Lòng yêu nước được thể hiện qua các tác phẩm văn học

Truyền thông yêu nước, giữ nước và tinh thần tự hào dân tộc sâu sắc của dân tộc ta vốn sẩn tự bao đời nay. Truyền thống đó truyền đời từ cha ông chúng ta cho đến thế hệ con cháu sau này. Niềm tự hào dân tộc và lòng yêu nước đó được in đậm trên những áng văn thơ cổ bất hủ: ‘Hịch tướng sĩ’ của Trần Quốc Toản, ‘Bình Ngô Đại Cáo’ của Nguyễn Trãi, ‘Sông núi nước Nam’ của Lý Thường Kiệt… và một số những tác phẩm khác. Nhân dân ta luôn tự hào mình là một dân tộc ‘con rồng, cháu tiên’, một dân tộc có lòng yêu nước sâu sắc, lòng tự hào về nền độc lập, như Lý Thường Kiệt đã viết: ‘Sông núi nước Nam vua Nam ở Rành rành định phận ở sách trời‘ Đây cũng là lời khẳng định, lời tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước Đại Việt ta. Đất nước ta, dân tộc ta là một đất nước tự do có thể sánh vai cùng các nước đại bang khác. Đất nước ta đã được độc lập, tự do thì không một nước ngoại bang nào được xâm phạm, sách trời cũng đã ghi như thế. Song song với niềm tự hào độc lập dân tộc là niềm tự hào về văn hóa, phong tục của dân tộc ta. Trong tác phẩm ‘Bình Ngô Đại Cáo’, Nguyễn Trãi đã viết: ‘Như nước Đại Việt ta từ trước Vấn xưng nền văn hiến đã lâu Núi sông bờ cõi đã chia Phong tục Bắc Nam cũng khúc’. Nước Việt ta tuy là một nước nhỏ về diện tích nhưng cũng có một nền văn hoá riêng. Nền văn hoá đó được duy trì rất lâu, bên cạnh đó còn có niềm tự hào về những chiến công anh dũng của nhân dân ta: ‘Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã’ Toa Đô và Ô Mã là hai tướng giỏi của quân nhà Minh, thế nhưng đứng trước những vị anh hùng của dân tộc ta, chúng chỉ như những kẻ tầm thường bị giết chết, bị bắt sống. Qua đó ta thấy được sức mạnh của quân và dân ta. Tinh thần tự hào dân tộc sâu sắc còn thể hiện ởniềm tự hào về những vị anh hùng bất khuất. Người anh hùng áo vải Quang Trung đã phá tan đạo quân Thanh. Người anh hùng Ngô Quyền đã ghi chiến công oanh liệt trên sông Bạch Đằng, ông đã chôn vùi bao đạo quân, chiếc thuyền, khí giới của giặc xuống dòng sông. Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuân ba lần cầm quân chống giặc Mông cổ đem lại hoà bình cho đất nước. Một loạt hình ảnh của những người anh hùng đó được ghi mãi vào trang sử sách, được lưu truyền muôn đời, luôn in đậm trong lòng mỗi người. Ngoài tinh thần tự hào dân tộc sâu sắc, nhân dân ta còn có lòng yêu nước sâu đậm, nồng nàn bộc phát từ trái tim của mỗi người. Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuân căm tức trước cảnh sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, đau lồng trước thói ăn chơi của tướng sĩ dưới quyền, ông khuyên răn, chỉ dẫn cho các tướng sĩ đi đến con đường đúng, con đường sống vinh hay chết nhục. Ông yêu nước đến nỗi, ngày quên ăn, đêm quên ngủ lo cho vận mệnh của Tổ quốc: ‘Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức rằng chưa xả thịt, lột da, nuốt gan uống máu quân thù’. Lòng căm tức, đau đớn đến tột cùng đến nỗi ông chỉ muốn xé xác quân giặc. Điều này đã thể hiện lòng yêu nước của ông. Nguyễn Trãi cũng đã nói trong tác phẩm ‘Bình Ngô đại cáo’: ‘Ngậm thù lớn hú đội trời chung Căm giặc nước thề không cùng sông’ Hai câu thơ này cho ta thấy được tấm lòng sâu sắc của Nguyễn Trãi. Ông căm thù giặc đến nỗi phải thốt ra lời thề ‘không cùng sống’ với chúng – bọn giặc đã gây biết bao đau thương, tang tóc cho nhân dân ta: ‘Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ ‘ … ‘Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội Dơ bẩn thay, nước Đông Hải khổng rửa sạch mùi’ Xuất phát từ lòng yêu nước, lòng căm thù giặc, nhân dân ta đã anh dũng hy sinh, không quản ngại gian lao, vất vả, thiếu thốn: ‘Khi Linh Sơn lưc/ng hết mấy tuần Khi Khôi Huyện quân không một đội’… … ‘Nhãn tài nhưlá mùa thu Tuấn kiệt nhưsao buổi sớm ‘ Những áng văn, thơ cổ kể trên đã ghi biết bao hình ảnh đẹp, biết bao chiến công oanh liệt, hiển hách của các anh hùng dân tộc, thể hiện được tinh thần dân tộc sâu sắc và lòng yêu nước nồng nàn. Ngày nay chúng ta sống trong thời độc lập, hoà bình, chúng ta phải biết ơn những người anh hùng đã hi sinh cả cuộc đời mình để giải thoát đất nước khỏi ách nô lệ. Chúng ta phải biết tự hào mình là ‘con rồng, cháu tiên’, tiếp tục giữ vững truyền thống yêu nước, yêu nhân dân, tiếp nối bước đường xây dựng đất nước của cha ông chúng ta, làm cho Tổ quốc ta ngày càng giàu mạnh hơn, to đẹp hơn.

