Khi nói về hình thức thụ tinh ở động vật có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng

- Sinh sản hữu tính ở động vật là hình thức sinh sản có sự kết hợp giữa giao tử đực [tinh trùng] và giao tử cái [trứng] tạo thành hợp tử, hợp tử phát triển thành phôi, phôi phát triển thàn cơ thể mới.

2. Đặc điểm

- Ưu điểm: Có sự tổ hợp vật chất di truyền → Tạo ra thế hệ con cháu đa dạng về mặt di truyền, tạo nên nguồn biến dị phong phú cho chọn lọc tự nhiên, do vậy làm tăng khả năng sống sót của quần thể trong điều kiện môi trường thay đổi.

- Nhược điểm:

+ Sử dụng nguồn nguyên liệu lớn để duy trì số lượng lớn con đực không trực tiếp đẻ con.

+ Trong trường hợp mật độ quần thể thấp, các cá thể khó có thể gặp gỡ nhau để giao phối.

+ Con non được hình thành từ hợp tử phải trải qua nhiều giai đoạn phức tạp và dễ bị tử vong trước tác động của môi trường.

+ Các cá thể cái gặp bất lợi khi mang thai, sinh đẻ.

II. QUÁ TRÌNH SINH SẢN HỮU TÍNH Ở ĐỘNG VẬT.

- Sinh sản hữu tính ở hầu hết các loài động vật là một quá trình bao gồm 3 giai đoạn nối tiếp nhau:

 + Giai đoạn hình thành tinh trùng và trứng.

 + Giai đoạn thụ tinh [giao tử đực kết hợp với giao tử cái tạo thành hợp tử].

 + Giai đoạn phát triển phôi hình thành cơ thể mới.

- Dựa vào khả năng sinh giao tử, động vật được phân biệt thành: động vật đơn tính và động vật lưỡng tính.

+ Động vật đơn tính là động vật mà trên mỗi cá thể chỉ có cơ quan sinh dục đực hoặc cơ quan sinh dục cái, nghĩa là con đực, con cái riêng biệt.

+ Động vật lưỡng tính là trên mỗi cá thể có cả cơ quan sinh dục đực và cơ quan sinh dục cái nhưng chúng không thụ tinh trên cùng một cơ thể mà thụ tinh chéo.

III. CÁC HÌNH THỨC THỤ TINH

1. Thụ tinh ngoài

- Đại diện: Thường gặp ở các loài cá, lưỡng cư,…

- Cơ chế: Trứng gặp tinh trùng và thụ tinh bên ngoài cơ thể con cái [con cái đẻ trứng vào môi trường nước còn con đực xuất tinh dịch lên trứng để thụ tinh].

- Đặc điểm: Hiệu quả thụ tinh thấp [trứng và tinh trùng bị ảnh hưởng nhiều bởi tác động bất lợi của môi trường].

2. Thụ tinh trong

- Đại diện: Hầu hết các động vật ở cạn từ động vật bậc thấp đến động vật bậc cao như giun đốt, côn trùng, bò sát, chim, thú,…

- Cơ chế: Trứng gặp tinh trùng và thụ tinh ở trong cơ quan sinh dục của con cái, cần có sự giao phối giữa con đực và con cái.

- Đặc điểm: Hiệu quả thụ tinh cao [tinh trùng dễ gặp trứng; hợp tử được bảo vệ an toàn].

IV. ĐẺ TRỨNG VÀ ĐẺ CON

1. Đẻ trứng

- Đại diện: Đa số côn trùng và nhiều động vật sống ở nước và thường đẻ trứng [cá, ếch nhái, bò sát, chim,…].

- Đặc điểm:

+ Trứng có thể được thụ tinh trước khi đẻ [bò sát, chim, côn trùng] hoặc thụ tinh ngoài sau khi đẻ [cá, ếch nhái].

+ Hợp tử phát triển nhờ khối dinh dưỡng cố định [noãn hoàng] trong trứng.

+ Trứng được thụ tinh sẽ nở ra con non.

2. Đẻ trứng thai

- Đại diện: cá kiếm, cá mập trắng.

