Lập Dàn ý thuyết minh về bánh tét

NHÓM 5-ĐH14NVCHÀO CÔ VÀ CÁC BẠN ĐẾN VỚI CHỦĐỀ ẨM THỰCThựcThực hiện:hiện:1.2.3.4.LêLê ThịThị NgọcNgọc TrânTrân (nhóm(nhóm trưởng)trưởng)NguyễnNguyễn ThịThị NgọcNgọc TuyếtTuyếtLêLê ThịThị PhúPhú PhúPhú HòaHòaNguyễnNguyễn ThịThị BíchBích LoanLoanClick icon to add pictureBÁNH TÉT NÉT HỒNCỦA NGƯỜI VIỆTCỤCCỤBỐCBỐI/ Mở đầuII/ Phát triển1.Giới thiệu sơ lược về món bánh tét.2.Tại sao nói bánh tét là nét hồn của người Việt?3. Quy trình thực hiện.4. Cách thưởng thức.III/ Kết luậnI/ MỞ ĐẦUGiới thiệu sơ lược: trong ẩm thực ngày tết củangười Việt có rất nhiều món ăn đặc sắc. Nhưng độcđáo nhất và đậm tính truyền thống là món bánh tét.Một món ăn mang đậm nét hồn của người ViệtII/ PHÁT TRIỂN•Có hình trụ dài, hai đòn thường có một quai bánh chung bằng gân lá chuối tạo thành một cặp.•Là loại bánh được gói vào ngày tết, nên dân gian gọi là "bánh tết", lâu dần đọc trại ra thành "bánh tét”.•Do hành động tét bánh bằng dây thành từng khoanh.1.3-Hìnhdáng1.2-Tên gọi:1.1- Xuất xứ:•Là món ăn độc đáo của Việt Nam nói chung và vùng Nam Trung Bộ nói riêng.1.Giới thiệu sơ lược về món bánh tét2. Tại sao nói bánh tét là nét hồn của người Việt?2.1. Không thể thiếu trong mâm cỗ ngày tết2.2. Dù giàu hay nghèo bánh tét cung là mon quà nặng tình nghĩa2.3. món bánh nuôi quân, làm ấm lòng người lính trong giai đoạn đánh đuổi quânthù2. Tại sao nói bánh tét là nét hồn của người Việt?2.4. Là món quà quý của những người con xa xứ , gợi nhớ về quê hương, gia đình.2.5. Là dịp để gia đình tụ họp. Ông bà truyền lại cho con cháu cách gói bánh, lưu truyềnnét đẹp truyền thống của dân tộc.2.6. Bánh tét trở thành món ăn mang ý nghĩa lễ nghi truyền thống , đi vào tâm thứcngười Việt như một thứ tình cảm thân thuộc không thể tách rời.3.Quy Trình-Thực Hiện3.1. Nguyên LiệuChuốiDây(thườnlạtg là(hoặcchuốidâynilon).láNếp.xiêm).Thịt mỡ.Đậu xanh.Láchuối.Dừa.Trứng muối.3.2. Sơ chế nguyên liệuGạo nếp ngâm trước vài tiếng, đãi sạchĐậu xanh ngâm đãi sạch vỏ, nấu chínThịt ba rọi xắt vuông dài làm nhân bánh3.3. Cách gói Xếp lá ngang và dọc nằmCho nhân vào giữa nếp.Dùng dây siết thật chặtxen vào nhau, xếp cho lớp láđòn bánh.lớn nằm giữa.Đặt đòn bánh xuống, lăn Xúc nếp đổ vào giữa lá, dànbánh cho tròn, vỗ bánh chođều nếp ra theo chiều dài.chắc, cột dây cách đềunhau, xiết bánh cho chặt.3.4. Cách nấuBánh Tét phảiNhiệt độ: 90-100oC Đun bằngluôn được nấulửa to cho sôi nước trong nồi.ngập trong nướcRồi để lửa liu riu suốt quátừtrình nấu bánh để bánh chín6 – 8 giờ.đều.Bánh chín vớt ra rửa sạchbằng nước lạnh, để choráo nước.4. Thưởng Thức4.1. Chiên giòn (có thểkèm với nước mắmchua ngọt).4.2. Ăn kèm vớidưa món.4.3. Ăn kèm với thịt khohột vịt.5. Bánh Tét Xưa Và Nay5.1. Ngày Xưa••Đơn giản, không cầu kì.Đến ngày tết nhà nhà đều sum vầy gói bánh.5. Bánh Tét Xưa Và Nay5.2. Ngày Nay:••ĐếnĐến ngàyngày tếttết chỉchỉ còncòn mộtmột sốsố nhànhà còncòn góigói bánhbánh tét.tét.NhiềuNhiều cáchcách thưởngthưởng thứcthứcĐược nhiều người biết đến nhất là người nước ngoài họ cảm thấy thú vị và muốn học hỏi. Đa dạng, phong phú. Hương vị đậm đà, màu sắc lạ mắt.III/ Kết Luậna/ Khẳng định lại chủ đề “Bánh tét nét hồn người Việt”.b/ Cách nhìn của cá nhân đôi với nét văn hóa truyền thống củadân tộc.c/ Hành động của bản thân như thế nào để mãi giữ và lưutruyền nét đẹp văn hóa, nét đẹp truyền thống cho thế hệsau.IÀBPẬTCÁÂNNHClick icon to add pictureNGUYỄN THỊ NGỌC TUYẾT1.Giới thiệu sơ lược về món bánh tét.Là người Việt Nam hẳn không thể không biết đến một món ăn độc đáo của Việt Nam nói chungvà vùng Nam Trung Bộ nói riêng. Đó là món bánh tét, một món ăn không thể thiếu trong