Lãi suất tiền gửi tiết kiệm ở các ngân hàng mới nhất năm 2022

VPBank: Tăng rồi giảm lãi suất bất thường

Ngay đầu xuân Nhâm Dần, thị trường xôn xao khi VPBank “mở bát” huy động lãi suất cao bất thường.

Cụ thể, trong chương trình Prime Savings của VPBank khách hàng gửi tiền tiết kiệm từ 10 triệu trở lên, kỳ hạn trên 6 tháng sẽ được hưởng lãi suất tháng đầu tiên là 12,2% hoặc 12,4%/năm tương ứng với số tiền gửi dưới 300 triệu đồng hoặc từ 300 triệu đồng trở lên.

Lãi suất tiền gửi biến động đầu năm. Ảnh minh hoạ

Tuy nhiên, sau đó, VPBank đã thông báo điều chỉnh và lãi suất cao nhất tại đây chỉ còn 6,96%/năm.

Bốn ngân hàng lớn là BIDV, Vietcombank, VietinBank và Agribank vẫn giữ ổn định lãi suất huy động. Lãi suất cao nhất là 5,6%/năm áp dụng tại Vietcombank và VietinBank, còn tại Agribank và BIDV là 5,5%/năm.

Trước đó trong biểu lãi suất huy động của chính chương trình này, lãi suất cao nhất với điều kiện tương tự là 10,6%/năm.

Theo biểu lãi suất mới điều chỉnh của VPBank áp dụng từ 9/2, các kỳ hạn 1 tháng và 2 tháng hiện có lãi suất huy động 3,2%- 4%/năm; Các kỳ hạn dài 12 tháng và 13 tháng lãi suất lên 5,1%- 6,4%/năm, cao hơn 1% so với tháng trước.

Với các kỳ hạn dài hơi hơn từ 15-36 tháng cũng chỉ có lãi suất 5,1%-6,1%/năm.

Ngoài VPBank tăng lãi suất, một số ngân hàng khác cũng tăng nhẹ lãi suất huy động: Techcombank tăng lãi suất tiền gửi 0,2-0,5%/năm kể từ ngày 7/2; Bac A Bank và DongA Bank cũng tăng lãi suất thêm 0,1%-0,2%/năm…

Cao nhất 7,35%

Hiện lãi suất huy động cao nhất đang được SCB áp dụng là 7,3%/năm với các kỳ hạn từ 18 tháng trong chương trình Tiết kiệm phát tài lộc. Còn nếu gửi online tại đây, lãi suất cộng thêm 0,5% lên 7,35%/năm, cũng là mức lãi suất cao nhất thị trường.

Bám sát là Techcombank đang huy động cao nhất 7,1%/năm áp dụng cho kỳ hạn 12 tháng, trả lãi cuối kỳ với số tiền từ 999 tỷ đồng trở lên và khách hàng cam kết không tất toán trước hạn.

ACB cũng áp dụng lãi suất cao nhất 7,1%/năm đối với khoản tiền gửi từ 100 tỷ đồng trở lên, kỳ hạn 13 tháng và lĩnh lãi cuối kỳ.

Thấp hơn không đáng kể, DongA Bank huy động 7%/năm cho khoản tiền từ 500 tỷ đồng trở lên, kỳ hạn 13 tháng, cao hơn hồi đầu tháng trước 0,2%/năm.

Lãi suất có khả năng còn tăng

Theo tổng hợp mới nhất từ Công ty Chứng khoán Bảo Việt [BVSC], lãi suất huy động trung bình tiếp tục tăng nhẹ đầu năm 2022 đối với cả hai kỳ hạn 6 tháng và 12 tháng lên 4,79% và 5,552%/năm từ cuối tháng 1.

Theo BVSC, lạm phát giá hàng hoá tháng 1 thấp nhất 4 năm là 1,94%, tiếp tục cho phép Ngân hàng Nhà nước duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng cho các tháng đầu năm 2022 để hồi phục kinh tế.

