Khi nào lượng đường trong cơ thể tăng?

Thông thường, lượng đường trong máu tăng cao thường xuất hiện ở những bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 hoặc tuýp 2, vì thế họ phải thường xuyên theo dõi để có biện pháp kiểm soát.

Thế nhưng lượng đường trong máu tăng cao cũng chịu ảnh hưởng bởi các hoạt động hằng ngày. Vì thế việc tăng hay giảm đường máu là điều bình thường ngay cả những người không được chẩn đoán mắc bệnh. Tuy nhiên khi mức đường quá cao thì lại là vấn đề đáng lo ngại.

Hiểu về lượng đường trong máu cao ở bệnh nhân không tiểu đường

Khi nào lượng đường trong cơ thể tăng?

Lượng đường trong máu cao hay còn gọi là tăng đường huyết là khi có quá nhiều glucose trong máu. Ở bệnh nhân không tiểu đường, tình trạng này xảy ra do các yếu tố như căng thẳng hoặc các tình trạng mãn tính khác. Vì thế điều quan trọng nhất với những người không chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường là phải biết cách kiểm soát được lượng đường trong máu.

Lượng đường trong máu cao liên tục có thể khiến cơ thể gặp phải một số vấn đề như tăng nguy cơ nhiễm trùng và có thể ảnh hưởng lâu dài đến các cơ quan khác như mắt và thận. Theo thời gian, nó cũng có thể làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ. Nếu mức đường huyết sau ăn một đến hai giờ từ 100–125 mg/dL hoặc lớn hơn 180mg/dL, thì tình trạng đó được gọi là tăng đường huyết.

Nguyên nhân khiến lượng đường trong máu cao ở bệnh nhân không tiểu đường

Khi nào lượng đường trong cơ thể tăng?

Một số yếu tố có thể dẫn đến lượng đường trong máu cao ở những bệnh nhân không bị tiểu đường:

Hội chứng buồng trứng đa nang: Tình trạng này dẫn đến sự mất cân bằng nội tiết tố ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Nó có thể dẫn đến việc cơ thể sản xuất nhiều testosterone, insulin và cytokine. Thậm chí, chúng còn kháng insulin và không thể sử dụng toàn bộ lượng glucose trong máu để sản xuất năng lượng.

Căng thẳng: Căng thẳng không được kiểm soát có thể dẫn đến mức tăng đột biến của các hormone như cortisol và adrenaline khiến lượng đường trong máu tăng cao. Đây là một phản ứng hoàn toàn tự nhiên đối của cơ thể khi rơi vào tình huống cấp bách chưa có cách giải quyết.

Nhiễm trùng: Bất kỳ loại nhiễm trùng nào cũng làm tăng mức độ hormone căng thẳng cortisol. Hormone này ngăn chặn khả năng loại bỏ lượng glucose dư thừa ra khỏi máu của Insulin, dẫn đến lượng đường trong máu luôn ở mức cao.

Dùng thuốc: Một số loại thuốc như dopamine và norepinephrine, thuốc ức chế miễn dịch như tacrolimus và cyclosporine và corticosteroid có thể kích hoạt các enzym trong máu khiến lượng đường trong máu tăng liên tục. Từ đó làm cho cơ thể khó tạo ra năng lượng và người luôn cảm thấy mệt mỏi.

Béo phì: Sự dư thừa của các tế bào mỡ khiến cơ thể đề kháng với insulin. Nó cũng gây khó khăn cho việc loại bỏ glucose khỏi máu và sử dụng nó để sản xuất năng lượng.

Biểu hiện của lượng đường trong máu cao

Khi nào lượng đường trong cơ thể tăng?

Các biểu hiện của việc tăng đường huyết không do tiểu đường tương tự như tăng đường huyết do tiểu đường như sau:

  • Khát
  • Đi tiểu thường xuyên
  • Nhìn mờ
  • Buồn nôn và ói mửa
  • Đau bụng
  • Mệt mỏi
  • Đau đầu

Lời khuyên để quản lý lượng đường trong máu

Khi nào lượng đường trong cơ thể tăng?

Thói quen sinh hoạt không lành mạnh là nguyên nhân chính dẫn đến lượng đường trong máu cao ở những bệnh nhân không mắc bệnh tiểu đường. Đặc biệt là chế độ ăn uống nghèo nàn, thiếu hoạt động thể chất được xem là yếu tố khiến đường huyết trong máu tăng cao. Ngoài ra, căng thẳng hay thói quen ngủ ít cũng là một nguyên nhân trong vấn đề này.

Vì thế để quản lý lượng đường trong máu, điều quan trọng là phải quản lý các hoạt động hàng ngày của bạn. Do đó, hãy giữ cho bản thân một lối sống lành mạnh để duy trì sức khỏe tốt hơn./.

Bệnh đái tháo đường là căn bệnh nguy hiểm và chiếm tỷ lệ người mắc bệnh cao nhất Việt Nam hiện nay. Nguyên nhân chủ yếu do một số người chủ quan hoặc không biết mình đang bị bệnh tiểu đường. Nắm được những chỉ số quan trọng trong huyết thanh sẽ giúp bạn chủ động kiểm soát được sức khỏe và bệnh tiểu đường của mình. Vậy chỉ số đường huyết bao nhiêu thì bị tiểu đường? Mời các bạn cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây

Khi nào lượng đường trong cơ thể tăng?