ngàytết của người Việt. Theo dân gian lưu truyền, ngày xưa cứ tết đến người ta gói loại bánh này vàgọi bằng tên "bánh tết", lâu dần đọc trại thành "bánh tét". Một số khác lại cho rằng do hànhđộng dùng dây tét bánh thành từng khoanh nên có cách kêu độc đáo như thế. Bánh tét mang mộthình dạng rất đặc trưng. Nó có hình trụ dài và hai đòn thường có một quai bánh chung bằng gânlá chuối tạo thành một cặp.LÊ THỊNGỌC2.Tại sao bánh tét là nét hồn người Việt.TRÂNKhông biết tự bao giờ bánh tét đã trở thành món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ ngày tết. Tuy không đắtnhưng dù giàu hay nghèo trong dịp lễ tết người ta biếu nhau một cặp bánh tét đã đủ thể hiện tấm lòng tìnhnghĩa, người cho thấy vui mà người nhận cũng ấm tình. Nhớ lại những ngày tháng xưa cũ món bánh nuôiquân, làm ấm lòng người lính trong giai đoạn đánh đuổi quân thù cũng chính là món bánh tét đậm đà hươngvị ấy. Dù thời chiến hay thời bình bánh tét luôn gợi trong tâm thức người Việt nhất là những đứa con xa xứ vềhình ảnh gia đình quây quần cùng nhau, xúm xít bên nồi bánh tét ngùn ngụt khói, làm lòng người cảm thấygiản dị mà ấm cúng vô cùng, vừa là dịp để ông bà truyền lại cho con cháu cách gói bánh cũng như lưu truyềnnét đẹp truyền thống của dân tộc. Và như thế Bánh tét trở thành món ăn mang ý nghĩa lễ nghi truyền thống ,đi vào tâm thức người Việt như một thứ tình cảm thân thuộc không thể tách rời, có lẽ vì vậy món bánh đơn sơmà đậm đà hương vị quê hương dường như đã mang nét hồn của người Việt.NGUYỄN THỊ BÍCH LOAN3. Quy Trình thực hiện.Nếu ngày tết đối với người miền Bắc là sự có mặt của bánh Chưng trong mâm cổ thì người miền Nam lại yêu hơn hươngvị của những đòn bánh Tét. Song, dù ở Bắc hay Nam bánh Tét vẫn mang đậm nét hồn người Việt ngày tết. Đối với trẻthơ, bánh Tét không chỉ là món ăn ngày tết mà nó còn đi sâu vào tiềm thức, trở thành hình ảnh của gia đình, của quêhương để rồi khi lớn lên hương vị bánh Tét lại gợi nhớ một thời oanh liệt. Những ngày nấu bánh Tét cũng là lúc gia đìnhtụ hợp ôn lại quá khứ và cùng nhau nói về việc tương lai khi đợi đến giao thừa. Không những thế trong cuộc trường chinhkhông ngơi nghỉ của dân tộc, bánh Tét còn là bánh nuôi quân làm ấm lòng người lính. Gói bánh, nấu bánh cũng đòi hỏi sựtỉ mỉ khéo léo, nếp nấu xong cho vào lá chuối thêm lớp đậu phía trên, cho thịt mỡ vào giữa, rồi lại một lớp đậu, một lớpnếp, xong gói lại cho vừa đều vừa chặc. Gói xong chỉ cần cho bánh vào nồi, đun lửa vừa phải chờ đến giao thừa. Bánhchín rồi cùng nhau quây quần thưởng thức. Hương vị bánh Tét cũng từ đó hòa vào hơi thở của hồn người đất Việt.LÊ THỊ PHÚ HÒA5. Bánh tét xưa và nay.Chiếc bánh tét Việt Nam từ xưa đến nay đã có nhiều thay đổi để phù hợp với cuộc sống.Chiếc bánh tét ngày xưa đơn giản không cầu kì: chỉ nếp, thịt, mỡ…giản dị. Mỗi khi tết đếnkhắp mọi nhà đều xum vầy, đoàn tụ cùng nhau gói chiếc bánh dâng lên ông bà tổ tiên.Bánh tét ngày nay không còn được mọi nhà gói vào ngày tết như xưa nữa. Nhưng đổi lạinó được nhiều người biết đến đặc biệt là người nước ngoài, họ cảm thấy thích thú vớicách thưởng thức mới lạ, cũng như đã đang và phong phú về hương vị phong phú đậm đà,màu sắc mới lạ của chiếc bánh tét Việt Nam. Chiếc bánh tét Việt Nam xưa và nay cónhiều thay đổi nhưng không mai một mà nó chuyển đổi để hợp với thời đại.Đa dạng, phong phú. Hương vị đậm đà, màu sắc lạ mắtBánh téttét Tràtí hon.BánhBánh tét cốm dẹp(dànhchocon)Cuôn (Trà trẻVinh)(Đồng Tháp Mười)Bánh tét ngũBánh tét chữsắcMười XiềmBACKBACKBánh tét chayBánh tét nhânchuốiBánhtétmậtlá cẩmBánh tétcật (đảoPhú Quốc)(CầnThơ)5. Bánh Tét Xưa Và NayBACKBACK

