Không ký hợp đồng dịch vụ pháp lý

Mẫu hợp đồng dịch vụ pháp lý, sử dụng cho các vụ việc dân sự, được soạn trên cơ sở các mẫu giấy tờ ban hành theo Thông tư 17/2011/TT-BTP ngày 14/10/2011 hướng dẫn quy định của Luật Luật sư, Nghị định hướng dẫn Luật Luật sư về tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư do Bộ Tư pháp ban hành.

Hồ sơ

Mẫu hợp đồng dịch vụ pháp lý

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 

HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ PHÁP LÝ

Số ... /HĐDVPL/...-ĐMS

Căn cứ Luật Luật sư số 65/2006/QH11 ngày 29/06/2006;

Căn cứ Bộ Luật dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14/6/2005;

Căn cứ vào yêu cầu và khả năng thực tế của các bên trong hợp đồng; 

Hôm nay, ngày ... tháng ... năm ..., tại Văn phòng luật sư ĐMS, chúng tôi gồm có:

Bên thuê dịch vụ (Bên A):

Họ và tên: ...

Giấy CMTND/ hộ chiếu số: ... cấp ngày: ... tại: ... 

Địa chỉ thường trú: ...

Chỗ ở hiện nay: ... 

Điện thoại: ...                         Email: ...

Bên cung cấp dịch vụ (Bên B):

CÔNG TY LUẬT TNHH MTV ĐMS

Địa chỉ: số 46 Nguyễn Khánh Toàn, Hòa Cường Bắc, Hải Châu, Đà Nẵng 

Người đại diện theo pháp luật: ông Đỗ Minh Sơn, chức vụ: Giám đốc

Điện thoại: 0914 165 703        

Email:

Mã số thuế: …

Hai bên thỏa thuận và đồng ý ký kết hợp đồng với các điều khoản như sau:

Điều 1. Nội dung dịch vụ: 

Theo yêu cầu của bên A về việc thực hiện .. tại ... (các cơ quan chức năng), bên B đảm nhận và cử Luật sư ... thực hiện công việc … , cụ thể:

- ...;

- ...;

Điều 2. Thời hạn thực hiện hợp đồng:

Hợp đồng này được thực hiện kể từ ngày hai bên ký kết và chấm dứt khi:

- Bên B hoàn thành công việc theo yêu cầu của bên A quy định tại Điều 1 hợp đồng này; hoặc

- ...;

Thời gian dự kiến hoàn thành: là ... ngày, kể từ ngày ... , không tính thời gian bị gián đoạn do sự chậm chễ của bên A hoặc cơ quan chức năng;  

Tiến độ cụ thể: Theo phiếu hẹn trả kết quả của cơ quan chức năng, được bên B thông báo hoặc scan gửi qua địa chỉ email cho bên A. 

Điều 3. Quyền và nghĩa vụ của bên A:

3. 1. Bên A có quyền:

- Yêu cầu bên B thực hiện dịch vụ pháp lý theo thỏa thuận trong hợp đồng;

- Yêu cầu bên B tận tâm, tận lực bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình;

- Đơn phương chấm dứt hợp đồng, nếu việc tiếp tục thực hiện hợp đồng không mang lại lợi ích cho bên A, nhưng phải thông báo cho bên B biết trước ít nhất 15 ngày làm việc. Trong trường hợp này, hợp đồng được xem như mặc nhiên chấm dứt, bên B không có nghĩa vụ hoàn trả lại thù lao đã nhận từ bên A.

3. 2. Bên A có nghĩa vụ:

- Cung cấp đầy đủ, kịp thời hồ sơ, giấy tờ, tài liệu, chứng cứ và thông tin liên quan đến yêu cầu của bên B và bên A;

- Đảm bảo toàn bộ hồ sơ, giấy tờ, tài liệu, chứng cứ và thông tin liên quan cung cấp cho bên A là đúng sự thật;

- Chấp hành giấy triệu tập của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nếu có); 

- Thanh toán thù lao theo đúng quy định tại Điều 5 của hợp đồng này.

Điều 4. Quyền và nghĩa vụ của bên B:

4. 1. Quyền của bên B:

- Yêu cầu bên A cung cấp đầy đủ, kịp thời hồ sơ, giấy tờ, tài liệu, chứng cứ, thông tin và phương tiện cần thiết để bên B thực hiện công việc;

- Yêu cầu bên B thanh toán thù lao, chi phí theo thỏa thuận trong hợp đồng;

- Từ chối thực hiện công việc nếu Bên A không thực hiện đúng thỏa thuận trong hợp đồng;

4. 2. Nghĩa vụ của bên B:

- Bên B có nghĩa vụ hoàn thành công việc theo quy định tại Điều 1 hợp đồng theo quy định của pháp luật;

- Tận tâm, tận lực để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho Bên A;

- Thông báo kịp thời cho bên A về các vấn đề có liên quan trong quá trình thực hiện công việc;

- Bảo đảm bí mật, thông tin trong quá trình thực hiện hợp đồng.

Điều 5. Thù lao và phương thức thanh toán:

5. 1. Thù lao:

- Thù lao để thực hiện toàn bộ công việc tại Điều 1 là: … đồng (Bằng chữ: … ), chưa bao gồm 10% tiền thuế giá trị gia tăng; 

5. 2. Phương thức thanh toán:

- Đợt 1: Tại thời điểm ký hợp đồng là … đồng (Bằng chữ: …);

- Đợt 2: Tại thời điểm hoàn thành công việc là … đồng (Bằng chữ: …);

Điều 6. Chi phí khác: 

Theo thỏa thuận bổ sung của hai bên nếu xét thấy cần thiết và hợp lý.

Điều 7. Phương thực giải quyết tranh chấp

Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có vấn đề phát sinh cần giải quyết, thì hai bên tiến hành thỏa thuận và thống nhất giải quyết kịp thời, hợp tình và hợp lý. Trường hợp không thỏa thuận được thì một trong các bên có quyền khởi kiện tại tòa án có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Điều 8. Các thỏa thuận khác

Hai bên đồng ý thực hiện theo đúng các điều khoản nêu trên, không nêu thêm điều kiện gì khác.

Hợp đồng này được lập thành 02 bản, mỗi bản gồm ... trang, có giá trị pháp lý như nhau và được giao cho bên A 01 bản, bên B 01 bản./.  

BÊN B(Ký, họ tên và đóng dấu (nếu có))…

Nguyễn Văn B

BÊN A(Ký, họ tên và đóng dấu (nếu có))…

Nguyễn Văn A

Mẫu hợp đồng dịch vụ pháp lý:  Tải về

  Văn phòng luật sư ĐMS
Giám đốc
(Đã duyệt)
Luật sư Đỗ Minh Sơn

Dịch vụ pháp lý được hiểu là sự giúp đỡ pháp luật, bao gồm những công việc như tham gia tố tụng với tư cách là người tham gia bào chữa cho thân chủ tức là những bị can, bị cáo hoặc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những người có quyền và nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự. Tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện hoặc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ án dân sự, lao động, thương mại, hành chính; Việc tham gia tố tụng trọng tài để giải quyết tranh chấp; Tư vấn pháp luật đối với các lĩnh vực như dân sự, hình sự, lao động…, soạn thảo hợp đồng, đơn từ theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức; Đại diện theo ủy quyền của cá nhân, tổ chức để thực hiện công việc có liên quan đến pháp luật; Thực hiện dịch vụ pháp lý khác theo quy định của pháp luật.

Hợp đồng dịch vụ: Theo quy định tại Điều 513 Bộ Luật Dân sự năm 2015 thì hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên thuê dịch vụ, còn bên thuê dịch vụ trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ.

