai nguyên cho dòng họ.

Tôn trọng hiền tài, tôn trọng việc học hành, khoa cử trở thành một truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Các giá trị văn hóa trên không chỉ là các giá trị truyền thống Trong thời kỳ hiện nay, chủ nghĩa yêu nước, tính cộng đồng, tôn trọng hiền tài và trọng lão vẫn trở thành những chuẩn mực trong ứng xử, có ý nghĩa rất lớn đối với đời sống chính trị Việt Nam.

2.2. Một số vấn đề đặt ra đối với văn hóa chính trị Việt Nam hiện nay

Nhìn vào đời sống chính trị Việt Nam hiện nay, từ góc độ văn hóa chính trị, chúng ta có thể nhận diện một số vấn đề đang đặt ra như sau:

– Sự tồn tại của hệ giá trị kép

Trong đời sống chính trị ở nước ta hiện nay, dường như đang tồn tại song song hai hệ giá trị và chuẩn mực: một hệ giá trị và chuẩn mực mang tính hệ tư tưởng [công hữu, tính tập thể, vì dân..] gắn với những vấn đề của lý luận mácxít và một hệ giá trị và chuẩn mực mới đang hình thành từ chính thực tiễn cuộc sống [sự giàu có, tính cá nhân, sự cạnh tranh…] gắn với sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Điều đó dẫn đến thực tế là tồn tại một khoảng cách giữa các giá trị hướng tới [cái lý tưởng, cái phải là] và các giá trị thực tế [cái đang là]. Việc dung hòa hai hệ giá trị này không phải bao giờ cũng dễ dàng, thậm chí trong nhiều trường hợp có thể xảy ra sự xung đột.

– Sự phổ biến của các chuẩn mực chính trị mang tính hình thức

Quan sát đời sống xã hội nói chung, đời sống chính trị hiện nay ở Việt Nam nói riêng cho thấy, các chuẩn mực mang tính hình thức đang ngày càng trở nên phổ biến. Các chuẩn mực này gồm cả

chính thức và phi chính thức, được thể hiện ở việc đánh giá, phán xét các cá nhân, tổ chức chủ yếu dựa vào các yếu tố mang tính hình thức, bề ngoài như: thành tích, bằng cấp, danh hiệu, số lượng… Trong khi đó, các chuẩn mực để đánh giá những giá trị nội tâm – những giá trị đạo đức vốn đã ngấm vào tầng sâu nội tâm của mỗi cá nhân, tạo thành động lực bên trong thôi thúc hành động của các cá nhân, dường như lại đang rất thiếu hụt. Các vấn đề như trách nhiệm, bổn phận đạo đức, lương tâm nghề nghiệp chưa được coi trọng đúng mức. Những yếu tố trên dẫn tới hậu quả là một số thang bậc giá trị xã hội bị đảo lộn. Đó là một trong những nguyên nhân sâu xa dẫn đến tình trạng suy thoái về đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, làm phát sinh các căn bệnh như: chạy theo thành tích, gian dối, chạy chức chạy quyền, tham nhũng, cơ hội chính trị…

– Lòng tin và sự hợp tác xã hội bị giảm sút

Văn hóa chính trị là chất keo kết dính các thành viên trong một tổ chức, một cộng đồng do có sự chia sẻ về các giá trị xã hội. Điều đó tạo ra “vốn xã hội”, giúp thúc đẩy sự hợp tác giữa các cá nhân nhằm đem lại lợi ích cho chính mình. Tuy nhiên, trên thực tế, hiện tượng thiếu lòng tin, nghi kị, đề phòng… trong các tương tác giữa các thành viên trong tổ chức của hệ thống chính trị diễn ra khá phổ biến. Điều này dẫn tới hiện tượng cục bộ, bè phái, góp phần làm tăng chi phí của các giao dịch trong xã hội. Tình trạng “Nói vậy mà không phải vậy”, “Nói một đằng, làm một nẻo” không còn là chuyện hiếm của các chủ thể trong giao tiếp chính trị.

– Chức năng điều chỉnh hành vi của văn hóa chính trị chưa phát huy được tác dụng trên thực tế

Trong đời sống chính trị, hệ thống thể chế, cho dù chặt chẽ đến đâu cũng không bao giờ là đủ. Người thực thi quyền lực nếu không

thẩm thấu “đạo lý” cầm quyền [trách nhiệm và bổn phận đạo đức] sẽ tìm ra những kẽ hở của pháp luật để lợi dụng. Văn hóa chính trị sẽ đóng vai trò là nhân tố bổ sung, lấp đầy những khoảng trống thể chế. Các giá trị văn hóa – vốn đã thẩm thấu trong từng cá nhân sẽ có sức mạnh vô hình kiểm soát hành vi của các nhà chính trị buộc họ phải làm điều đúng, tránh điều sai.

Ở Việt Nam, hiện tượng các cán bộ có chức, có quyền quan liêu tham nhũng, gian dối, lợi dụng chức vụ quyền hạn để phục vụ cho mục đích cá nhân… diễn ra khá phổ biến. Xét cho cùng, đó là các hành vi “lệch chuẩn”, vì nó đi ngược lại với lý tưởng, với các giá trị và chuẩn mực mà Đảng theo đuổi, đi ngược lại với lợi ích của nhân dân. Trên thực tế, chức năng điều chỉnh hành vi của văn hóa chính trị, với tính cách là một cơ chế kiểm soát các hành vi lệch chuẩn của các cá nhân, đã ít phát huy tác dụng. Các giá trị văn hóa chính trị tốt đẹp của dân tộc, của Đảng vẫn chưa được thẩm thấu, chưa được nội tâm hóa trong từng cá nhân để trở thành động lực thúc đẩy các hành vị hợp chuẩn. Thậm chí, ngay cả khi bị phát hiện làm sai, một số cán bộ vẫn tiếp tục tại vị. Các áp lực từ bên trong và áp lực từ bên ngoài vẫn chưa đủ sức khiến bộ phận cán bộ này phải từ chức. Từ chức chưa trở thành văn hóa, với nghĩa nó chưa phải là một hành vi mặc định, phổ biến trong đời sống chính trị khi các quan chức không còn nhận được sự tín nhiệm của người dân, của xã hội.

