Khoa Pháp luật quốc tế Đại học Luật Hà Nội

Mục lục bài viết

  • 1. Giới thiệu tác giả
  • 2. Giới thiệu hình ảnh sách
  • 3. Tổng quan nội dung sách
  • 4. Đánh giá bạn đọc
  • 5. Kết luận

1. Giới thiệu tác giả

Giáo trình Luật quốc tế - Trường đại học Luật Hà Nộido Tiến sĩ Lê Mai Anh làm chủ biên cùng với sự tham gia biên soạn của các giảng viên trường Đại học luật Hà Nội.

Tập thể tác giả:

TS. Lê Mai Anh

TS. Hoàng Ly Anh

PGS.TS. Hoàng Phước Hiệp

GV. Đỗ Mạng Hồng

TS. Chu Mạnh Hùng

TS. Lê Minh Tiến

TS. Vũ Đức Long

ThS. Nguyễn Văn Luận

TS. Nguyễn Thị Kim Ngân

ThS. Đoàn Thành Nhân

PGS.TS. Nguyễn Hồng Thao

TS. Trần Văn Thắng

PGS.TS. Nguyễn thị Thuận

PGS.TS. Nguyễn Trung Tín

2. Giới thiệu hình ảnh sách

Giáo trình Luật quốc tế - Trường đại học Luật Hà Nội

Tác giả: TS. Lê Mai Anh [chủ biên]

Nhà xuất bản Công an nhân dân

3. Tổng quan nội dung sách

Luật quốc tế là hệthống các nguyên tắc và quy phạm pháp luật, được các quốc gia và chủ thể khác của luật quốc tế thoả thuận tạo dựng nên, trên cơ sở tự nguyên và bình đẳng, nhằm điều chỉnh những quan hệ phát sinh giữa quốc gia và các chủ thể đó trong mọi lĩnh vực của đời sống quốc tế. Đó là các nguyên tắc và quy phạm áp dụng chung mà không có sự phân biệt về tính chất, hình thức hay vị thế của từng quốc gia khi thiết lập quan hệ quốc tế giữa những chủ thể này với nhau.

Nhằm mục đích nâng cao chất lượng đào tạo và cải tiến phương pháp giảng dạy đối với chương trình đào tạo cử nhân luật tạiTrường Đại học Luật Hà Nội, Nhà trường tổ chức biên soạnGiáo trình Luật quốc tế. Cuốn giáo trình được tái bản nhiều lần, và lần tái bản mới nhất vào năm 2019.

Nội dung củaGiáo trình Luật quốc tếbao gồm: lý luận chung về luật quốc tế, nguồn của luật quốc tế, chủ thể của luật quốc tế, lãnh thổ và biên giới quốc gia, luật biển quốc tế, dân cư trong luật quốc tế, luật ngoại giao và lãnh sự, luật về các tổ chức quốc tế liên chính phủ, luật quốc tế về quyền con người,luật hình sựquốc tế,luật môi trườngquốc tế,luật kinh tếquốc tế, giải quyết tranh chấp trong luật quốc tế, trách nhiệm pháp lý quốc tế.

Cuốn giáo trình được biên soạn với cấu trúc chương mục như sau:

Chương 1: Khái niệm, lịch sử phát triển và nguồn của Luật Quốc tế

1. Khái niệm

2. Lịch sử hình thành và phát triển của luật quốc tế

3. Nguồn luật quốc tế

4. Mối quan hệ giữa luật quốc tế và luật quốc gia

Chương 2: Các nguyên tắc cơ bản của Luật Quốc tế

1. Khái niệm

2. Nội dung các nguyên tắc cơ bản

Chương 3: Chủ thể Luật Quốc tế

1. Khái niệm

2. Quốc gia - Chủ thể cơ bản của Luật quốc tế

3. Các chủ thể khác của luật quốc tế

4. Công nhận quốc tế

5. kế thừa trong luật quốc tế

Chương 4: Luật Điều ước quốc tế

1. Khái niệm

2. Khái niệm điều ước quốc tế

3. Ký kết điều ước quốc tế

4. Hiệu lực của điều ước quốc tế

Chương 5: Dân cư trong Luật Quốc tế

1. Các vấn đề pháp lý quốc tế về quốc tịch

2. Chế độ pháp lý người nước ngoài

3. Vấn đề bảo hộ công dân

Chương 6: Luật Quốc tế về quyền con người

1. Khái niệm

2. quyền cơ bản của con người trong luật quốc tế

3. Cơ chế bảo vệ và phát triển quyền con người trong luật quốc tế

4. Thực thi nghĩa vụ thành viên các điều ước quốc tế về quyền con người của các quốc gia

5. Pháp luật Việt Nam về quyền con người

Chương 7: Lãnh thổ trong Luật Quốc tế

1. Khái niệm

2. Lãnh thổ quốc gia

3. Biên giới quốc gia

4. Bắc cực

5. Nam cực

Chương 8: Luật Biển quốc tế

1. Khái niệm

2. Các vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia

3. Các vùng biển quốc gia có quyền chủ quyền và quyền tài phán

4. Các vùng biển không thuộc quyền tài phán quốc gia

5. Các vùng biển đặc thù

Chương 9: Luật Hàng không quốc tế

1. Khái niệm

2. Chế định pháp lý quốc tế về cùng trời quốc gia, phương tiện bay và phi hành đoàn

3. Điều chỉnh pháp lý việc vận chuyển hàng không quốc tế

Chương 10: Luật Vũ trụ quốc tế

1. Khái niệm

2. Chế độ pháp lý khoảng không vũ trụ và các hành tinh

3. Quy chế pháp lý phương tiện bay và phi hành đoàn vũ trụ

4. Trách nhiệm pháp lý quốc tế trong luật vũ trụ

Chương 11: Luật Tổ chức quốc tế

1. Khái niệm

2. Những vấn đề pháp lý cơ bản về tổ chức quốc tê

3. Khái quát về một số tổ chức quốc tế

Chương 12: Luật Ngoại giao và lãnh sự

1. Khái niệm

2. Cơ quan đại diện ngoại giao

3. Cơ quan lãnh sự

4. Quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao, lãnh sự

5. Quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho tổ chức quốc tế và phái đoàn đại diện của quốc gia tại tổ chức quốc tế

Chương 13: Giữ gìn hòa bình và an ninh quốc tế

1. Khái quát

2. An ninh tập thể

3. Giải trừ quân bị

4. Các biện pháp củng cố lòng tin và bảo đảm an ninh quốc tế

Chương 14: Luật Quốc tế về hợp tác đấu tranh phòng, chống tội phạm

1. Khái quát hợp tác quốc tế đấu tranh phòng chống tội phạm

2. Tương trợ tư pháp về hình sự và dẫn độ theo luật quốc tế hiện đại

3. Hợp tác quốc tế đấu tranh phòng chống tội phạm có tính chất quốc tế

Chương 15: Luật Quốc tế nhân đạo

1. Khái niệm

2. Nội dung pháp lý cơ bản của luật quốc tế nhân đạo

Chương 16: Giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế

1. Khái niệm

2. Phương thức hòa bình để giải quyết tranh chấp quốc tế

Chương 17: Các cơ quan tài phán quốc tế

1. Khái niệm

2. Các thiết chế tòa án quốc tế

3. Các thiết chế trọng tài quốc tế

4. Cơ quan tài phán quốc tế khác

Chương 18: Luật Môi trường quốc tế

1. Khái niệm

2. Các vấn đề pháp lý cơ bản

Chương 19: Luật Kinh tế quốc tế

1. Khái quát

2. Điều chỉnh pháp lý quan hệ kinh tế quốc tế

3. Những thiết chế kinh tế quốc tế hiện hành

Chương 20: Trách nhiệm pháp lý quốc tế

1. Khái niệm

2. Vi phạm pháp luật quốc tế

3. Trách nhiệm pháp lý quốc tế do vi phạm pháp luật quốc tế

4. Trách nhiệm vật chất đối với thiệt hại gây ra bởi hành vi luật quốc tế không cấm [trách nhiệm pháp lý khách quan]

5. Trách nhiệm pháp lý quốc tế của tổ chức quốc tế

4. Đánh giá bạn đọc

Giáo trình Luật quốc tế - Trường đại học Luật Hà Nội đã được các tác giả biên soạn trình bày những nội dung cơ bản của môn học Luật Quốc tế, bao gồm: khái niệm, nguyên tắc và chủ thể của Luật Quốc tế; Luật Điều ước quốc tế; các vấn đề về dân cư, quyền con người, lãnh thổ trong Luật Quốc tế; Luật Biển quốc tế, Luật Hàng không quốc tế, Luật Vũ trụ quốc tế,… Cuốn giáo trìnhlà học liệu quan trọng và cần thiết phục vụ học tập và giảng dạy bộ môn Luật quốc tế [công pháp quốc tế] của học viên, sinh viên và giảng viên trường đại học luật Hà Nội, đồng thời đây cũng là tài liệu tham khảo hữu ích đối với bạn đọc có nhu cầu tìm hiểu pháp lý trong lĩnh vực luật quốc tế, luật biển...

