Lễ hội vía bà chúa xứ núi sam 2023

Còn chưa đầy 2 tháng nữa Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam chính thức diễn ra. Để góp phần thành công cho “Tháng Du lịch” nói chung và lễ hội nói riêng, TP. Châu Đốc đã và đang triển khai công tác chuẩn bị phục vụ lễ hội.Còn 2 tháng nữa Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam chính thức diễn ra. Để góp phần thành công cho “Tháng Du lịch” nói chung và lễ hội nói riêng, TP. Châu Đốc đã và đang triển khai công tác chuẩn bị phục vụ lễ hội.

UBND TP. Châu Đốc vừa tổ chức cuộc họp triển khai kế hoạch tổ chức Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam kết hợp “Tháng Du lịch An Giang năm 2017”. Theo đó, việc tổ chức lễ hội phải đảm bảo đồng bộ các khâu, khai thác giá trị nghi thức lễ hội cũng như kịch bản nội dung theo bản sắc văn hóa địa phương phục vụ du khách. Đồng thời, gắn kết trong tổng thể công tác quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội, xây dựng kết cấu hạ tầng, dịch vụ, du lịch… Trong lễ hội sẽ diễn ra các hoạt động văn hóa-văn nghệ, thể dục-thể thao phục vụ du khách gắn với các phần lễ hội truyền thống và ngày kỷ niệm của danh thần Thoại Ngọc Hầu. Phó Chủ tịch UBND TP. Châu Đốc Trần Quốc Tuấn cho biết: “Do năm nay TP. Châu Đốc được tỉnh chọn là địa phương đăng cai tổ chức sự kiện “Tháng Du lịch” và Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam là một “điểm nhấn” để thành phố tiếp tục quảng bá, giới thiệu các di tích, thắng cảnh, thế mạnh, tiềm năng về dịch vụ, du lịch và thương mại, chỉnh trang đô thị, nhất là thu hút đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch của địa phương và tỉnh. Lễ hội Vía Bà năm nay, Châu Đốc sẽ phối hợp các sở, ngành đưa các hoạt động trong lễ hội trở thành những sản phẩm đặc sắc của Châu Đốc lan tỏa sâu rộng trong đời sống cộng đồng”.

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam năm 2017 diễn ra từ ngày 17 đến 22-5-2017 [nhằm ngày 22 đến 27-4 âm lịch]. Cụ thể, 15 giờ, ngày 17-5 tổ chức lễ phục hiện rước tượng bà từ bệ đá bà ngự trên đỉnh núi Sam xuống Miếu Bà; 24 giờ, ngày 18-5 lễ tắm bà; 15 giờ, ngày 20-5 lễ thỉnh sắc ông Thoại Ngọc Hầu từ lăng mộ về Miếu Bà; 24 giờ, ngày 20-5, lễ Túc yết và Xây chầu; 4 giờ, ngày 22-5 lễ Chánh tế; 15 giờ, ngày 22-5 lễ hồi sắc đưa sắc ông Thoại Ngọc Hầu từ Miếu Bà về lăng mộ. Cùng với lễ hội truyền thống, Châu Đốc còn tổ chức các hoạt động văn hóa- văn nghệ, thể dục – thể thao phục vụ khách du lịch. Theo đó, trong tuần lễ diễn ra lễ hội sẽ diễn ra nhiều hoạt động phong phú, như: Đua thuyền rồng Châu Đốc; hội thả đèn hoa đăng; khai mạc Lễ hội Đua bò Châu Đốc; Tuần lễ văn hóa [từ ngày 13 đến 18-5], với các chương trình biểu diễn của các đoàn nghệ thuật chuyên và không chuyên trong và ngoài tỉnh, với các tiết mục mang sắc thái văn hóa 4 dân tộc; triển lãm ảnh nghệ thuật, biểu diễn lân- sư- rồng; các hoạt động thể thao [leo núi, trò chơi dân gian…].

“Để đảm bảo an ninh trật tự, an toàn, chất lượng dịch vụ phục vụ du khách, UBND thành phố đã chỉ đạo các lực lượng chức năng bố trí lực lượng đảm bảo an ninh trật tự, phân luồng giao thông thông suốt trong thời gian tổ chức “Tháng Du lịch”. Đồng thời, tổ chức nhiều đoàn kiểm tra, giám sát việc niêm yết giá, chất lượng các dịch vụ phục vụ du lịch [cơ sở lưu trú, nhà hàng, quán ăn…] trên địa bàn thành phố”- ông Trần Quốc Tuấn thông tin thêm.

