Làm thế nào chúng ta có thể phát triển những thói quen tốt

6 Bước Để Bạn Xây Dựng Thói Quen Tốt Và Cải Thiện Cuộc Sống

Ai cũng muốn xây dựng và sở hữu cho mình một thói quen tốt. Mặc dù không phải ai cũng biết cách để duy trì nó. Nhưng mà thói quen là gì? Thói quen, đó là những việc nhỏ chúng ta lặp đi lặp lại hàng ngày và chúng có vai trò quyết định đối với cuộc đời mỗi người. Như ăn uống tốt thì cơ thể khỏe mạnh, tập gym đều đặn thì body chuẩn, đọc sách nhiều thì đầu óc mở mang,

Hành động tạo ra thói quen. Thói quen tạo ra giá trị và giá trị tạo nên vận mệnh Mahatma Ghandi.

Có thể nói rằng xây dựng thói quen tốt là một trong những việc ảnh hưởng lớn nhất đến cuộc sống con người. Bạn có thể không tin nhưng 16 triệu ca tử vong mỗi năm sẽ được giảm đi nếu mỗi người chịu xây dựng cho mình một thói quen tốt? Dẫu biết việc này không dễ chút nào.

Thường thì con người thay đổi cuộc đời họ bằng cách nào?

Đến dịp năm mới họ sẽ cầu nguyện ở Nhà thờ, ở chùa chiền,để mọi thứ tốt đẹp hơn !

Nhưng bạnbiếtkhông, 92% đều thất bại. Có phải tại vì cuộc sống hiện đại khiến con người lười nhác hơn? Có thể. Trong xã hội hiện nay, đồ ăn nhanh có thể được gửi đến tận nhà trong khoảng 10 phút. Hoặc chúng ta có thể lên mạng goi Uber, Grab hoặc Taxi đợi ở cửa khi cần đi đâu đó xa. Tóm lại, mọi thứ đều rất nhanh chóng và tiện lợi. Đa số sẽ không chấp nhận thứ gì đó tốn nhiều thời gian và gặp khó khăn khả năng họ sẽ bỏ cuộc giữa chừng khá cao.

Tin xấu đây:Xây dựng thói quen tốt sẽ tốn nhiều thời gian và đòi hỏi nỗ lực.

Sẽ không có gì xảy ra nếu chỉ biết hi vọng và cầu nguyện. Không có thay đổi nào được tạo ra nếu bạn không chịu thay đổi. Và sẽ luôn có chướng ngại vật ngáng đường bạn. Bạn có thể ngó lơ sự thật này và mắc kẹt trong lối sống cũ. Tiếp đó là thất bại trong việc cải thiện cuộc sống. Năm mới đến rồi lại đi, bạn vẫn cứ cầu nguyện nhưng sẽ chẳng có gì thay đổi đâu.

10 năm tính từ thời điểm này, những người hiện tại không chịu ăn uống lành mạnh sẽ đối mặt với các chứng bệnh béo phì, tim mạch,Những ai lười hoạt động sẽ phải chịu đựng thân hình ục ịch và thừa cân. Và những ai tiêu xài hoang phí sẽ trở nên nghèo túng.

Tôi Damien Catani, đã từng trải qua một biến cố lớn thời thiếu niên, khiến cuộc đời trở nên rác rưởi. Tôi đã phải điều chỉnh lại bản thân và xây dựng lại cuộc đời từ những thói quen nhỏ nhất. Đó là khi tôi nhận ra rằng chúng ta có thể tự quyết định cuộc sống của mình như thế nào. Qua nhiều năm, tôi dần định hình được cách thiết lập và quản lí mục tiêu trong cuộc sống. Nó đã trở thành đam mê của tôi trong suốt 20 năm vừa qua. Và đã giúp tôi có một cuộc sống khấm khá và ý nghĩa. Dưới đây là một số ví dụ:

  • Tôi đã sáng tác hơn 100 bài hát trong khi không phải một nhạc sĩ có tài năng bẩm sinh.
  • Tôi đại diện cho nước Pháp trong cuộc thi ITU Ba Môn Phối hợp Vô địch Thế giới 2015 trong khi không phải vận động viên tài năng nhất.
  • Tôi đã thành lập một dự án startup hứa hẹn có tên là GOALMAP trong khi không phải một doanh nhân khôn ngoan.

