Khám nhức đầu ở đâu tphcm

TS.BS Lê Văn Tuấn là một người thầy nhiệt huyết, tận tâm và có nhiều đóng góp cho sự phát triển lĩnh vực Nội Thần Kinh tại Việt Nam. Là một chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực Nội thần kinh với hơn 20 năm kinh nghiệm khám chữa bệnh. Bác sĩ từng công tác và giữ nhiều chức vụ quan trọng tại 2 bệnh viện lớn, uy tín của cả nước là Bệnh viện Chợ Rẫy và Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM.

Là một bác sĩ giỏi, tay nghề cao, kiến thức chuyên môn vững vàng, BS.Tuấn là một trong số ít bác sĩ ở Việt Nam được lựa chọn để sang Pháp tu nghiệp, làm FFI và chứng chỉ AFS. Tại nước ngoài, BS có cơ hội cập nhật các phương pháp điều trị bệnh thần kinh tiên tiến của thế giới, giúp bệnh nhân “thoát” bệnh sớm, hiệu quả cao, ít biến chứng.

Với TS.BS Lê Văn Tuấn, “tận tâm, tận tình, tận tụy” là 3 từ mà bác sĩ hướng đến mỗi bệnh nhân, để bất kỳ ai đến khám đều có cảm giác an tâm, hài lòng và thoải mái nhất. Bởi tâm trạng tích cực chính là “liều thuốc đầu tiên” giúp điều trị các bệnh lý thần kinh đạt hiệu quả – BS Tuấn chia sẻ.

Bên cạnh việc khám chữa bệnh, TS.BS Lê Văn Tuấn còn là giảng viên Bộ môn Thần kinh tại Đại học Y Dược TP.HCM, chia sẻ kinh nghiệm chuyên môn và “truyền lửa” cho thế hệ trẻ, những bác sĩ tương lai. Bác sĩ đã trực tiếp tham gia biên soạn nhiều sách chuyên ngành như Bệnh học Thần Kinh, Sổ tay lâm sàng Thần kinh, Sổ tay lâm sàng Thần kinh sau Đại học…

Đặc biệt, với tinh thần ham học hỏi, Bác sĩ Tuấn còn dành nhiều thời gian để thực hiện các công trình nghiên cứu, ứng dụng các phương pháp mới trong điều trị các bệnh lý thần kinh như: Liệu pháp rtPA trên bệnh nhân thiếu máu não cấp, siêu âm xuyên sọ trong chẩn đoán hẹp động mạch nội sọ, đa trị liệu ở bệnh nhân động kinh, các cách điều trị hiệu quả bệnh đau đầu, mất ngủ, chóng mặt, hạn chế di chứng sau đột quỵ… Hơn 30 bài báo nghiên cứu của TS.BS Lê Văn Tuấn đã được công nhận và được đăng tải trên nhiều tạp chí y học trong nước và quốc tế.

THÀNH VIÊN TỔ CHỨC:

  • Phó Chủ tịch Liên Chi Hội Thần Kinh Học TP.HCM
  • Tổng Thư ký Hội Thần Kinh Việt Nam. Tổng Thư ký Hội Đột Quỵ Việt Nam

LĨNH VỰC CHUYÊN MÔN:

  • Khám, tư vấn và điều trị các bệnh lý đau đầu: Chứng đau nửa đầu, đau đầu căn nguyên mạch máu, đau đầu mãn tính…
  • Khám, tư vấn và điều trị các bệnh lý rối loạn về giấc ngủ: mất ngủ cấp tính hoặc mãn tính;
  • Khám, chẩn đoán và điều trị bệnh tai biến mạch máu não [đột quỵ]
  • Khám, tư vấn và điều trị các bệnh lý về sa sút trí tuệ: Suy giảm nhận thức nhẹ, suy giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ nguyên nhân mạch máu [sa sút trí tuệ sau đột quỵ], Alzheimer;
  • Khám, chẩn đoán và điều trị Bệnh rối loạn vận động như bệnh Parkinson;
  • Khám và theo dõi điều trị bệnh lý động kinh ở người lớn và trẻ em
  • Khám và điều trị bệnh rối loạn tiền đình;
  • Khám và điều trị các bệnh mạch máu não
  • Khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý nhiễm trùng thần kinh: Viêm não màng não, Viêm tủy…
  • Khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý thần kinh ngoại biên: Viêm đa dây thần kinh, Viêm đa rễ dây thần kinh [Hội chứng Guillain-Barre], các bệnh rễ và đám rối dây thần kinh, Thần kinh liên sườn, Liệt các dây thần kinh sọ…
  • Khám, chẩn đoán và điều trị bệnh lý thần kinh do Rối loạn chuyển hóa;
  • Khám, chẩn đoán và điều trị bệnh lý nhiễm độc thần kinh như: Bệnh Wilson
  • ...

THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Địa chỉ: 2B Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí MinhĐiện thoại: 028 7102 6789Email:

Website: //tamanhhospital.vn/

Facebook: //www.facebook.com/benhvientamanh

Tiến sĩ, Bác sĩ Lê Văn Tuấn

Tiến sĩ, Bác sĩ Lê Văn Tuấn

Đau đầu là triệu chứng bệnh rất thường gặp trong đời sống hàng ngày, biểu hiện bằng những cơn đau nhức ở phần đầu. Vậy làm sao để biết loại đau đầu nào nguy hiểm, loại đau đầu nào lành tính,

Mời bạn đọc theo dõi bài tư vấn sau của TS.BS Đinh Vinh Quang - Trưởng khoa Nội thần kinh, Bệnh viện Nhân dân 115 tư vấn:

Não chúng ta không có tế bào thần kinh cảm giác, vậy thì tại sao chúng ta lại bị đau đầu [nhức đầu], thưa BS?

Não được bao bọc bởi màng não, phía ngoài là vị trí của xương sọ, da đầu và các cơ. Mặc dù trong tế bào não không có bộ phận cảm nhận cảm giác đau nhưng trong não chúng ta còn chứa các thành phần như mạch máu não, động mạch, đặc biệt là các xoang tĩnh mạch. Những thành phần này nhạy cảm với những thay đổi về áp lực hay sự căng nên gây ra cho chúng ta cảm giác đau. Vì vậy, khi có vấn đề gì trên não thì bệnh nhân cảm thấy rất đau đầu. 

Rất ít người phân biệt được tình trạng đau đầu của mình nguy hiểm hay là không. Nhờ BS chỉ ra kiểu đau đầu nào không nguy hiểm, và kiểu đau đầu nào bệnh nhân phải đến bệnh viện ngay?

Hầu như trong cuộc đời, ai cũng gặp phải những lúc đau đầu. Nhưng có những cơn đau đầu rất bình thường, chúng sẽ tự khỏi. Nhưng có một số cơn đau đầu rất nguy hiểm, bệnh nhân cần đến bệnh viện để thăm khám và điều trị ngay nếu như đau đầu có một trong những triệu chứng sau đây:- Những cơn đau đầu xảy ra rất đột ngột như bệnh nhân gắng sức làm việc, xảy ra cơn đau đầu dữ dội, xuất phát có thể do tai biến mạch máu não, do xuất huyết não, xuất huyết màng não,...- Đau đầu có các triệu chứng của thần kinh như méo miệng, liệt tay chân,...- Đau đầu có kèm theo các triệu chứng như huyết áp tăng, nhịp tim chậm hơn,...

Ngoài ra, đặc trưng của đau đầu với mức độ tăng dần, trước đây chúng ta đã từng bị đau đầu nhưng lần này cơn đau đầu của chúng ta tăng cường độ ngày càng đau nhiều hơn thì chúng ta hãy nên đi khám ngay. Đặc biệt, đối với những bệnh nhân trên 50 tuổi, để có thể phát hiện ra những trường hợp đau đầu do viêm động mạch.


TS.BS Đinh Vinh Quang - Trưởng khoa Nội thần kinh, Bệnh viện Nhân dân 115

Những kiểu đau đầu nguy hiểm thường do nguyên nhân gì và cảnh báo bệnh gì, thưa BS?Trong triệu chứng đau đầu, biểu hiện của rất nhiều bệnh được chia làm 2 loại: đau đầu nguyên phát và đau đầu thứ phát. Đau đầu thứ phát được gây ra từ những bệnh lý khác như bệnh nhân có khối u não, tai biến mạch máu não, vấn đề về viêm não,... lúc này đau đầu này được gọi là đau đầu thứ phát và những triệu chứng như vừa rồi chúng ta nên đi khám và điều trị ngay.

Đau đầu do căng thẳng thần kinh, do stress có biểu hiện như thế nào, kéo dài bao lâu thưa BS? Làm sao để giảm bớt cơn đau đầu này?

