Khủng hoảng kinh tế và thị trường chứng khoán

Xin chào các bạn, mình là Trần Việt MB – Chuyên gia tài chính, bảo hiểm. Ở chủ đề trước, mình đã chia sẻ về những yếu tố vĩ mô (7 chỉ số cụ thể) ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán. Qua chủ đề này, nhiều bạn độc giả có đặt câu hỏi nhiều hơn xung quanh vấn đề chu kỳ kinh tế và thị trường chứng khoán có mối liên quan như thế nào ? Mình sẽ phân tích trong chủ đề ngày hôm nay.  Như các bạn cũng đã biết, để có thể đầu tư một mã chứng khoán bài bản, chuyên nghiệp, thì việc hiểu về vĩ mô, chu kỳ kinh tế là cực kỳ quan trọng, bởi vĩ mô sẽ phản ánh cái vi mô, tức là những cái nhỏ đều nằm trong một bức tranh chung của nền kinh tế bất kỳ quốc gia nào. Ngày hôm nay, Trần Việt MB sẽ phân tích và làm rõ về chu kỳ kinh tế và những lưu ý quan trọng.

Chu kỳ kinh tế là tổng hợp những biến động tự nhiên của nền kinh tế giữa những giai đoạn tăng trưởng và suy thoái. Tất cả nền kinh tế đều trải qua các giai đoạn tăng trưởng nhanh xen kẽ với giai đoạn tăng trưởng chậm, hay còn gọi là suy thoái. Các nhà kinh tế gọi sự thay đổi ngắn hạn của sản lượng này là các chu kỳ kinh tế. Chu kỳ kinh tế là một sự dao động của tổng sản phẩm quốc nội, thu nhập và việc làm, lạm phát và lãi suất … (Phần dưới Trần Việt MB sẽ chia sẻ cho các bạn kỹ hơn về các yếu tố phản ánh chu kỳ kinh tế)

2. Bốn giai đoạn của chu kỳ kinh tế và thị trường chứng khoán ? 

Giai đoạn 1: Suy thoái của chu kỳ kinh tế 

Là pha thu hẹp của chu kỳ kinh tế, sản lượng thực tế từ vị trí đỉnh, cao hơn sản lượng tiềm năng xuống dưới sản lượng tiềm năng và tiến tới đáy của chu kỳ. Khi có suy thoái thì sẽ xảy ra các hiện tượng như sản lượng giảm sút, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, thị trường hàng hóa, dịch vụ, thị trường vốn thu hẹp, dẫn đến hậu quả tiêu cực về kinh tế, xã hội. Khi sản lượng ngừng suy giảm, và bắt đầu tăng trưởng trở lại thì điểm thấp nhất của sản lượng là đáy của chu kỳ. Trong một số trường hợp của suy thoái kinh tế diễn ra trầm trọng và kéo dài thì có thể chuyển thành khủng hoảng kinh tế.

Nguyên nhân dẫn đến suy thoái kinh tế thường do yếu tố nội tại và các yếu tố vĩ mô bên ngoài. Yếu tố nội tại có thể kể đến như chính sách tiền tệ yếu kém dẫn đến giảm phát hoặc lạm phát, yếu tố ngoại sinh như giá dầu, thời tiết, chiến tranh, dịch bệnh, ví dụ như dịch bệnh Covid kéo dài có thể đưa nền kinh tế vào suy thoái trầm trọng.

Một cuộc suy thoái được xem là đã bắt đầu khi một nền kinh tế trải qua hai quý liên tiếp với tình trạng tăng trưởng GDP thực tế (Real GDP) có giá trị âm.

Giai đoạn 2: Khủng hoảng kinh tế và thị trường chứng khoán 

Theo Trần Việt MB, có thể hiểu khủng hoảng kinh tế là đáy của hiện tượng suy thoái kinh tế. Có 3 loại khủng hoảng kinh tế gồm:

  • Khủng hoảng thừa: Khi cung vượt quá cầu với số lượng lớn, lịch sử cho thấy khủng hoảng thừa xảy ra khi có những đột phá hoặc chuyển dịch của nền kinh tế cụ thể như cách mạng công nghiệp tại Anh, khi đó hàng hóa sản xuất được số lượng lớn và vượt tổng cầu, từ đó có nguy cơ dẫn đến khủng hoảng.
  • Khủng hoảng thiếu: Là nguồn cung không đáp ứng đươc nhu cầu của người dân dẫn đến vật giá leo thang. Nguồn gốc của khủng hoảng thiếu đến từ việc gia tăng dân số quá nhanh, đầu vào nguyên vật liệu gia tăng dẫn đến hạn chế sản xuất, thiên tại dịch bệnh (Covid)
  • Khủng hoảng nợ được hiểu đơn giản khi chính phủ quốc gia không có khả năng trả nợ . Thông thường để giải quyết khủng hoảng nợ thì các Chính phủ thực hiện việc tăng thuế.

