Kinh nghiệm thay tã cho trẻ sơ sinh

Kinh nghiệm đóng bỉm thay bỉm cho trẻ sơ sinh đúng cách

Lần đầu làm mẹ việc đóng bỉm thay bỉm cho trẻ sơ sinh có lẽ sẽ gây khó khăn nhất định cho các mẹ phải không nào. Hôm nay Nyna sẽ chia sẻ kinh nghiệm dành cho các phụ nữ lần đầu làm mẹ bằng những hướng dẫn chi tiết dạy cách thay bỉm cho bé dưới đây, chắc chắc việc thay bỉm cho trẻ chỉ còn là chuyện nhỏ. Cùng tham khảo nhé!

Dưới đây là những hướng dẫn để mẹ thay bỉm đúng cách cho con.

Thời điểm nên thay bỉm, tã lót cho bé

Trong những tháng đầu tiên sau sinh, cứ khoảng 2-3 giờ đồng hồ bạn nên thay bỉm cho bé. Tất nhiên, nếu bé đại tiện thì cần phải thay ngay. Trong tháng đầu tiên, bạn nên dùng tã giấy thay cho bỉm. Từ tháng thứ 2 trở đi bạn có thể dùng bỉm.

Khi mua bỉm hay tã giấy, lba mẹ nên ưu ý cân nặng của bé để mua bỉm/tã giấy phù hợp, vì nếu bé mặc chật quá hay chật quá cũng đềugây ngứa ngáy khó chịu. Các loại bỉm hay tã giấy đều có thể để lâu, do đó bạn có thể mua số lượng lớn để trong nhà, phòng trường hợp bận rộn, không thể mua thường xuyên.

Kinh nghiệm thay tã cho trẻ sơ sinh

Khi thay bỉm nên vệ sinh vùng kín cho bé

Khi thay bỉm hoặc tã cho bé, bạn nên làm vệ sinh cho bé. Những cách đơn giản sau đây giúp bạn vệ sinh sạch sẽ vùng kín cho bé:

- Nếu bé đi đại tiện, hãy dùng giấy vệ sinh loại thật mềm, chuyên dụng để lau sạch phần bên ngoài. Sau đó dùng nước ấm và một chút sữa tắm bé để vệ sinh cho bé. Dùng khăn khô thấm sạch nước cho bé.

- Cha mẹ có thể phòng ngừa hăm da cho trẻ bằng cách giữ cho vùng mặc tã thật sạch sẽ, khô mát. Cần thay tã, bỉm cho trẻ thường xuyên và ngay sau khi trẻ tiểu, đại tiện. Lúc thay tã cần lau sạch vùng bẹn và mông của trẻ bằng nước ấm và để cho da trẻ khô hẳn rồi mới mặc tã mới vào.

Ngoài ra, có thể chỉ dùng giấy ướt để lau phần bên ngoài và bên trong cho bé. Nếu trời lạnh nên làm ấm khăn ướt trước khi lau cho bé.

Quy tắc vàng mà các bà mẹ nên nhớ đó là để chăm con được tốt hãy để đồ dùng của con bạn trong tầm tay. Vì khi chỉ có mình bạn với bé, bạn sẽ không thể nhờ ai lấy hộ cái này hay cái kia.

Luôn đặt 1 tay trên người bé nếu bạn phải quay người lấy vật dụng gì đó.

Ngay khi đã cởi tã/ bỉm cho bé, đặt bé lên bàn thay hoặc trên giường, bạn không nên để bất cứ điều gì làm gián đoạn công việc của mình nữa, điện thoại, hay chuông cửa, ấm nước đang sôi Nếu buộc phải ngừng tay, hãy đặt bé con an toàn vào cũi, hoặc bế bé theo bạn. Không bao giờ để bé lại một mình trên bàn thay tã/gần mép giường, bởi bé có thể lăn và rơi xuống bất cứ lúc nào dù chỉ trong tích tắc.

Hãy luôn cười và nói, hát cho bé nghe Bạn nên nhớ bé đã có thể cảm nhận lời nói của bạn từ khi còn ở trong bụng. Do đó khi bạn trò chuyện với bé, hát cho bé nghe sẽ đánh thức được các giác quan của bé.

Bạn hãy chọn nơi kín gió và rửa tay bằng xà phòng trước khi thay bỉm cho bé nhé!

Bé trai và bé gái có khác nhau. Bố mẹ nên biết rằng ngay giữa lúc thay bỉm có thể bé sẽ quyết định cho ra nốt những gì còn sót lại. Bởi thế, nếu không muốn phải đi thay quần áo, bố mẹ nên đưa nửa phần bỉm gần mình lên trước che trong lúc thoa kem, phòng khi bé vọt cầu vồng.

Thời gian thay bỉm phụ thuộc độ lành nghề của bố mẹ. Nhưng cùng với sự tập luyện hàng ngày theo thời gian, bạn sẽ mất khoảng 25 giây mỗi lần.

Kinh nghiệm thay tã cho trẻ sơ sinh

Con đóng bỉm cả ngày có sao không các mẹ nhỉ?

Miễn là mẹ bé chọn được những loại bỉm tốt và phù hợp nhất với làn da của bé là được. Với lại, chỉ cần thường xuyên thay bỉm cho con mỗi 3-4 tiếng/ lần và tắm rửa sạch sẽ cho con thơm tho cả ngày thì không có vấn đề gì hết.

Chỉ mùa đông do trời lạnh thì mẹ bé có thể đóng bỉm cho con suốt cả ngày vì nếu suốt ngày lôi bé ra xi ị hoặc tè sẽ dễ khiến bé bị cảm lạnh và ốm. Nhưng mùa hè hoặc những hôm trời ấm, ba mẹ nên tháo bỉm và thả rông cho bédễ vận động.

Bỉm chưa chắc đã gây vô sinh ở bé trai

Các bé trai chỉ có tinh trùng khi ở tuổi dậy thì (13 14 tuổi). Trước tuổi dậy thì, các tinh trùng ở dạng non vì chưa được hooc môn testosterone kích thích phát triển. Sự sinh sản ra tinh trùng bắt đầu ở tuổi 12, nhưng tinh trùng trưởng thành phải đến 13 14 tuổi mới có. Do vậy, khi các bé đóng bỉm đến 2 tuổi, vẫn không ảnh hưởng gì tới khả năng sinh sản của bé sau này. Vì lúc này, bộ phận sinh dục của bé chỉ có chức năng vệ sinh, chưa có khả năng sản xuất tinh trùng.

Tuy vậy, ba mẹ không nên quá lạm dụng cho con mặc bỉm nha. Và phải thay tã bỉm thường. Cứ 4 6 giờ thay bỉm một lần. Trước khi đóng bỉm cho con phải rửa bộ phận sinh dục của bé sạch sẽ và lau khô.

Kinh nghiệm thay tã cho trẻ sơ sinh

Trong thời đại hiện nay, với những nguyên liệu tốt, đảm bảo an toàn vệ sinh sức khỏe, cùng với công nghệ tiên tiến, trên thị trường hiện nay cũng có rất nhiều loại bỉm. An toàn như bỉm vải và lại tiện dụng nữa, nên ba mẹ cũng có thể yên tâm lựa chọn cho bé yêu của mình .Cách tốt nhất là các mẹ chọn loại bỉm nào có rõ nguồn gốc, xuất xứ, nhãn mác. Nếu đã tìm được loại bỉm nào tốt, dùng hợp với con thì không nên thay đổi.

Mẹ cũng không nên dùng các loại bỉm chật khiến con bị khó chịu và gây bỏng rát. Với những bé chưa biết nói, khi bị ngứa ngay khó chịu, quấy khóc, một trong những nguyên dân có thể là do bỉm. Lúc đó bố mẹ nên kiểm tra và thay bỉm cho con thường xuyên.

Khi con bị hăm vì bỉm, tã giấy, chỉ nên xoa dầu và kem dưỡng da cho bé ở các nếp gấp và kẽ. Khi trẻ có biểu hiện viêm da phải dừng ngay mặc bỉm hoặc tã giấy, làm thông thoáng, khô, sạch vùng da bị viêm, nếu không khỏi phải đưa đến bác sĩ ngay.

Nyna với dây chuyền sản xuất tã bỉm cho trẻ em theo công nghệ Nhật Bản, tự hào đem đến cho bạn những sản phẩm tốt nhất cho bé yêu. Sản phẩm với tính năng siêu thất hút sẽ luôn giúp bạn chăm sóc bé yêu của mình một cách đơn giản và an toàn nhất!

Kinh nghiệm thay tã cho trẻ sơ sinh

Mẹ cũng đừng quên Cách lựa chọn tã bỉm cho trẻ sơ sinh mà Nyna đã giới thiệu nha!

Bài viết mới nhất

  • Những lưu ý trước khi mang thai
  • Mẹ đã biết cách sử dụng miếng lót sơ sinh cho bé?
  • Thời điểm mẹ bầu lưu ý để tránh dị tật thai nhi
  • Những cách đơn giản phòng ngừa bệnh truyền nhiễm trong thai kỳ
  • Biểu hiện của trẻ khi mọc răng. Cách chăm sóc ra sao
  • Phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở trẻ (Phần 3)
  • Phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở trẻ (Phần 2)
  • Phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở trẻ (Phần 1)
  • Lưu ý các bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi
  • Chăm sóc phụ nữ mang thai và thai nhi trong thời kì Covid

Mời bạn bình luận

Tin bài khác

Kinh nghiệm thay tã cho trẻ sơ sinh

Những lưu ý trước khi mang thai

Kinh nghiệm thay tã cho trẻ sơ sinh

Mẹ đã biết cách sử dụng miếng lót sơ sinh cho bé?

Kinh nghiệm thay tã cho trẻ sơ sinh

Thời điểm mẹ bầu lưu ý để tránh dị tật thai nhi

Kinh nghiệm thay tã cho trẻ sơ sinh

Những cách đơn giản phòng ngừa bệnh truyền nhiễm trong thai kỳ