Lòng yêu nước trong văn học việt namSỰ VẬN ĐỘNG CỦA NỘI DUNG YÊU NƯỚC TRONG VĂN HỌC YÊUNƯỚC NỬA SAU THẾ KỶ XIX Ở VIỆT NAM2.1. Tiếng súng bắn vào cửa biển Đà Nẵng ngày 31 – 8 – 1858, không những mởmàn cho cuộc xâm lược của thực dân Pháp mà còn báo hiệu một sự biến chuyểnlớn lao trong lịch sử dân tộc ta. Từ đó đến cuối thế kỷ, theo quan điểm của bọn thựcdân, là thời kỳ “chinh phục và bình định”. Đứng về phía ta là thời kỳ nhân dân tađứng lên với tư cách người dân một nước độc lập, đương diện đấu tranh gìn giữ tổquốc chống bọn xâm lược nhưng rồi thất bại. Nhân dân ta anh dũng thật, nhưng thếnước không sao cứu vãn được. Thực dân dần dần quàng ách thống trị lên cả nước.Một hình thái xã hội mới – Xã hội thực dân nửa phong kiến ra đời, rõ nét dần vàonhững năm cuối thế kỷ XIX đầu XX [người ta thường mệnh danh là xã hội giaothời]. Xã hội giao thời ấy là xã hội nảy sinh trên cơ sở của những tư tưởng cướpnước, đầu hàng và tư tưởng xu danh trục lợi. Ghê tởm nhất là những cảnh bất nhânphi nghĩa. Cuộc chiến đấu chống ngoại xâm của nhân dân với ảnh hưởng sâu rộngtrong cả ý thức lẫn tổ chức xã hội đã để lại dấu ấn của nó trên lập trường chính trịcũng như ý thức nghệ thuật của nhiều tác giả văn học yêu nước.Vào nửa cuối thế kỷ XIX, văn học Việt Nam phát triển trong một hoàn cảnh đặcbiệt: Sự tác động mạnh mẽ và sâu xa của cuộc xâm lăng và cuộc chống xâm lăngtrên cơ sở một xã hội có nhiều phân hóa và trên một quá trình biến chuyển nướcnhà đi từ chỗ có chủ quyền đến chỗ nô lệ, cùng với nó là sự khủng hoảng trầmtrọng về ý thức hệ của nhà văn, nhà thơ, sự thay đổi lớn lao của hiện thực và sau đólà sự có mặt mang theo sự đe dọa phủ định của những yếu tố văn học mới. Sự dunhập của văn hóa phương Tây, tác động của chúng vào văn hóa phương Đông diễnra trên một phạm vi rộng lớn – Trên hầu khắp lục địa châu Á. Văn học Việt Namnửa cuối thế kỷ XIX dậm dựt bứt ra khỏi những chủ đề truyền thống của Nho gia,nhận lãnh trách nhiệm thổi lên tiếng kèn tập hợp lực lượng để chống xâm lược. Vănhọc của triều đình bế tắc trước yêu cầu lịch sử, văn thơ của các nhà nho nhưNguyễn Khuyến, Trần Bích San, Nguyễn Thông… đã chịu ảnh hưởng của hiệnthực xã hội. Một số khác, như Trần Tế Xương, Kép Trà, quay sang chủ đề tố cáohiện thực. Những nhà Nho miền Nam trong vùng bị xâm lược hay bị đe dọa trựctiếp đã trở nên những nghệ sĩ tụng ca lòng yêu nước, chiến công và gương hy sinhdũng liệt của các nhà Nho và nghĩa binh. Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị, BùiHữu Nghĩa, Nguyễn Hữu Huân… nằm trong số đó. Một số khác, sau khi theo chiếuCần vương ứng nghĩa tiếp tục nội dung tâm, chí, đạo trong một hoàn cảnh cực kỳkhắc nghiệt và tiền đồ đen tối [rõ rệt nhất là Nguyễn Quang Bích].Hơn thế, cuộc sống của con người trong xã hội lúc này tràn ra khỏi khuôn khổ củaluân thường đạo lý cổ truyền tiến triển theo chiều hướng mới. Kinh tế tư bản chủnghĩa đã nảy nở và đang dần phát triển, tạo nên không khí tấp nập ở các đô thị. Nhophong tàn tạ, sĩ khí tiêu tán, bút lông hết thời. Xã hội thực dân tư sản dần thay thếxã hội phong kiến cũ, thể hiện qua cuộc khai thác thuộc địa và các chính sách cai trịcủa thực dân Pháp, cùng với sự giao lưu văn hóa Việt – Pháp. Quả thực, những biếnđổi xã hội ở các mặt kinh tế, văn hóa, khoa học, kỹ thuật vào những năm cuối thếkỷ XIX trên đất nước ta đưa đến những biến đổi về thế giới quan, nhân sinh quan.Văn hóa dân tộc tiếp biến cùng chung với văn hóa khu vực, hội nhập khu vực. Vănminh phương Tây, văn học Pháp tác động mạnh đến văn học Việt Nam nhất là vàonhững năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Văn học chịu ảnh hưởng ý thức hệhiện đại: Tư sản và vô sản. Bên cạnh những thể loại truyền thống, có những thể loạimới đối lập với thể loại cũ. Lý luận phê bình văn học thực sự có dấu hiệu hiện đại.Tăng cường tư duy phân tích lý luận, sử dụng một số khái niệm mang tính công cụđể tiếp cận đối tượng. Văn học được coi như một đối tượng khoa học cần được nhìnnhận đánh giá từ nhiều góc độ.Đặc biệt trong đời sống văn hóa tư tưởng của giai đoạn nửa sau thế kỷ XIX, sự kiệnđáng chú ý hơn cả có lẽ là những tư tưởng cải cách xã hội của một số sĩ phu cấptiến có dịp ra nước ngoài, tiếp xúc trực tiếp với văn hóa phương Tây hoặc đọc sáchcủa phương Tây như: Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch. Từ những năm đầuthế kỷ XIX, khuynh hướng này đã xuất hiện với những người như Trần Đình Túc,Nguyễn Huy Tế, nhưng đến khoảng giữa thế kỷ mới biểu hiện rõ với một loạt đềnghị của Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch. Đề nghị cải cách của NguyễnTrường Tộ bao gồm nhiều mặt về nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp, tàichính, quân sự, nội trị, ngoại giao, giáo dục, văn hóa, xã hội. Tinh thần chung trongnhững đề nghị cải cách của ông là phản đối thái độ phục cổ, chú trọng thực tiễn vàkhoa học kỹ thuật. Riêng những chủ trương về văn hóa, giáo dục của ông có ýnghĩa tiến bộ đặc biệt. Nguyễn Trường Tộ đả kích kịch liệt lối học từ chương, hưvăn đương thời. Ông nhấn mạnh “học thực dụng thì kết quả sẽ được thực dụng, họchư hèn thì kết quả sẽ phải hư hèn”. Và chủ trương “học tức là cái chưa biết để màbiết, biết