Kinh nghiệm đi thi HSG Văn

Lớp Văn ít nam nhưng xã hội nhiều “ông nhà văn”


Chào Anh Đức. Trước tiên xin chúc mừng Anh Đức với giải thưởng vừa nhận được!


Chào các bạn. Mình xin cám ơn về lời chúc này!


Bạn có thể chia sẻ cảm xúc của mình khi nhận được giải nhất HSG Quốc gia năm nay?


Mình thấy rất bất ngờ, quả là quá sức tưởng tượng. Lúc làm bài thi xong mình không được tự tin vào bài lắm. Mình chỉ nghĩ rằng có thể đạt giải chứ không nghĩ rằng lại được điểm cao như vậy. Mình đạt 17/20 điểm, số điểm cao nhất trong các bài thi học sinh giỏi quốc gia môn Văn năm nay.



Trần Anh Đức học sinh giỏi Văn toàn quốc


Đức nghĩ sao khi mình là một trong số rất ít các bạn nam theo học khối C?


Dù Văn rất ít bạn nam theo học nhưng hầu hết các nhà văn lớn đều là những “ông” nhà văn đó chứ đâu phải các “bà” nhà văn. Nhưng quả thực khi học trong một môi trường mà nữ giới áp đảo hơn hẳn thì quả là cũng có nhiều khó khăn.


Lớp mình chỉ có ba bạn nam thôi, nên đôi khi bản thân cũng thấy tự ti khi phải nhờ đến sự giúp đỡ của các bạn nữ. Chẳng hạn trong ngày 8/3 mấy đứa con trai không thể làm hết việc được nên đã phải nhờ đến các bạn nữ góp sức.


Theo Đức phẩm chất gì là cần thiết nhất cho một người học Văn?


Trước tiên theo mình, muốn học được Văn cần có niềm yêu thích, đam mê. Nhưng Văn là một môn rất đặc thù, đó là phải có năng khiếu, trong khi ở các môn khác, đó lại là điều thứ yếu, như Toán, Lý cần nhất thông minh và tư duy logic, Sử, Địa cần chăm chỉ và tư duy khoa học. Văn còn cần cái duyên và sự sâu sắc trong tâm hồn.


Theo Đức hạn chế của các bạn học sinh hiện nay khi học Văn là gì?


Hiện nay các bạn học Văn hầu hết là học với tâm lý “học để thi”, học thuộc lòng, dạy đọc chép. Điều đó dẫn đến sự lười nhác tư duy Văn học và nếu có tìm tòi khám phá thì lại e ngại không dám nêu ra, không dám bộc lộ thực cảm xúc của mình.


Học Văn phải học tính chân thực


Là một học sinh giỏi Văn nhất nước, vậy Đức có thể chia sẻ bí quyết nào để có thể học Văn tốt?


Thực ra thì mình cũng không có bí quyết gì cao siêu cả. Nhưng kinh nghiệm của mình là đọc nhiều, viết nhiều và sẵn sàng sáng tạo.


Không ai là người giỏi ngay từ đầu cả. Tất cả đều do quá trình rèn luyện mà thành. Quan điểm của mình là luôn luôn phải học hỏi những người giỏi hơn mình.


Mình thường hay đọc các tác phẩm kinh điển của những nhà văn lớn cả trong và ngoài nước. Trước tiên là bắt chước mạch tư duy, cách cảm thụ và cách viết của họ. Rồi sau đó mình sẽ áp dụng cách tư duy, cảm thụ của các bậc tiền bối ấy vào bài văn của mình.


Các bạn học sinh cần hiểu rằng học Văn không thể chỉ học trong nhà trường mà còn phải học từ thầy cô, từ bạn bè và từ các tác phẩm văn chương kinh điển để có được nhiều cách tư duy, cách cảm thụ khác nhau.


Học sinh thì cần phải có được cách học chủ động, phải biết đối thoại với thầy cô. Đôi khi cách cảm nhận của thầy cô về câu thơ, bài văn nào đó không hợp với cảm nhận của mình thì mình có thể trình bày những suy nghĩ của mình một cách thẳng thắn chân thực



Đội tuyển Văn trường Amsterdam trong ngày xuất quân


Cách làm một bài Văn hay cần chú trọng đến điều gì nhất?