Trong hầu hết các trường hợp, khủng hoản kinh tế bắt đầu từ khủng hoảng tài chính, tức là khi nhu cầu tiền nhanh chóng tăng lên so với cung tiền. Hay bạn cũng có thể hiểu đó là khủng hoảng tiền tệ Các dấu hiệu của khủng hoảng tài chính bắt đầu diễn ra như sụp đổ thị trường chứng khoán và vỡ bong bóng tài chính, khủng hoảng tiền tệ và nợ quốc gia.

Giai đoạn 3: Phục hồi của nền kinh tế và thị trường chứng khoán 

Là pha mới của nền kinh tế, các chỉ số của nền kinh tế từ đáy khủng hoảng và suy thoái bắt đầu đi lên và tạo dựng các đỉnh mới. Vào giai đoạn này, sản lượng tổng sản phẩm quốc nội đi từ vị trí đáy, dưới sản lượng tiềm năng lên trên sản lượng tiềm năng và tiến tới đỉnh mới của chu kỳ. Trong giai đoạn này, sản lượng bắt đầu tăng trưởng trở lại, tỷ lệ thất nghiệp giảm, thu nhập tăng, nguồn cung hàng hóa tăng, tỷ lệ hàng tồn kho giảm

Giai đoạn 4: Hưng thịnh của nền kinh tế và thị trường chứng khoán 

Khủng hoảng kinh tế và thị trường chứng khoán
4 pha của chu kỳ kinh tế và thị trường chứng khoán

Giai đoạn hưng thịnh là một giai đoạn trong chu kì kinh doanh (business cycle) khi GDP thực tế tăng trưởng trong hai quí liên tiếp trở lên, chuyển từ giai đoạn đáy lên đỉnh. Giai đoạn hưng thịnh thường đi kèm với sự gia tăng về việc làm, niềm tin của người tiêu dùng và thị trường vốn. Giai đoạn hưng thịnh liên quan đến sự phục hồi kinh tế.

3. Các chỉ số đánh giá theo từng giai đoạn của chu kỳ kinh tế và thị trường chứng khoán sẽ ưu tiên ngành nghề gì ? 

A. Dấu hiệu của giai đoạn phục hồi của chu kỳ kinh tế và thị trường chứng khoán 

  • Các chỉ số dần phục hồi gồm GDP – Tổng sản phẩm Quốc nội, tỷ lệ thất nghiệp giảm, thu nhập tăng
  • Các khoản tín dụng bắt đầu tăng – Doanh nghiệp, hộ kinh doanh vay vốn trở lại
  • Lợi nhuận các doanh nghiệp tăng nhanh chóng
  • Các chính sách thúc đẩy được mở rộng
  • Hàng tồn kho thấp , doanh số các mặt hàng được cải thiện
  • Lạm phát giảm dần.

Trong giai đoạn này, các cổ phiếu về Tài chính, xây dựng, bất động sản, công nghệ, hàng tiêu dùng, nguyên liệu cơ bản sẽ rất hấp dẫn với các nhà đầu tư 

Cụ thể, 2 ngành mang tính định hướng là ngành ngân hàng (lãi suất hạ khiến tăng trưởng tín dụng gia tăng mạnh), ngành chứng khoán phục hồi tốt (nhờ thị trường chứng khoán khởi sắc trở lại phản ánh nền kinh tế), ngành vận tải tăng trưởng đầu tiên nhờ xu hướng thông thương hàng hóa khi doanh nghiệp tiến hành gia tăng sản xuất trở lại, nhu cầu mở rộng thương mại vv… Kế đến không thể không nhắc đến sự hồi phục của ngành bất động sản giai đoạn này với những nền tảng cơ sở như thu nhập gia tăng, lãi suất cho vay giảm, dòng vốn đầu tư FDI tăng lên, lạm phát được duy trì ở mức thấp…Ngành này tăng trưởng trở lại khiến những ngành khác tiếp tục hưởng lợi lớn như ngành nguyên liệu cơ bản (thép, tôn mạ, xi măng, đá gạch…), ngành công nghiệp cơ bản xây lắp…Ngành công nghệ thông tin cũng tăng trưởng mạnh dựavào thu nhập gia tăng và nhu cầu đầu tư công nghệ của những doanh nghiệp sản xuất, dịch vụ cùng nhu cầu đầu tư xây dựng hạ tầng kiến thiết đất nước!

