Khi đi từ chân núi lên đỉnh núi thực vật thay đổi như thế nào

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Tập Bản Đồ Địa Lí Lớp 7
  • Giải Sách Bài Tập Địa Lí Lớp 7
  • Giải Vở Bài Tập Địa Lí Lớp 7
  • Sách Giáo Khoa Địa Lí Lớp 7
  • Giải Địa Lí Lớp 7 [Ngắn Gọn]
  • Sách Giáo Viên Địa Lí Lớp 7
  • Sách Bài Tập Địa Lí Lớp 7

Giải Bài Tập Địa Lí 7 – Bài 23: Môi trường vùng núi giúp HS giải bài tập, các em sẽ có được những kiến thức phổ thông cơ bản, cần thiết về các môi trường địa lí, về hoạt động của con người trên Trái Đất và ở các châu lục:

[trang 75 sgk Địa Lí 7]: – Quan sát hình 23.2, nhận xét về sự phân tầng thực vật ở hai sườn núi của dãy núi An-pơ. Cho biết nguyên nhân.

Trả lời:

– Nhận xét về sự phân tầng thực vật ở hai sườn núi của dãy núi An-pơ:

+ Trong vùng núi An-pơ, từ chân lên đến đỉnh có 4 vành đai thực vật: rừng lá rộng lên cao đến 900m, rừng lá kim từ 900 – 2.200m, đồng cỏ từ 2.200 – 3.000m, trên 3.000m là tuyết

+ Các vành đai ở sườn đón nắng nằm cao hơn ở sườn khuất nắng.

– Nguyên nhân:

+ có các vành đai thực vật từ chân lên đỉnh núi là do càng lên cao nhiệt độ càng giảm [trong tầng đối lưu, trung bình cứ lên cao 100m, nhiệt độ giảm 0,60C].

+ ở sườn đón nắng , các vành đai thực vật nằm cao hơn ở sườn khuất nắng, vì khí hậu ấm áp hơn.

Câu 1: Trình bày sự thay đổi của thảm thực vật theo độ cao, theo hướng sườn ở vùng núi An-pơ?

Lời giải:

– Sự thay đổi của thảm thực vật theo độ cao: các vành đai thực vật thay đổi giống như khi ta đi từ xích đạo về cực: rừng rậm nhiệt đới, rừng lá rộng, rừng hỗn giao, rừng lá kim, đồng cỏ núi cao, tuyết vĩnh cửu.

– Độ cao của vành đai thực vật khác nhau giữa hai sườn một ngọn núi: tùy thuộc vào sườn đón nắng hay sườn khuất nắng, tùy thuộc vào sườn đón gió hay sườn khuất gió.

+ Ở những sườn đón nắng, các vành đai thực vật cao hơn ở sườn khuất nắng.

+ Ở những sườn đón gió, thực vật đa dạng, phong phú hơn ở bên sườn khuất gió.

Câu 2: Quan sát hình 23.3, nhận xét về sự thay đổi của các vành đai thực vật ở vùng núi đới nóng và vùng núi đới ôn hòa. Giải thích

Lời giải:

– Nhận xét:

+ ở đới nóng: có 6 vành đai thực vật: rừng rậm nhiệt đới, rừng cận nhiệt trên núi, rừng hỗn giao ôn đới trên núi, rừng lá kim ôn đới núi cao, đồng cỏ núi cao, tuyết vĩnh cửu

+ ở đới lạnh có 5 vành đai thực vật: rừng lá rộng ôn đới, rừng hỗn giao ôn đới, rừng lá kim, đồng cỏ núi cao, tuyết vĩnh cửu

– Giải thích: Tuy cùng độ cao, nhưng vùng núi ở đới nóng có nhiều vành đai thực vật hơn ở vùng núi đới lạnh, vì đới nóng có thêm vành đai rừng rậm nhiệt đới mà đới ôn hòa không có.