Dự báo lãi suất thời gian tới, BVSC nhận định áp lực lạm phát sẽ cao hơn khi giá nhiều loại nguyên vật liệu có xu hướng tăng mạnh, đặc biệt là giá xăng dầu, cùng triển vọng mở cửa lại toàn bộ nền kinh tế. Áp lực này có thể sẽ khiến nhiều ngân hàng phải tăng lãi suất huy động.

BVSC đánh giá mặt bằng lãi suất năm 2022 khó giảm thêm so với cuối năm 2021 và nhiều khả năng sẽ tăng nhẹ 0,25%-0,5%.

Ngân hàng tung “mưa” quà tặng

Ngoài tăng lãi suất, thị trường sôi động hơn khi ngân hàng rầm rộ tung loạt chương trình quà tặng để thu hút khách hàng gửi tiền sau Tết Nguyên đán.

Đơn cử, Vietcombank lì xì may mắn trị giá 100.000 đồng cho các khách hàng khi gửi sổ tiết kiệm, vay, phát hành thẻ, chuyển tiền… tại quầy; MSB cộng thêm 0,8% lãi suất cho khách hàng gửi tiền online; Sacombank cũng cộng thêm 0,1%/năm lãi suất cho khách hàng gửi tiền tiết kiệm những ngày đầu xuân…

Thậm chí, để hút khách hàng sử dụng kênh ngân hàng số, một số ngân hàng còn tổ chức trò chơi online như Vòng quay may mắn trên ứng dụng LienViet24h của LienVietPostBank, Bắt lì xì trên ngân hàng số digimi của Viet Capital Bank...

Mặt bằng lãi suất thời gian qua đã giảm xuống mức thấp, nên khó tránh việc tăng trở lại trong năm nay.

Gửi tiền ở ngân hàng nào có lợi nhất?

Lãi suất tiết kiệm tại VPBank kỳ hạn từ 6 đến 9 tháng tăng khoảng 0,3 - 0,7%/năm so với trước đây; kỳ hạn từ 12 tháng trở lên tăng khoảng 0,7 - 0,8%/năm. Đối với tiền gửi tiết kiệm online, lãi suất tại các kỳ hạn cao hơn khi gửi tại quầy khoảng 0,2 - 0,3%/năm. Nếu gửi tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng với sản phẩm Prime Savings, khách hàng sẽ được hưởng lãi suất tháng đầu tiên lên đến 12,2-12,4%/năm, các tháng sau đó là 6,1-6,2%/năm.

Techcombank cũng tăng lãi suất từ 0,4-0,5%/năm với hầu hết kỳ hạn từ ngày 7/2/2022. Mức lãi suất tiết kiệm cao nhất tại ngân hàng này là 5,8%/năm, tăng 0,4%/năm so với tháng trước.

Ngân hàng có mức lãi suất cạnh tranh nhất trên thị trường hiện nay là Nam A Bank. Cụ thể, ngân hàng này áp mức lãi suất cao nhất là 7,4%/năm cho các khoản tiền gửi online có kỳ hạn 16 - 36 tháng kể từ tháng 1/2022. Nam A Bank còn triển khai Chương trình “Xuân sum vầy - Tết đủ đầy”, với tổng giá trị giải thưởng lên đến 4 tỷ đồng từ nay đến hết ngày 14/4/2022.

Tại BacA Bank, lãi suất tiết kiệm cho các kỳ hạn 1-3 tháng ghi nhận tăng 0,1%/năm so với trước, kỳ hạn 12 tháng tăng 0,2%/năm. DongA Bank cũng điều chỉnh tăng lãi suất 0,1-0,2%/năm tại hầu hết kỳ hạn.

Từ nay đến hết ngày 31/3/2022, sau khi mở sổ tiết kiệm thành công tại OCB, khách hàng sẽ nhận được ngay quà tặng tiền mặt lên đến 700.000 đồng. Theo ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng giám đốc Ngân hàng OCB, mặt bằng lãi suất thời gian qua đã giảm xuống mức thấp, nên khó tránh việc tăng trở lại trong năm nay.

Ngân hàng có tăng lãi suất cho vay?