Theo Thượng tá Phạm Thành Mỹ, Trưởng Công an TP. Châu Đốc, trong suốt thời gian trước, trong và sau lễ hội, Công an thành phố sẽ phối hợp Ban Chỉ huy Quân sự thành phố, Đồn Biên phòng Vĩnh Nguơn, UBND các xã, phường và các ngành chức năng thực hiện công tác bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và an toàn giao thông, ngăn chặn và xử lý kịp thời các loại tệ nạn xã hội, trộm cắp, gây rối trật tự công cộng, bói toán, mê tín dị đoan… Bảo vệ an toàn khu vực tổ chức các hoạt động lễ hội cũng như triển khai các biện pháp phòng, chống cháy, nổ. Tăng cường lực lượng phục vụ lễ hội và phân luồng giao thông, cắm biển báo, hạn chế tối đa tình trạng ùn tắt giao thông, xử lý kịp thời các đối tượng cản trở lưu thông quanh khu vực Miếu Bà cũng như các trường hợp đậu, đỗ, đón khách không đúng quy định.

“Một trong những yêu cầu đặt ra là các hoạt động tại lễ hội và “Tháng Du lịch” phải đảm bảo trang trọng, an toàn, tiết kiệm, thiết thực, phù hợp với điều kiện thực tế. Chúng tôi hy vọng với những hoạt động phong phú tại lễ hội sẽ góp phần thành công cho “Tháng Du lịch An Giang năm 2017”. Mặt khác, thông qua các hoạt động lễ hội tạo điều kiện cho thành phố tiếp tục giới thiệu các di tích, thắng cảnh, thế mạnh, tiềm năng về dịch vụ, du lịch và thương mại, để Châu Đốc xứng tầm là trung tâm du lịch của tỉnh và khu vực đồng bằng sông Cửu Long”- ông Trần Quốc Tuấn mong muốn.

Lễ hội trăm năm

Trưởng ban Quản trị Lăng miếu núi Sam Nguyễn Phúc Hoan cho biết, truyền thuyết kể rằng, cách đây hơn 200 năm, núi Sam còn hoang vu, dân làng lên núi phát hiện pho tượng cổ ngồi trên bệ đá sa thạch. Thời gian đó, quân Xiêm thường xuyên quấy nhiễu nước ta. Có lần, chúng lên đỉnh núi Sam, gặp pho tượng cổ này. Dù nhiều lần ra sức khiêng tượng xuống núi, nhưng cố gắng thế nào cũng không thể di chuyển tượng, chúng phải bỏ lại.

Dân làng thấy vậy, có ý muốn “thỉnh” tượng xuống núi để gìn giữ và phụng thờ. Bao nhiêu tráng đinh lực điền được huy động, nhưng không sao nhấc pho tượng lên được. Khi các bô lão trong làng cầu khấn, một bé gái đang đùa giỡn bỗng dưng ngồi lại, mặt đỏ bừng, đầu lắc lư mách bảo: “Hãy chọn 9 cô gái đồng trinh để đưa bà xuống núi”. Lạ thay, 9 cô gái khiêng tượng Bà đi một cách nhẹ nhàng. Xuống đến chân núi, tượng bỗng nặng trịch, không nhấc lên nổi. Dân làng hiểu rằng, Bà muốn ngự nơi đây nên đã lập miếu thờ.

Ban đầu, miếu Bà được xây dựng đơn sơ bằng tre lá, sau nhiều lần trùng tu mới được hoàn chỉnh và khang trang như hiện nay. Miếu Bà chúa xứ núi Sam là công trình kiến trúc dạng chữ “Quốc”, hình khối tháp dạng hoa sen nở, mái tam cấp 3 tầng lầu, lợp ngói đại ống màu xanh, góc mái vút cao như mũi thuyền lướt sóng. Tường ốp gạch men, khung cửa bằng gỗ quý, được chạm trổ hoa văn công phu, tinh tế.

Bên trong có võ ca, chánh điện, phòng khách, phòng làm việc của Ban Quý tế, bên ngoài là khuôn viên sân rộng rãi, hàng rào bao quanh và cổng tam quan. Ngay giữa chánh điện, tượng Bà chúa xứ núi Sam đội mão, mặc áo bào thêu long phụng, ngồi uy nghi với nét mặt hiền hòa, phúc hậu. Theo các nhà khảo cổ học, căn cứ vào chất liệu và hình dáng của pho tượng thì đây là tác phẩm điêu khắc có từ thời trung cổ.

