Sở khoa học công nghệ đồng nai

Ông Phạm Văn Sáng thời điểm còn làm giám đốc Sở KH-CN Đồng Nai - Ảnh: A LỘC

Ngày 19-2, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai cho hay đã có văn bản kêu gọi ông Phạm Văn Sáng, 63 tuổi, nguyên giám đốc Sở Khoa học và công nghệ [KHCN] Đồng Nai, ra trình diện.

Trước đó, ngày 27-1, Cơ quan CSĐT ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, ra lệnh bắt tạm giam đối với ông Sáng để điều tra về tội "vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng".

Theo cơ quan điều tra, quá trình thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh khám xét 3 nơi cư trú của ông Sáng tại TP.HCM và Đồng Nai xác định ông này đã bỏ trốn, không có mặt tại địa phương.

Do đó, Cơ quan CSĐT Công an Đồng Nai kêu gọi ông ra đầu thú để được hưởng sự khoan hồng của pháp luật.

Trước đó, tháng 7-2020, Ban Bí thư quyết định thi hành kỷ luật khai trừ Đảng đối với ông Phạm Văn Sáng - nguyên tỉnh ủy viên, bí thư Đảng ủy, giám đốc Sở KH-CN tỉnh Đồng Nai - do vi phạm rất nghiêm trọng nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt Đảng.

Trong số các sai phạm, Ban Bí thư kết luận ông Sáng "cố ý làm trái, vi phạm nghiêm trọng pháp luật của Nhà nước trong đầu tư, mua sắm, quản lý, sử dụng tài sản công và đầu tư, xây dựng cơ bản, gây thiệt hại lớn cho ngân sách nhà nước".

Cuối năm 2018, Ủy ban kiểm tra [UBKT] Tỉnh ủy Đồng Nai kết luận ông Sáng có sai phạm 'rất nghiêm trọng'. 

Cụ thể, trong thời gian là tỉnh ủy viên, bí thư Đảng ủy, giám đốc sở, ông đã có những sai phạm trong lãnh đạo điều hành, thực hiện các dự án "Xây dựng trung tâm nghiên cứu, thử nghiệm, thực nghiệm và chuyển giao các loại giống rau, quả ứng dụng công nghệ cao", "Nhân rộng mô hình sản xuất rau, quả trong nhà màng theo tiêu chuẩn VietGAP" và "Nhà màng nông nghiệp". 

Trong quá trình thực hiện, những dự án này đã làm sai quy định pháp luật, gây thiệt hại nghiêm trọng tài sản của Nhà nước với số tiền hơn 27 tỉ đồng.

Liên quan vụ án, Cơ quan CSĐT Công an Đồng Nai quyết định khởi tố, bắt tạm giam 4 tháng đối với bị can Nguyễn Quang Tuấn - nguyên giám đốc Trung tâm Ứng dụng công nghệ sinh học Đồng Nai [thuộc Sở KHCN] - để điều tra về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí.