2.3. Một số định hướng và giải pháp xây dựng văn hóa chính trị ở Việt Nam trong thời gian tới

2.3.1. Một số định hướng cơ bản trong xây dựng văn hóa chính trị

Tại Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Đảng ta đưa ra một số định hướng liên quan đến vấn đề xây dựng văn hóa chính trị:

Thứ nhất, xây dựng văn hóa chính trị trở thành một bộ phận không tách rời của chiến lược xây dựng và phát triển văn hóa ở nước ta, trước hết chú ý các yếu tố: tư tưởng, đạo đức, lối sống và đời sống văn hóa tinh thần.

Thứ hai, tăng cường rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, thực dụng. Tập trung thực hiện mục tiêu: “Xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức”. Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, tệ quan liêu tham nhũng, lãng phí, bè phái, “lợi ích nhóm”, nói không đi đôi với làm’.

Thứ ba, “chăm lo xây dựng văn hóa trong Đảng, trong các cơ quan nhà nước và các đoàn thể; coi đây là nhân tố quan trọng để xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh”.

Thứ tư, hoàn thiện các chuẩn mực, giá trị văn hóa và con người, tạo môi trường và điều kiện để phát triển nhân cách, đạo đức, trí tuệ, năng lực sáng tạo, nghĩa vụ công dân, ý thức tuân thủ pháp luật, lương tâm và trách nhiệm với đất nước, cộng đồng, gia đình và bản thân.

2.3.2. Một số giải pháp chủ yếu xây dựng văn hóa chính trị ở Việt Nam trong thời gian tới

Nhằm khắc phục các vấn đề đang đặt ra đối với văn hóa chính trị, đồng thời hướng tới bồi đắp các giá trị chính trị tốt đẹp của Đảng và của dân tộc, trong thời gian tới, chúng ta cần thực hiện một số giải pháp cụ thể sau:

Thứ nhất, phải đổi mới quá trình xã hội hóa chính trị:

Nghiên cứu các cách thức để truyền bá các giá trị của văn hóa chính trị truyền thống cho thế hệ trẻ, cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý. Tiếp tục nghiên cứu chủ nghĩa Mác-Lênin để chắt lọc những nội dung vẫn còn có giá trị, có ý nghĩa và chỉ ra những nội dung đã bị lịch sử vượt qua, không còn có ý nghĩa trong thời đại ngày nay, tạo cơ sở cho việc định hướng và bồi đắp các giá trị chính trị phù hợp.

Bên cạnh đó, để làm cho văn hóa chính trị thấm sâu vào đời sống của người dân, trước hết phải chú trọng xây dựng văn hóa chính trị từ trong Đảng, trong bộ máy nhà nước và các tổ chức đoàn thể, mà nội dung quan trọng là học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Thứ hai, chú trọng xây dựng lòng tin và vốn xã hội:

Để xây dựng một môi trường chính trị lành mạnh, cần phải hoàn thiện các thể chế của nhà nước pháp quyền, trong đó nhấn mạnh tinh thần thượng tôn pháp luật. Cần áp dụng nguyên tắc công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong các hoạt động của bộ máy nhà nước; kiểm soát tình trạng tham nhũng, lạm quyền. Đây là tiền đề của việc xây dựng lòng tin trong xã hội.

Xây dựng cơ chế nuôi dưỡng lòng tin giữa con người với con người, đồng thời chữa căn bệnh suy thoái đạo đức, tâm trạng hoài nghi trong xã hội; cần tôn trọng và đề cao lương tâm và tinh thần tự quản, tự chịu trách nhiệm của mỗi cá nhân.

Ngoài ra, cần tôn trọng và thực hành các giá trị dân chủ, tạo điều kiện cho từng người dân phát huy tối đa năng lực sáng tạo của bản thân.

Thứ ba, xây dựng những cơ sở để văn hóa chính trị thực hiện tốt chức năng điều chỉnh hành vi

Để thực hiện tốt chức năng điều chỉnh mỗi chủ thể chính trị, đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lý cần nêu cao tinh thần tự tu dưỡng đạo đức. đề cao lương tâm và trách nhiệm cá nhân trước xã hội, thẩm thấu các giá trị chính trị và biến nó thành động lực thúc đẩy điều chỉnh hành vi bản thân.

Bên cạnh việc xây dựng hệ thống thể chế đủ mạnh nhằm ngăn ngừa các hành vi lệch chuẩn, cần thiết lập hệ thống kiểm soát cán bộ lãnh đạo, quản lý bằng công luận, bằng truyền thông đại chúng, buộc người cán bộ phải có trách nhiệm với các hành động của mình, phải rời khỏi vị trí khi bị phát hiện có các hành vi lạm quyền.

Nguồn: Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh [2021], Giáo trình cao cấp lý luận chính trị – Chính trị học, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội.

Chủ Đề