B. Dấu hiệu hưng thịnh của chu kỳ kinh tế và thị trường chứng khoán 

  • Tăng trưởng đạt đỉnh (GDP)
  • Các khoản tín dụng phát triển mạnh mẽ hơn
  • Lợi nhuận đạt đỉnh
  • Chính sách bắt đầu được kiểm soát ổn định
  • Hàng tồn kho thấp, doanh số mặt hàng đạt đỉnh

Trong giai đoạn này, với các số liệu thống kê cụ thể thì các cổ phiếu công nghệ và hàng tiêu dùng sẽ hấp dẫn và thu hút nhà đầu tư . 

Để bạn rõ hơn, sẽ thấy ngành có sự thể hiện tốt hơn những ngành còn lại đó là ngành năng lượng (ví dụ ngành điện, than, khai thác và chế biến dầu khí…) do nền kinh tế lúc này đã trải qua một quá trình tăng trưởng mạnh, qua đó năng lượng được tiêu thụ rất nhiều bởi các doanh nghiệp và người dân làm khan hiếm nguồn cung năng lượng sau quá trình này! Một ngành khác nữa cũng cần để ý đó là ngành kim loại quý hiếm. Như chúng ta đã biết sau một quá trình tăng trưởng mạnh, thu nhập tăng nhanh chóng, lạm phát ở mức cao thì người dân có nhu cầu tích trữ vàng bạc, đá, kim loại quý nhằm đối phó với lạm phát.

C. Dấu hiệu suy thoái của chu kỳ kinh tế và thị trường chứng khoán

  • Tăng trường GDP chậm lại và giảm dần
  • Tín dụng được siết lại chặt chẽ
  • Các khoản thu nhập, lợi nhuận khó khăn hơn
  • Các chính sách bắt đầu từ siết chặt sang nới lỏng
  • Hàng tồn kho tăng, doanh số bán hàng giảm
  • Lạm phát cao

Khi bắt đầu suy thoái thì các ngành nghề mang tính chất phòng hộ, phòng thủ, ổn định và mang tính chất thiết yếu sẽ gia tăng giá trị cụ thể nguyên liệu cơ bản, y tế, năng lượng, điện nước sẽ gia tăng Những doanh nghiệp có sản phẩm dịch vụ dễ tiêu thụ, nhu cầu cao, vòng đời ngắn, ít nhạy cảm với chu kỳ kinh tế đồng thời đặc thù của nhóm ngành sử dụng tỷ trọng nợ vay không cao như: Dược phẩm, y tế, hàng tiêu dùng thiết yếu, tiện ích (điện, nước, lưu ý nhóm này hệ số nợ vay tương đối cao nên chỉ xem xét vào thời kỳ cuối của suy thoái khi lãi vay hạ nhiệt).

Ngoài ra, cuối quá trình suy thoái, nhóm hàng tiêu dùng không thiết yếu, sau khi bị quên lãng (thực ra là bị thắt chặt chi tiêu của người dân khi kinh tế đi vào quá trình suy thoái) sẽ khiến giá bán giảm mạnh nảy sinh nhu cầu mua sử dụng lâu dài của người dân (trong trường hợp này thu nhập đã có sự kiểm soát nhất định, không suy giảm nhiều nữa).

D. Dấu hiệu khủng hoảng kinh tế trong chu kỳ kinh tế và thị trường chứng khoán 

  • Tăng trường GPD xuống đáy , các hoạt động kinh doanh bị trì trệ, không hiệu quả
  • Tín dụng bị cạn kiệt
  • Lợi nhuận sụt giảm
  • Chính sách không mang lại hiệu quả hoặc được nới lỏng
  • Bán hàng giảm, hàng tồn kho tăng.
Khủng hoảng kinh tế và thị trường chứng khoán
Chu kỳ kinh tế và thị trường chứng khoán

Khi khủng hoảng kinh tế thì là cơ hội để các bạn ôm về những cổ phiếu có tính cơ bản tốt. Tuy nhiên, Có một điều này bạn cần nhớ kỹ đó là: có những lúc chúng ta đã chọn được ngành tốt để đầu tư, công ty tốt để bỏ tiền vào nhưng phải chờ cho đến khi giá cổ phiếu của chúng về ngưỡng cực ký hấp dẫn và khó có thể giảm thêm mạnh (giảm hơn 10% chẳng hạn). Ngoài ra, do không thể đoán định được suy thoái và đáy sẽ kết thúc khi nào, nên bạn có thể lựa chọn những cổ phiếu phòng hộ như giai đoạn suy thoái của chu kỳ kinh tế

4. Các ngành kinh tế cơ bản ảnh hưởng đến nền kinh tế và chu kỳ kinh tế 

A. Ngành Tài chính – Ngân hàng – Chứng khoán:  Đây là ngành có mức độ nhạy cảm cao với lãi suất, lạm phát của nền kinh tế.

