Khái niệm vẽ quy trình công nghệ gia công cơ

Hầu hết trong công việc sản xuất ra một sản phẩm cơ khí nào cũng đều cần có quy trình cụ thể để việc xử lý mỗi công đoạn được thuận lợi và nhanh chóng hơn. Vậy quy trình sản xuất cơ khí như thế nào? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng ta cùng nhau tìm hiểu thông qua bài viết sau đây nhé.

Khái niệm sản xuất cơ khí

Sản xuất cơ khí là quá trình sử dụng các loại máy móc, kỹ thuật và các nguyên liệu cơ khí để tạo ra các sản phẩm cơ khí có độ chính xác gần như tuyệt đối để áp dụng sâu rộng vào các hoạt động kinh tế của ngành chế tạo máy móc khác, phục vụ cho quá trình thi công, xây dựng trong cuộc sống.

Nói một cách chính xác là sử dụng những hệ thống máy móc hiện đại, độ chính xác cao [máy mài, cưa, máy phay, máy tiện…] kết hợp với trình độ kỹ thuật cao để tạo ra sản phẩm cơ khí.

Các yếu tố cần thiết trong hoạt động sản xuất cơ khí

1. Vật liệu sử dụng trong sản xuất cơ khí: inox, sắt, thép, nhôm…

2. Máy móc sử dụng trong quá trình sản xuất: gia công cơ khí bằng laser, gia công cơ khí bắng máy CNC. Việc sử dụng các loại máy này giúp quá trình sản xuất diễn ra nhanh hơn, tiết kiệm công sức, vật liệu của người gia công và tăng độ chính xác, sắc nét và độ sáng bóng cho thành phẩm.

3. Công nghệ ứng dụng trong quá trình sản xuất:

- Công nghệ gia công không phôi: là công nghệ gia công viến dạng, gia công áp lực và gia công nóng gồmnhững hoạt động như dập nguội, đúc, dập nóng, hàn, rèn, cán, ép, kéo…

- Công nghệ gia công phôi: bao gồm các hoạt động tiện, phay, mài, cắt gọt, bào…

- Ngoài ra, còn một số công nghệ khác sử dụng trong quy trình sản xuất một sản phẩm cơ khí như gia công bằng sóng siêu âm, gia công ằng chùm điện tử, gia công bằng tia lửa điện.

Quy trình sản xuất một sản phẩm cơ khí cơ bản

Trong một nhà máy cơ khí, để sản xuất ra một sản phẩm cơ khí [chi tiết, cụm cơ cấu, thiết bị…] đòi hỏi phải trải qua một quy trình sản xuất phức tạp để tạo nên chi tiết thành phẩm với hình dáng, kích thước và chất lượng theo yêu cầu.

Quy trình sản xuất có thể chia ra nhiều quá trình khác nhau như: quá trình chế tạo phôi, gia công cắt gọt, gia công nhiệt, hoá, lắp ráp, sửa chữa, chế tạo, phục hồi dụng cụ và vận chuyển…Một quy trình sản xuất cơ khí cơ bản bao gồm những bước sau: 

1. Thiết kế bản vẽ

Việc đầu tiên để tạo ra các chi tiết máy hoàn hảo, bạn cần phải nghiên cứu chi tiết bản vẽ, tìm hiểu kỹ các chức năng của từng bộ phận và phân loại chúng. Đặc biệt, khi thiết kế bản vẽ cần phải đạt được yêu cầu kỹ thuật cần thiết cũng như đáp ứng các công nghệ hiện đại tại mỗi thời điểm.

2. Xác định dạng sản xuất

Gồm 3 dạng sản xuất chính là: 

  • Sản xuất đơn chiếc
  • Sản xuất hàng loạt
  • Sản xuất hàng khối.

3. Chọn phôi và phương pháp chế tạo phôi

Muốn chế tạo được một chi tiết máy đạt yêu cầu kỹ thuật và chỉ tiêu kinh tế, người thiết kế quy trình công nghệ phải chọn ra phương pháp chế tạo phôi và xác định kích thước phôi phù hợp. 

4. Xác định thứ tự các bước thực hiện

Trước khi bắt tay vào thực hiện tạo ra các chi tiết máy, bạn cần xem xét kỹ lưỡng quy trình từng bước thực hiện để đảm bảo sản phẩm hoàn thành đạt chất lượng trong thời gian ngắn nhất có thể.

5. Chọn thiết bị nguyên công

Công việc chọn thiết bị, dụng cụ có ảnh hưởng tới chất lượng, năng suất cũng như giá thành gia công. Chính vì thế, khi thiết kế quy trình sản xuất cơ khí cần phân tích kĩ lưỡng khi lựa chọn thiết bị, dụng cụ phù hợp.

