Kiến thường sống ở đâu

Những điều ít biết về loài kiến

Nguyên Trường [Nguồn tham khảo: Toptenz]

09:00 13/10/2017

Người ta cho rằng, hiện trái đất có tới 10 triệu tỉ con kiến, bất chấp việc mỗi ngày chúng bị giết rất nhiều. Theo giới sinh vật, ước tính loài kiến chiếm khoảng 15-20% tổng số cá thể động vật sống trên cạn.

Kiến là động vật thuộc bộ cánh màng, lớp sâu bọ. Nhà khoa học Corrie Moreau và các đồng nghiệp người Pháp đã công bố một nghiên cứu cho thấy kiến xuất hiện cách đây từ 140 đến 170 triệu năm. Có nghĩa chúng là sinh vật cổ đại bậc nhất vẫn tồn tại cho đến ngày nay, bất chấp sự biến động dữ dội của trái đất.

Từ đó người ta nhận thấy kiến có khả năng sinh tồn rất cao trong tất cả các điều kiện thời tiết. Khả năng sống sót ấy do thiên nhiên ban tặng, vì rằng chúng không cho thấy có dấu hiệu biến đổi cho phù hợp. Có nghĩa là rất có thể một con kiến cách đây 170 triệu năm với một con kiến bây giờ cũng không khác gì nhau.

Người ta cho rằng, trái đất tồn tại khoảng 20.000 loài khác nhau, với 4.500 họ. Chúng có mặt ở tất cả mọi nơi trên trái dất. Ngay cả những nơi cực kỳ lạnh giá là hai cực của trái đất, hay là giữa tâm xích đạo nóng như nung. Kiến có nhiều chủng loại, nhưng màu sắc thường chỉ là đỏ hoặc đen. Cá biệt mới có loài pha thêm màu trắng.


Loài kiến lông nhím có màu sắc khá giống một con gấu trúc.

Kiến là loài sống bầy đàn, với cách tổ chức xã hội khá riêng biệt. Mỗi tổ kiến trung bình có khoảng 100.000 con trong một đàn với một mẹ duy nhất [kiến Chúa, có thể sống dai tới 30 năm]. Ở đây, có điều gì đó giống cách tổ chức cuộc sống bầy đàn của loài ong. Tuyệt đại số kiến con lại trong đàn là kiến thợ [chỉ sống từ 1-2 năm]- được ví như những lao động chăm chỉ, miệt mài nhất trái đất. Công việc của kiến thợ là chăm sóc kiến chúa, ấp trứng, chuyển trứng, nuôi kiến con, xây dựng hang, kiếm thức ăn, canh gác...

Cũng ít người biết rằng, tất cả kiến thợ đều là giống cái nhưng cơ quan sinh sản chưa phát triển đầy đủ, nên không bao giờ có thể trở thành kiến Chúa mà mãi mãi chỉ là chân “cu-li” từ khi sinh ra cho đến chết.

Kiến được xem là loài mạnh nhất vì chúng có thể vác thức ăn nặng hơn chúng cả 10 lần. Nhưng để vận chuyển lượng thức ăn nặng nề đó, chúng phải dùng sức mạnh tập thể trong sự phối hợp. Chúng cùng nhau khiêng thức ăn kiếm được một cách rất dễ dàng, khi mà cả ngàn con cùng chung sức.


Liên kết tạo nên sức mạnh của loài kiến.

Kiến ở đâu cũng có, ai cũng có thể nhìn thấy chúng hoặc bị chúng đốt, nhưng ít người biết rằng chúng cũng có những tác dụng tích cực. Người Masai ở phía đông châu Phi có thói quen dùng kiến làm công cụ chữa lành vết thương. Khi một người trong bộ lạc bị thương, họ sẽ bắt một vài con to xác trong đàn “kiến quân đội” để chúng cắn ở hai bên vết thương, sau đó bỏ phần thân kiến mà chỉ giữ lại phần đầu kiến trên vết thương. Từ đó vết thương không chảy máu và lành lại một cách nhanh chóng.

Kiến là loài vật có cuộc sống khá vệ sinh. Cụ thể là việc xử lý những con bị chết. Khi một con chết, các con kiến khác trong đàn sẽ cùng nhau khiêng xác con kiến xấu số ra khỏi tổ, với mục đích duy nhất là giữ vệ sinh, tránh nhiễm trùng hoặc dịch bệnh lây lan. Lũ kiến thợ sẽ lo việc khiêng vác dưới sự chỉ huy của một con kiến được cho là có vai trò đảm trách việc mai táng của đàn.