Theo mình đó chính là viết chân thực, những gì mình nghĩ. Ngay từ khi còn bé tất cả chúng ta đều được dạy cần phải chân thực, thành thật. Nhưng hình như khi lớn lên tính chân thực lại bị chìm lấp dần đi. Không mấy ai dũng cảm nói lên những tình cảm, suy nghĩ thật của mình.


Trong Văn học cũng thế. Ít người viết thật thà tình cảm suy nghĩ của mình ra mà thường gắng gượng những gì không phải thuộc về tình cảm thật của mình. Những gì chân thực từ trái tim thì sẽ đi đến trái tim mà. Vậy nên muốn làm văn hay theo mình các bạn hãy cứ viết những gì mà mình suy nghĩ.


Mọi tác phẩm Văn học kinh điển đều phải xuất phát từ tình cảm thật, suy nghĩ thật mới có thể tồn tại được qua thời gian, năm tháng. Tình cảm thật mới tạo nên tác phẩm có chất lượng.


Khi phân tích tác phẩm thơ của Tố Hữu, Huy Cận mình cảm được những câu này hay, câu này chưa hay thì mình đều viết thẳng ra chứ không phải cứ phải áp đặt theo suy nghĩ hay cách cảm của thầy cô.


Đức có thể chọn bất cứ trường ĐH nào, vậy đâu sẽ là đích của bạn?


Mình thích luật và mình nghĩ rằng luật có thể giúp mình phát triển khả năng văn chương. Mình nghĩ làm nghề gì cũng đều không ảnh hưởng đến tình yêu Văn học.


Mình không dám mơ thành một nhà văn nhưng cũng sẽ cố gắng trong thời gian tới sẽ cho ra đời một vài tác phẩm thể hiện suy nghĩ của mình về cuộc sống.


Cám ơn Đức đã dành thời gian cho chúng tớ. Chúc bạn sớm có những tác phẩm văn chương của riêng mình.

Kinh nghiệm bồi dưỡng HSG Văn đạt giải cao

Rate this post

Trong bài viết này xin giới thiệu Kinh nghiệm bồi dưỡng HSG Văn đạt giải cao . Kinh nghiệm bồi dưỡng HSG Văn đạt giải cao chọn lọc cập nhật mới nhất giúp các em nắm kiến thức nâng cao, ôn luyện và thi HSG môn Văn đạt kết quả cao, đồng thời đề thi cũng là tài liệu tốt giúp các thầy cô tham khảo trong quá trình dạy. Đề thi HSG nơi luôn cập nhật các kiến thức mới nhất. Chúc các bạn thành công thành công !

KINH NGHIỆM NHỎ KHI LUYỆN HSG.

– Trong quá trình dạy trên lớp GV phải có vài 3 câu hỏi dành cho đối tượng HSG để các em tập làm quan, tập tư duy và cũng là nội dung mình sẽ bồi dưỡng ở buổi chiều.

Ví dụ 1: Khi dạy bài Chuyện người con gái Nam Xương Gv sẽ hỏi: Cái tài của mỗi nhà văn là phát hiện ra những hạt ngọc ẩn dấu bên trong tâm hồn của mỗi con người. Vậy theo em hạt ngọc ẩn dấu bên trong tâm hồn của Vũ Nương là gì? [Đây cũng sẽ là 1 đề HSG]

Ví dụ 2: Hay khi dạy bài Lão Hạc, Gv hỏi:

“Xây dựng tình huống truyện độc đáo là một trong những yếu tố góp phần đem lại sự thành công cho truyện ngắn, giúp nhà văn khắc họa rõ nét phẩm chất, tính cách, khả năng ứng xử của nhân vật đồng thời bộc lộ sâu sắc ý đồ tư tưởng của mình”. Vậy trong truyện tình huống nào bộc lộc tính cách nhân vật và tư tưởng của tác giả?