6. Xác định lượng dư gia công

Sau khi hoàn thành các bước công nghệ để gia công thiết bị, bạn nên so sánh các phương án để chọn được phương án tối ưu nhất trong từng điều kiện gia công. Tùy theo phương pháp thực hiện mà mỗi quá trình sản xuất sẽ sử dụng các tài liệu, hướng dẫn sản xuất riêng.

7. Kiểm tra chất lượng

Sau khi thực hiện các quy trình sản xuất cơ khí chi tiết máy và lựa chọn quy trình phù hợp thì chúng ta sẽ bắt tay vào thực hiện và có ra đời các sản phẩm gắn với mỗi quá trình.

Sản phẩm hoàn thành cần phải được kiểm tra kỹ lưỡng trước khi bán ra thị trường và đưa vào hoạt động để đảm bảo các sự cố phát sinh sau đó là không xảy ra bởi lỗi của doanh nghiệp cung cấp.

Trên đây là quy trình sản xuất cơ khí cơ bản cho tất cả các sản phẩm. Hi vọng những chia sẻ vừa rồi có thể giúp bạn đọc hiểu và nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của việc sản xuất sản phẩm cơ khí. 

Xin chào các bạn !

 Trong một nhà máy cơ khí, để chế tạo ra một sản phẩm cơ khí [chi tiết, cụm cơ cấu, thiết bị…] đòi hỏi phải trải qua một quá trình sản xuất phức tạp. Các phôi liệu [phôi đúc, phôi rèn, dập…] sau khi chế tạo phôi được đưa vào phân xưởng cơ khí gia công trên các máy công cụ [tiện, phay, bào, khoan, doa, cắt răng, mài…], gia công nguội và sửa đúng, nhiệt luyện… để tạo nên chi tiết thành phẩm với hình dáng, kích thước, chất lượng theo yêu cầu.

Quá trình để biến nguyên vật liệu và bán thành phẩm thành sản phẩm theo yêu cầu được gọi là quá trình sản xuất trong một nhà máy cơ khí. Quá trình sản xuất có thể chia ra nhiều quá trình khác nhau như: quá trình chế tạo phôi, gia công cắt gọt, gia công nhiệt, hoá, lắp ráp, sửa chữa, chế tạo và phục hồi dụng cụ, vận chuyển…

Bài viết hôm nay cùng cokhithanhduy tìm hiểu về các bước cần thiết trong quy trình gia công sản phẩm cơ khí nhé !

1. Thiết kế bản vẽ

- Việc đầu tiên để tạo ra những chi tiết máy hoàn hảo, chúng ta cần phải nghiên cứu chi tiết bản vẽ, tìm hiểu kỹ chức năng của từng bộ phận và phân loại chúng.

- Đặc biệt, khi thiết kế bản vẽ phải đạt được các yêu cầu kỹ thuật cần thiết  của sản phẩm cũng như đáp ứng các công nghệ hiện đại tại mỗi thời điểm.

2. Xác định dạng sản xuất

- Dạng sản xuất là một khái niệm đặc trưng cho biết các thông tin về đối tượng sản xuất [sản lượng, tính chất ổn định …]. Căn cứ vào dạng sản xuất để xác định đường lối, biện pháp công nghệ và tổ chức sản xuất để chế tạo sản phẩm bảo đảm chất lượng và hiệu quả kinh tế cao nhất.

-  Dạng sản xuất được chia ra dạng sản xuất đơn chiếc, dạng sản xuất hàng loạt, dạng sản xuất hàng khối.

  • Sản xuất đơn chiếc: là sản xuất có sản lượng hằng năm rất ít [thường từ một đến vài chục chiếc], sản phẩm không ổn định, không có chu kỳ sản xuất lại.

  • Dạng sản xuất hàng loạt: là sản xuất có sản lượng hàng năm tương đối lớn, sản phẩm được chế tạo thành từng đợt, có chu kỳ xác định, sản phẩm ổn định.
  • Dạng sản xuất hàng khối : là sản xuất với sản lượng lớn, sản phẩm rất ổn định, sản phẩm được chế tạo liên tục, lâu dài.

3. Chọn phôi và phương pháp chế tạo phôi.

- Chọn phôi phù hợp với yêu cầu của sản phẩm.

- Kích thước của phôi được xác định theo lượng dư gia công trong quy trình công nghệ.