Đau đầu phân loại như tôi vừa trình bày, đau đầu nguyên phát là do đau đầu căng thẳng, đau đầu cụm. Đau đầu căng thẳng đến hiện nay ngành y học vẫn chưa biết được cơ chế gây ra loại đau đầu này do nguyên nhân gì nhưng có một số biểu hiện: thường bệnh nhân đau đầu cả 2 bên, đau với tính chất mức độ vừa phải, không theo nhịp đập, không nôn ói, buồn nôn, không sợ ánh sáng hay tiếng động nhưng những cơn đau đầu này thường xảy ra khi bệnh nhân đang làm việc căng thẳng gặp những stress trong cuộc sống.Thời gian của những cơn đau đầu do căng thẳng có thể kéo dài từ vài phút đến vài giờ. Khi thăm khám BS phải xác định vị trí bệnh nhân cảm thấy đau, thời gian đau, tính chất trong cơn đau có tính chất căng thẳng hay đập theo nhịp máu hoặc có kèm theo nôn ói hay không thì bác sĩ sẽ phân loại và chẩn đoán bệnh nhân theo kiểu đau đầu nào, từ đó chúng ta sẽ có hướng điều trị cho bệnh nhân một cách thích hợp.

Nhờ BS mô tả cơn đau đầu migraine? Những yếu tố thuận lợi nào dẫn đến cơn đau đầu này là gì? Và cách chữa trị như thế nào, thưa BS?

Khác với do đau đầu căng thẳng, stress [thường bệnh nhân sẽ bị đau 2 bên], đau đầu phân loại migraine thường bệnh nhân sẽ đau một bên của đầu, đôi khi cũng sẽ có bệnh nhân đau 2 bên đầu nhưng đặc trưng của loại bệnh này thường là khởi phát một bên, có thể sau đó bệnh nhân sẽ cảm thấy đau đầu 2 bên và khi đau, cơn đau sẽ kéo dài từ 4 giờ đến 72 giờ.Khi đau, cường độ đau vừa phải cho đến nhiều và có kèm theo những triệu chứng buồn nôn, ói, sợ ánh sáng, sợ tiếng động thì đây chính là những triệu chứng của cơn đau đầu migraine.Một số những trường hợp đau đầu migraine trước khi xảy ra cơn đau đầu, có những triệu chứng đau đầu migraine có tiền triệu bao gồm các triệu chứng về mắt, bệnh nhân có thể thấy ám điểm về ánh sáng [ví dụ như bệnh nhân có thể thấy ánh sáng chạy trước mắt mình như hình chữ Z, có thể bệnh nhân đột ngột không thấy một vùng nào đó ở phía thị trường mình đang nhìn, đôi khi bệnh nhân sẽ có những triệu chứng khác như mờ mắt, yếu liệt tay chân, nói khó, giọng nói thay đổi]…Những triệu chứng này sẽ xảy ra trước cơn đau trong khoảng 30 phút và khi các triệu chứng, tiền triệu chấm dứt, cơn đau đầu sẽ phát lên và cơn đau này được gọi là đau đầu migraine có tiền triệu.Đau đầu migraine có 3 cơ chế: Cơ chế thứ nhất do sự co giãn của mạch máu trong não, vì một lý do nào đó mạch máu trong não co giãn sẽ gây ra đau đầu. Thứ hai, có thể do sự bất thường tiết các chất dẫn truyền thần kinh thì bệnh nhân sẽ cảm thấy cơn đau nhưng đến hiện nay nguyên nhân chính xác để gây ra cơn đau đầu migraine người ta vẫn chưa thể nào xác định được. Thứ ba, một số những yếu tố thúc đẩy lên cơn đau như làm việc căng thẳng, sử dụng thuốc tránh thai có chứa estrogen, trong thức ăn cũng có chứa một số chất như chocolate, phô mai, bột ngọt, rượu bia,... một số những chất này khi tiếp xúc có thể gây ra cơn đau.

Về việc chữa trị cơn đau đầu migraine thì chúng ta phải dùng thuốc và tâm lý trị liệu. Về dùng thuốc có các nhóm thuốc để điều trị đau đầu từ những thuốc thông thường như Paracetamol được chia thành những nhóm thuốc Non-Steroid cho đến những loại thuốc khác như thuốc chống trầm cảm, thuốc chống động kinh. Khi dùng thuốc như vậy kết hợp với tâm lý trị liệu, thay đổi lối sống, ăn uống điều độ, nghỉ ngơi điều độ tránh căng thẳng thì lúc này khả năng khởi phát lại cơn đau sẽ giảm đi.