B. Ngành Vận tải: bằng đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không, đường ống…Ngành này phản ứng rất nhanh với dấu hiệu kinh tế phục hồi bởi để chuẩn bị cho một quá trình tăng trưởng mới thì nhu cầu vận chuyển, thông thương hàng hóa là cần thiết nhất lúc này

C. Ngành Công nghê thông tin: Đây là những doanh nghiệp chuyên cung cấp các giải pháp về sự tiên bộ trong khoa học công nghệ nhằm giải quyết bài toán tăng trưởng của nền kinh tế, của doanh nghiệp hay chỉ đơn thuần là giải quyết nhu cầu vui chơi giải trí ở cấp cao hơn. Ngành công nghệ thông tin có dư địa tăng trưởng rất tốt vào giai đoạn kinh tế phục hồi và tăng trưởng.

D: Ngành Nguyên liệu cơ bản: là nhóm cổ phiếu của những công ty có liên quan đến việc tìm kiếm, phát triển và chế biến nguyên liệu thô. Nhóm ngành này bao gồm các công ty tham gia vào việc khai thác và luyện kim, sản phẩm hóa chất và lâm sản.

E. Ngành Công nghiệp cơ bản: Ngành chế tạo sản xuất máy móc thiết bị, tài sản cố định và công cụ cho ngành công nghiệp và nông nghiệp: cơ khí chế tạo máy, thiết bị điện, điện tử, tin học phần mềm và hóa chất. VD: TMT, CSV..,,

G. Ngành Năng lượng – Dầu khí: bao gồm những công ty thăm dò dầu mỏ quốc tế hoặc nội địa, các công ty cung cấp dịch vụ năng lượng. VD: GAS, PVD

H. Ngành Kim loại quý hiếm

I. Ngành Hàng tiêu dùng không thiết yếu gồm những nhóm hàng tiêu dùng nhạy cảm với chu kì của nền kinh tế như: xe hơi, hàng gia dụng lâu bền (đồ điện tử gia dụng), hàng may mặc và các thiết bị giải trí, giáo dục. Nhóm dịch vụ bao gồm khách sạn, nhà hàng, trung tâm, giải trí và truyền thông. VD: HAX, PTB…

K. Ngành y tế: dược phẩm, chăm sóc sức khỏe… như DHG, DMC…

L. Ngành tiện ích: các tiện ích công cộng như điện nước: SAB, SJD…

M. Ngành hàng tiêu dùng thiết yếu: những sản phẩm tiêu dùng được tiêu thụ dễ dàng và nhanh gọn như: đồ uống (bao gồm cả bia), thực phẩm, sữa, các sản phẩm chăm sóc cá nhân và gia đình, thuốc lá… VD: VNM, SAB, QNS, CLC.

5. Dự báo giai đoạn phát triển của Việt Nam trong chu kỳ kinh tế

Khi theo dõi về tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam qua các năm, nếu áp dụng mô hình các giai đoạn của chu kỳ kinh tế thì các bạn có thể thấy rằng năm 2020 nền kinh tế cũng như thị trường chứng khoán bắt đầu tạo đáy, và từ khoảng quý 3/2020 bắt đầu đi vào pha phục hồi cho đến nay.

Trong giai đoạn này, chúng ta cũng đã được chứng kiến sự hưng phấn của thị trường chứng khoán khiến các cổ phiếu tăng bất chấp và đôi khi có sự phi lý trong đó, nếu đánh giá yếu tố tăng giá mạnh mẽ này thì nguyên nhân hầu như không thực sự đến từ tình hình kinh tế hiện tại bởi dịch Covid vẫn hoành hành, kinh tế đang dần phục hồi chứ chưa  thể phản ánh mạnh mẽ vào thị trường. Nguyên nhân thị trường tăng bất chấp hầu hết đến từ những nhà đầu tư mới – FO.

Các nhà đầu tư FO sau khi chứng kiến sự hồi phục mạnh mẽ của thị trường năm 2020 và quá nhiều người thành công trong giai đoạn này, thì đã gia nhập thị trường chứng khoán. Điều này đã tạo nên sự hưng phấn và một dòng tiền mới đẩy một số dòng cổ phiếu đặc trưng cho sự phục hồi là ngân hàng, chứng khoán và nguyên vật liệu cơ bản (thép..) tăng phi mã.