Cũng thật ngạc nhiên khi người ta biết rằng kiến là loài côn trùng có hệ thống tổ chức rất tiến bộ. Cùng với kiến Chúa, kiến thợ, kiến chỉ huy mai táng thì còn có kiến “thầy giáo”. Sinh ra, để có đủ kỹ năng cần thiết, chúng trải qua một quá trình học hỏi dưới sự hướng dẫn của những “thầy giáo”. Những con kiến “thầy giáo” trong tổ sẽ dạy cho các con kiến trẻ hơn làm công việc cần thiết. Trong trường hợp “học sinh” học chậm và “thi trượt” trong kỳ kiểm tra, chúng sẽ được chuyển đến một công việc khác ít cần đến kỹ năng hơn.

Không chỉ biết tìm mối mà loài kiến còn biết “chăn nuôi” tạo ra nguồn dự trữ thức ăn. Chúng biết nuôi các côn trùng như rệp và sâu bướm để lấy chất ngọt tiết ra từ những con côn trùng này. Khi đến thời điểm thu hoạch chất ngọt từ bầy côn trùng, kiến “vắt sữa” bằng cách dùng râu của chúng. Thật hết sức thú vị khi biết rằng đàn kiến mang theo bầy côn trùng được chúng nuôi dưỡng khi di chuyển tới một khu vực mới. Không khác gì con người đưa gia súc đi theo đến những nơi cỏ cây tươi tốt hơn.


Kiến có cách tổ chức cuộc sống bầy đàn rất đặc biệt.

Trong thế giới loài kiến cũng tồn tại những cuộc đấu tranh sinh tồn rất khốc liệt. Vì vậy, việc rèn luyện kỹ năng chiến đấu có chiến thuật được coi là nhiệm vụ sống còn. Khi lâm trận, chúng biết chiến đấu theo các chiến thuật khác nhau dựa trên tình trạng đe dọa cụ thể. Chúng thậm chí còn biết gây rối loạn, tung hỏa mù khiến cho đối phương nhầm lẫn và tự tấn công nhau.

Người ta từng nói đến sự phi thường trong thế giới loài kiến. Chúng không có tai mà cảm nhận âm thanh từ rung động mặt đất, thông qua bộ cảm biến nhạy cảm trên các chân. Chúng có khả năng tồn tại đến huyễn tưởng bất chấp sự khắc nghiệt của thời tiết, khí hậu. Chính vì thế kiến cũng là một trong những sinh vật đầu tiên trên trái đất được con người đưa ra ngoài vũ trụ trong thí nghiệm chinh phục bầu trời. Kiến có thị lực kém, bù vào đó chúng thường sử dụng từ trường của trái đất để định hướng đường đi. Chúng được coi là loài côn trùng thông minh nhất khi trong cái đầu bé nhỏ của kiến có hơn 250.000 tế bào não.

Là loài vật siêng năng chăm chỉ, kiến cũng được cho là những “vận động viên cừ khôi”. Nếu một con kiến có kích thước tương đương với con người, thì chúng có thể chạy bộ đạt vận tốc chạy trung bình 55 km/h mà không bao giờ bị mệt. Chúng lại có thể nâng một vật có trọng lượng gấp 50 lần cơ thể nó với sức mạnh phi thường.

Chủ đề: sinh vật khả năng rất cao Loài kiến ít biết sinh tồn

Đã bao giờ bạn thấy một con kiến đang bò trên quầy bếp hay trên bàn ăn, và tự hỏi chúng từ đâu chui ra không ? Tất nhiên con kiến trốn trong nhà bạn, ở một nơi nào đó bạn không biết.

Vậy kiến thường trốn ở đâu trong nhà ? Pest-Solutions sẽ bật mí cho bạn những nơi kiến thường làm tổ. Xử lý những nơi này với thuốc diệt côn trùng, bạn sẽ không bao giờ nhìn thấy chúng nữa.

Kiến thích những nơi ấm áp và ẩm ướt để để làm tổ và tìm kiếm thức ăn. Nhưng chỗ có nhiều nguồn nước hoặc ẩm thấp là nơi tập trung của kiến. Bên cạnh đó, yếu tố thời tiết cũng ảnh hưởng đến sự xuất hiện của kiến, ví dụ như mùa hè.

Một cuộc khảo sát gần đây của các chuyên gia về sâu bệnh trên toàn quốc, do Hiệp hội Quản lý dịch hại quốc gia tiến hành, cho thấy các nhà bếp chiếm 96% khả năng bị kiến và phòng tắm là 89%.

