Le la gi

  • Le la gi

    Mẫu đơn xin ly hôn mới nhất năm 2022 như thế nào?

  • Le la gi

    Mