Kỹ năng thuyết trình báo cáo khoa học

Kỹ năng lập và thuyết trình báo cáo là kỹ năng rất cần thiết đối với nhà quản lý. Cần lưu ý:

  • Trình bày trước đám đông không phải là tài năng, nó là kỹ năng.
  • Muốn trình bày tốt thì trước hết bạn phải có 1 bản báo cáo tốt
  • Một bản báo cáo tốt là báo cáo có mục đích rõ ràng, cấu trúc mạch lạc, đầy đủ các dữ liệu và thông điệp bạn muốn truyền tải
  • Thuyết trình là một phương pháp giúp cho việc đạt được mục tiêu một cách nhanh chóng và đầy hiệu quả.

Đăng kí khóa học “Kỹ năng lập và thuyết trình báo cáo logic” ngay sau đây!

SƠ LƯỢC VỀ KHÓA HỌC

Tên khóa học: Kỹ năng lập và thuyết trình báo cáo logic

Đối tượng: Trưởng chuyền, giám sát, nhóm trưởng, tổ trưởng

Thời lượng: 2 – 3 ngày [thiết kế theo yêu cầu của khách hàng]

Ngôn ngữ: Tiếng Việt

Giảng viên: Người Việt

Hình thức: Trực tiếp tại công ty khách hàng [Inhouse] hoặc Hội thảo nhiều công ty [Public Workshop]

Phương pháp: Tổ chức trình bày bài giảng, thảo luận, thực hành áp dụng ngay tại lớp học

MỤC ĐÍCH KHÓA HỌC

  • Lập được báo cáo có cấu trúc và nội dung logic, khoa học, dễ hiểu.
  • Thuyết trình báo cáo hấp dẫn, lôi cuốn thuyết phục người nghe.

NỘI DUNG ĐÀO TẠO TRONG KHÓA HỌC

1. Tầm quan trọng của báo cáo thuyết trình logic

  • Đưa ra kết luận khách quan để mọi người có thể đồng ý bằng cách phân tích và báo cáo một cách logic và thuyết phục
  • Thực hành 1: Xác định các vấn đề trong lập báo cáo và thực hiện thuyết trình báo cáo

2. Phương pháp để làm rõ mục đích của bài thuyết trình

  • Phương pháp xác định mục đích của từng loại báo cáo
  • Phương pháp xác định các yêu cầu đối với từng loại báo cáo
  • Thực hành 2: Xác định mục đích và các yêu cầu cho báo cáo theo tình huống

3. Thiết kế cấu trúc của bài thuyết trình

  • Xác định thông điệp trong báo cáo dựa theo dữ liệu kết quả trước đó
  • Xác định thông điệp trong báo cáo dựa theo các hoạt động tiếp theo để khắc phục các hạng mục chưa đạt
  • Xác định thông điệp từ các hoạt động tiếp theo cho các hạng mục mới
  • Thực hành 4: Phân tích dữ liệu và xác định các thông điệp trong các phần của báo cáo

4. Phân tích dữ liệu và xác định thông điệp trong bài thuyết trình

  • Báo cáo logic theo một câu chuyện
  • Báo cáo logic theo các nội dung trong bài báo cáo
  • Thiết kế ngắn gọn và súc tích
  • Thực hành 5: Hoàn thiện bài báo cáo thuyết trình theo tình huống

5. Hoàn thiện báo cáo thuyết trình

  • Báo cáo logic theo một câu chuyện
  • Báo cáo logic theo các nội dung trong bài báo cáo
  • Thiết kế ngắn gọn và súc tích
  • Thực hành 5: Hoàn thiện bài báo cáo thuyết trình theo tình huống

6. Thực hiện thuyết trình

  • Các phương pháp thuyết trình báo cáo
  • Các điểm quan trọng khi thực hiện thuyết trình báo cáo
  • Phân tích trước được câu hỏi của người nghe để hoàn thiện cách thuyết trình báo cáo
  • Thực hành 6: Thực hiện thuyết trình báo cáo

 7. Tổng kết khóa học, lập kế hoạch hành động và trao chứng chỉ

PHẢN HỒI CỦA HỌC VIÊN

“Thuyết trình không phải là năng khiếu, nó là kỹ năng. Mà kỹ năng thì có thể rèn luyện được”

“Nhân viên nào cũng cần có kĩ năng thuyết trình.”

“ Nếu bài thuyết trình không logic, mọi việc làm của bạn đều có thể trở nên vô nghĩa.”

Thuyết trình báo cáo khoa học
Presentation
Nội dung gồm 2 phần:
1. Sử dụng PowerPoint để thiết kế bài thuyết trình - Making
Presention
2. Chuẩn bị bài nói
Riêng phần 1: Kỹ năng sử dụng PowerPoint để thiết kế slide. Phần
này các bạn có thể tự học được và tham khảo link trên để sử dụng 1
số thủ thuật hữu ích.
Phần này sẽ đi chi tiết vào phần thứ 2: Quy trình bảo vệ và Chuẩn bị
bài nói.
Quy trình bảo vệ Tốt nghiệp:
1. Thư ký hội đồng bảo vệ luận văn/đồ án đọc quyết định của HT
ĐHBK Hà Nội
2. Phổ biến cách thức làm việc của hội đồng và yêu cầu về trình
bày [thứ tự bảo vệ, thời gian giới hạn cho mỗi cá nhân/nhóm]
3. Thư ký gọi nhóm theo danh sách thứ tự lên thuyết trình.
4. Thành viên đề tài lên báo cáo.
5. Thầy phản biện cho ý kiến nhận xét, cho điểm và cho câu hỏi
6. Đặt câu hỏi và trả lời của hội đồng và người tham dự, các thành
viên HĐ sẽ căn cứ vào đó để cho điểm bằng phiếu [2 phần
thuyết trình + trả lời câu hỏi]
7. Thầy hướng dẫn đọc nhận xét, cho điểm
8. Nhóm sinh viên thuyết trình nói lời cảm ơn [nếu thấy cần thiết!].
9. Sau khi tất cả các nhóm báo cáo xong, thưu ký hội đồng sẽ
tổng hợp điểm và công bố kết quả cuối cùng.
Các yêu cầu về thuyết trình bảo vệ tốt nghiệp:
• Bạn có thể sử dụng máy chiếu hắt [Overhead] hoặc máy chiếu
màu [Projector] trong khi bảo vệ; nhưng tốt nhất là sử dụng
Projector. Do đó, bạn cần thông báo với Hội đồng về các yêu
cầu sử dụng máy chiếu trong khi bảo vệ TN.

• Nếu là cá nhân, bạn sẽ được phép trình bày trong khoảng 20-
30 phút và 10 phút cho phần đặt câu hỏi và trả lời, số lượng
câu hỏi phụ thuộc cách bạn trả lời trong thời gian này.
• Nếu là 1 nhóm 2/3 người, mỗi bạn sẽ được trình bày khoảng 10
phút, và phần đặt câu hỏi và trả lời cho mỗi bạn khoảng 5-10
phút.
Khi bạn đã nắm được quy trình bảo vệ TN rồi, quả thật cũng đơn giản
phải không ?
Nào bây giờ đến phần không kém quan trọng. Thật vậy, sau 3-6 tháng
hăng say làm thí nghiệm, rồi đi phân tích mẫu, thử nghiệm mẫu. Rất
vất vả, khó khăn.... nhưng bạn sẽ lấy lại được niềm vui ngay sau bằng
kết quả của công trình nghiên cứu đầy ý nghĩa.
Bạn đã viết xong đồ án/luận văn, cũng đã chuẩn bị xong hết các slide
cho presentation. Và đợi đến ngày bảo vệ.
Dù ngày vinh quang đã đến gần, bạn cũng sẽ không khỏi băn khoăn:
bảo vệ tốt nghiệp như thế nào, nói gì đây hoặc bắt đàu thế nào nhỉ ...
Có 1 điều chắc chắn là mấy tháng làm thí nghiệm, bạn đã nắm vững
về mặt lý thuyết cũng như quy trình công nghệ nấu luyện và các
phương pháp thử nghiệm mẫu. Một số bạn sẽ nói tự tin về vấn đề của
mình, còn 1 số bạn sẽ khó có thể diễn đạt được điều mình muốn nói.
Đây là một lỗi thường thấy ở SVcủa ĐHBK HN - dù rằng những năm
gần đây, đã có nhiều cải tiếng đáng kể trong dạy và học của SV - như
thế, dù bạn có nỗ lực đến mấy KQ bảo vệ tốt nghiệp cũng sẽ không
phản ánh hết năng lực của bạn. Vậy làm thế nào để "tôi" có thể đạt
được tối đa những gì tôi đáng được hưởng.

Chủ Đề