1. Mở bài: giới thiệu về chiếc bánh tét:
– Nếu như ở miền Bắc có bánh chưng thì ở miền Nam bánh tét chính là món ăn không thể thiếu, mang đậm hương vị ngày Tết.

2. Thân bài: – Nguồn gốc của bánh tét: + Bánh tét chính là kết tinh của giao lưu giữa hai nền văn hóa Việt – Chăm + Từ xưa, ông bà ta đã truyền tai nhau về nguồn gốc của bánh tét: Vua Quang Trung đánh quân Thanh trùng vào ngày Tết. Khi cho quân nghỉ ngơi, thì có một người đem dâng lên vua loại bánh gói trong lá chuối và có hình trụ. Ăn xong nhà vua rất thích,đã hỏi tên loại bánh này. Được biết, bánh này vợ anh gói để anh mang theo trên đường để luôn nhớ về quê hương. Nghe vậy nhà Vua rất cảm động, đặt tên là bánh tét và cho gói vào ngày Tết hàng năm. – Nguyên liệu làm bánh tét: gạo nếp, thịt lợn, đỗ xanh, các gia vị và lá chuối để gói bánh… – Quy trình làm bánh: + Gạo nếp đại sạch rồi ngâm vài tiếng trước khi gói bánh. + Đỗ xanh ngâm qua và đãi sạch vỏ, thịt lợn cắt miếng dài sau đó tẩm qua chút gia vị + lá chuối để hơi héo rồi lau sạch + trải phẳng lá chuối ra rồi đổ gạo nếp lên, cho đỗ xanh và thịt vào giữa rồi bó lại. Dùng dây buộc chặt. + Khi nấu bánh phải để bánh ngập nước, duy trì ở 90 – 100°C trong khoảng 6 – 8 tiếng. – Thưởng thức: Cắt bánh ra từng khoanh rồi dùng chung với củ kiệu hoặc dưa muối,… – Sự khác biệt của bánh tét giữa các vùng miền: Ở Bình Dương, Tây Ninh vỏ bánh là đậu phộng và gạo nếp trộn chung. Ở Đồng Nai người ta dùng hạt điều để làm nhân. Cần Thơ nổi tiếng có bánh tét lá cẩm. – Ý nghĩa của bánh tét: + Thể hiện tình cảm gia đình, sum họp đoàn tụ. + Là nét đặc trưng riêng trong ẩm thực Việt Nam. Khiến ngày tết cổ truyền thêm ý nghĩa, trọn vẹn.