- Đặc điểm:

+ Hợp tử phát triển nhờ khối din dưỡng cố định [noãn hoàng] trong trứng.

+ Động vật đẻ trứng nhưng trứng được giữ trong tử cung của con cái và nở thành con non trước khi ra khỏi tử cung.

Sinh học 11 bài 45: Sinh sản hữu tính ở động vật. Tài liệu gồm có 3 phần: Khái quát lại kiến thức bài học, bài tập minh họa và các câu hỏi trắc nghiệm kiến thức. Hi vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo hay dành cho quý thầy cô và các em học sinh lớp 11 trong quá trình giảng dạy và học tập. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết tại đây nhé.

Có thể bạn quan tâm

  • Bài 23: Mạch điện xoay chiều ba pha
  • Tại sao chúng ta phải sử dụng tiết kiệm điện năng?
  • Những hằng đẳng thức đáng nhớ – Toán lớp 8
  • Việc nào sau đây không thuộc chức năng của hệ điều hành? A. Khởi động phần mềm trình chiếu

I. Tóm tắt lý thuyết sinh sản hữu tính ở động vật

1. Khái niệm sinh sản hữu tính ở động vật

Bạn đang xem: Sinh học 11 bài 45: Sinh sản hữu tính ở động vật

  • Khái niệm: Sinh sản hữu tính là kiểu sinh sản tạo ra cá thể mới qua hình thành và hợp nhất giao tử đực đơn bội và giao tử đơn bội cái để tạo ra hợp tử lưỡng bội, hợp tử phát triển thành cá thể mới.
  • Đại diện: Côn trùng, động vật có vú, lưỡng cư, chim, bò sát…

2. Quá trình sinh sản hữu tính ở động vật

Sinh sản hữu tính ở động vật gồm 3 giai đoạn:

a. Giai đoạn hình thành tinh trùng và trứng

  • Một tế bào sinh trứng giảm phân tạo thành 1 trứng [n] và 3 thể cực [n]
  • Một tế bào sinh tinh giảm phân tạo thành 4 tinh trùng

b. Giai đoạn thụ tinh

* Thụ tinh là sự kết hợp giữa tinh trùng [n] và trứng [n] hình thành hợp tử [2n].

* Các hình thức thụ tinh:

  • Thụ tinh trong:
    • Là hình thức thụ tinh mà trứng gặp tinh trùng và thụ tinh ở trong cơ quan sinh dục của con cái.
    • Đại diện: Bò sát, chim và thú.
    • Đặc điểm: hiệu suất thụ tinh cao, tỉ lệ trứng nở và con non sống sót cao do cơ quan sinh sản hoàn thiện hơn, gặp ở cả nhóm đẻ trứng và nhóm đẻ con.

  • Thụ tinh ngoài:
    • Là hình thức thụ tinh mà trứng gặp tinh trùng và thụ tinh ở bên ngoài cơ thể cái [ở môi trường nước]
    • Đại diện: cá, ếch nhái,…
    • Đặc điểm: hiệu suất thụ tinh thấp, tỉ lệ trứng nở và con non sống sót thấp, do cơ quan sinh sản chưa hoàn thiện, thuộc nhóm sinh vật đẻ trứng.

c. Giai đoạn phát triển phôi thai

Hợp tử tiến hành nguyên phân nhiều lần liên tiếp để phát triển thành phôi thai và tiếp tực phát triển thành cơ thể.

Ví dụ: Sự phát triển phôi thai ở người

3. Các hình thức sinh sản

  • Đẻ trứng: trứng có thể được đẻ ra ngoài rồi thụ tinh [cá, ếch nhái,…] hoặc trứng được thụ tinh rồi đẻ ra ngoài [gà, cá sấu, rắn,…] → phôi → con non.

  • Đẻ con: trứng thụ tinh trong cơ quan sinh sản cá thể cái tạo hợp tử → phôi → con non → đẻ ra ngoài

II. Bài tập sinh sản hữu tính ở động vật

Ví dụ: Hãy nêu chiều hướng tiến hoá trong sinh sản hữu tính ở động vật?