Ông Nguyễn Đình Tùng cho rằng, mặt bằng lãi suất tiết kiệm có chiều hướng gia tăng sẽ tác động lên chi phí của ngân hàng, nhưng ngân hàng luôn đặt an toàn lên hàng đầu, hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn, nên sẽ khó đẩy lãi vay tăng. Lãi suất cho vay ở mặt bằng thấp thì chi phí tài chính của doanh nghiệp thấp hơn, hoạt động thuận lợi hơn, từ đó khả năng trả nợ cho ngân hàng cũng tốt hơn.

Chuyên gia tài chính - kinh tế ông Huỳnh Bửu Sơn cũng đánh giá, lãi suất tiền gửi tiết kiệm khó tránh tăng trở lại do đã giảm mạnh trong thời gian qua và tăng trưởng huy động vốn của ngân hàng chậm lại. Nhưng nếu mặt bằng lãi suất cho vay tăng trở lại, sẽ gây cản trở doanh nghiệp trong bối cảnh thị trường có khó khăn nhất định hiện nay. Vì thế, chính sách tiền tệ đang hướng về hỗ trợ doanh nghiệp trong năm 2022.

Trong phiên giải trình tại Quốc hội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước [NHNN] Nguyễn Thị Hồng cho biết, lãi suất là vấn đề doanh nghiệp và đại biểu Quốc hội rất quan tâm. Ngành ngân hàng cũng coi đây là một nhiệm vụ trọng tâm trong điều hành. Trong bối cảnh lạm phát trên thế giới có xu hướng gia tăng, các ngân hàng trung ương bắt đầu thu hẹp chính sách tiền tệ và tăng lãi suất, thì yêu cầu giảm mặt bằng lãi suất là một vấn đề thật sự khó khăn. Tuy nhiên, trong xây dựng chương trình phục hồi, Chính phủ đã cân nhắc để đưa ra một số giải pháp, phấn đấu hệ thống tổ chức tín dụng giảm từ 0,5 đến 1 điểm % lãi suất trong 2 năm.

Công ty cổ phần Chứng khoán SSI kỳ vọng, NHNN tiếp tục theo đuổi chính sách tiền tệ nới lỏng, tập trung vào gói hỗ trợ lãi suất và mục tiêu có thể cắt giảm lãi suất cho vay tối thiểu 0,5-1% trong 2 năm. Trong khi đó, các chuyên gia của Công ty cổ phần Chứng khoán Bảo Việt [BVSC] nhận định, lãi suất năm 2022 sẽ khó giảm thêm so với cuối năm 2021 và khả năng sẽ tăng nhẹ trở lại [quanh mức 0,25-0,5%], nhất là trong nửa cuối của năm 2022.

Lãi suất ngân hàng nào cao nhất tháng 3/2022 trong đa dạng các gói tiền gửi tiết kiệm hấp dẫn hiện nay?

Nền kinh tế đang từng bước phục hồi, cũng là lúc hệ thống ngân hàng đẩy mạnh huy động vốn để đáp ứng nhu cầu vốn tăng cao phục vụ sản xuất, kinh doanh. Theo đó, một số mức lãi suất tiết kiệm được đẩy lên khá cao, chỉ dành cho các khoản tiền gửi lớn, với kỳ hạn dài.

Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn [SCB], khách hàng gửi tiết kiệm từ 500 tỷ đồng trở lên, với kỳ hạn 13 tháng được áp dụng lãi suất 7,5%/năm; đối với hình thức tiết kiệm trực tuyến [online], lãi suất tiết kiệm cao nhất là 7,35%/năm.

Còn với Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu [ACB], khách hàng khi gửi tiết kiệm được hưởng mức cao nhất là 7,1%/năm, áp dụng đối với những khoản tiền gửi khoảng 100 tỷ đồng, kỳ hạn 13 tháng.

Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam [Techcombank] áp dụng mức lãi suất cao nhất 7,1% khi gửi từ 999 tỷ đồng trở lên, với kỳ hạn 12 tháng và cam kết không tất toán trước hạn.

Tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải [MSB], lãi suất tiết kiệm cao nhất được áp dụng là 7%/năm.