Hợp đồng dịch vụ pháp lý: Trong các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam chưa có một quy định nào thể hiện thế nào là hợp đồng dịch vụ pháp lý. Tuy nhiên có thể khái quát khái niệm như sau:

Hợp đồng dịch vụ pháp lý là một loại hợp đồng thuộc ngành dịch vụ nghề nghiệp, theo đó bên luật sư cung cấp dịch vụ pháp lý cho bên thuê luật sư, còn bên thuê luật sư phải trả tiền thù lao theo thỏa thuận,

Các chủ thể có thể cung ứng dịch vụ pháp lý: tổ chức hành nghề luật sư, luật sư hành nghề với tư cách cá nhân, văn phòng Thừa phát lại, Tổ chức trọng tài thương mại.

Luật luật sư năm 2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật luật sư năm 2012 không đưa ra định nghĩa về hợp đồng dịch vụ pháp lý, tuy nhiên, theo khoản 1 Điều 26 Luật luật sư năm 2006 và Bộ luật dân sự năm 2015 có thể đưa ra định nghĩa về hợp đồng dịch vụ pháp lý như sau: “Hợp đồng dịch vụ pháp lý là một thoả thuận bằng văn bản giữa tổ chức hành nghề luật sư và khách hàng, theo đó tổ chức hành nghề luật sư. cho khách hàng các dịch vụ pháp lý và khách hàng phải trả phí , cho tổ chức hành nghề luật sư, trừ khi các bên có thoả thuận khác”.

Như vậy, Hợp đồng dịch vụ pháp lý là văn bản thỏa thuận giữa Luật sư với khách hàng về phạm vi dịch vụ pháp lý mà Luật sư thực hiện theo yêu cầu của khách hàng. Hợp đồng được ký kết trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hợp đồng dân sự, phù hợp với quy định của Bộ Luật Tố Tụng Hình sự và Luật Luật sư.

Khi tiếp nhận vụ việc theo yêu cầu của khách hàng hai bên phải ký Hợp đồng dịch vụ pháp lý, trừ trường hợp Luật sư tham gia tố tụng theo yêu cầu của cơ quan Tiến hành tố tụng và Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc theo Hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức.

Theo quy định của khoản 2 Điều 26 Luật luật sư năm 2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật luật sư năm 2012: “Hợp đồng dịch vụ pháp lý phải được làm thành văn bản…”.

Như vậy, luật chỉ ghi nhận duy nhất hình thức hợp đồng dịch vụ pháp lý là văn bản. Luật đã loại trừ các hình thức thể hiện sự thoả thuận của các bên thông qua lời nói hoặc các hành vi cụ thể .

Vậy, trong trường hợp các bên giao kết hợp đồng dịch vụ pháp lý bằng lời nói (hay còn gọi là hợp đồng miệng) mà không lập thành văn bản thì sẽ như thế nào?

Theo quy định tại Điều 129 Bộ Luật Dân sự năm 2015 thì hợp đồng thông tuân thủ điều kiện về hình thức sẽ bị vô hiệu trừ trường hợp “một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó”.

Như vậy, trong trường hợp hợp đồng dịch vụ pháp lý không được lập thành văn bản nhưng đảm bảo các điều kiện sau đây thì vẫn có thể coi như các bên đã ký hợp đồng dịch vụ pháp lý bằng văn bản:

(i) Một bên đã thực hiện được ít nhất hai phần ba các nghĩa vụ;

(ii) Cả hai bên đã thực hiện được ít nhất hai phần ba các nghĩa vụ (một bên cung cấp dịch vụ tư vấn, một bên thanh toán tiền).

Về phía khách hàng, việc chứng minh đã thực hiện được ít nhất hai phần ba nghĩa vụ không khó vì dựa trên khoản tiền phí dịch vụ mà các bên đã thoả thuận và số tiền mà khách hàng đã thanh toán thì có thể đưa ra được một con số chính xác. Tuy nhiên, về phía tổ chức hành nghề luật sư cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật, sẽ khó xác định thế nào là đã thực hiện được hai phần ba nghĩa vụ. Bởi lẽ dịch vụ pháp lý là một dịch vụ tương đối đặc thù, rất khó định lượng được. Nó chỉ có thể xác định được khi có những căn cứ cụ thể hoặc là chứng minh được tổ chức hành nghề luật sư đã hoàn thành nghĩa vụ tư vấn của mình.