A LỘC

ThS. Nguyễn Quang hiện đang làm việc tại Viên Nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ thuộc Trường đại học Công nghệ Đồng Nai. Nhận thấy tác động của dịch bệnh đã làm cho nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân tăng cao, đặc biệt là việc cảnh báo sớm nguy cơ mắc bệnh thông qua các thiết bị y tế cá nhân như: vòng đeo tay, đồng hồ theo dõi sức khỏe… Tuy nhiên, các sản phẩm hiện có trên thị trường đều là hàng ngoại nhập và giá cả rất đắt, lên tới hàng triệu, thậm chí hàng chục triệu đồng, trong khi đó rất ít đơn vị trong nước cung ứng những dòng sản phẩm này. Do vậy ThS. Nguyễn Quang bắt tay thực hiện ý tưởng với suy nghĩ chỉ có ứng dụng công nghệ mới tạo ra được giá trị riêng cho dự án của mình. Đó là một thiết bị nhỏ gọn, an toàn, tiện lợi mang tên iCare, có thể gắn lên người để giám sát và theo dõi nhiệt độ từ xa liên tục, được kết nối với smart phone qua sóng bluetooth, khi nhiệt độ lên cao đến ngưỡng được cài đặt thì điện thoại sẽ phát âm cảnh báo liên tục. Thiết bị cực kỳ hữu ích đối với các bà mẹ có con nhỏ, gia đình cần theo dõi sức khỏe người bệnh thông qua nhiệt độ cơ thể để có hướng xử lý kịp thời. Thiết bị này là kết quả của dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Thiết bị theo dõi và phần mềm quản lý sức khỏe gia đình iCare do ThS.Nguyễn Quang, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất thiết bị và phần mềm iCare thực hiện. Dự án được Hội đồng giám khảo đánh giá cao và chọn trao giải nhất trong cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Đồng Nai năm 2020. Anh Nguyễn Quang thuyết trình dự án tại cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo do Sở KH-CN tổ chức Giải thích rõ hơn về cấu tạo của thiết bị, anh Nguyễn Quang cho biết, về cơ bản, thiết bị bao gồm một cảm biến nhiệt [sử dụng cảm biến nhiệt AMS của Austria] và phần Chip Bluetooth chính hãng Nordic được công ty nhập trực tiếp từ Na Uy]. Đặc biệt thiết bị có thể cho độ chính xác của cảm biến nhiệt: +/- 0,10C.  Vỏ thiết bị bằng nhựa an toàn cho bé, phần dải băng để đeo thiết bị mềm, dễ chịu cho da nhạy cảm. “Chúng tôi đặt tính an toàn lên trên hết do vậy các nguyên liệu cấu tạo máy được nghiên cứu và lựa chọn kỹ, hầu hết chúng tôi nhập từ châu Âu và được kiểm định an toàn tại Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3” - anh Nguyễn Quang nhấn mạnh. Dự án khởi nghiệp này chính thức được bắt đầu thực hiện từ tháng 4-2020. Sau hơn 3 tháng nghiên cứu và chỉnh sửa, thiết bị hoàn thiện và bắt đầu đưa vào ứng dụng thử nghiệm, bước đầu cho kết quả hoạt động ổn định. Thế nhưng, để sản phẩm có tính thẩm mỹ và thuận tiện cho người dùng, anh Nguyễn Quang và các thành viên trong đội của mình tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện sản phẩm. Đến nay đã có hơn 3 ngàn sản phẩm đến tay người tiêu dùng và nhận được những phản hồi tích cực. Giá bán mỗi sản phẩm hiện từ 300-400 ngàn đồng nên dễ chấp nhận với nhiều gia đình. Nói về cơ duyên khởi nghiệp của mình, anh Quang cho hay, sau một thời gian xã hội phải giãn cách để phòng, chống dịch Covid-19, nhiều khó khăn đã xảy ra. Lúc đó, công việc kinh doanh mảng bất động sản của anh gặp thua lỗ. Nhốt mình trong nhà nhiều ngày trời, anh Quang suy nghĩ phải làm cách nào để có thể vực dậy công việc kinh doanh, phải tìm hướng đi mới để tái khởi nghiệp. Cùng với việc tiếp tục nghiên cứu, sáng chế những sản phẩm, thiết bị y tế cá nhân, anh Nguyễn Quang và cộng sự cũng đã xây dựng một công ty chuyên giao nhận hàng hóa nhanh nội, ngoại thành Biên Hòa. Công ty TNHH Biên Hòa Ship là một trong những định hướng phát triển để anh Quang dần dần hình thành nên hệ sinh thái doanh nghiệp của mình. Cũng theo anh Nguyễn Quang, khó khăn nhất trong quá trình thực hiện dự án chính là việc tiếp cận được khách hàng và truyền thông cho khách hàng hiểu đúng tính ưu việt của sản phẩm. Do vậy, trong thời gian đầu ra mắt, chính anh cùng các thành viên trong đội đã phải mất khá nhiều thời gian để tiếp điện thoại, giải thích công dụng, cách cài đặt, sử dụng và theo dõi thiết bị, mặc dù khi đưa vào sử dụng thiết bị khá đơn giản. Ngoài ra, do công ty mới chỉ sản xuất thử nghiệm với số lượng thiết bị giới hạn nên chi phí trung bình tính ra cho một sản phẩm khá cao, chưa đem lại được nhiều lợi nhuận cho công ty. Để tiếp tục chinh phục khách hàng, sản phẩm sẽ được hoàn thiện thêm một lần nữa trước khi cho sản xuất hàng loạt và mở rộng thị trường. Cốt lõi là phải nắm chắc công nghệ Mở rộng nghiên cứu, mục tiêu của công ty là hướng đến dòng sản phẩm y tế gia đình, phục vụ tiện lợi cho việc chăm sóc sức khỏe ở các độ tuổi. Công ty sẽ có hướng liên kết với các cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở y tế, hiệu thuốc để tiếp cận được khách hàng có nhu cầu cần thiết đối với sản phẩm. Thiết bị y tế cá nhân do công ty sản xuất  “Công ty chúng tôi hiện đang nghiên cứu 3 dòng sản phẩm khác, tuy nhiên hiện nay đang trong giai đoạn bảo mật. Chúng tôi lựa chọn sản phẩm này để đưa ra thị trường sớm nhất bởi hiện nay đây là nhu cầu bức thiết, người dân dễ bỏ tiền ra mua nhất. Đến một lúc nào đó, chúng tôi sẽ tiếp tục tung ra những dòng sản phẩm tiếp theo. Tầm nhìn lớn của công ty là trong vòng 5 năm tới sẽ từng bước chiếm lĩnh thị trường thiết bị y tế theo mảng cá nhân” - anh Nguyễn Quang kỳ vọng. Theo anh Quang, để tìm đội ngũ cùng chí hướng với mình, anh mất hơn 3 tháng gặp gỡ, trao đổi, mất thêm nửa năm nữa mới từ ý tưởng của mình cho ra được sản phẩm ban đầu. Khi được hỏi về việc liệu một sản phẩm công nghệ mới ra mắt, có sợ bị sao chép bởi những đơn vị lớn, có nguồn lực đầu tư, từ đó cạnh tranh ngược lại thì anh Quang rất tự tin. Anh Quang cho rằng dù ai đó có thể sao chép thiết bị nhưng sẽ không bao giờ nắm được linh hồn, công nghệ lõi của sản phẩm. Một điều may mắn nữa theo anh Quang là dự án này của công ty đã lọt vào tốp 100 của chương trình Thương vụ bạc tỷ của Đài Truyền hình Việt Nam [Shark Tank Việt Nam].   Theo Báo Đồng Nai PHÒNG TRUYỀN THÔNG

Xem chi tiết

12 Tháng Sáu 2020

Trung tâm Khoa học và Công nghệ đào tạo ISO 9001:2015 tại tỉnh Ninh Thuận

Video liên quan

Chủ Đề