Ở vùng núi, khí hậu và thực vật thay đổi theo độ cao. Càng lên cao không khí càng loãng dần, cứ lên cao l00 m nhiệt độ không khí lại giảm 0,6°C. Từ trên độ cao khoảng 3000m ở đới ôn hoà và khoảng 5500 m ở đới nóng là nơi có băng tuyết phủ vĩnh viễn.
Sự thay đổi nhiệt độ, độ ẩm không khí từ chân núi lên đỉnh núi đã tạo nên sự phân tầng thực vật theo độ cao, gần giống như khi chúng ta đi từ vùng vĩ độ thấp lên vùng vĩ độ cao.

Khí hậu và thực vật còn thay đổi theo hướng của sườn núi. Những sườn núi lớn gió ẩm thường có mưa nhiều, cây cối tốt tươi hơn so với sườn khuất gió hoặc đón gió lạnh. Ở đới ôn hoà, trên những sườn núi đón ánh nắng, cây cối phát triển lên đến những độ cao lớn hơn phía sườn khuất nắng.
Trên các sườn núi có độ dốc lớn dễ xảy ra lũ quét, lở đất... khi mưa to kéo dài, đe doạ cuộc sống của người dân sống ờ các thung lũng phía dưới. Độ dốc lớn còn gây trở ngại cho việc đi lại và khai thác tài nguyên ở vùng núi

Các dân tộc it người ở châu Á thường sống ở

Phân bố chủ yếu ở vùng núi cao trên 3000m là các dân tộc ít người thuộc

Phân bố chủ yếu ở vùng núi cao trên 3000m là các dân tộc ít người thuộc

Nguyên nhân của sự thay đổi khí hậu đổi theo độ cao ở vùng núi là do

Khí hậu và thực vật ở vùng núi thay đổi theo:

Những khó khăn ở môi trường vùng núi không phải là

Thứ tự các thảm thực vật thay đổi từ chân núi đến đỉnh núi là

Đề bài

Trình bày sự thay đổi của thảm thực vật theo độ cao, theo hướng sườn ở vùng núi An-pơ.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Quan sát hình 23.2

Hình 23.2. Sơ đồ phân tầng thực vật theo độ cao ở dãy núi An-pơ thuộc châu Âu

Lời giải chi tiết

Sự thay đổi của thảm thực vật theo độ cao, theo hướng sườn ở vùng núi An-pơ:

- Thay đổi theo độ cao: càng lên cao không khí càng loãng, cứ lên cao 100 m nhiệt độ không khí giảm 0,6°C, ở độ cao trên 3000 m của đỉnh núi An-pơ có băng tuyết phủ vĩnh viễn.

=> Sự thay đổi nhiệt độ, độ ẩm không khí từ chân núi lên đỉnh núi đã tạo nên sự phân tầng thực vật theo độ cao: rừng lá rộng -> rừng lá kim -> đồng cỏ -> tuyết.

- Khí hậu và thực vật thay đổi theo hướng của sườn núi: Sườn núi đón gió ẩm và đón ánh nắng mặt trời có mưa nhiều, cây cối tốt tươi hơn và phát triển lên đến những độ cao lớn hơn phía sườn khuất nắng, khuất gió.

Loigiaihay.com

Sự thay đổi nhiệt độ, độ ẩm không khí từ chân núi lên đỉnh núi đã tạo nên sự phân tầng thực vật theo độ cao, gần giống như khi chúng ta đi từ vùng vĩ độ thấp lên vùng vĩ độ cao.

Khí hậu và thực vật còn thay đổi theo hướng của sườn núi. Những sườn núi lớn gió ẩm thường có mưa nhiều, cây cối tốt tươi hơn so với sườn khuất gió hoặc đón gió lạnh. Ở đới ôn hoà, trên những sườn núi đón ánh nắng, cây cối phát triển lên đến những độ cao lớn hơn phía sườn khuất nắng.
Trên các sườn núi có độ dốc lớn dễ xảy ra lũ quét, lở đất... khi mưa to kéo dài, đe doạ cuộc sống của người dân sống ờ các thung lũng phía dưới. Độ dốc lớn còn gây trở ngại cho việc đi lại và khai thác tài nguyên ở vùng núi.

@the flash

Video liên quan

Chủ Đề