1. Bếp

Bếp là khu vui chơi số 1 của kiến

Không có gì ngạc nhiên khi nhà bếp được coi là nơi yêu thích nhất của kiến. Ngoài việc tiếp cận thực phẩm, bồn rửa cung cấp nguồn nước mà kiến ​​cần để tồn tại. Nếu bạn lo lắng về việc kiến lây nhiễm vi khuẩn cho thực phẩm của mình. Dưới đây là một số mẹo để đuổi kiến ra khỏi bếp:

  • Bảo quản các đồ gia vị ngọt như đường, xi rô và mật ong trong hộp nhựa đóng nắp, và lau chúng thường xuyên để loại bỏ bất kỳ chất cặn bám dính nào. Bạn cũng có thể đặt một chiếc lá Nguyệt quế bên trong thùng chứa hàng để đuổi kiến ra. Hương thơm của lá Nguyệt quế sẽ ngăn chặn kiến ​​và các loài côn trùng khác như gián.
  • Làm sạch các vết đổ của dầu mỡ trên mặt bàn và sàn nhà ngay khi xảy ra.
  • Vứt những lon nước ngọt rỗng sau khi sử dụng vào thùng rác. Nên rửa sạch nếu bạn mún tái sử dụng.
  • Kiểm tra trái cây cúng, bất kỳ quả chín nào cũng sẽ thu hút kiến.
  • Để ý xem có nơi nào đang bị rỉ nước hoặc ngập nước không, quan sát kỹ trong và xung quanh căn nhà
  • Nếu bạn có vật nuôi, hãy nhớ lấy thức ăn thừa và thường xuyên rửa bát.

2. Nhà vệ sinh

Các khu vực xung quanh nhà có độ ẩm cao quá mức được biết đến là nơi thu hút kiến, gián, mốimuỗi. Do đó, phòng tắm là một trong những nơi rất dễ bị nhiễm khuẩn. Ví dụ, kiến thợ mộc thường xây dựng tổ trong các khu vực ẩm ướt như gạch lót trong phòng tắm hoặc dưới bồn rửa. Để ngăn ngừa sự kiến xâm nhập phòng tắm, chủ nhà nên:

  • Thỉnh thoảng, kiểm tra bồn rửa, nhà vệ sinh và bồn tắm xem có bất kỳ rò rỉ hoặc nhỏ giọt nào khồng.
  • Lau chùi kỹ lưỡng nhà vệ sinh bằng cách chùi sàn nhà bằng các chất tẩy uế, và lau bên trong ngăn kéo bằng nước xà phòng ấm.
  • Kiểm tra xem bảo dầu gội đầu, kem dưỡng da và xà phòng có thứ nào đổ ra ngoài hay không

3. Các khu vực khác

Con kiến ​​có thể dễ dàng tìm ra lối thoát trong nhà ngay cả những vết nứt nhỏ nhất, do đó các khu vực khác của ngôi nhà cũng là nơi ẩn náu chung. Một cuộc khảo sát của NPMA cho thấy kiến ​​cũng được tìm thấy trong các khu vực sau:

  • Bên trong bức tường [73%]
  • Phòng ngủ [61%]
  • Phòng khách [60%]
  • Tầng hầm [54%]
  • Máy điều hòa nhiệt độ và sưởi ấm [37%]

Cần làm gì để diệt kiến trong nhà ?

Để giữ kiến ​​tránh tìm ra cách thức bên trong, chủ nhà nên chủ động phòng chống loài côn trùng gây hại này bên trong và xung quanh căn nhà. Các chuyên gia khuyên bạn nên:

  1. Niêm phong bất kỳ vết nứt nào trên tường bằng silicone
  2. Sửa chữa các lỗ hổng trên cửa sổ và cửa ra vào
  3. Thay thế các vật liệu xuống cấp theo thời gian
  4. Giữ cho cây cối được tỉa và tránh xa căn nhà

Kiến thường trốn ở nhiều nơi trong nhà, cùng với rệp giường là những loài khó tiêu diệt nhất. Do đó, nếu bạn cảm thấy bất lực trong việc tiêu diệt chúng thì hãy liên hệ với Pest-Solutions. Chúng tôi sẽ cử nhân viên đến tư vấn và diệt kiến cho bạn. Liên hệ 0901415012 – 0901415013 để biết thêm thông tin chi tiết.

Hi vọng bài viết Kiến thường trốn ở đâu trong nhà ? sẽ cung cấp cho bạn những thông tin thú vị.

Xem thêm: vòng đời của kiến

Pest-Solutions

Video mẹo diệt kiến tự nhiên
 

Video liên quan

Chủ Đề