Ví dụ 3: Khi dạy Truyện Kiều, GV đặt câu hỏi: Vì sao nói truyện Kiều là viên ngọc quý cơ hồ không thể thay đổi hay thêm bớt một tí gì, như một tiếng đàn lạ không một lần lõ nhịp ngang cung?. Vậy viên ngọc quý trong truyện Kiều là gì?

Ví dụ 4: Hoặc khi dạy văn bản chuyện người con gái Nam Xương, GV cũng nên hỏi: Chi tiết trong truyện là người tí hon nhưng lại mang sứ mệnh của người khổng lồ? Vậy trong truyện chi tiết nào được xem là chi tiết tí hon nhưng mang sự mệnh người khổng lồ? Đó là sứ mệnh gì?

Ví dụ 5: Hoặc khi dạy ca dao lớp 7 ta có thể hỏi: Bác Hồ từng cho rằng: Ca dao là hòn ngọc quý” Vậy theo em em hiểu hòn ngọc quý ở ca dao là gì?

2. Khi dạy luyện buổi chiều

– GV nên luyện theo từng tác phẩm.

Một tác phaamrm Gv phải tìm ra nhiều đề thi, nhiều nhận định liên quan đến tác phẩm để bắt đầu khai thác, tìm hiểu, phân tích. Thật ra xoay đi xoay lại thì dù nhận định nào thì cũng hướng đến một khía cạnh nào đó của tác phẩm, của nhận vật mà thôi.

Ví dụ 6: Khi dạy bài Chuyện người con gái Nam Xương, Gv có thể đưa ra hàng loạt câu nhận định như:

– “Ở truyện ngắn, mỗi chi tiết đều có vị trí quan trọng như mỗi chữ trong bài thơ tứ tuyệt. Trong đó những chi tiết đóng vai trò đặc biệt như những nhãn tự trong thơ vậy”. [Nguyễn Đăng Mạnh]

– Chi tiết nghệ thuật trong truyện ngắn là những người tí hon mang trách nhiệm khổng lồ.

– Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn.

 Tất cả các nhận định trên đều hương đến một ĐÍCH: đó là chi tiết truyện.

3.  Khi về nhà

–  Sau mỗi buổi dạy, Gv phải ra cho HS 2 đến 3 đề để các em về nghiên cứu và lập dàn ý. Khi dạy buổi chiều, thầy và trò sẽ nghiên cứu đề đã cho trước, sau đó hoàn chỉnh thành một dàn ý chuẩn mực, đầy đủ. Sau khi hoàn thành dàn ý, Gv lại cho HS viết thành bài văn để Gv kiểm tra khả năng diễn đạt. Lưu ý là điều này nên làm ít thôi, nếu làm nhều HS sẽ ngán vì viết rất mệt. Kết thúc buổi học, Gv lại ra đề khác… cứ thế cuốn chiếu hết tất cả các đề.

4. Tổ chức thi thử.

– Đừng bao giờ nghĩ đề A, B, C mình dạy kĩ rồi, chắc em sẽ làm được. Không có đâu các bạn ạ. Dù mình đã dạy kĩ nhưng các em không nhớ hết được và có khi còn làm sai bé bét phát tức lên nữa í. Thi thử để căn thời gian cho chuẩn vì thời gian là cái bẫy mà hầu hết HS đêu mắc phải. Các em không biết phân phối thời gian cho từng câu hợp lí nên cầu đáng dành nhiều thời gian thì các em lại viết ít và ngược lại…Đây là lí do “cốt tử” là “điểm yếu chết người” mà không phải HS nào cũng thành thạo.

5. Thân thiện, ăn uống, thưởng cao

– thỉnh thoảng mìn cho các em 50 đến 70k cho các em ăn uống. Thường là 1 tuần 1 lần để động viên, khích lệ. Và ra giải thưởng: Đỗ tỉnh thưởng bao nhiêu, dỗ nhất huyện thưởng như thế nào…. 

6. Mình bị đau vai gáy, chỉ gắng gượng viết đến đây thôi. Đau lắm rồi. hu hu. Chuyện Bồi dưỡng HSG nó dài lắm, ko nói hết được…

Nguyễn Văn Thọ

Video liên quan

Chủ Đề