Kinh nghiệm xây dựng de kiểm tra

Kinh nghiệm xây dựng de kiểm tra

GD&TĐ - Các thầy cô giáo tại Bến Tre chia sẻ kinh nghiệm trong biên soạn đề kiểm tra cho học sinh, đặc biệt với những môn ra theo hình thức trắc nghiệm, chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi THPT quốc gia 2017.

Cô Nguyễn Thị Thanh Tuyền - giáo viên môn Lịch sử Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu: Việc ra đề kiểm tra cần theo các cấp độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao; bám sát nội dung kiến thức sách giáo khoa.

Đối với môn Lịch sử, nên hạn chế cho thời gian, tên nhân vật, địa danh, những con số nhỏ nhặt không cần thiết. Ngoài đáp án đúng, các đáp án còn lại phải gần đúng, không có đáp án hoàn toàn sai.

Thầy Phạm văn Toàn Em – giáo viên môn Hóa học Trường THPT chuyên Bến Tre: Các thầy cô nên tham khảo đề thi của Bộ GD&ĐT để học cách đặt câu hỏi, cách làm đáp án trong mỗi đề thi. Cố gắng cho thật nhiều đề trong mỗi lần kiểm tra nhưng lưu ý mức độ khó là tương đương nhau.

Đề kiểm tra cần đa dạng các câu hỏi (hình ảnh, đồ thị, số phát biểu đúng, sai,..). Giáo viên nên lập nên một ma trận đề để đánh giá đúng năng lực học sinh. Sắp xếp các câu hỏi theo bốn cấp độ khác nhau (hiểu, biết, vận dụng thấp, vận dụng cao theo thang điểm: 3,0 điểm - 3,0 điểm - 2,0 điểm - 2,0 điểm).

Khi soạn đề trắc nghiệm, giáo viên nên soạn ba phương án sai đủ yêu cầu về độ nhiễu đối với câu hỏi, từ đó mới hình thành được hệ thống câu hỏi có chất lượng để rèn luyện học sinh.

Thầy Nguyễn Nhật Trường – giáo viên môn Vật lý Trường THPT Lê Hoài Đôn: Bộ GD&ĐT đã ban hành đề thi minh họa kỳ thi THPT quốc gia 2017, giáo viên soạn đề kiểm tra theo cấu trúc đề minh họa của Bộ GD&ĐT. Đề sử dụng các ngôn ngữ bộ môn theo sách giáo khoa. Câu dẫn phải rõ ràng, đặc biệt là các câu hỏi theo hình thức “phủ định”.

Thầy Nguyễn Văn Định – giáo viên môn Sinh học Trường THPT Tán Kế: Khi soạn đề kiểm tra, giáo viên cần dựa vào tỉ lệ các mức độ nhận thức của đề minh họa cho phù hợp. Bên cạnh đó, thường xuyên trao đổi với giáo viên trường khác để học hỏi, rút kinh nghiệm. Nắm số liệu điểm số cuả học sinh để nhận biết sự tiến bộ của các em và điều chỉnh các tiết dạy, ôn tập.

Cô Huỳnh Thị Yến Tuyết – giáo viên môn Giáo dục công dân Trường THPT Ngô Văn Cấn: Kinh nghiệm của bản thân trong biên soạn đề kiểm tra trắc nghiệm cho học sinh là: Khi ra câu hỏi trắc nghiệm, chúng ta nên phân biệt giữa 4 cấp độ (nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao) để ra đề rõ ràng, chính xác hơn.

Nội dung câu hỏi phải rõ ràng, cô động, dễ hiểu; câu hỏi nhận biết, thông hiểu ngắn gọn, câu hỏi vận dụng cao phải cụ thể (ví dụ tình huống), có không gian, thời gian rõ ràng.

Thầy Nguyễn Văn Hội – giáo viên môn Toán Trường THPT Ca Văn Thỉnh: Độ nhiễu trong trả lời phải đều nhau, ngắn gọn đủ hiểu; độ dài ngắn của câu trả lời gần nhau, không để câu nhiễu sai lộ liễu. Câu hỏi dạng liên hệ cách xử lí, xử sự của bản thân phải gần gũi với cuộc sống.