để mà làm”, nhà trường phải học khoa học kỹ thuật, học thiên văn, địa lý,học luật học, học sinh ngữ. Giống như Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch chủtrương mở rộng giao thiệp với nước ngoài, trọng việc học kỹ nghệ: “Việc học kỹnghệ không phải khó như việc cắp nách núi Thái Sơn để vượt qua biển Bắc như lờithầy Mạnh. Vả lại theo tình hình khẩn cấp, lúc khát mới lo đào giếng thì đã chậm,nhưng chậm còn hơn là không biết mãi. Dù mất mới lo làm chuồng cũng chưa phảilà muộn”. Nhưng rồi cũng như Nguyễn Trường Tộ, những đề nghị của Nguyễn LộTrạch đều bị triều đình quên lãng, hoặc thực hiện nhỏ giọt, không có tác dụng gìđối với xã hội. Đây chính là những thách thức mang tính thời đại mà các nhân vậtcứu nước giai đoạn này đặt ra, cũng như những khả năng thỏa mãn những yêu cầulịch sử đó của các lực lượng yêu nước trong xã hội Việt Nam lúc bấy giờ.Về phương diện này có thể kết luận: Triều đình nhà Nguyễn không những nối giáocho giặc xâm chiếm nước ta mà còn ngăn cản việc phát triển văn hóa của nhân dânta. Tính chất phản động của vương triều Nguyễn chủ yếu nằm ở chỗ hướng xã hộiquay về lý tưởng của xã hội Nho giáo truyền thống. Mất nước không phải do “rốiloạn kỷ cương”, mà là do cứ khư khư ôm giữ lấy hình mẫu kỷ cương cũ, ảo tưởngvà lạc điệu mà Nho giáo đã xác lập nên chưa bao giờ hiện thực hóa nổi trong suốtmấy nghìn năm tồn tại của nó. Chính thực tiễn của nền chính trị triều Nguyễn làbằng chứng điển hình cho trạng thái bất tương dung giữa lý thuyết, mô hình với sựvận động phức tạp của lịch sử. Văn hóa giẫm chân tại chỗ, khoa học kỹ thuật khôngcó điều kiện phát triển, tư tưởng con người trở về với nếp suy nghĩ cổ hủ ngày xưa,không dám táo bạo, không dám bay bổng và điều đó đã hạn chế rất lớn sự phát triểncủa văn học đương thời.2.2. Sự biến động nội tại của nội dung yêu nước trong văn học Việt Nam giaiđoạn nửa sau thế kỷ XIXTừ giữa thế kỷ XIX, Việt Nam bị cuốn vào một cuộc chiến tranh xâm lược kéo dàigần 40 năm. Trong gần 40 năm ấy, nếu những hoạt động vũ trang nổi lên trênnhững bề mặt của đời sống xã hội thì trong chiều sâu của nó đã diễn ra một cuộckhủng hoảng tư tưởng mà dư luận cho đến nay vẫn chưa chấm dứt. Sự khủng hoảngtư tưởng ở đây chính là sự khủng hoảng của hệ tư tưởng Nho giáo trước sự xâm lược của luồng tư tưởng phương Tây. Tư tưởng “trung quân, ái quốc” xuyên suốtbao thế hệ nhà Nho Việt Nam từ Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm đến NguyễnĐình Chiểu. Nhưng khi thực dân Pháp vào xâm lược Việt Nam mang theo nền vănminh khoa học kỹ thuật của mối tư duy lô gích và tư tưởng cá nhân chủ nghĩa dunhập vào đã làm biến đổi sâu sắc xã hội Việt Nam đồng thời là sự khủng hoảng củatư tưởng “trung quân, ái quốc”, triều đình hỗn loạn, vua không ra vua, tôi chẳng ratôi, nhà Nguyễn đã đầu hàng giặc, cam tâm làm bù nhìn, làm con rối để Pháp giậtdây.Công tâm và khách quan mà nói rằng: Chỉ trừ Khải Định, hầu như các vua Nguyễnđều có sự “vùng vẫy”, hy vọng độc lập, cao hơn, có khát vọng chống Pháp. Tuynhiên trong hoàn cảnh nước ta vào những năm cuối thế kỷ XIX này, Nguyễn TriPhương bị thương trong chiến đấu, từ chối mọi việc chăm sóc để tìm lấy cái chết,Hoàng Diệu thất trận, tự kết liễu đời mình. Tất cả những sự kiện ấy trong chiều sâucủa chúng đều nói lên sự cùng đường bế tắc của những người trong cuộc. Còn lạihai ngọn đuốc trong đêm tuy không sáng tỏ nhưng cũng để sưởi lòng hy vọng củanhân dân đó là khởi nghĩa Yên Thế do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo và khởi nghĩa Hương Sơn do Phan Đình Phùng lãnh đạo. Nhưng cho đến những năm cuối cùng củathế kỷ thì ngọn đuốc cũng lụi dần. Sức Yên Thế còn dài mà cô độc, không có nhiềusự hưởng ứng của nhân dân các nơi còn Hương Sơn thì sắp tắt. Sự thật, ngọn lửa cótắt nhưng than vẫn còn hồng. Lòng dân vẫn sẵn sàng chống xâm lược nhưng ý thứchệ Nho giáo mất uy tín quá lớn, uy tín của nhà Nguyễn càng suy sụp thê thảm. Cácsĩ phu yêu nước phải đi tìm một tiếng nói mới, một con đường đi khác với hướng đibế tắc của nhà Nho đương thời…Văn học dịch ở Nam Bộ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XXVăn học Việt Nam cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 là một giai đoạn văn học mang tínhchất giao thời, bắt đầu chịu ảnh hưởng của phương Tây nhưng đồng thời vẫn cònchịu ảnh hưởng sâu đậm từ nền văn học Trung Hoa. Văn học Nam Bộ cũng khôngthoát khỏi tình cảnh ấy, nhưng do hoàn cảnh lịch sử, địa lý, văn học Nam Bộ cũngcó những đặc điểm riêng, như ở mảng văn học dịch chẳng hạn.Vì là thuộc địa của Pháp, nên văn học phương Tây, đặc biệt là văn học Pháp đượcdu nhập, được dịch và xuất bản ở Nam Bộ sớm hơn so với miền miền Bắc, riêngtiểu thuyết Pháp được dịch ra quốc ngữ còn sớm hơn cả tiểu thuyết cổ điển TrungHoa.Gia Định báo từ 1881 đã đăng nhiều truyện ngụ ngôn của La Fontaine doTrương Minh Ký dịch. Ông có lẽ là người dịch La Fontaine sớm nhất ở nước ta.Những bài này sau được tập hợp thành sách, ví dụ như cuốn Chuyện Phan-sa diễnra quấc ngữ in năm 1884 gồm 16 bài của La Fontaine được dịch ra thơ lục bát; sauđó là cuốn Riche et Pauvre [Phú bần truyện diễn ca]. Năm 1887, Trương Minh Kýcòn dịch cuốn Les aventures de Telemaque của Fénelon [Chuyện Tê Lê Mặc gặptình cờ]. Bản dịch này bằng văn vần, theo thể thơ lục bát. Gia Định báo cũng là nơiđăng Truyện Robinson [tức Robinson Crusoe] [số 6, ngày 24-4 –1886]. Cuối thế kỷXIX còn có Trần Nguyên Hanh dịch Les conseils du Père Vincent[Gia huấn củalão Vincent].Đến đầu thế kỷ XX, sự xuất hiện của những tờ báo có uy tín như Nông cổ mín đàm,Lục tỉnh tân văn, Đông Pháp thời báo, Nam Kỳ địa phận,… đã góp phần rất lớntrong việc đưa các bản dịch tiểu thuyết phương Tây đến tay công chúng một cáchsâu rộng hơn.Trên Lục Tỉnh tân văn có Le Comte de Monte Cristo [Tiền căn báo hậu 1907], Les trois mousquetaires [Ba người ngự lâm pháo thủ - 1914] của AlexandreDumas, do Trần Chánh Chiếu dịch.Nông cổ mín đàm đăng các bản dịch của Lê Hoằng Mưu. Lê Hoằng Mưu dịchcả truyện Mỹ, Nga [qua tiếng Pháp] như Chồng bắt chạ vợ, Vi Lê giết vợ đăngtrên Nông cổ mín đàm…. Chồng bắt chạ vợ, một truyện ngắn của Mỹ có thể là tácphẩm dịch đầu tiên của ông. Sau giai đoạn dịch, Lê Hoằng Mưu có những tác phẩmphóng tác từ văn học phương Tây, như từ Racambole Tom V. Les drames deParis của Pierre Alexis Ponson du Terrail chẳng hạn [Nông cổ mín đàm số 18 năm1912].Từ năm 1916 báo Nam Kỳ địa phận cũng bắt đầu đăng các truyện dịch hoặc phóngtác. Đến năm 1926 báo tăng thêm số trang và dành hẳn phần phụ trương[supplément du N.K.Đ.P.] gồm 4 trang chuyên đăng quảng cáo và truyện, tiểuthuyết.Đông Pháp thời báo năm 1928 có các bản dịch Quan về vườn của nhà thơPháp H. de Racan, một số tác phẩm của Eroshenko, phần đầu tiểu thuyết Bá tướcMonté Cristo của A. Dumas. Tất cả do Phan Khôi dịch.Riêng với kịch phương Tây, Nguyễn Háo Vĩnh là một trong những người đầu tiêngiới thiệu. Với việc lược dịch bốn vở kịch của Shakespeare, gồm Chú lái buônthành Venise , Thái tử Hamlet, Roméo – Juliet, Vậy thì vậy, Anh hùng hào kiệt củathành Rôma ngày xưa vào năm 1928, ông có lẽ là người Việt Nam đầu tiên giớithiệu một tác giả lớn của Anh cho người đọc Việt Nam.Không trực tiếp dịch thuật, nhưng Hồ Biểu Chánh, nhà tiểu thuyết tiêu biểunhất của Nam Bộ, cũng cho biết là đã phóng tác nhiều tác phẩm của tiểu thuyếtphương Tây. Chúa tàu Kim Quy là phỏng theo Le Comte de Monte Cristo của A.Dumas, Cay đắng mùi đời phỏng theo Sans famille của Hector Malot, Chút phậnlinh đinh phỏng theo En famille của Hector Malot. Người thất chí phỏngtheo Crime et châtiment của nhà văn Nga Fédor Mikhailovitch Dostoievski. TheoThanh Lãng, ngay cả tiểu thuyết văn xuôi đầu tay Ai làm được của Hồ Biểu Chánhcũng mô phỏng tác phẩm André Cornélis của Paul Bourget[1].Nhiều tác giả khác của thời kỳ này cũng có tác phẩm phóng tác. Lê HoằngMưu, một nhà văn khét tiếng thời đó, đã phóng tác quyển tiểu thuyết Pháp LeComte de Monte Cristo của A. Dumas với nhan đề Tiền căn báo hậu [9 cuốn, Imp.de l’Union, Sài Gòn, 1920; sau đó đăng trên Lục tỉnh tân văn từ số 2054 ngày18.6.1925]. Người vợ hiền [1929] của Nguyễn Thời Xuyên được phóng tác từcuốn Une honnête femme [1903] của Henry Bordeaux,…Sớm tiếp xúc với văn hoá, văn học phương Tây, nhưng ảnh hưởng của vănhoá và văn học Trung Hoa vẫn còn rất sâu đậm ở miền đất mới này. Nguyễn VănTrung lý giải điều này như sau: “Khi tiếp xúc với văn hoá Pháp, một văn hoá đượctrình bày trong một chính sách đồng hoá đe doạ mất gốc, tiêu diệt bản sắc dân tộc,người miền Nam không những không thể bỏ văn hoá truyền thống dựa trên Nhohọc, mà còn coi nó như điểm tựa, chỗ dựa chống lại chính sách đồng hoá củangười Pháp”[2].Người đầu tiên dịch các sách Nho học ra quốc ngữ là Trương Vĩnh Ký,nhưng người dịch tác phẩm văn học Trung Quốc ra quốc ngữ đầu tiên có lẽlà Huỳnh Tịnh Của. Tác phẩm Chuyện giải buồn [1885] gồm 112 truyện của ôngphần nhiều là những truyện được dịch từ các tác phẩm Trung Quốc như Cao sĩtruyện, Trang Tử, Chiến quốc sách, Liêu Trai chí dị. Báo Nông cổ mín đàm, ngaytừ số đầu [1. 8. 1901] đã đăng bản dịch một “truyện Tàu” là Tam quốc chí. Đây làbản dịch một “truyện Tàu” hoàn chỉnh đầu tiên. Tên người dịch được ghi làCanavaggio, một chủ đồn điền và là thương gia người Pháp, chủ nhân báo Nông cổmín đàm. Nhưng theo Vương Hồng Sển, người dịch chính là Lương Khắc Ninh,chủ bút của báo. Sau Tam quốc chí, Nông cổ mín đàm còn lần lượt đăng các truyệndịch Liêu Trai chí dị, Kim cổ kỳ quan, Bao Công kỳ án...Cũng vào thập niên đầu của thế kỷ XX, ở Nam Bộ đã xuất hiện nhiều dịch giả“truyện Tàu” như Nguyễn Chánh Sắt, Trần Phong Sắc, Nguyễn An Khương,Nguyễn An Cư, Đinh Văn Đẩu, Trần Hữu Quang, Huỳnh Trí Phú... Chính họ đãđua nhau dịch nhiều tiểu thuyết thần kỳ, anh hùng nghĩa hiệp của Trung Quốc, tạothành một phong trào dịch “truyện Tàu”. Trong số các dịch giả, có Nguyễn AnKhương, Nguyễn Chánh Sắt, Trần Phong Sắc được báo Phụ nữ tân văn đánh giá là“những tay dịch thuật trứ danh của Nam Kỳ”, riêng “Trần Phong Sắc là nhà dịchthuật trứ danh nhứt”. Một mình Trần Phong Sắc đã dịch đến 29 bộ truyện Tàu.Việc dịch thuật này cũng có thuận lợi do nguồn sách cung cấp phong phú từngười Hoa ở Sài Gòn – Chợ Lớn. Các truyện này được in báo hoặc in thành tập.Dưới hình thức tập truyện, chúng dễ dàng phổ cập đến giới bình dân, nhờ vậy màchữ quốc ngữ có thêm phương tiện truyền bá. Những Phong thần, Tam Quốc đều lànhững chuyện gần gũi với tâm hồn người bình dân, họ đàm luận với nhau về nhữngnhân vật ấy, những gương trung hiếu tiết nghĩa rất quen thuộc ấy. Các truyện cótừng chương từng hồi, tình tiết rõ ràng, do đó rất được hoan nghênh và chữ quốcngữ cũng được ưa thích theo. Cha mẹ nhà nghèo cũng chỉ muốn cho con mình biếtđọc, biết viết để đọc truyện Tàu cho nghe những khi mùa màng rảnh rỗi. Nhữngnhà văn lão thành như Hồ Hữu Tường hay Vương Hồng Sển trong tác phẩm củamình đều có ghi lại cái thú đọc truyện Tàu này.Đã có nhiều nhà nghiên cứu giải thích về sự hấp dẫn đặc biệt này của truyện Tàuđối với công chúng độc giả Nam Bộ. Bằng Giang cho rằng: “Truyện Tàu tiêu thụmạnh trong mấy năm đầu của phong trào một phần cũng vì mảnh đất sáng tác củata hãy còn là một bãi đất trống… Truyện Tàu tung hoành được cũng do vào thời đónhững phương tiện giải trí cho người dân còn hiếm hoi”[3]. Vũ Hạnh giải thích nhưsau: “Việc người miền Nam thích đọc truyện Tàu phải được cắt nghĩa bằng nhu cầucủa họ tiếp cận với những đức tính cố hữu của họ mà họ tìm thấy trong những nhânvật tích cực của truyện: đó là trung hiếu, tiết nghĩa, trí dũng, tín lễ, cương trực, anhhùng. Truyện Tàu cho họ những cặp đối kháng như La Thành - Đơn Hùng Tín, TầnCối - Nhạc Phi, Bàng Quyên - Tôn Tẫn, Sài Trịnh Triệu - Lưu Quan Trường…; màhọ không tìm thấy sách báo nào khác khi đó”[4]. Địa chí văn hoá thành phố HồChí Minh cũng nhìn việc tiếp nhận truyện Tàu ở một khía cạnh tích cực khác: “Rấtnhiều truyện Tàu là những cái túi khôn, đâu phải là nhảm nhí là chính? Người miềnNam đọc truyện Tàu, thuộc truyện Tàu, lấy ra từ đó những cách ứng xử ở đời, soivào gương tốt, răn mình bằng những gương phản diện”[5]. Vương Hồng Sển cũngcho rằng: “Truyện Tàu dạy tôi nhiều điều xử thế nên tôi gọi nó là một nghệ thuật,chứ chẳng phải chơi… Ngoài ra truyện Tàu có nhiều gương tốt, truyện Tàu là mộtvùng rừng thật lớn, một biển sâu và rộng, khai thác không bao giờ hết và cạncùng”[6].Những nhận định này cho thấy rằng truyện Tàu đã thực sự trở thành một phần máuthịt trong đời sống văn hoá tinh thần của người dân Nam Bộ trong thời kỳ đó và nóđã tác động không nhỏ đến khuynh hướng sáng tác của tiểu thuyết trong giai đoạnnày.Cũng cần nói thêm là Nam Bộ còn là nơi dung thân của đông đảo người MinhHương, tức những người Việt gốc Hoa mang tinh thần “phản Thanh phục Minh”.Những truyện dịch mang không khí tảo Bắc, chinh Tây có lẽ cũng phần nào thoảmãn ước mơ phục quốc của họ.Việt Nam và Trung Quốc vốn được coi là “đồng văn”, việc dịch truyện Tàu là sựtiếp nối truyền thống giao lưu văn học giữa hai nước, vừa để đáp ứng nhu cầu giảitrí của công chúng. Những truyện dịch kể trên, với lối văn xuôi theo tiếng nóithường, đã hấp dẫn công chúng Nam Bộ bởi nội dung hấp dẫn của nó, bởi nó phùhợp với tâm lý và thị hiếu của con người nơi vùng đất mới này. Việc đọc truyệnTàu một thời gian dài đã thực sự trở thành một thú vui trong quần chúng nhân dânNam Bộ. Nhưng việc dịch và xuất bản truyện Tàu tràn lan vì lý do thương mại,chạy theo thị hiếu của quần chúng cũng tạo nên một phản ứng tích cực sau này, đólà phong trào sáng tác những truyện văn xuôi quốc ngữ, những “kim thời tiểuthuyết” có bối cảnh là đất nước Việt Nam, con người Việt Nam, đặc biêt là tiểuthuyết lịch sử với ý hướng muốn thể hiện lịch sử dân tộc và thoát ra sự kìm hãm lâuđời của văn hoá Trung Hoa.Văn học dịch ở Nam Bộ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX nhìn chung có những điềuđáng chú ý:Đội ngũ dịch thuật thời kỳ này rất đa dạng. Họ vốn là những người tinh thôngHán học, đồng thời biết cả tiếng Pháp và chữ quốc ngữ. Họ có thể là chủ bút hayphụ bút cho các tờ báo như Nông cổ mín đàm, Lục Tỉnh tân văn như Lương KhắcNinh, Nguyễn Chánh Sắt, ngoài ra còn có cả Hoa kiều, chủ tiệm kim hoàn, thươnggia, nhà buôn sách và sửa xe đạp, thư ký nhà nước…Trong sự hình thành và phát triển của văn học dịch Nam Bộ, báo chí đóngmột vai trò hết sức quan trọng, các tờ báo quốc ngữ như Gia Định báo, Nông cổmín đàm, Lục tỉnh tân văn, Đông Pháp thời báo, Nam Kỳ địa phận,… đã là nơicông bố những bản dịch văn học đầu tiên, từ ngụ ngôn của La Fontaine cho đếntiểu thuyết của A. Dumas, từ Liêu trai chí dị đến Tam quốc chí.Việc dịch thuật cũng chú ý đến văn xuôi nhiều hơn, đặc biệt là truyện ngắn,tiểu thuyết, khác với truyền thống xem trọng thơ ca trước kia. Điều này thể hiệnmột quan niệm văn học mới – phản ánh hiện thực đời sống xã hội hơn là văn họcmang tính chức năng của truyền thống. Nhu cầu của thị dân cũng là điều khiến cácdịch giả đặc biệt quan tâm. Chú ý đến chức năng giải trí, quan tâm đến công chúngbình dân nên các dịch giả đã phiên dịch nhiều loại tiểu thuyết anh hùng, phiêu lưumạo hiểm, kiếm hiệp. Ngay cả Nam Kỳ địa phận, một tờ báo Công giáo cũng cóphụ trương đăng những tiểu thuyết phiêu lưu, mạo hiểm và cả dạng hình sự nhằmgiúp các “khán quan”, độc giả giải trí, “giải buồn” như tên một mục của tờ báo.Tiểu thuyết của A. Dumas rất được dịch giả Nam Bộ ưa chuộng. Le Comte deMonte Cristo của A. Dumas đã được cả Hồ Biểu Chánh và Lê Hoằng Mưu phóngtác. Về truyện Tàu, loại tiểu thuyết anh hùng như La Thông tảo Bắc, Ngũ hổ bìnhTây, Càng Long hạ Giang Nam, … chiếm số lượng rất lớn ở Nam Bộ do phù hợpvới tâm lý di dân của dân Nam Bộ và cả người Minh Hương xa xứ. Loại thứ hai làloại tiểu thuyết kiếm hiệp như Phong kiếm xuân thu, Giang hồ nữ hiệp, Hậu Hántam hợp bảo kiếm,… được ưa chuộng cả ở hai miền Nam Bắc. Loại tiểu thuyết tìnhcảm xã hội, tiểu thuyết diễm tình như Tây sương ký, Tuyết hồng lệ sử, Hồng LâuMộng … rất ít thấy ở Nam Bộ trong khi lại được độc giả miền Bắc rất ưa chuộng.Nguyễn Văn Ngọc đã nhận xét: “Thực vậy, ở trong Nam thì người ta tranh nhau màcoi những Ngũ hổ bình Tây, Ngũ hổ bình Nam… còn ở ngoài Bắc thì người ta chỉham coi Song phượng kỳ duyên, Lục mẫu đơn”. Qua thống kê của Nhan Bảo, mộtnhà Việt Nam học người Trung Quốc, chúng ta thấy trường hợp các tiểu thuyếtnhư Gái trả thù cha, Man hoang kiếm hiệp, Tiểu hồng bào hải thụy, Giang hồ nữhiệp của Nguyễn Chánh Sắt; Nhi nữ tạo anh hùng của Gabriel Võ Lộ,… thực chấtlà được dịch từ những tiểu thuyết bình dân của Trung Quốc.Như vậy ở Nam Bộ, về xu hướng dịch thuật, các loại tiểu thuyết anh hùng, tiểuthuyết dã sử, tiểu thuyết nghĩa hiệp được dịch nhiều hơn bởi chúng phù hợp với thịhiếu và hấp dẫn độc giả bình dân hơn loại tiểu thuyết lãng mạn, tài tử giai nhân,“ngôn tình, nhu cảm”. Nó phản ánh xu hướng hướng ngoại, thích hành động hơn làhướng vào nội tâm của con người Nam Bộ.Trong dịch thuật, nhiều yếu tố mới mẻ do văn hoá văn minh phương Tây đem đếncũng được thể hiện. Nữ lưu thư quán ở Gò Công đã dịch Gương nữ kiệt để giớithiệu Roland, một nữ anh hùng của nước Pháp. Trong lời giới thiệu, nhà văn PhanThị Bạch Vân, chủ nhân thư quán đã tỏ ra có ý thức khá sâu sắc về nữ quyền.Vấn đề tính dục cũng sớm được văn học dịch Nam Bộ chú ý, đây có thể là doNam Bộ đã phương Tây hoá, đô thị theo kiểu phương Tây sớm hơn, do đó quanniệm về tính dục cũng phóng khoáng hơn so với miền Bắc. Như trường hợp phóngtác Hương Thái Căn cải trang gian dâm mệnh phụ của Lê Hoằng Mưu chẳng hạn.Đây là tác phẩm do Tây Hồ Ngư ẩn Chủ nhân đời Minh viết, từng được đoàn sứthần do Lê Quý Đôn làm Phó sứ, mua, đọc và mang về nước trong trong chuyến đisứ Trung Hoa từ năm 1760 đến cuối năm 1761[10]. Nhưng mãi đến đầu thế kỷ XXLê Hoằng Mưu mới dựa vào tác phẩm này để phóng tác thành tiểu thuyết Ngườibán ngọc. Từ cốt truyện đơn giản của một tác phẩm vỏn vẹn có 23 trang, Lê HoằngMưu đã xây dựng thành một tiểu thuyết phức tạp với sự miêu tả, phân tích tâm lýtinh tế, sâu sắc dày đến gần 200 trang.Văn học dịch ở Nam Bộ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX phản ánh một nghịch lýcủa văn học Nam Bộ thời kỳ này. Sớm tiếp xúc với phương Tây, văn học Nam Bộvừa có những cách tân mới mẻ, táo bạo mang tính tiên phong vừa lại chưa táchkhỏi hẳn những ảnh hưởng sâu đậm của văn học Trung Hoa. Ý thức hướng ngoại,chú trọng chức năng giải trí và quan tâm đến công chúng, đặc biệt là công chúngbình dân là cơ sở để văn học Nam Bộ, đặc biệt là văn xuôi sớm có những bứt phá,cách tân trên con đường hiện đại hoá, sớm có những thành công và nhanh chóngđược đông đảo độc giả ủng hộ. Đây là một bước đi đáng ghi nhận trong bướcđường hiện đại hoá của văn học dân tộc. Từ bước dịch thuật – phóng tác này, cácnhà văn đã rèn luyện tay nghề viết văn, nắm bắt kỹ thuật viết truyện ngắn, tiểuthuyết của nước ngoài, đặc biệt là của phương Tây, để sau này trở thành những nhàvăn tiên phong của nền văn học mới.PHONG CÁCH NGÔN NGỮ VĂN XUÔI NAM BỘNỬA CUỐI THẾ KỈ XIX - NỬA ĐẦU THẾ KỈ XX1. Lịch sử đất nước ta từ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX là giai đoạn có nhiều rốiren, biến động. Một xã hội có sự cai trị của người Pháp và triều Nguyễn; có ảnhhưởng của văn hoá phương Đông và phương Tây; có sự chen nhau để sinh tồn củachữ Hán, chữ Nôm, chữ Pháp và chữ quốc ngữ. Trong hoàn cảnh xã hội đa màu ấythì vai trò của văn hoá, văn học, báo chí… không thể thiếu trong việc phản ánh sựđa dạng của xã hội đó. Trong bước chuyển mình của văn học Việt Nam từ trung đạisang hiện đại, văn học Nam Bộ, tính từ thời điểm Pháp chiếm Nam Bộ làm thuộcđịa [1867] đến trước khi Đảng ra đời [1930] có nhiều đổi mới, đặc biệt ở lĩnh vựcvăn xuôi. Những cây bút tiên phong của thời kì này như Huỳnh Tịnh Của [1833 1907], Trương Vĩnh Ký [1837 - 1898], Trần Thiên Trung [1867 - 1919], NguyễnChánh Sắt [1869 - 1947], Trương Duy Toản [1885 - 1957], Hồ Biểu Chánh [1885 1958], Lê Hoằng Mưu [1897 - 1942]…bước đầu đã xây dựng những câu văn xuôimang tính hiện đại về nội dung và hình thức. Hiện tượng đổi mới này không chỉ làbước phát triển nhảy vọt mà còn là quá trình chuyển tiếp, quá độ từ nền văn học cũsang nền văn học mới. Về phương diện ngôn ngữ, văn xuôi Nam Bộ ngày càngđịnh hình được phong cách riêng và có nhiều đóng góp vào diễn trình phát triểnvăn hoá, văn học nước nhà.2. Khảo sát một số tác phẩm văn xuôi Nam Bộ thời kì này, ta thấy các nhà văn đềuchịu sự chi phối của cách viết phương Tây nên đều có chung một định hướng, mộtphong cách là viết những câu văn xuôi nôm na, mộc mạc bằng chữ quốc ngữ.2.1. Chữ quốc ngữ là tiếng Việt được phiên âm bằng chữ cái Latin, ghi lại tiếng nóihàng ngày, tiếng nói đời sống. So với chữ Hán, chữ quốc ngữ rất dễ viết, dễ đọc,nhờ vậy, công chúng được mở rộng hơn, không còn thu hẹp ở giới nho sĩ như trước.Trong bối cảnh Nam Bộ bị chiếm làm thuộc địa [1867], chữ quốc ngữ có khuynhhướng thay thế chữ Hán và chữ Nôm. Văn xuôi ngày càng chiếm lĩnh văn đàn. Thếhệ cầm bút mới ra đời ngày càng đông, tuy đội ngũ còn non trẻ nhưng đã tiếp thuđược truyền thống sáng tác của cha ông và sáng tác trong môi trường văn hóa Âuhóa nên tác phẩm của họ dần dần đoạn tuyệt với cách viết có tính chất quy phạm,công thức, ước lệ của văn chương cổ điển. Nhờ vậy, các thể loại văn học phát triểnhình thành những thể loại mới, nhất là thể loại văn xuôi. Cùng với nền văn họcmới, câu văn xuôi quốc ngữ được hình thành và để lại dấu ấn rất riêng, rất độc đáocủa văn chương vùng đất mới “Đó là lối văn đơn sơ, mộc mạc, dùng hầu toàn chữNôm, cách đặt câu có vẻ tục tằn, vắn tắt, không xét gì đền cân xứng, đối chác. Nóitóm lại, nó là thứ văn Việt Nam hơn, dân chúng hơn” [03,78]2.2. Dựa vào đặc điểm chung của câu văn xuôi quốc ngữ Nam Bộ, ta thấy các nhàvăn đều mở đầu một cách viết mới bằng lối văn đơn sơ, dễ hiểu, ít điển tích, ít chữnho. Xét ở góc độ cảm quan nghệ thuật, có người không xem đó là văn chươngnhưng vào thời điểm đó, viết được những cầu văn xuôi mang phong cách khẩu ngữ,có thể xem là bước cách tân đáng kể, là đóng góp của người viết đối với nền vănhọc quốc ngữ thời kì phôi thai.Trong bài Tựa truyện Thầy Lazaro Phiền [01/12/1886], Nguyễn Trọng Quản quanniệm “Lấy tiếng thường của mọi người hằng nói”. Khi tái bản “Chuyện đời xưa”[1886], Trương Vĩnh Ký có viết thêm bài có dụng ý “Nay ta in lại sách này lại nữa,vì đã hết đi, cũng vì người ta dùng sách này mà học tiếng thì lấy làm có ích. Vìtrong ấy, cách nói chính là cách nói tiếng An Nam ròng, có nhiều câu nhiều tiếngthường lắm”. Huỳnh Tịnh Của trong bài tựa tập Ca trù thể cách [1907] có đoạn “Tathấy có nhiều bài văn Nôm như: ca trù, văn tế, thơ ngũ ngôn bát cú của các tay vănchương làm ra, ta lấy làm hay, ta muốn in ra cho ai nấy xem chơi, cho biết tiếng mẹđẻ cũng có điệu hay, chẳng đợi đến chữ Nho mới có văn chương”. Trong truyện“Hoàng Tố Anh hàm oan” [1910], Trần Chánh Chiếu viết “Nay tôi ngụ ý soạn mộtbổn nói về việc trong xứ mình dùng tiếng tầm thường cho mọi người hiểu đặng”.Qua các bài Tựa, các nhà văn Nam Bộ đã làm nổi bật lên ý hướng giữ gìn bản sắcvăn hóa dân tộc ở khía cạnh ngôn ngữ trong văn chương.Trong hoàn cảnh Nam Bộ trở thành thuộc địa của Pháp thì ý thức sử dụng tiếngViệt càng rõ hơn nhằm bảo vệ tiếng nói dân tộc và chống lại chính sách đồng hoácủa nhà cầm quyền thuộc địa, có ý định dùng chữ Pháp thay thế chữ quốc ngữ,không coi tiếng Việt là ngôn ngữ văn hoá mà chỉ là công cụ giao tiếp thông thường.Mở đầu cuốn sách giáo khoa bằng chữ quốc ngữ [nhan đề bằng tiếng Pháp],Trương Vĩnh Ký hô hào phổ biến chữ quốc ngữ “Chữ quốc ngữ phải trở thành chữviết của đất nước. Phải như thế vì sự lợi ích và tiến hóa, vậy người ta nên tìm cáchphổ biến thứ chữ này bằng mọi phương tiện” [Sơ học quy chánh].2.3. Việc phổ biến chữ quốc ngữ rộng rãi trong công chúng là sự lựa chọn có ý thứccủa người cầm bút. Và tác phẩm văn xuôi Nam Bộ đã đáp ứng yêu cầu trình độ củatác giả. Nhất là tình hình chung ở miền đất mới lúc bấy giờ, nhân dân Nam Bộ,phần lớn là những người nghèo, ít chữ nghĩa. Trong quá trình khẩn hoang, lậpnghiệp, người dân phải đấu tranh chống ngoại xâm và thiên nhiên khắc nghiệt đểsinh tồn nên việc học hành không được tới nơi, tới chốn. Đó là chưa kể tình hình thicử lúc bấy giờ chưa được tổ chức chu đáo. Đến năm 1913, ở Gia Định mới tổ chứcthi Hương. Nhưng thi Hội phải đợi đến năm 1822 mới tổ chức. Và kì đại khoa này,ở Nam Bộ không có ai đỗ đạt. Mãi đến năm 1826, mới có vị tiến sĩ đầu tiên là PhanThanh Giản được giải khuyến khích. Điều này không có nghĩa là nhân dân Nam Bộkém cỏi về chữ nghĩa, mà họ chưa quen với học hành thi cử theo lối văn chương cửnghiệp như ở miền Bắc. Từ thực tế khách quan do hoàn cảnh đặc thù quy định nênviệc viết những câu văn xuôi quốc ngữ nôm na, mộc mạc là rất phù hợp với yêucầu của người dân.3. Trong quá trình giao lưu, hội nhập với các nền văn hoá khác thì sự vay mượn từvựng, ngữ pháp, nhất là ảnh hưởng của nền văn hóa Đông, Tây là không tránh khỏi.Nhưng trên cơ sở tiếp nhận và sáng tạo, văn xuôi Nam Bộ giữa cuối thế kỉ XIX nửađầu thế kỉ XX ngày càng hoàn thiện, đạt đến trình độ thống nhất, chuẩn hóa cao vềnhiều mặt và đậm đà tiếng nói Việt Nam mang cái vẻ riêng của tiếng nói miềnNam. Màu sắc, phong vị của văn xuôi Nam Bộ giai đoạn này là tổng hòa của nhiềuyếu tố khác nhau của ngôn ngữ, đáng chú ý ở các mặt từ vựng, ngữ âm, cú pháp…3.1. Về từ vựng, có nhiều từ ngữ nôm na, mộc mạc được sử dụng trong văn xuôi.Vốn từ ngữ này đều nằm trong hệ thống tiếng Việt toàn dân từ cách xưng hô, dùngbiệt ngữ, phương ngữ, thành ngữ, từ láy…Đây là những từ ngữ quen thuộc củangười dân Nam Bộ. Trong đó, có những từ ngữ mang tính địa phương đậm nét từviệc miêu tả cảnh vật đến con người ở đây. Có thể nói, văn xuôi Nam Bộ đậm đàmàu sắc, phong vị của phương ngữ.3.1.1. So với phương ngữ Bắc Bộ và tiếng Việt chuẩn, có thể ghi nhận một sốtrường hợp sau đây trong một số tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Trọng Quản, HồBiểu Chánh, Lê Hoằng Mưu, Nguyễn Bửu Mọc, Trần Quang Nghiệp, NguyễnChánh Sắt… Các tác giả này đã sử dụng nhiều ngữ có sự đối lập, khác biệt với cácphương ngữ khác như: biểu/bảo; tuốt/luôn; trộng/khá lớn; xá/vái chào;dòm,ngó/xem; bưng/mang; thiệt/thật; đương/đang; ngộ/đẹp; mắc/bận; mần/làm;cẳng/chân; lóng/lắng; lụy/lệ; riết/nhanh; dè/ngờ; méc/mách; hối/giục; đen trạy/đenthui…Ngoài ra, những biệt ngữ mà người Nam Bộ dùng riêng, phạm vi sử dụng có giớihạn, cũng xuất hiện nhiều lần trong tác phẩm như: trơ mắt, vảo tai, tức mình, hỏiphăng, ló mặt, chồm hổm, ốm o, cà nhót, âm hao, dơ cảy, át chất…Những từ xưng hô qua, va, bậu, ảnh, chỉ, ổng, tao, mày, mình…là cách xưng hôquen thuộc với nhân dân. Và cách gọi tên theo thứ bậc trong quan hệ gia đình như:hai, Ba, Bốn…được dùng phổ biến trong văn xuôi. Cách xưng hô như thế cũngphản ánh được nét mộc mạc, chân chất và tư duy phóng khoáng của người dânNam Bộ, không nặng về thể chế, quy tắc trong cung cách giao tiếp, ứng xử như ởvùng khác.3.1.2. Bên cạnh đó, văn xuôi Nam Bộ còn xuất hiện những từ ngữ là từ láy có tưcách ngữ pháp là động từ hay phó từ, thường quen dùng ở miền Nam như: Bươnbả, trèo trẹo, tùm lum, chộn rộn, chỏng cẳng, chèo queo, lơn tơn, trân trân, xơnxơn, lật đật, lính quýnh, chưng hửng, lẻo lự, ỉ ôi, tưng tiu, bệu bạo, bùm xùm, rầnrần…có những từ láy rất quen thuộc với từ ngữ toàn dân nhưng cũng có những từláy giới hạn phạm vi sử dụng. Trong một số trường hợp phải đặt vào văn cảnh mớigiải thích được ý nghĩa của từ. Ví dụ như: Câu mâu, chừ bự, đỉ đảnh, nủng niểng, oiỉ, xéo véo, trây trưa, ê hề, ngỏn ngoẻn, cùng quằn, kinh dinh… Những từ này thểhiện tính chất đặc phương ngữ, bởi vì chúng không có những đơn vị tương ứng vềâm hay nghĩa ở các phương ngữ khác.3.1.3. Các nhà văn còn đưa vào tác phẩm nhiều thành ngữ, nhiều cách nói mộc mạcrất riêng của người Nam Bộ như: Đi qua đi lại, đi tới đi lui, mầng mầng sợ sợ, mộtnghi mười ngờ, lời ngon tiếng ngọt, lơ lơ láo láo, ác nhân thất đức, cạ vế kề vai,ngó quanh ngó quất, làm tròng làm trèo, than dài thở vắn, nằm vật nằm dựa, nhạnngẩn ngơ sa, làm hùm làm hổ, lơ ngơ láo ngáo, bồ luốt bồ lem, nói xeo nói xóc, xănvăn xéo véo…Những từ ngữ mộc mạc, giản dị này phù hợp với đời sống và tínhcách của nhân dân Nam Bộ.Những từ ngữ này đi vào văn chương Nam Bộ tạo một phong cách riêng không lẫnvới bất kì văn chương ở vùng nào.3.2. Về ngữ âm, khảo sát những từ có dạng biến thể ngữ âm giữa các từ ngữ như:ngãi/nghĩa; đàng/đường; chơn,chưn/chân; mầng/màng; nhơn/nhân; huê/hoa; ahườn/a hoàn; huề thượng/ hòa thượng; chúm chiếm/ chúm chím; đầm thấm/ đằmthắm; băn khoăng/băn khoăn; ray rức/ray rứt; mũi mĩm/ mủm mỉm…Đây là nhữngtừ có sự biến đổi trong các thành phần của âm tiết từ phụ âm đầu đến phần vần vàthanh điệu đưa đến sự khác biệt trong cách viết và cách phát âm. Do quan niệm“Nói sao viết vậy” nên trong văn bản vẫn tồn tại nhiều cách viết có sự lẫn lộn vềchính tả mà nếu giải thích sẽ có những lí do khác nhau cho từng trường hợp. Vàmột số cách phát âm theo tiếng địa phương vẫn còn đến ngày nay. Ví dụ:“Lê Hảo Học mầng rỡ hết sức, hồi trầu, nước, rồi lấy trẻ trong nhà lo dọn dẹp cơm,đập vịt gà uống rượu mầng bạn đi xa lâu năm mới về”[Kiếp phong trần - Trương Vĩnh Ký]“Bỗng chốc sau nhàn đình có tiếng người nói văng vẳng. Vì nhàn đình sau vườnhuê xa nhà nên không nói rõ việc chi”[Hoàng Tố Anh hàm oan - Trần Thiên Trung].Hiện tượng lẫn lộn trong cách phát âm và chữ viết trong văn xuôi Nam Bộ, mộtmặt, thể hiện tình hình chưa ổn định về cách phát âm, mặt khác, thể hiện tâm líthích giản đơn, thoải mái của nhân dân trong quan hệ giao tiếp. Và cách phát âmnày đã phản ánh được thói quen của nhân dân và dấu ấn một thời của văn chươngvùng đất mới.3.3. Về cú pháp, câu văn xuôi thoát khỏi biền ngẫu, réo rắt. Nội dung không vaymượn của ai mà lấy từ cuộc sống thực hiện tại. Nhà văn đã viết được những câuvăn xuôi quốc ngữ sáng rõ, mạch lạc và xây dựng lối kết thúc phi truyền thống,không theo cấu trúc “tam đoạn có hậu” như các truyện Nôm truyền thống. Vào cuốithế kỉ XIX, ở Nam Bộ, nền giáo dục còn non yếu, chưa hội đủ những điều kiện đểvăn chương phát triển thì truyện ngắn Thầy Lazaro Phiền của Nguyễn Trọng Quản,in ở Sài Gòn năm 1887 đã vượt ra ngoài truyền thống và đem đến một phong vịmới lạ, nổi lên như một hiện tượng đột phá bởi tính hiện đại của nó. Trong chừngmực nhất định, ta thấy câu văn xuôi của Nguyễn Trọng Quản có phần trau chuốttheo hướng phong cách ngôn ngữ văn chương vì “Truyện Thầy Lazaro Phiền đãđược viết theo nghệ thuật mới” [09,55]4. Từ dạng phong cách khẩu ngữ, văn xuôi Nam Bộ ngày càng có những cách tânđáng kể, nâng lên theo phong cách ngôn ngữ văn chương, tiến đến thống nhất vớicâu văn xuôi Việt Nam trong xu thế phát triển của văn học nước nhà. Trong bốicảnh chính trị, lịch sử, văn hoá không ngừng thay đổi và phát triển ở một giai đoạngiao thời của lịch sử, văn học quốc ngữ Nam Bộ giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX nửađầu thế kỉ XX - một bộ phận cấu thành của văn học dân tộc - đã để lại dấu ấn rấtriêng, rất đặc biệt về sự phong phú của văn chương vùng đất mới.

Video liên quan

Chủ Đề