Còn “đau đầu chùm” hay “đau đầu cụm” là cơn đau như thế nào, làm sao để giảm đau ạ?Trong đau đầu nguyên phát có một loại đau đầu đó là “đau đầu cụm” hay còn được gọi là đau đầu Cluster, đặc trưng của bệnh này bệnh nhân sẽ cảm thấy đau ở vùng hốc mắt hoặc phía bên thái dương của mắt bị đau.Cơn đau này có thể lan rộng ra phía sau của gáy, đầu, tai, thời gian kéo dài của cơn đau từ vài phút cho đến vài giờ. Bệnh nhân sẽ đau rất dữ dội thường không kèm theo những triệu chứng khác nôn, ói , yếu liệt tay chân nhưng sẽ kèm theo các triệu chứng như xung huyết các kết mạc mắt, mắt bên đau sẽ bị đỏ lên, mũi bệnh nhân sẽ bị nghẹt, chảy nước mũi nhiều, có các triệu chứng của đồng tử thì đây là những đặc trưng của đau đầu Cluster.

Đau đầu do viêm xoang có đặc trưng nào dễ nhận biết không ạ?

Viêm xoang là một bệnh lý của tai, mũi, họng. Trên cơ thể chúng ta có các vùng xoang như xoang trán, xoang hàm,... Khi vùng xoang nào bị viêm thì vị trí đau sẽ khởi phát ở vị trí đó và đau với tính chất đau âm ỉ ngoài ra sẽ còn đi kèm với những triệu chứng khác như các triệu chứng tai, mũi, họng: nghẹt mũi, sổ mũi,...

Còn kiểu đau từ đỉnh đầu lan ra sau gáy là bệnh gì, thưa BS?

Việc đau đầu từ đỉnh đầu lan ra sau gáy, chúng ta biết rằng thần kinh cảm giác của chúng ta có ở vùng da đầu khi chúng ta đau như vậy có thể là đau ở thần kinh. Từ phần da đầu ở đỉnh đầu xuống gáy do thần kinh chi phối cảm giác đau có thể do đau thần kinh chẩm, ngoài ra các bệnh lý của đau cột sống cổ cũng sẽ gây ra đau đầu ở vùng sau gáy này.

Nhờ BS giải thích vì sao chúng ta ăn kem và uống nước đá cũng gây ra đau đầu?

Các cơ quan trong cơ thể sẽ bao gồm các cơ quan thần kinh và các bộ phận cảm nhận để dẫn truyền về thần kinh trung ương trên não thì trên các vùng răng, hàm, mặt của chúng ta sẽ có những thần kinh cảm giác.Khi ăn lạnh thực sự không phải đau mà đây là một kích thích quá mức về nhiệt độ đối với vùng răng, từ đó dẫn đến đường dẫn truyền thần kinh về não chúng ta có cảm giác như là đau nhưng thực sự không phải là đau ở đầu mà đây là vùng cảm nhận lạnh ở răng mà chúng ta đang ăn kem hay là uống nước đá.

Khi đau đầu thì mọi người thường uống thuốc giảm đau. Nhờ BS chỉ ra một số thuốc thông dụng, không cần kê toa và liều lượng thế nào là an toàn?

Thực sự tất cả các loại thuốc ngay cả thực phẩm chức năng cũng không hẳn là không có mặt trái của nó cho nên người ta gọi thuốc là một con dao hai lưỡi. Ví dụ như thuốc có tác dụng chữa bệnh nhưng đồng thời có thể gây ra các tác dụng phụ.Trong những đau đầu lành tính, chúng ta có thể những loại thuốc tương đối và có ít tác dụng phụ nhất chính là Paracetamol có thể mua dễ dàng tại hiệu thuốc, một trong những nhóm an toàn và lành tính, ít tác dụng phụ trên cơ thể nhất.

Nếu như cơn đau thuyên giảm, chúng ta có thể tạm thời yên tâm nhưng nếu sau khi dùng Paracetamol mà chúng ta vẫn bị đau đầu kèm theo thêm những triệu chứng khác thì lúc này chúng ta nên đi khám để bác sĩ có những chẩn đoán và điều trị một cách chính xác nhất.

Chân thành cảm ơn TS.BS Đinh Vinh Quang đã chia sẻ những thông tin hữu ích về triệu chứng bệnh đau đầu. Xin hẹn gặp lại bác sĩ vào chương trình tiếp theo.


Chương trình được phối hợp thực hiện bởi 
Bệnh viện Nhân dân 115 và Cổng thông tin Tư vấn Sức khỏe AloBacsi.com.

Video liên quan

Chủ Đề