Đề phải nêu bật được yêu cầu của câu hỏi tránh những câu hỏi gây hiểu nhầm cho học sinh. Cần chú trọng phương án nhiễu trong câu hỏi để có cách biên soạn đề cũng như cách dạy cho học sinh tránh được các sai lầm trong kiểm tra.

Thầy Trần Văn Ri – giáo viên môn Tiếng Anh Trường THPT Chuyên Bến Tre: Giáo viên biên soạn dựa theo đề minh họa kỳ thi THPT quốc gia của Bộ GD&ĐT, vì đề đã thể hiện mức độ theo thang nhận thức. Bên cạnh đó, lưu ý sử dụng triệt để ngữ liệu từ sách giáo khoa lớp 12.


Page 2

Kinh nghiệm xây dựng de kiểm tra

GD&TĐ - Đó là khẳng định của TS Nguyễn Văn Huấn - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Bến Tre - khi chia sẻ ý kiến về dự thảo quy chế thi THPT quốc gia của Bộ GD&ĐT.

Cách tổ chức cụm thi hạn chế thấp nhất khó khăn, tốn kém cho thí sinh

Theo dự thảo quy chế thi THPT quốc gia, mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức một cụm thi do sở GD&ĐT chủ trì, dành cho tất cả các thí sinh đăng ký dự thi tại tỉnh. Bộ GD&ĐT điều động cán bộ, giảng viên của các trường ĐH, CĐ đến các cụm thi để phối hợp, hỗ trợ công tác tổ chức thi; thực hiện việc giám sát các khâu: in sao đề thi, coi thi, chấm thi và phúc khảo.

Việc giao chủ trì cụm thi THPT quốc gia về cho Sở GD&ĐT, theo TS Nguyễn Văn Huấn, nhằm tăng cường trách nhiệm của các Sở GD&ĐT là phù hợp với nhiệm vụ quản lý chuyên môn của các Sở GD&ĐT đối với các trường THPT, trung tâm giáo dục thường xuyên (GDTX) trong tổ chức dạy học, đánh giá chất lượng.

Việc tổ chức cụm thi tại tỉnh, với các điểm thi bố trí phù hợp với điều kiện của thí sinh sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh, hạn chế đến mức thấp nhất những khó khăn, tốn kém cho thí sinh.

TS Nguyễn Văn Huấn cho rằng, khi có các trường ĐH, CĐ phối hợp, hỗ trợ tổ chức thi, giám sát trong tổ chức kì thi, từ in sao đề thi đến coi thi, chấm thi, phúc khảo thì tôi cho rằng kết quả kì thi sẽ đảm bảo đủ độ tin cậy, làm cơ sở cho các trường ĐH, CĐ yên tâm sử dụng trong xét tuyển.

Quy định tự chọn bài thi mềm dẻo, tránh học tủ, học lệch

Cũng theo dự thảo quy chế, để xét công nhận tốt nghiệp THPT, thí sinh giáo dục THPT phải dự thi 4 bài, gồm 3 bài thi bắt buộc là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và 1 bài thi do thí sinh tự chọn trong số 2 bài thi Khoa học tự nhiên hoặc Khoa học xã hội; thí sinh GDTX phải dự thi 3 bài, gồm 2 bài thi bắt buộc là Toán, Ngữ văn và 1 bài thi do thí sinh tự chọn trong số 2 bài thi (Khoa học tự nhiên hoặc Khoa học xã hội).

Thí sinh được chọn dự thi cả 2 bài thi (Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội), điểm bài thi tự chọn nào cao hơn sẽ được tính để xét công nhận tốt nghiệp THPT. Thí sinh giáo dục THPT có thể thi cả 5 bài thi, thí sinh GDTX có thể thi cả 4 bài để tăng cơ hội xét tuyển sinh ĐH, CĐ theo quy định của quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy hiện hành.

Nhận định về điểm mới này, Phó giám đốc Sở GD&ĐT Bến Tre cho rằng: Việc quy định như trên là mềm dẻo, tạo thuận lợi nhất cho thí sinh, nhằm vừa tạo điều kiện để phát huy năng lực, thế mạnh cá nhân riêng của từng thí sinh, vừa thực hiện được yêu cầu tránh học tủ, học lệch.

Tuy nhiên, Bộ GD&ĐT cũng cần có những hướng dẫn cụ thể hơn việc tổ chức coi thi với lịch thi sao cho phù hợp, tạo thuận lợi nhất, hạn chế những khó khăn, tốn kém, áp lực không cần thiết cho những người tham gia coi thi và thí sinh, nhất là đối với các bài thi tổ hợp Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội.