Xây dựng thói quen tốt

Tất cả những điều kể trên đều đến từ các thói quen tốt. Một khi bạn đã có thể xây dựng được những thói quen, bạn có khả năng tự định hướng cuộc đời mình. Dưới đây, tôi sẽ chỉ cho bạn phương pháp để bạn làm được điều này.

1. Sẵn sàng thay đổi.

Theo như lý thuyết của James O.Prochaska về sự thay đổi các hành vi con người, có 6 cấp độ để một thói quen đi vào hoạt động thực sự:

  • Dửng dưng: Ở cấp này, con người không có ý định thực hiện điều gì trong tương lai gần [6 tháng], và cũng không có nhu cầu thay đổi.
  • Dự định: Lúc này người ta bắt đầu manh nha ý tưởng xây dựng thói quen tốt và sẽ bắt đầu trong vòng 6 tháng.
  • Chuẩn bị: Họ sẽ chuẩn bị để thực hiện nó, trong vòng 30 ngày đổ lại.
  • Hành động: Những người ở mức này đã hành động để thay đổi, trong khoảng thời gian 6 tháng.
  • Duy trì: Họ qua được mốc 6 tháng và đã bắt đầu thay đổi.
  • Kết thúc: Thói quen mới được hình thành và khó thay đổi trở về cũ.

Nếu bạn nhảy luôn vào bướcHành độngtrong khi chưa thực sự sẵn sàng, thì khả năng cao là mọi thứ sẽ đứt giữa chừng. Để vượt qua các giai đoạn ban đầu, bạn cần:

  • Ý thức được lợi ích lớn hơn nhiều so với khó khăn bạn gặp phải.
  • Tự tin rằng mình sẽ duy trì thói quen trong những trường hợp tưởng như phải từ bỏ.

Tạo ra các chiến lược, kế hoạch để giúp bạn duy trì thói quen. Các kế hoạch khác nhau hoạt động tốt nhất cho từng mức khác nhau.

Đừng cầm đèn chạy trước ô tô. Nếu tinh thần bạn chưa sẵn sàng để thay đổi thì bất cứ nỗ lực nào cũng sẽ thất bại. Khi vẫn chưa có ý định bắt đầu ngay thì phải biết mình đang ở mức nào để có được những kế hoạch cụ thể và phù hợp.

Bạn nên đọc cuốnChanging to Thrivecủa James O.Prochaska để hiểu rõ hơn về những gì ông ấy viết.

2. Có tầm nhìn lớn trong cuộc sống.

Hãy chắc chắn rằng thói quen bạn đang xây dựng sẽ phù hợp với giá trị con người và tầm nhìn dài hạn trong cuộc sống mà bạn có. Nếu mọi thứ không có ý nghĩa gì với nhau thì sẽ rất khó để gắn kết chúng thành một khối.

Trước khi bắt đầu, hãy đào sâu vào bên trong con người mình và hiểu được ham muốn của bản thân và cả sự sẵn sàng cho những thay đổi. Nếu bạn có mong muốn ăn uống lành mạnh hoặc tập thể thao, tầm nhìn dài hạn của bạn cho những việc này là gì? Có thể là bạn sẽ có một sức khỏe tốt hơn, thân hình cân đối và tinh thần vui vẻ,

Hãy dành thời gian để mường tượng mọi thứ, nhìn thấy con người mà bạn muốn vươn tới.

Với mục tiêu này trong tâm trí, bạn sẽ tìm thấy ý nghĩa trong mọi việc mình làm. Dù sao đi nữa, tại sao chúng ta lại cần phải xỏ giày vào chạy vài vòng trong khi ngồi nhà xem ti vi vẫn sướng hơn chứ? Khi bạn đã thực sự nhận ra được mình muốn điều gì đó trong cuộc sống, việc thực hiện nó sẽ đầy cảm hứng và không còn cảm giác gượng ép nữa.