- Chọn phôi hợp lý không những bảo đảm cơ tính của chi tiết gia công mà còn giảm chi phí về vật liệu và chi phí gia công, nâng cao năng suất và hạ giá thành sản phẩm.

- Các phương pháp trong chế tạo phôi :

  • Đúc : đúc trong khuôn cát, đúc trong khuôn kim loại, đúc áp lực, đúc ly tâm....
  • Gia công áp lực : cán thép, rèn tự do, dập thể tích, ...
  • Phôi từ hàn....

- Các vật liệu thường để chế tạo phôi : Thép, gang, nhựa, đồng, nhôm ....

4. Xác định thứ tự các nguyên công, các bước… , chọn sơ đồ gá đặt ở từng nguyên công, đưa ra các phương án công nghệ khác nhau để chế tạo chi tiết.

-  Khi thiết kế quy trình công nghệ gia công chi tiết máy phải xác định hợp lý thứ tự các nguyên công, các bước sao cho chu trình gia công hoàn chỉnh một chi tiết là ngắn nhất, bảo đảm chất lượng gia công với chi phí thấp nhất.

- Thứ tự gia công các bề mặt của chi tiết máy phụ thuộc vào tính lôgic của quá trình biến đổi trạng thái, tính chất của chi tiết máy, phụ thuộc vào lý thuyết về chuẩn công nghệ và điều kiện sản xuất cụ thể.

5. Chọn thiết bị cho các nguyên công.

- Công việc chọn hợp lý thiết bị, dụng cụ, gá lắp có ảnh hưởng lớn tới chất lượng, năng suất và giá thành gia công chi tiết. Vì thế, khi thiết kế quy trình công nghệ gia công chi tiết cần phân tích, cân nhắc kỹ lưỡng khi xác định, lựa chọn thiết bị, dụng cụ, gá lắp…

6. Xác định lượng dư gia công cho các nguyên công, các bước

- Sau khi đưa ra các phương án công nghệ để gia công chi tiết, thông thường người ta tiến hành so sánh các phương án để chọn ra một phương án hiệu quả, hợp lý nhất trong điều kiện sản xuất đã cho. Từ phương án quy trình công nghệ được lựa chọn sẽ xây dựng các tài liệu, các phiếu công nghệ để hướng dẫn sản xuất và phục vụ công việc quản lý, theo dõi, tính toán…

7. Xác định chế độ cắt trong các nguyên công, các bước

- Tính toán lựa chọn chế độ cắt [ s, v, t... ]phù hợp  cho từng nguyên công để đảm bảo gia công được sản phẩm đạt độ chính xác tối ưu.

8. Chọn đồ gá cho từng nguyên công, các bước.

- Chọn đồ gá phù hợp đảm bảo kẹp chặt khi gia công chi tiết.

9. Gia công sản phẩm trên máy móc

- Thực hiện gia công sản phẩm trên các máy móc : phay, tiện, khoan, khoét, doa, mài....

10. Kiểm tra sản phẩm sau khi gia công

- Sử dụng các dụng cụ đo kiểm tra như : Panme, thước cặp, máy đo 2D, 3D...

- Kiểm tra độ chính xác , độ bóng bề mặt của sản phẩm theo yêu cầu kĩ thuật .

Trên đây là tổng quan về các các bước cần thiết trong quy trình gia công sản phẩm cơ khí .Hy vọng qua bài viết của mình các bạn sẽ biết thêm vềcác bước cần thiết trong quy trình gia công sản phẩm cơ khí . Các bạn nếu có thắc mắc hay cần thêm thông tin gì có thể comment dưới bài viết. Nếu bạn nào có đóng ghóp hay những kinh nghiệm về cơ khí, cơ điện tử cần chia sẻ tới mọi người xin gửi về email : .

Hẹn gặp các bạn ở các bài viết sau, và đừng quên để lại một like để ủng hộ cokhithanhduy nhé !

Tuấn Anh.

//cokhithanhduy.com/cac-buoc-can-thiet-trong-quy-trinh-gia-cong-san-pham-co-khi/2020-11-19T15:01:27+00:00Tuan AnhGia công cơ khíKiến thức cơ khíCác bước cần thiết trong quy trình gia công sản phẩm cơ khí,Quy trình gia công cơ khí

Xin chào các bạn !  Trong một nhà máy cơ khí, để chế tạo ra một sản phẩm cơ khí [chi tiết, cụm cơ cấu, thiết bị…] đòi hỏi phải trải qua một quá trình sản xuất phức tạp. Các phôi liệu [phôi đúc, phôi rèn, dập…] sau khi chế...

Tuan Anh Le CongUserCokhithanhduy

Video liên quan

Chủ Đề