Bộ GD&ĐT cũng cần tính toán kỹ giải pháp kỹ thuật cho việc tổ chức coi thi ở các buổi thi các bài thi Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội cho các đối tượng khác nhau. Chẳng hạn, thí sinh GDTX thi 2 môn là Lịch sử, Địa lý trong thời gian 100 phút, chung đề thi với thí sinh giáo dục THPT, nhưng không thi môn Giáo dục công dân như thí sinh giáo dục THPT thì quản lý thí sinh GDTX thế nào trong buổi thi?

Bố trí thí sinh tự do giúp tránh sai sót khi tổ chức coi thi

Một quy định đáng chú ý trong dự thảo quy chế là: Phòng thi được xếp theo bài thi, mỗi phòng thi có tối đa 24 thí sinh, trong phòng thi phải đảm bảo khoảng cách tối thiểu giữa 2 thí sinh ngồi cạnh nhau là 1,2 mét theo hàng ngang.

Riêng phòng thi cuối cùng của buổi thi bài Ngoại ngữ (ở cùng Điểm thi), được xếp các thí sinh dự thi các bài Ngoại ngữ khác nhau, nhưng phải thu bài riêng theo bài.

Thí sinh tự do đã tốt nghiệp THPT được xếp phòng thi riêng ở một hoặc một số Điểm thi do Giám đốc sở GD&ĐT quyết định. Thí sinh GDTX được bố trí phòng thi riêng khi dự thi bài thi Khoa học xã hội.

TS Nguyễn Văn Huấn cho rằng: Việc xếp thí sinh GDTX thi ở phòng thi riêng khi dự thi bài thi Khoa học xã hội (vì không thi môn Giáo dục công dân như thí sinh giáo dục THPT), hoặc thí sinh tự do thi ở phòng thi riêng là phù hợp vì sẽ tạo thuận lợi cho việc tổ chức kỳ thi, giúp tránh những khó khăn, sai sót có thể xảy ra do tính chất phức tạp về mặt tổ chức coi thi đối với các đối tượng thí sinh khác nhau.

Bên cạnh đó, việc quy định mỗi thí sinh trong phòng thi có một mã đề thi riêng (dự thảo chưa nói rõ có bao nhiêu phần trăm câu hỏi giống và khác nhau trong đề thi) nhằm ngăn chặn việc học sinh xem bài của nhau là một giải pháp kỹ thuật tốt. Tuy nhiên, TS Nguyễn Văn Huấn cho rằng, giải pháp này cũng tạo nên băn khoăn, lo lắng về độ tương đồng của các câu hỏi không giống nhau, bởi vì các câu hỏi khác nhau chỉ cần dễ hoặc khó hơn một tí thì sẽ không đảm bảo độ đồng nhất trong đánh giá thí sinh.

Vì vậy, cần phải đảm bảo độ tương đồng, chất lượng các câu hỏi và ngân hàng đề thi trắc nghiệm khách quan đủ lớn thì mới thực hiện giải pháp kỹ thuật nói trên đạt hiệu quả.

Ngoài ra, việc quy định mỗi thí sinh một mã đề thi riêng cũng tạo nên sự khó khăn, phức tạp trong in sao đề thi và coi thi. Vì vậy, Phó giám đốc Sở GD&ĐT Bến Tre đề nghị Bộ GD&ĐT cần có những hướng dẫn kỹ thuật chi tiết để giúp việc tổ chức kì thi đảm bảo an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế.

"Nhìn chung, dự thảo quy chế thi THPT quốc gia năm 2017 là phù hợp vì trên cơ sở kế thừa những điểm đã làm tốt ở các năm trước và có những điều chỉnh, bổ sung một số điểm mới nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới kỳ thi. Những điểm mới này là cần thiết và hợp lý". TS Nguyễn Văn Huấn


Page 3

Kinh nghiệm xây dựng de kiểm tra

GD&TĐ - Đó là thông tin từ ông Nguyễn Văn Huấn - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Bến Tre - về yêu cầu của Sở GD&ĐT đối với các trường THPT, các trung tâm GDNN-GDTX huyện, thành phố trên địa bàn.

Ông Nguyễn Văn Huấn cho biết, Sở GD&ĐT đã chỉ đạo các tổ chuyên môn tập trung nghiên cứu, thảo luận đề minh họa kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 để có phương pháp dạy học, ôn tập, hướng dẫn tự học, kiểm tra, đánh giá phù hợp; đồng thời tiếp tục thực hiện theo các hướng dẫn của Sở GD&ĐT về việc tổ chức dạy học các bộ môn đã ban hành vào đầu năm học 2016-2017.

Đặc biệt lưu ý việc chỉ đạo, tổ chức dạy học, kiểm tra, đánh giá các môn có thay đổi hình thức thi trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2017.

Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân: Giảm yêu cầu thuộc lòng

Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân là 3 môn thành phần trong bài thi khoa học xã hội. Với 3 môn học này, theo ông Nguyễn Văn Huấn, Sở GD&ĐT Bến Tre đã yêu cầu các trường tiếp tục tích hợp, lồng ghép những nội dung về lịch sử, địa lý, chính trị, xã hội của đất nước, của địa phương vào nội dung dạy học, nội dung kiểm tra (thường xuyên, định kỳ) của bộ môn.

Quan tâm đến việc giảm yêu cầu học sinh thuộc lòng, nhớ máy móc các sự kiện (ngày tháng, số liệu,...); chú trọng việc phân tích, đánh giá ý nghĩa, tác động của các sự kiện, tiến trình lịch sử, các mối quan hệ địa lý, quan hệ xã hội,...

"Chúng tôi cũng lưu ý đến các trường nội dung các đề kiểm tra (thường xuyên, định kỳ) tiếp tục nâng cao yêu cầu vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tăng cường ra các câu hỏi mở, gắn với thời sự quê hương, đất nước; đảm bảo đánh giá được các cấp độ nhận thức (nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao) phù hợp với năng lực học sinh; đánh giá được các kỹ năng của học sinh theo yêu cầu của bộ môn (như khai thác, sử dụng Atlat địa lý, biểu đồ, bảng số liệu,...).

Cùng với đó, tăng cường các bài kiểm tra (thường xuyên, định kỳ) theo hình thức trắc nghiệm khách quan để rèn luyện cho học sinh kỹ năng làm bài theo hình thức trắc nghiệm có kết quả tốt" - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Bến Tre cho hay..

Môn Toán: Chắc kiến thức cơ bản và hình thành kĩ năng, tư duy giải nhanh

Đối với môn Toán, Phó Giám đốc Sở GD&DDT Bến Tre nhấn mạnh việc tổ chức các hoạt động dạy học, ôn tập để học sinh nắm chắc kiến thức cơ bản thuộc phần kiến thức lớp 12, hình thành các kĩ năng, tư duy giải nhanh, sử dụng thành thạo công cụ tính toán nhanh bằng máy tính cầm tay và vận dụng các bài toán có tính liên hệ thực tiễn.

Việc phân tích các cơ sở lý thuyết (khái niệm, định nghĩa, mệnh đề...) cũng cần được chú trọng để học sinh nắm chắc, hiểu đúng bản chất vấn đề đặt ra, lựa chọn được đáp án đúng.

Đối với các bài toán, cần hướng dẫn nhiều cách giải khác nhau để học sinh có thể tăng dần tốc độ làm bài, làm quen với tiến độ thời gian của hình thức kiểm tra, thi trắc nghiệm. Tăng cường hình thức trắc nghiệm đối với các bài kiểm tra thường xuyên và kiểm tra định kỳ.

Để xâỵ dựng học liệu dùng chung và tài liệu ôn tập thi THPT quốc gia cho lớp 12, theo ông Nguyễn Văn Huấn, Sở GD&ĐT Bến Tre yêu cầu thủ trưởng các đơn vị chỉ đạo các tổ, nhóm bộ môn biên soạn câu hỏi trắc nghiệm theo các mức độ nhận thức (phụ lục Toán kèm theo; các môn còn lại biên soạn theo nội dung tự chọn của đơn vị).

“Câu hỏi biên soạn gửi qua trang Trường học kết nối, thời gian nộp bài chậm nhất 25/10/2016” - ông Nguyễn Văn Huấn cho hay.