Không cùng chiều với khối ngân hàng thương mại cổ phần, các ngân hàng thương mại nhà nước không thay đổi biểu lãi suất huy động. Do đó, lãi suất tiết kiệm cao nhất 5,5%/năm áp dụng tại các ngân hàng thương mại cổ phần: Ngoại thương Việt Nam [Vietcombank], Đầu tư và Phát triển Việt Nam [BIDV] và Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam [Agribank].

Riêng với Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam [VietinBank], lãi suất tiết kiệm cao nhất là 5,6%/năm áp dụng đối với các khoản tiền gửi từ 12 tháng trở lên.

Lãi suất tiết kiệm không kỳ hạn:

Với đặc thù của gói tiền gửi này là không có thời hạn ấn định cho nên lãi suất tiết kiệm ngân hàng chỉ rơi vào tầm 0.2% -0.1% áp dụng tại quầy, và 0.2%-1% gửi trực tuyến mà thôi. Đối với hình thức gửi tiền không kỳ hạn, hiện nay ngân hàng Vietinbank có mức lãi suất 0,25% áp dụng cho gửi tiền trực tuyến, là cao nhất so với các ngân hàng.

Gửi tiết kiệm có kỳ hạn:

Kỳ hạn được áp dụng của mỗi ngân hàng khá linh hoạt để khách hàng dễ dàng chọn lựa. Ngoài ra, lãi suất gửi online thường cao hơn từ 0,1% đến 0,2%, có nơi trả cao hơn 1% một năm so với khi gửi tại quầy.

Gửi tại quầy:

  • Ở mức thời hạn từ 1-3 tháng, ngân hàng GPBank có mức lãi suất cao nhất là 4%. Tiếp theo là ngân hàng SCB với 3,95%. Ngoài ra, các ngân hàng còn lại có mức lãi suất giao động không chênh lệch nhiều từ 3-3,5%. Thấp nhất là ngân hàng MB với 2,5% cho kỳ hạn 1 tháng, 3,2% cho kỳ hạn 3 tháng.
  • Với kỳ hạn 6 tháng GBBank tiếp tục giữ mức lãi suất là 6.5%, cao nhất so với các ngân hàng còn lại. Thấp nhất là các ngân hàng thuộc Big4 [Agribank, BIDV, Vietcombank, Vietinbank], với mức lãi suất cán mốc 4%/năm.
  • Kỳ hạn 12 tháng, ngân hàng có lãi suất cao nhất là SCB với mức lãi suất 7%. Thấp nhất là 4,85%/năm thuộc về ngân hàng MB.
  • Với những kỳ hạn dài hơn như 18, 24 tháng, ngân hàng SCB, VRB có mức lãi suất tiết kiệm ngân hàng cao nhất là 7%/năm cho kỳ hạn 24 và 36 tháng.

Gửi trực tuyến:

  • Với kỳ hạn 1 tháng, khi gửi tiết kiệm online có khá nhiều lãi suất ngân hàng hiện nay ở mức hấp dẫn lên đến 4% bao gồm: GPBank, SCB, PVcomBank.
  • Đối với kỳ hạn 3 tháng, hầu hết các ngân hàng đều dao động mức lãi suất trung bình 3,5 – 4 %. Thấp nhất là ngân hàng Hong Leong với 3,15%/năm.
  • Với các kỳ hạn từ 12- 36 tháng, Nam Á Bank là ngân hàng chiếm thứ hạng lãi suất cao nhất: kỳ hạn 12 tháng là 7,2%, kỳ hạn 18-36 tháng là 7,4%.

Hình thức gửi tiết kiệm online tại các ngân hàng hiện nay được khuyến khích, hiện có mức lãi suất tiền gửi hấp dẫn hơn gửi tiền mặt tại quầy.

Theo đó, tại Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng [VPBank], khách hàng nhận được lãi suất cao nhất lên tới 12,4%/năm với kỳ hạn 12 tháng khi gửi tiết kiệm Prime Savings trên Ngân hàng số VPBank Neo. Còn tùy theo kỳ hạn và sản phẩm tiết kiệm khác, lãi suất huy động tại VPBank tăng 0,5-0,7%/năm so với cùng kỳ năm trước. Đơn cử, tiền gửi online kỳ hạn 12 tháng được niêm yết lãi suất 6,2%/năm, còn gửi 6 tháng là 5,5%/năm.

Tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng hải Việt Nam [MSB], lãi suất gửi, tiết kiệm online cao hơn 0,8%/năm so với gửi tại quầy. Theo bảng lãi suất mà MSB đang niêm yết, lãi suất tiền gửi tại quầy cao nhất là 5,6% cho kỳ hạn 12 tháng; còn 5-5,3%/năm cho kỳ hạn 6 đến dưới 12 tháng.

Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam [Techcombank] có lãi suất tiền gửi cũng tăng 0,2-0,5%/năm, lên mức cao nhất 5,8%/năm với kỳ hạn 36 tháng; tiếp đến là mức 5,2%/năm với kỳ hạn 12 tháng.

Không chỉ các ngân hàng thương mại cổ phần, các ngân hàng thương mại nhà nước cũng không đứng ngoài cuộc đua huy động vốn. Tại VietinBank, khách hàng gửi tiết kiệm online được cộng thêm 0,3-0,4%/năm so với gửi tại quầy và mức lãi suất áp dụng cao hơn so với cùng kỳ năm trước 0,2-0,4/năm, tùy theo kỳ hạn gửi. Theo đó, lãi suất cao nhất 6%/năm được áp dụng cho kỳ hạn 12-36 tháng; kỳ hạn 9 tháng là 4,4%/năm.

Xu hướng lãi suất của năm 2022 thế nào?

Việc các ngân hàng điều chỉnh lãi suất huy động theo hướng tăng nhằm đáp ứng kế hoạch khai thác vốn cũng như cơ cấu nguồn vốn giữa các kỳ hạn cho phù hợp. Ngoài ra, ngân hàng cũng cần có thêm nguồn vốn để hỗ trợ các doanh nghiệp phục hồi sau đợt dịch Covid-19.

Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho hay, năm 2022, tốc độ tăng trưởng tín dụng của ngành Ngân hàng dự kiến 14% so với năm 2021, tương ứng lượng vốn đưa ra thị trường khoảng 11,86 triệu tỷ đồng, tăng hơn 1,46 triệu tỷ đồng. Do đó, ngân hàng cần đẩy mạnh huy động nguồn vốn cho vay.

Ông Đào Minh Tú cho biết, “Nguồn vốn tín dụng năm 2022 sẽ chủ yếu tập trung vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh. Lãi suất điều hành phù hợp với cân đối vĩ mô, lạm phát, diễn biến thị trường và mục tiêu chính sách tiền tệ; khuyến khích các ngân hàng tiếp tục giảm chi phí để giảm lãi suất cho vay, tạo điều kiện giảm chi phí vốn cho người dân, doanh nghiệp và nền kinh tế”.

Về xu hướng lãi suất của năm 2022, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ [Ngân hàng Nhà nước] Phạm Chí Quang cho biết, Ngân hàng Nhà nước điều hành ổn định lãi suất dựa trên diễn biến lạm phát, kinh tế vĩ mô. Bên cạnh đó, để hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi và phát triển, Ngân hàng Nhà nước sẽ chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí để có cơ sở giảm lãi suất cho vay. Đối với lãi suất huy động sẽ tiếp tục ổn định. Ngân hàng Nhà nước sẽ điều hành bảo đảm hài hòa quyền lợi của người gửi tiền và thanh khoản của hệ thống các tổ chức tín dụng.

Xung đột Nga-Ukraine: ‘Vũ khí hạt nhân’ SWIFT không quá nguy hiểm với Nga, nó đang được thổi phồng?

Việc loại bỏ nền kinh tế Nga khỏi SWIFT thực ra không phải là đòn trừng phạt quá nguy hiểm như người ta nói, mà ...

Giá cà phê hôm nay 4/3: Giá cà phê tiếp tục giảm, xung đột Nga-Ukraine 'nóng' nhưng không bằng lạm phát

Về mặt kỹ thuật và cả yếu tố cung-cầu, đường lên của giá cà phê robusta trên sàn London sẽ khó hơn giá arabica ở ...

Video liên quan

Chủ Đề