Cuốn sách được tái bản năm 2019, cập nhật kịp thời những quy định mớiphục vụ nhu cầu tìm hiểu của bạn đọc, học viên.

5. Kết luận

Hy vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ là một nguồn tư liệu đánh giá chất lượng sách hiệu quả tin cậy của bạn đọc.Nếu thấy chia sẻ của chúng tôi hữu ích, bạn hãy lan tỏa nó đến với nhiều người hơn nhé!Chúc các bạn đọc sách hiệu quả và thu được nhiều thông tin hữu ích từ cuốn sách“Giáo trình Luật quốc tế - Trường đại học Luật Hà Nội".

Luật Minh Khuê chia sẻ dưới đây chế độ pháp lý của khoảng không vũ trụ và các hành tinh theo luật quốc tế để bạn đọc tham khảo:

Chế độ pháp lý chung của khoảng không vũ trụ, kể cả các hành tinh được quy định trước hết dựa trên nguyên tắc tự do nghiên cứu và sử dụng khoảng không vũ trụ. Điều 1 Hiệp ước về vũ trụ năm 1967 quy định:

"Khoảng không vũ trụ, kể cả Mặt Trăng và các hành tinh khác được dành cho tất cả các quốc gia nghiên cứu và sử dụng mà không có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào, dựa trên cơ sở bình đẳng và phù hợp với luật quốc tế, khi được tự do tiếp cận các vùng của các hành tinh này".

Quy định nêu trên có ý nghĩa, sự tự do của mọi quốc gia phải được thực hiên với những giới hạn cần thiết và giới hạn đó không đồng nhất với sự tuỳ ý, tuỳ tiện trong vũ trụ. Trước hết, đó là việc tuân thủ nghiêm chỉnh các nguyên tắc và quy phạm cơ bản của luật quốc tế, nghiêm cấm chiếm đoạt khoảng không vũ trụ, kể cả các hành tinh làm vật sở hữu riêng bằng con đường áp đặt chử quyền lên các vùng này hoặc bằng biện pháp sử dụng, xâm chiếm, hay bất kỳ biện pháp nào khác đồng thời không được công nhận tuyên bố của một số quốc gia khu vực đường xích đạo là hợp pháp [như Tuyên bố Bôgôta năm 1976], vì đây là tuyên bố mở rộng chủ quyền quốc gia của các nước này đối với các khu vực của quỹ đạo vệ tinh địa tĩnh, là bộ phân cấu thành của khoảng không vũ trụ.

Hiệp ước về vũ trụ năm 1967 còn quy định nghĩa vụ của quốc gia khi hoạt động trong khoảng không vũ trụ và trên các hành tinh phải lứu ý đến quyền lợi tương ứng cửa các nước khác và không được tạo ra các trở ngại gây thiệt hại tiềm tàng cho các hoạt động của nước khác. Các xung đột phát sinh giữa các quốc gia về vấn đề này cần được giải quyết theo kênh ngoại giao hay theo cơ chế tham vấn quốc tế. Trong Hiệp ước cũng quy định nghĩa vụ của quốc gia không được gây ô nhiễm môi trường vũ trụ và làm thay đổi theo hướng bất lợi cho môi trường Trái Đất do việc vận chuyển các vật thể ngoài Trái Đất.

Ngoài Hiệp ước 1967 về vũ trụ, Hiệp định 1979 về hoạt động của quốc gia trên các hành tinh đã có sự cụ thể hoá chế độ pháp lý của vệ tinh tự nhiên của trái đất, các hành tinh khác thuộc hệ Mặt Trời và có chú ý đến tiến bộ đạt được trong nghiên cứu, sử dụng vũ trụ, chẳng hạn, việc Hiệp định 1979 quy định rõ hơn việc nghiêm cấm chiếm đoạt Mặt Trăng và các hành tinh khác, được mở rộng hiệu lực đối với bất kỳ khu vực nào trên bề mặt hoặc dưới lòng đất của chúng và đối với bất kỳ tổ chức quốc tế hoặc tổ chức quốc gia nào hay thể nhân hoặc pháp nhân bất kỳ. Đồng thời cho phép thu thập và chuyển về Trái Đất các mẫu khoáng chất và vật chất khác, cho phép sử dụng các mẫu vật thể này để duy trì cuộc thám hiểm.Bên cạnh việc cho phép tự do nghiên cứu khoa học trên Mặt Trăng và các hành tinh, Hiệp định còn quy định chi tiết trình tự thủ tục thực hiên các nghiên cứu này. Lần đầu tiên trong luật quốc tế, các hành tinh và các nguồn tài nguyên thiên nhiên của chúng được tuyên bố là “di sản chung của nhân loại.

Video liên quan

Chủ Đề