Page 4

TTO - Trước những băn khoăn của xã hội về đề án ngoại ngữ 2020 (2008-2020), Tuổi Trẻ trao đổi với Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga xung quanh vấn đề nói trên.

Kinh nghiệm xây dựng de kiểm tra

Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho biết:

Kinh nghiệm xây dựng de kiểm tra

- Việc thực hiện đề án trong những năm qua đã đạt được những thành quả nhất định trong việc rà soát, đánh giá thực trạng đội ngũ giáo viên, thực trạng dạy học ngoại ngữ trong cơ sở giáo dục các cấp.

Đề án cũng đã có những tác động tích cực trong việc dạy và học ngoại ngữ ở tất cả các cấp bậc học. Ngay trong giai đoạn đầu thực hiện đề án, Bộ GD-ĐT đã kịp thời phát hiện những bất cập để đưa ra các giải pháp hữu hiệu, đảm bảo mục tiêu của đề án.

Hiện tại, trên cơ sở rút kinh nghiệm từ công việc đã làm, Bộ GD-ĐT đang triển khai việc điều chỉnh, bổ sung các hoạt động cho phù hợp với yêu cầu 
và tình hình mới.

* Bộ GD-ĐT đã có những giải pháp cụ thể nào để vừa thực hiện mục tiêu đặt ra đến năm 2020, vừa khắc phục bất cập, tồn tại đã có của đề án, thưa ông?

- Thứ nhất, trong triển khai đề án ngoại ngữ 2020 giai đoạn 2016-2020, định hướng tới năm 2025, Bộ GD-ĐT sẽ đặc biệt coi trọng công tác đào tạo và bồi dưỡng giáo viên ngoại ngữ, nhất là giáo viên các trường sư phạm ngoại ngữ.

Bộ GD-ĐT sẽ thúc đẩy sớm để đưa vào hoạt động hệ thống trung tâm khảo thí quốc gia. Bên cạnh đó bộ sẽ rà soát, xây dựng các chương trình đào tạo, bồi dưỡng năng lực ngoại ngữ theo hướng thực tế và trực tuyến, để người học có thể học ngoại ngữ mọi lúc, mọi nơi.

Ngoài ra, tăng cường đưa công nghệ vào hỗ trợ việc dạy học ngoại ngữ để giúp người dạy, người học tiếp cận nhanh nhất và hiệu quả nhất; tạo môi trường học ngoại ngữ như hình thành các câu lạc bộ ngoại ngữ để học sinh, sinh viên và người đi làm có nhu cầu học tiếng Anh có thể tham gia...

Ở các trường ĐH, CĐ, bộ khuyến khích các trường tăng cường dạy ngoại ngữ giao tiếp cho sinh viên với giáo viên bản ngữ, tăng cường dạy chuyên môn bằng ngoại ngữ, sử dụng đội ngũ cán bộ chuyên môn đã tốt nghiệp ở nước ngoài tham gia giảng dạy ngoại ngữ chuyên ngành cho sinh viên.

Song song đó, Bộ GD-ĐT cũng sẽ tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức toàn xã hội về việc dạy học ngoại ngữ, làm cho xã hội thấy được học ngoại ngữ là cần thiết trong bối cảnh hội nhập khu vực và quốc tế.

* Việc bồi dưỡng giáo viên, khảo sát, công nhận trình độ của giáo viên các cấp trong giai đoạn trước có rất nhiều bất cập. Điều này sẽ được cải thiện như thế nào ở giai đoạn mới? Cơ sở nào thì được thành lập trung tâm đào tạo, bồi dưỡng và đánh giá, công nhận trình độ của giáo viên ngoại ngữ?

- Để khắc phục những bất cập trong việc khảo sát, bồi dưỡng, công nhận trình độ của giáo viên các cấp, trong giai đoạn mới, Bộ GD-ĐT đang rà soát, điều chỉnh khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

Từ kết quả rà soát, bộ sẽ đề xuất và triển khai hướng xây dựng, bổ sung, hoàn thiện khung năng lực phù hợp. Ngoài ra, bộ sẽ xây dựng, hoàn thiện và phổ biến các công cụ đánh giá năng lực ngoại ngữ phục vụ các đối tượng khác nhau và hoàn thiện các văn bản pháp quy về kiểm tra đánh giá 
năng lực ngoại ngữ.