Tuy nhiên, xét về chu kỳ kinh tế, có thể thấy chúng ta vẫn còn nhiều cơ hội trong giai đoạn này, những nhà đầu tư có thể chờ đợi các nhịp chỉnh của thị trường, hoặc những diễn biến tâm lý của những dòng tiền mạnh có sự thay đổi, giả sử từ lạc quan sang chán nản, đó chính là những khoảnh khắc thị trường có những nhịp điều chỉnh và là cơ hội mua vào và tích lũy những cổ phiếu có chất lượng.

Đồng thời, các nhà đầu tư nên tái cơ cấu lại danh mục đầu tư, chuyển dịch sang các ngành nghề phù hợp với chu kỳ kinh tế đã nêu ở trên, tập trung vào các cổ phiếu có tính cơ bản tốt, đồng thời có thể ưu tiên nắm giữ tiền mặt nhiều hơn cho những cơ hội tiếp theo.

Trên đây là một số phân tích riêng của Trần Việt MB, hy vọng đem đến cho quý nhà đầu tư những góc nhìn bao quát và toàn cảnh hơn giúp các bạn có những lựa chọn chính xác.

Quý anh chị có thể gửi các câu hỏi hoặc các vấn đề thắc mắc vào các kênh liên hệ phía dưới.

Ngoài ra, Có nhiều anh chị hỏi Trần Việt về việc nên lựa chọn công ty chứng khoán nào để giao dịch thì mỗi công ty sẽ có một điểm mạnh, nhưng riêng mình thì lựa chọn TCBS (Techcombank) vì phí giao dịch thấp nhất trên thị trường là 0.1%, và TCBS thì không hướng đến xây dựng đội môi giới riêng, mà hướng đến việc cung cấp đầy đủ các công cụ để nhà đầu tư tự chủ động nghiên cứu và quyết định mà không phải thông qua môi giới, đồng thời nếu như bạn có không nhiều kiến thức đầu tư có thể lựa chọn các quỹ mở ví dụ quỹ trái phiếu của TCBS là Top 1 thị trường, quỹ cổ phiếu, quỹ trái phiếu linh hoạt để ủy thác đầu tư. Mình gửi link đăng ký hướng dẫn mở tài khoản trực tuyến không cần qua quầy của Tech: Tại đây

————————————

Về tớ – Trần Việt MB

  • Gương mặt tư vấn tài chính xuất sắc trên Website MB Ageas: Tại đây 
  • Vietnamnet: Tại đây

———————————–

Lĩnh vực hoạt đông tại MB Group

1. Tư vấn bảo hiểm nhân thọ Quân đội MB Ageas (BHNT Quân đội)(Tớ luôn cam kết nếu không tư vấn đầy đủ hoàn tiền 100%)

2. Tư vấn đầu tư chứng khoán tại Chứng khoán MB – MBS.

3. Tư vấn đầu tư quỹ mở MB Capital.

4. Coaching Tư vấn Tài chính

Bạn có thể chỉ dành 5 phút mở tài khoản MB Bank để nhận được chính sách:

  • Miễn 6 loại phí ngân hàng: Phí quản lý tài khoản; phí chuyển tiền trọn đời; Phí thông báo số dư biến động; Phí duy trì, Phí rút tiền, Phí phát hành
  • Miễn phí Số đẹp + Tài khoản số điện thoại

Mình gửi link đăng ký hỗ trợ mở tài khoản: Tại đây

4. Khoá học:” Money Game Winner – Chiến thắng trò chơi tiền bạc” , mình có xây dựng và triển khai khoá học ưu đãi 599.000 đồng trong 3 buổi học liên tục (Giá gốc 1.800.000 đồng). Bạn có thể xem tại đây

———————————–

Hỗ trợ miễn phí

  • Điều chỉnh tư vấn hợp đồng bảo hiểm lỗi.
  • Hỗ trợ quy trình giải quyết quyền lợi bảo hiểm của 18 công ty trên thị trường

———————————–

Một số kênh liên hệ:

  1. Nhóm Zalo dành cho khách hàng đang tìm hiểu: Tại đây
  2. Nhóm Facebook hỗ trợ tư vấn viên” Tại đây  / Nhóm Zalo hỗ trợ tư vấn viên: Tại đây
  3. Nhóm Chia sẻ giá trị về Kỹ năng làm cha mẹ: Tại đây

Kênh mạng xã hội

1. Fanpage: Trần Việt MB 

2. Zalo: 090.226.1286

3. Email: / .

4.Website: Trần Việt MB

5. Youtube: Trần Việt MB