Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên nghĩa là gì

a, trích từ bài thơ "rằm tháng giêng" của Hồ Chí Minh. Bài thơ đc sáng tác đầu năm 1948 trong thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp

b, 2 câu trên điệp ngữ "xuân" muốn nhấn mạnh dường như hơi thở, sức sống mãnh liệt của mùa xuân trong mọi sự vật, trong bầu trời, trong mặt nước, trong cây cối

c, Người vẽ ra cảnh thiên nhiên ấy hẳn phải có tâm hồn nhạy cảm và tình yêu quê hương tha thiết

   Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:

Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên

Xuân giang, xuân thuỷ tiếp xuân thiên

Yên ba thâm xứ đàm quân sự

Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.

                                                                  [SGK7/140,  Nguyên tiêu – Hồ Chí Minh]

1] Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào? Phương thức biểu đạt chính là gì?

2] Kể tên 2 bài thơ có cùng thể thơ mà em được học.

3] Xác định quan hệ từ trong các câu sau:

a. Lắng tai nghe thật kĩ, đâu đây có cái gì rung động như cánh của những con bướm mới ra ràng.

b. Sách vở là vũ khí của con, lớp học là đơn vị của con, trận địa là cả toàn cầu và chiến thắng là nền văn minh nhân loại.

c. Thực sự mẹ không lo lắng đến nỗi không ngủ được. Mẹ tin đứa con của mẹ lớn rồi. Mẹ tin vào sự chuẩn bị rất chu đáo cho con trước ngày khai trường. Còn điều gì để lo lắng nữa đâu! Mẹ không lo, nhưng vẫn không ngủ được.

d. Giọng nói bà tôi đặc biệt trầm bổng, nghe như tiếng chuông đồng. Nó khắc sâu vào trí nhớ tôi dễ dàng như những đoá hoa. Khi bà tôi mỉm cười, hai con ngươi đen sẫm nở ra, long lanh, hiền dịu khó tả. Đôi mắt ánh lên những tia sáng ấm áp, tươi vui và không bao giờ tắt.  Mặc dù trên đôi má ngăm ngăm đã có nhiều nếp nhăn, khuôn mặt của bà tôi hình như vẫn tươi trẻ.

“Ai siêng thì quải”

Tết Nguyên đán vừa trôi qua, dư âm còn đọng lại đâu đó trên những cánh hoa muộn. Người ta chưa vội cất tâm tình đầu năm, chưa thực sự quay trở lại nhịp sống ngày thường, mà còn ngóng… Tết Nguyên tiêu. Rằm tháng Giêng đi vào tâm thức của người Việt một cách trang trọng, đầy tín ngưỡng: “Lễ Phật quanh năm không bằng ngày rằm tháng Giêng”.

Nhiều ngôi chùa mở rộng cửa đón khách thập phương, gắn liền với các lễ hội tâm linh đặc sắc. Dần dần, hình thành một phong tục văn hóa truyền thống: đi chùa đầu năm, trong dịp rằm tháng Giêng. Thật ra thì lễ chùa lúc nào cũng phù hợp cả, miễn lòng người cảm thấy an nhiên, tìm thấy sự yên ổn trong tâm hồn khi bước vào thiền môn. Nhưng với nhiều người, lễ chùa vào đầu năm mới sẽ mang lại niềm tin sâu sắc về bình an, may mắn cho cả năm. Họ gửi gắm ước mong: “vạn sự khởi đầu” sẽ chẳng “nan”!

Ông bà xưa còn tổng kết phong tục tập quán bằng câu nói: “Rằm tháng Giêng ai siêng thì quải, rằm tháng Bảy kẻ quải người không, rằm tháng Mười, mười người mười quải”. Không nhất thiết phải bày mâm cúng rằm tháng Giêng, cách thức cúng có thể thay đổi, cân nhắc tùy theo điều kiện kinh tế, truyền thống từng vùng, miền, gia đình. Thường, ngoài mâm lễ gia tiên, mọi người làm thêm một đàn lễ ngoài trời để cảm ơn đất trời, thánh thần, các vị anh hùng dân tộc… đã cho họ cuộc sống hôm nay.

Nếu không đủ điều kiện tổ chức lễ hoặc  bị chi phối bởi việc mưu sinh thì chỉ cần một ấm trà, vài chén rượu nhạt, ít trái cây, mấy nén nhang, cùng lòng thành kính là đủ. Dưới ánh trăng viên mãn, người người dành thời gian cho gia đình, tận hưởng chút Tết còn lại, chuẩn bị tâm thế cho chuỗi ngày lao động cần cù sắp tới. Tháng Giêng không còn là “tháng ăn chơi” như câu cửa miệng trước kia nữa. Rằm tháng Giêng như một mốc thời gian gắn liền với bắt tay vào đồng áng, trở lại công việc, thế mới tạo ra no đủ, thịnh vượng như ước nguyện của chính mỗi người.