* Trong hội nghị triển khai đề án ngoại ngữ 2020 của giai đoạn sắp tới, bộ trưởng khuyến khích các cơ sở GD-ĐT nhập khẩu chương trình ngoại ngữ quốc tế. Việc kiểm định chất lượng các chương trình này và chất lượng dạy học như thế nào?

- Trên thế giới, nhiều chương trình, sách giáo khoa ngoại ngữ đã được xây dựng, thử nghiệm và thực tế sử dụng thành công. Việc nhập khẩu chương trình, giáo trình ngoại ngữ quốc tế sẽ giúp Việt Nam tiệm cận nhanh, hiệu quả với thực tế dạy và học ngoại ngữ của thế giới.

Bên cạnh giáo trình ngoại ngữ đã chuẩn hóa và sử dụng rộng rãi ở các nước phát triển, các học liệu hỗ trợ nghe nhìn kèm theo cũng cần thiết để nâng cao hiệu quả dạy 
và học ngoại ngữ.

Ngoài ra, bộ sẽ có những biện pháp và công cụ kiểm định, đánh giá chất lượng các chương trình, sách giáo khoa này như bộ tiêu chí đánh giá sách giáo khoa tiếng Anh giáo dục phổ thông, ban hành theo thông tư 31/2015/TT-BGDĐT. Bộ cũng sẽ hướng dẫn các trường lựa chọn giáo trình theo hướng không tạo gánh nặng học phí cho các bậc phụ huynh.

* Để tạo động lực cho người học ngoại ngữ, tiếp cận với mục tiêu phát triển 4 kỹ năng, có nhiều ý kiến cho rằng nên quy định bắt buộc đối với các trường ĐH, phải tuyển đầu vào môn ngoại ngữ như yêu cầu đầu vào đối với các chương trình đào tạo sau ĐH. Ông có ý kiến gì về việc này?

- Bộ đang hướng tới việc học sinh tốt nghiệp THPT có đủ năng lực ngoại ngữ để tự tin sử dụng ngoại ngữ ở các cấp học tiếp theo. Với các trường ĐH, bộ khuyến khích đưa ngoại ngữ vào các tổ hợp xét tuyển của các trường.

Hiện tại các chương trình tiên tiến, chương trình chất lượng cao đều có yêu cầu trình độ ngoại ngữ đầu vào nhất định, để đảm bảo sinh viên có thể theo học được các môn học dạy trực tiếp bằng tiếng nước ngoài.

Đối với đào tạo các bậc học thạc sĩ và tiến sĩ, bộ đang sửa đổi quy chế, theo đó trình độ ngoại ngữ là yêu cầu bắt buộc ở đầu vào chứ không phải ở đầu ra. Như vậy, ngoại ngữ là công cụ mà học viên cần phải có để có thể học tập, nghiên cứu ở trình độ sau ĐH...

Tất cả quy định đó một mặt đảm bảo cho người học các bậc học nâng cao hiệu quả học tập, nghiên cứu, mặt khác nâng cao năng lực ngoại ngữ của lực lượng cán bộ trẻ.

* Lộ trình đổi mới nội dung thi môn ngoại ngữ trong kỳ thi THPT quốc gia sẽ như thế nào để phù hợp với việc đổi mới dạy học ngoại ngữ ở bậc phổ thông?

- Trong suốt quá trình học tập, học sinh đã được rèn luyện tất cả kỹ năng cần thiết của ngoại ngữ. Việc tổ chức thi, đánh giá trình độ ngoại ngữ với đầy đủ 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết ở một kỳ thi tốt nghiệp THPT quy mô lớn, với cả triệu thí sinh tham gia là bất khả thi.

Tuy nhiên, hình thức thi trắc nghiệm vẫn có thể kiểm tra toàn diện kỹ năng của người học ngoại ngữ một cách gián tiếp.

Do vậy, hình thức thi trắc nghiệm đối với môn thi ngoại ngữ trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 vẫn sẽ đánh giá được các kỹ năng và kiến thức ngôn ngữ, so với dạng thức bài thi này năm 2016.

Các dạng thức câu hỏi thi trắc nghiệm trong kỳ thi THPT quốc gia sẽ tăng mức độ đa dạng theo lộ trình để phù hợp với việc đổi mới dạy và học ngoại ngữ ở bậc phổ thông.

V.HÀ - N.HÀ thực hiện