Mục lục bài viết

  1. Như thế nào là tiền đái tháo đường
  2. Tổng quan về chỉ số đường trong máu tiêu chuẩn
  3. Chỉ số đường huyết an toàn
    • Đối với người tiểu đường đang điều trị bằng thuốc
    • Đối với người bình thường
  4. Chỉ số bao nhiêu thì bị tiểu đường?
  5. Làm cách nào để xác định chỉ số đường huyết chính xác nhất?
    • Cách kiểm tra chỉ số đường huyết trước khi ăn
    • Cách kiểm tra lượng đường huyết sau khi ăn 2 giờ
    • Sử dụng máy đo đường huyết
    • Đến cơ sở y tế hoặc phòng khám để xét nghiệm tiểu đường

Như thế nào là tiền đái tháo đường

Đái tháo đường là tình trạng rối loạn glucose khi đói hoặc rối loạn dung nạp glucose. Người bị tiền tiểu đường có lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường nhưng chưa cao tới mức chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường. Nói cách khác, tiền đái tháo đường là mức cảnh báo, là dấu hiệu cho thấy người bệnh có nguy cơ mắc tiểu đường týp 2.

> Xem thêm: 

  • Chế độ ăn của người tiểu đường như thế nào là tốt ?
  • Ketone là gì? Chỉ số KET (ketone) ý nghĩa như thế nào trong ngừa bệnh tiểu đường

Tổng quan về chỉ số đường trong máu tiêu chuẩn

Đường ( Glucose) là nguồn nguyên liệu quan trọng và là nguồn cung cấp năng lượng cần thiết cho hệ thần kinh và tổ chức bộ não trong cơ thể.

Chỉ số đường huyết là giá trị nồng độ glucose trong máu. Được đo bằng đơn vị mmol/L hoặc mg/dl. Để xác định được chỉ số đường huyết bao nhiêu thì bị tiểu đường, người ta xác định bằng cách xét nghiệm đường huyết của mình. Trong máu luôn có một lượng đường nhất định, nếu lượng đường cao hơn mức bình thường thì dễ dẫn tới bệnh đái tháo đường.

Khi nào lượng đường trong cơ thể tăng?

Chỉ số đường huyết có 4 loai:

  • Đường huyết ngẫu nhiên
  • Đường huyết lúc đói
  • Đường huyết sau ăn
  • HbA1C

Chỉ số đường huyết giúp xác định glucose trong máu của một người tại thời điểm khảo sát/. Từ đó, xác định được người bệnh đang ở mức nào của bệnh tiểu đường.

Chỉ số đường huyết an toàn

Theo tiêu chuẩn chăm sóc Đái Tháo Đường Của ADA 2015, chỉ số đường huyết an toàn chia ra dành cho các đối tượng sau:

Đối với người tiểu đường đang điều trị bằng thuốc

  • Đường huyết ngẫu nhiên: <180 mg/dL ( 10 mmol/l)
  • Đường huyết lúc đói:  80 – 130 mg/dL ( < 7 mmol/l)
  • Đường huyết 2 giờ sau bữa ăn <180 mg/dL ( 10 mmol/l)
  • HbA1C < 7 %

Đối với người bình thường

  • Đường huyết ngẫu nhiên: <140 mg/dL ( 7,8 mmol/l)
  • Đường huyết lúc đói:  <100 mg/dL ( < 5,6 mmol/l)
  • Đường huyết 2 giờ sau bữa ăn <140 mg/dL ( 7,8 mmol/l)
  • HbA1C < 5,7 %

Chỉ số bao nhiêu thì bị tiểu đường?

Chỉ số đường huyết giúp xác định nồng độ glucose trong máu, giúp bạn có thể xác định được người bệnh đang ở mức độ bình thường, tiền đái tháo đường hay đang bị tiểu đường.

  • Lượng đường trong máu khi đói của người bình thường là từ 70 – 100 mg/dL.
  • Lượng đường trong máu khi đói của người bị tiền đái tháo đường là từ 100 – 125 mg/dL.
  • Lượng đường trong máu khi đói của người bị tiểu đường là trên 126 mg/dL.

Cụ thể trong bảng sau

Khi nào lượng đường trong cơ thể tăng?

Nếu người mắc tiền đái tháo đường không kiểm soát được lượng đường trong máu khiến glucose trong máu tiếp tục tăng thì có thể dẫn tới tiểu đường týp 2, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Đối tượng dễ mắc bệnh đái tháo đường

>>> Xem thêm: Giải Đáp Thắc Mắc Về Những Câu Hỏi Nhận Biết Bạn Có Bị Bệnh Đái Tháo Đường

Làm cách nào để xác định chỉ số đường huyết chính xác nhất?

Cách kiểm tra chỉ số đường huyết trước khi ăn

  • Thực hiện kiểm tra vào buổi sáng và bạn cần nhịn ăn sáng hoặc sau 8h sau khi ăn bạn mới được kiểm tra chỉ số đường huyết của mình.

Cách kiểm tra lượng đường huyết sau khi ăn 2 giờ

  • Đối với người khỏe mạnh, sau khi ăn 2 giờ sẽ giảm xuống dưới 140 mg/dL. Nếu lượng đường huyết không giảm và có thể tăng cao hơn 140 mg/dL sau khi ăn thì nguy cơ bị tiểu đường và phát triển biến chứng nghiêm trọng.

Sử dụng máy đo đường huyết

  • Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại máy đo đường huyết với nhiều kích cỡ phù hợp với mọi người. Ưu điểm của máy đo đường huyết chính là độ tiện lợi, sử dụng dễ dàng và thời gian nhanh cho ra kết quả chính xác 99%.

Khi nào lượng đường trong cơ thể tăng?

>> Xem các loại máy đo đường huyết tại đây

Đến cơ sở y tế hoặc phòng khám để xét nghiệm tiểu đường

Phòng khám chẩn đoán medic Sài Gòn cung cấp dịch vụ máy đo đường huyết phát hiện Ketone cao giúp bệnh nhân chủ động trong khám điều trị bệnh