3. Kết bài: Suy nghĩ, cảm nhận của em về bánh tét.

Có thể bạn quan tâm:  Thuyết minh về cái phích nước ngắn gọn nhưng cực chất

Văn mẫu

Tết cổ truyền là một ngày lễ lớn của đất nước Việt Nam. Bên cạnh các hoạt động chào năm mới cùng các lễ hội mùa xuân thì ẩm thực mùa xuân cũng một phần không thể thiếu. Nếu miền Bắc có bánh chưng, thì ở miền Nam, bánh tét chính là món ăn đặc trưng, mang đậm hương vị ngày Tết. Theo lý giải của các chuyên gia nghiên cứu văn hóa, bánh tét chính là kết tinh của sự giao lưu giữa hai nền văn hóa Việt – Chăm. Hay từ xa xưa, ông bà ta đã truyền tai nhau về nguồn gốc của bánh tét: Vua Quang Trung đánh quân Thanh trùng vào ngày Tết. Khi cho quân nghỉ ngơi, thì có một người đem dâng lên vua loại bánh gói trong lá chuối và có hình trụ. Ăn xong nhà vua rất thích,đã hỏi tên loại bánh này. Được biết, bánh này vợ anh gói để anh mang theo trên đường để luôn nhớ về quê hương. Nghe vậy nhà Vua rất cảm động, đặt tên là bánh tét và cho gói vào ngày Tết hàng năm. Trước khi bắt tay vào làm bánh, người thợ cần phải chuẩn bị đầy đủ các nguyên vật liệu. Đó chính là gạo nếp, đỗ xanh, thịt lợn, cùng các loại gia vị và lá chuối để gói bánh. Ngoài ra, tùy theo đặc điểm từng vùng miền mà sẽ chuẩn bị thêm các nguyên liệu cho phù hợp. Tiếp đến là quy trình làm bánh. Gạo nếp sau khi đãi sạch sẽ được đem ngâm vài tiếng hoặc qua đêm. Đây là bước quan trọng, giúp chiếc bánh thơm và dẻo hơn. Lá dùng để gói bánh là lá chuối. Sau khi cắt từ vườn về, lá chuối sẽ được rọc nhỏ theo kích cỡ của chiếc bánh rồi đem phơi cho hơi héo lại và lau sạch. Nhân bánh là đỗ xanh và thịt lợn. Đỗ xanh sẽ được ngâm và đãi sạch vỏ. Còn thịt lợn sẽ cắt miếng dài vừa ăn sau đó tẩm ướp chút gia vị cho đậm đà. Tiếp theo là quy trình gói bánh. Để có một chiếc bánh đẹp mắt thì phải dùng lá chuối thật phẳng, không bị rách, thủng. Lá sẽ được quét một lớp dầu mỏng để tránh bị dính. Cho gạo nếp lên lá rồi dải phẳng, sau đó bỏ nhân đỗ và thịt lợn vào trong. Bó lại thật khéo rồi dùng dây buộc lại cho thật chặt. Bánh được đem đi luộc phải để ngập trong nước. Duy trì nhiệt độ 90 đến 100°C. Sau khoảng thời gian từ 6 đến 8 tiếng, bánh sẽ được vớt ra. Bánh nấu xong vẫn chưa ăn ngay được, phải xấu lại thành từng chùm rồi treo lên trần bếp để bánh ráo nước. Bánh tét khi hoàn thành sẽ được dâng lên bàn thờ tổ tiên, sau đó con cháu mới thưởng thức. Bánh ngon là khi mở ra không bị dính lá. Phần vỏ phải dẻo và mịn. Nhân phải vừa ăn và mang hương vị hòa quyện. Khi ăn người ta sẽ cắt bánh ra thành những khoanh tròn rồi dùng chung với củ kiệu hoặc dưa muối, như vậy sẽ không bị ngán. Bánh tét thơm ngon và mang hương vị đặc trưng của từng vùng miền. Ở Bình Dương và Tây Ninh, người ta sử dụng đậu phộng trộn chung với gạo nếp để làm vỏ bánh. Bánh tét nơi đây thơm thơm bùi bùi hòa quyện của nếp và đậu phộng thật khó quên. Ở Đồng Nai, người ta thường dùng hạt điều để làm nhân bánh tạo nên một hương vị đặc biệt không lẫn đi đâu được. Ở Cần Thơ lại có món bánh tét lá cẩm. Với màu sắc bắt mắt cùng hương vị đặc trưng, bánh tét nơi đây làm níu chân mọi thực khách ngay khi lần đầu thưởng thức. Với lớp vỏ gạo nếp bó chặt lấy phần nhân bên trong, bánh tét mang ý nghĩa tượng trưng cho sự gắn bó của các thành viên trong gia đình. Không chỉ có mặt trong ngày Tết bánh tét còn là một món ăn quen thuộc trong mỗi mâm cơm của người Việt. Nó đã tạo nên một nét đặc trưng riêng trong ẩm thực Việt Nam. Góp phần làm cho ngày Tết cổ truyền thêm ý nghĩa và trọn vẹn.

Bánh tét ngon và mang hương vị đặc biệt nên được mọi người yêu thích. Ngày nay không chỉ ở miền Nam mà bánh tét còn trở thành món ăn quen thuộc mang hương vị của miền Bắc. Nó đã tạo nên một nét ẩm thực đặc sắc và phong phú không thể trộn lẫn.