Gợi ý trả lời:

* Cơ thể:

  • Cơ quan sinh sản chưa phân hoá → phân hoá.
  • Cơ thể lưỡng tính → cơ thể đơn tính.

Xem thêm : Điện dung của tụ điện không phụ thuộc vào?

* Hình thức thụ tinh:

  • Tự thụ tinh → thụ tinh chéo.
  • Thụ tinh ngoài → thụ tinh trong.

* Hình thức sinh sản:

  • Đẻ trứng → đẻ con.
  • Trứng, con sinh ra không được chăm sóc, bảo vệ → Trứng, con sinh ra được chăm sóc, bảo vệ.

III. Trắc nghiệm sinh sản hữu tính ở động vật

Câu 1. Sinh sản hữu tính ở hầu hết động vật là 1 quá trình gồm 3 giai đoạn nối tiếp là:

A. giảm phân hình thành tinh trùng và trứng → thụ tinh tạo thành hợp tử → Phát triển phôi và hình thành cơ thể mới.B. giảm phân hình thành tinh trùng và trứng → Phát triển phôi và hình thành cơ thể mới.C. Phát triển phôi và hình thành cơ thể mới → thụ tinh tạo thành hợp tử → giảm phân hình thành tinh trùng và trứng .D. giảm phân hình thành tinh trùng và trứng → thụ tinh tạo thành hợp tử.

Câu 2. Những loài nào sau đây là sinh vật lưỡng tính?

A. giun đất, ốc sên, cá chép. B. giun đất, cá trắm.C. giun đất, ốc sên D. Tằm, ong, cá.

Câu 3. Ở động vật sinh sản hữu tính có các hình thức thụ tinh

A. thụ tinh ngoài và thụ tinh trong.B. tự thụ tinh và thụ tinh chéo.C. thụ tinh ngoài và thụ tinh cgeos.D. thụ tinh trong và tự thụ tinh.

Câu 4. Ếch là loài:

A. Thụ tinh trong. B. Thụ tinh ngoài.C. tự thụ tinh. D. thụ tinh chéo.

Câu 5. Rắn lá loài:

A. Thụ tinh trong. B. Thụ tinh ngoài.C. tự thụ tinh. D. thụ tinh chéo.

Câu 6. Trong sinh sản hữu tính có 1 số loài đẻ trứng:

A. cá chép, ếch đồng, nhái, chim sẻ, gà, vịt, thú mỏ vịtB. cá chép, lợn, gà, chó mèo.C. Trâu bò, ngựa, vịt.D. Tất cả đều sai.

Câu 7. Trong sinh sản hữu tính có 1 số loài đẻ con:

A. cá chép, ếch đồng, nhái, chim sẻ, gà, vịt, thú mỏ vịt.B. lợn, chó, mèo, trâu, bò, cá mập xanhC. trâu bò, ngựa, vịt.D. Tất cả đều sai.

Câu 8. So sánh sự giống nhau giữa sinh sản hữu tính ở thực vật và động vật.

A. đều có sự kết hợp giao tử đực [n] và giao tử cái → Hợp tử [2n]B. hợp tử [2n] phát triển thành cơ thể mới mang TTDT của bố, mẹ.C. quá trình giảm phân hình thành giao tử, thụ tinh và phát triến của hợp tửD. cả A và B.

Câu 9. Hình thức sinh sản tạo ra cá thể mới có sự tham gia của 2 giao tử đực và cái gọi là:

A. Sinh sản vô tính.B. Sinh sản hữu tính.C. Sinh sản phân đôi.D. Sinh sản sinh dưỡng.

Câu 10. Động vật ở nước đẻ trứng và xuất tinh trùng vào nước, các giao tử gặp nhau một cách ngẫu nhiên gọi là:

A. Tự phối.B. Thụ tinh ngoài.C. Trinh sản.D. Thụ tinh trong.

Câu 11. Sinh sản hữu tính ở hầu hết động vật là 1 quá trình gồm ba giai đoạn nối tiếp là:

Xem thêm : [Lời giải] Bước sóng là khoảng cách giữa hai điểm? Lý thuyết bước sóng [Vật Lý 12]