3. Khởi đầu chậm nhưng chắc.

Khi nghĩ đến việc thay đổi cuộc sống của mình, hầu hết chúng ta đều muốn thay đổi tất cả cùng một lúc. Thế là một danh sách 20 việc cần thay đổi được viết ra, và bạn muốn làm tất cả chúng cùng một lúc. Nghe hay ho đấy, nhưng đáng buồn là cách này rất hiếm khi hiệu quả. Bạn không thể chịu được áp lực và sẽ trở nên quá tải một thời gian ngắn sau đó. Rất có thể đó là lý do bạn từ bỏ việc thay đổi bản thân mình, bởi lẽ nó không phải việc một sớm một chiều mà xong được.

Nhưng điều này không có nghĩa rằng bạn chỉ nên tập trung phát triển một cái duy nhất, từng cái một. Hãy bắt đầu bằng 2 thói quen lớn bạn muốn thay đổi, sau khi thiết lập được thói quen này, 2 cái tiếp theo sẽ được chọn ra và bạn dần dần sẽ hoàn thành cái bản kế hoạch thay đổi của mình. Đừng làm tất cả cùng lúc, nhưng cũng đừng chọn ít quá, nó sẽ khiến bạn chậm chạp một cách không cần thiết.

Để biến những điều bạn mong muốn trở thành một thói quen của mình, bạn hãy bắt đầu chậm rãi nhưng không ngắt quãng. Hãy thử lặp đi lặp lại hành động đấy giống như cách bạn thức dậy và đi đánh răng vậy. Làm nó vào 1 thời điểm trong ngày, cùng 1 chỗ bạn muốn, v.v

Hãy tự trả lời những câu hỏi này nếu bạn muốn rõ ràng hơn:Khi nào mình làm việc đó? Tại nơi nào? Làm ra sao? Cùng với ai? v.v

Ví dụ:Bạn muốn mình có thân hình đẹp với những múi cơ săn chắc. Đầu tiên bạn cần lên một kế hoạch, tiếp theo hãy chọn ra môn thể thao cường độ nặng mà bạn thích, sau đó nghĩ đến địa điểm tập luyện, thời gian biểu hàng ngày, ai sẽ là người bạn tập cùng, người nào là huấn luyện viên[gym], v.v

Nếu bạn nghĩ ra điều gì để cải thiện thêm, hãy ghi ra và thực hiện nó. Một người bạn chơi cùng cũng sẽ là động lực để bạn cố gắng hơn, vậy nên hãy rủ bạn của mình theo.

4. Thiết lập mục tiêu.

Nếu những gì bạn mong muốn thay đổi vẫn còn quá mơ hồ, sẽ khó mà có thể thành công được. Nếu đang trong trường hợp này tôi khuyên bạn nên thay đổi cách đặt mục tiêu của mình rõ ràng hơn bằng công cụS.M.A.R.T:Cụ thể, Đo lường được, Khả thi, Thực tế và Ràng buộc thời gian.

Một mục tiêu rõ ràng và có thể đo lường được là như thế nào?

Thay uống thêm nước bằng uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày, thay học từ vựng hàng ngày bằng học 50 từ mới mỗi ngày. Trong trường hợp của bạn, hãy đưa ra chỉ số rõ ràng cho mình làm, nó sẽ ràng buộc bạn thực hiện hiệu quả hơn.

Hãy thiết lập kế hoạch hàng ngày. Nếu muốn cái gì đó trở thành thói quen, đưa nó vào thời gian biểu hàng ngày của bạn. Ví dụ về việc đọc sách, 20 phút đọc sách mỗi ngày sẽ tốt hơn 2 tiếng mỗi tuần. Nếu bạn làm cái gì lặp đi lặp lại, nó sẽ gắn chặt với bạn vào lần sau.