Nhiều hoạt động phong phú

Theo Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Châu Đốc Trần Quốc Tuấn, Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam được giữ gìn qua nhiều thế hệ, mang đậm bản sắc văn hóa của cư dân vùng Nam Bộ. Vắng bóng 2 năm bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19, giờ đây Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam mới được tổ chức như thông lệ, gồm phần lễ và phần hội. Phần lễ vẫn theo nghi thức truyền thống, nhưng nội dung và hình thức được đầu tư nâng chất theo hướng tạo điều kiện để du khách, người dân cùng tham gia, như: Chương trình may áo Bà; Lễ phục hiện rước tượng Bà từ bệ đá Bà ngự trên đỉnh núi Sam và kết thúc tại sân khấu miếu Bà; chương trình nấu nước tắm Bà; Lễ tắm Bà; Lễ thỉnh sắc ông Thoại Ngọc Hầu từ lăng mộ về miếu Bà; Lễ túc yết và xây chầu; Lễ chánh tế; Lễ hồi sắc - đưa sắc ông Thoại Ngọc Hầu từ miếu Bà về lăng mộ.

Phần hội có lễ khai hội, thường tổ chức vào đêm trước lễ tắm Bà. Chương trình sinh động với nhiều tiết mục, như sân khấu hóa dựng lại hình ảnh thời mở đất, chiến đấu với giặc ngoại xâm và sự xuất hiện của Bà chúa xứ.

Ngoài ra, UBND TP. Châu Đốc xây dựng kế hoạch, chuẩn bị chu đáo, tổ chức hoạt động vui chơi, giải trí phục vụ du khách, gồm: Hội thi chọi gà nghệ thuật lần V diễn ra vào ngày 14/5 [nhằm ngày 14/4 âm lịch]; tổ chức hội thi “Thả đèn hoa đăng” diễn ra ngày 15/5 [nhằm ngày 15/4 âm lịch] tại công viên 30/4. Từ ngày 15 đến 20/5 [nhằm ngày 15 đến 20/4 âm lịch], tại miếu Bà tổ chức triển lãm, giao lưu ảnh nghệ thuật truyền thống.

Tại nhà thi đấu Khu liên hợp thể thao thành phố, từ ngày 16 đến 17/5 [nhằm ngày 16-17/4 âm lịch], diễn ra giải bóng chuyền hơi; lúc 18 giờ 30 phút, ngày 18/5 [nhằm ngày 18/4 âm lịch] giao lưu thể dục dưỡng sinh. Ngày 19/5 [nhằm ngày 19/4 âm lịch], tại Lăng ông Thoại Ngọc Hầu diễn ra giải cờ tướng. Đặc biệt, từ ngày 16 đến 19/5 [nhằm ngày 16-19/4 âm lịch], tại phường Núi Sam và công viên 30/4, tổ chức tuần lễ văn hóa - văn nghệ 4 dân tộc Kinh, Khmer, Chăm, Hoa.

Ngày 22/5 [nhằm ngày 22/4 âm lịch], diễn ra hội thi leo núi và diễu hành lân trên đường Trưng Nữ Vương. Ngày 24/5 [nhằm ngày 24/4 âm lịch], tại nhà thi đấu Khu liên hợp thể thao thành phố, tổ chức trò chơi giật cờ, tung cầu, nhảy bao bố, vận động liên hoàn…

“Thông qua các hoạt động Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam, thành phố mong muốn quảng bá, giới thiệu với bạn bè trong nước, quốc tế về tiềm năng, thế mạnh, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hóa, con người Châu Đốc. Qua đó, thu hút đầu tư, khách tham quan đến với thành phố, góp phần thúc đẩy ngành du lịch tỉnh nhà phát triển” - ông Trần Quốc Tuấn cho biết.

Năm 2001, Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam được Bộ Văn hóa - Thông tin [nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch] công nhận là lễ hội cấp quốc gia. Năm 2014, lễ hội được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Những giá trị của lễ hội còn phù hợp với tiêu chí Công ước 2003 của UNESCO để trở thành di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại. Ngày 30/3/2022, tại Công văn 1970/VPCP-KGVX của Văn phòng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đồng ý đệ trình UNESCO xem xét đưa Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. 

Chủ Đề