A. giảm phân hình thành tinh trùng và trứng- thụ tinh tạo thành hợp tử- phát triển phôi và hình thành cơ thể mớiB. giảm phân hình thành tinh trùng và trứng- phát triển phôi và hình thành cơ thể mớiC. phát triển phôi và hình thành cơ thể mới- thụ tinh tạo thành hợp tử- giảm phân hình thành tinh trùng và trứngD. giảm phân hình thành tinh trùng và trứng- thụ tinh tạo thành hợp tử

Câu 12. Điều không đúng khi nói về hình thức thụ tinh ở động vật là

A. thụ tinh ngoài là sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái diễn ra bên ngoài cơ thể con cáiB. thụ tinh ngoài là sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái diễn ra bên trong cơ thể con cáiC. thụ tinh trong làm tăng tỷ lệ sống sót của con nonD. thụ tinh ngoài làm tăng hiệu quả thụ tinh

Câu 13. Nhược điểm của hình thức đẻ con so với đẻ trứng là:

A. Hiệu suất sinh sản thấp hơnB. Con non yếu nên tỉ lệ sống sót thấp hơnC. Luôn cần phải có 2 cá thể bố và mẹ tham gia vào quá trình sinh sảnD. Cơ thể cái chi phối nhiều năng lượng cho sự phát triển của con

Câu 14. Trong sinh sản hữu tính cơ thể mới sinh ra từ

A. giao tử.B. hợp tử.C. bào tử.D. phôi.

Câu 15. Một cơ thể vừa có khả năng tạo giao tử đực, vừa có khả năng tạo giao tử cái thì gọi là?

A. cơ thể lưỡng tính.B. cơ thể lưỡng bội.C. thể song nhị bội.D. thể lưỡng cực

Câu 16. Quá trình sinh sản hữu tính ở động vật gồm các giai đoạn?

A. Hình thành giao tử và thụ tinhB. Thụ tinh và phát triển phôi thai.C. Hình thành giao tử, thụ tính, tạo thành hợp tửD. Hình thành giao tử, thụ tinh, phát triển phôi thai

Câu 17. Xét các phát biểu sau:

⦁ các hình thức sinh sản vô tính ở động vật là: phân đôi, nảy chồi, phân mảnh, trinh sinh

⦁ trinh sinh là hiện tượng các trứng không qua thụ tinh phát triển thành các cơ thể mới có bộ NST lưỡng bội

⦁ một trong những ưu điểm của sinh sản vô tính là tạo ra các cá thể mới rất đa dạng về mặt di truyền

⦁ chúng ta chưa thể tạo ra được cá thể mới từ tế bào hoặc mơ của động vật có tổ chức cao vì do tính biệt hóa cao của tế bào động vật có tổ chức cao

⦁ trinh sinh là hình thức sinh sản thường gặp ở loài chân đốt

Số phát biểu đúng là:

A. 2 B. 4 C. 3 D. 5

Câu 18. Thai sinh là hiện tượng .

A. phôi phát triển trong cơ thể mẹ và được nuôi dưỡng qua nhau thai.B. phôi phát triển trong cơ thể mẹ nhờ chất dinh dưỡng của noãn hoàngC. phôi phát triển trong trứng và được mẹ ấp.D. phôi phát triển trong cơ thể mẹ không qua thụ tinh.

Câu 19. Điều nào không đúng khi nói về thụ tinh ở động vật?

A. Tự thụ tinh là sự kết hợp của hai loại giao tử đực và cái cùng được phát sinh từ một cơ thể lưỡng tínhB. Các động vật lưỡng tính chỉ có hình thức tự thụ tính.C. Thụ tinh chéo là sự kết hợp của hai giao tử đực và cái được phát sinh từ hai cơ thể khác nhau.D. Một số động vật lưỡng tính vẫn diễn ra sự thụ tính chéo.

Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới các bạn Sinh sản hữu tính ở động vật, mong rằng qua bài viết này các bạn có thể học tập tốt hơn môn Sinh học lớp 11 nhé. Mời các bạn cùng tham khảo thêm Trắc nghiệm Sinh học 11…

Chủ Đề