5. Theo dõi tiến độ của bạn.

Một nghiên cứu trên gần 1700 tình nguyện viên trong một chương trình Giảm-Cân-Nặng đã cho thấy những ai ghi chép lại về chế độ ăn hàng ngày sẽ tiến bộ nhanh gấp đôi những người không. Việc ghi chép và theo dõi kế hoạch tạo động lực thôi thúc bản thân. Khi mà bạn hiểu bản thân tốt hơn, việc thay đổi cũng dễ hơn.

Theo dõi tiến bộ của bạn theo một cách khoa học và bài bản, đừng chỉ ghi nhớ tạm bợ trong đầu. Đã làm thì phải làm đến nơi đến chốn, bằng không đừng làm ! Sử dụng các phần mềm như Excel, giấy viết, một số app,sẽ giúp công việc này trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn nhiều.

6. Phân tích tiến bộ và điều chỉnh cho phù hợp.

Bạn không cần cố thực hiện mọi thứ quá nhanh, bởi vì như đã nói, hãy bắt đầu chậm rãi và chắc chắn. Rồi khi mà chúng ta đã có được một bước chạy đà tốt, lúc đó có thể yêu cầu tăng tốc, nâng cao yêu cầu hoặc thậm chí phát triển thêm những thói quen tốt khác.

Ai cũng sẽ có những lúc bế tắc và khó khăn. Bạn cũng vậy, khi cảm giác mọi thứ không theo ý muốn. Đừng tự phê phán bản thân vì để chuyện xảy ra như vậy. Hãy linh hoạt, hãy hạ thấp tiêu chuẩn cho vừa tầm và thói quen bạn đang thực hiện sẽ tạo động lực giúp bạn gượng dậy.

Xây dựng thói quen tốt

Hoặc nếu bạn cảm thấy các thử thách quá dễ dàng. Đừng ngần ngại ngồi xuống xem xét mọi thứ. Thậm chí bạn có thể cho thêm những kế hoạch mới thử thách hơn vào. Ví dụ:

  • Thêm: Tôi bắt đầu với 2 thói quen, uống đủ nước và đi ngủ đúng giờ. Bây giờ mọi thứ đã trở nên trơn tru, đã đến lúc để xây dựng thêm những thói quen khác. Hoặc tăng độ thử thách của nó lên.
  • Giảm: Chạy bộ 3 lần một tuần là hơi nhiều, trong khi công việc khiến mình chỉ có thể thực hiện 2 lần. Vậy thì sẽ điều chỉnh lại thành 2 lần và khởi động lại từ đầu. Không nên cứng nhắc quá.
  • Thay thế: Tôi thích trở thành một võ sư tương lai. Nhưng lại thất bại hết lần này đến lần khác trong lúc tập luyện, nên có lẽ đó chỉ nên là ý tưởng thôi. Đã đến lúc chuyển qua một môn thể thao khác phù hợp với bản thân hơn.

Tổng kết và đánh giá tiến bộ của bạn mỗi tháng một lần.

Thành Rome không được xây trong một ngày

Thực sự là không có một lối tắt nào để đi đến một cuộc sống hạnh phúc và mãn nguyện đâu. Bạn cần phải kiên nhẫn và cần mẫn ngày qua ngày. Thật khó mà tin được chúng ta có thể làm được những gì khi kiên trì đi trên một con đường, không nản chí.

Xây dựng một thói quen tốt chắc chắn đòi hỏi thời gian và nỗ lực, đặc biệt là trong giai đoạn đầu. Xin hãy luôn vững lòng và tiếp tục. Bởi vì nếu bạn bỏ cuộc, bạn sẽ phí hoài cuộc sống của mình vào những công việc, thói quen vô bổ.

Cố gắng hơn nữa, tập trung cao độ và ngày qua ngày, mọi thứ sẽ trở nên dễ dàng hơn. Rồi bạn sẽ cảm thấy bứt rứt khi phải dừng kế hoạch giữa chừng, trong khi trước đây bạn chẳng buồn để ý đến nó. Bắt đầu là một thử thách, nhưng khi mọi thứ đã vào guồng quay, cũng khó mà dừng lại lắm.

Theo toisong.net

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại //bit.ly/YBOX-Partnership

Video liên quan

Chủ Đề