“Nguyệt chính viên”

Nhiều tài liệu cho rằng, trăng thượng nguyên thường lung linh, không khí giao hòa của đất trời trong những ngày đầu năm mới tạo nên cảm hứng cho hoạt động thi ca. Vì vậy, vào dịp này, vua chúa thường triệu tập các trạng nguyên và những người đỗ đạt cao về vườn thượng uyển cùng nhau xem hoa thưởng nguyệt, làm thơ xướng họa, ứng đáp câu đối… tưng bừng lễ hội với yến tiệc rộn ràng. Tết Nguyên tiêu còn được gọi là Tết Trạng nguyên, đề cao tinh thần hiếu học, văn chương, tạo thành một cái Tết thấm đẫm tri thức, chất thơ ca nghệ thuật, nuôi dưỡng tâm hồn con người.

Truyền thống ấy đã truyền lại từ thế hệ này qua thế hệ khác. Nhưng Nguyên tiêu trở nên đặc biệt hơn bao giờ hết, khi bài thơ “Nguyên tiêu” được Bác Hồ sáng tác vào dịp rằm tháng Giêng năm Mậu Tý [1948], là áng thi ca bất hủ về nguyên tiêu đến tận ngày nay. “Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên…”, giữa khung cảnh trời mây hữu tình, nên thơ và trong không khí “đàm quân sự”, đêm trăng tháng Giêng pha lẫn ước mong, tâm tình và kỳ vọng vào những điều tốt đẹp nhất cho mai sau. Giá trị tư tưởng và nghệ thuật của “Nguyên tiêu” mãi mãi vang vọng cùng non sông, đất nước và hiện hữu như một áng thơ tuyệt mỹ trong nền thi ca Việt.

Từ năm 2003, Hội Nhà văn Việt Nam quyết định chọn ngày rằm tháng Giêng hàng năm, ngày Bác Hồ viết bài thơ “Nguyên tiêu” làm Ngày thơ Việt Nam. Từ đó về sau, vào ngày rằm tháng Giêng hàng năm, trên khắp mọi miền đất nước đều diễn ra nhiều hoạt động phong phú, như: ngâm thơ, đọc thơ, bình thơ, sáng tác thơ, giao lưu giữa nhà thơ với công chúng, xem thư pháp thơ…

Năm nay, dịch bệnh hoành hành, đêm thơ Nguyên tiêu tạm vắng bóng. Trăng vẫn sáng rõ trên bầu trời, nhưng chẳng viên mãn như trước. Thi ca lùi về sau, nhưng bao cảm xúc nhân văn vẫn đong đầy trong cuộc sống. Khi “cuộc chiến” chống COVID-19 kết thúc, còn nhiều rằm tháng Giêng trong tương lai, nhất định sẽ tạo nhiều cảm hứng để thi nhân sáng tác.

Đêm trăng rằm tháng Giêng mang một phong vị rất riêng, rất thiêng liêng. Bởi vì đó là đêm trăng đầu tiên của năm, nên được xem là đẹp nhất, tràn ngập không khí tươi mới của đầu xuân. Từ đêm rằm tháng Giêng năm ấy, “trăng ngân đầy thuyền” trở thành trăng ước hẹn cho bao điều tốt đẹp nhất trong cuộc sống. Đó là thịnh vượng cho đất nước, bình yên cho mỗi nhà, mỗi người…

Bài, ảnh: GIA KHÁNH

Phiên âm:

Nguyên tiêu

HỒ CHÍ MINH

4. Nguyên Tiêu [3]Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,Xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên.Yên ba thâm xứ đàm quân sự

Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.

1948

Dịch nghĩa:Đêm rằm tháng riêngĐêm nay, rằm tháng riêng, trăng vừa tròn,Nước sông xuân tiếp liền với màu trời xanh.Giữa nơi khói sóng thăm thẳm, bàn bạc việc quân,Nửa đêm trở về, ánh trăng đầy thuyền.

1948

Dịch thơ:Rằm tháng riêngRằm xuân lồng lộng trăng soi,Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân.Giữa dòng bàn bạc việc quân,

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.

XUÂN THỦY dịch

Trăng xưa ngời sáng với xuân này

Lời bình của Thư Trai

Cuối năm 1947, với ảo vọng "đánh nhanh thắng nhanh", thực dân xâm lược Pháp mở những trận càn lớn vào chiến khu Việt Bắc, ngỡ có thể chớp nhoáng tiêu diệt bộ chỉ huy tối cao cuộc kháng chiến cứu nước của quân và dân ta.

Song, quân giặc đã phải chuốc lấy thất bại thảm hại... Đầu xuân 1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì cuộc Hội nghị Trung ương mở rộng, vạch phương hướng và nhiệm vụ mới cho một giai đoạn phát triển của Cách mạng Việt Nam, chuẩn bị từng bước vững chắc để đi đến thắng lợi hoàn toàn.

Nhà thơ Xuân Thủy kể lại: Sau cuộc họp ở chốn "yên ba thâm xứ", Bác xuôi thuyền về nơi căn cứ. Nhân trăng sáng, cảnh đẹp, Bác cảm hứng đọc:

Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên
Xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên

Rồi thêm hai câu nữa thành bài Nguyên tiêu.

Có người đề nghị Bác cho dịch ra tiếng Việt. Bác bảo: "Có Xuân Thủy đây, Xuân Thủy dịch đi".

Sau một hồi suy nghĩ, Xuân Thủy đọc bản dịch.

Bác khen: "Dịch lưu loát, giữ được chất thơ, nhưng dòng thứ hai có ba chữ xuân hòa với nhau mà bản dịch chỉ có hai chữ xuân, thế là ý thì đủ mà chữ còn thiếu"...

Về sau, nhà thơ - dịch giả Xuân Thủy đưa thêm một chữ xuân nữa vào bản dịch như chúng ta đã biết.

Nhưng giữa ba chữ xuân trên cùng một dòng thơ và ba chữ xuân trên cả hai dòng là cả một khoảng cách không dễ gì thu ngắn lại. Sự lặp lại ở đây vừa chuyển tải nội dung vừa là điểm nhấn của hình thức nghệ thuật.

Bản dịch có được sự thanh thoát và độ biểu cảm khá nhuần nhuyễn. Nhất là một chữ ngân thêm vào ở dòng kết như một xuất thần của người dịch. Song, độ sâu sắc và những chi tiết hiện thực, vốn là đặc điểm của phong cách ngôn từ Hồ Chí Minh trong nguyên tác thì bản dịch đã không sao thể hiện hết được.

Với "yên ba thâm xứ", tác giả vừa muốn gợi lại một không khí rất Đường thi trong thơ cổ lại vừa ghi khắc được màn sương mù dày đặc vùng cao những ngày mùa đông Việt Bắc hồi giữa thế kỷ trước.

Giữa dòng gần như chưa nói được điều gì. Chính trong màn sương huyền ảo và kín đáo đó những nhà cách mạng, trao đổi những điều có tính chất sống còn của Tổ quốc, của dân tộc. Câu thơ "Yên ba thân xứ đàm quân sự" khi đọc lên ta nghe mang một âm hưởng như có gì chùng xuống. Những từ xứ, sự gợi lên sự trầm khuất. Nhưng ngoài ra, ở ba dòng còn lại:

Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên
Xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên

Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền

với những từ nguyên, viên, thiên, thuyền là những âm vang tạo cho âm hưởng câu thơ nét lạc quan, tươi sáng.

Câu thơ cuối Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền với thanh huyền ở vần thuyền kết bài gợi cho ta một không gian thật bát ngát, cũng là dư vang cho cả bài thơ. Nhà thơ trở về trên một con thuyền đầy trăng. Thật là thơ mộng. Như bao nhiêu bậc thi nhân lớn của truyền thống thơ phương Đông.

Cảm hứng của Nguyên tiêu là cảm hứng của niềm vui, hạnh phúc, tin tưởng và hy vọng. Trong cuộc đời đầy thử thách của tác giả, những khoảnh khắc như thế này thật quý giá. Nhất là lại đêm Nguyên tiêu và vầng trăng Nguyên tiêu bao giờ cũng gợi lên những tình cảm thật thiêng liêng trong tâm thức phương Đông, tâm thức Việt Nam. Dù ta biết trăng và thơ vẫn luôn song hành trong suốt cuộc đời Người. Nhưng ở bài thơ này vẫn có một điều gì thật xúc động.

Bài thơ vừa có được vẻ đẹp cổ điển mẫu mực vừa mang hơi thở ấm áp của thời đại. Mà đây lại là thời đại bão táp cách mạng. Ta thấy hiện lên rất đẹp cái tôi trữ tình của tác giả - Người mà sự hòa hợp hoàn hảo đã được thi sĩ - Phêlich Pita Rôđrighêt - gợi lên trong mấy dòng hết sức cô đọng:

Bởi vì Người là Chủ tịch Hồ Chí MinhNhà thơ Hồ Chí Minh

Người nông dân Việt Nam trầm tĩnh Hồ Chí Minh...

Bài thơ chỉ được viết trong khoảnh khắc. Nhưng khoảnh khắc đã trở thành vĩnh cửu. Và, từ một câu thơ khác của Bác cũng viết ở Việt Bắc thuở ấy, Trăng xưa, hạc cũ với xuân này, trong ta cũng chợt thoáng lên niềm xúc động nghĩ rằng: Trăng xưa ngời sáng với xuân này.

Video liên quan

Chủ Đề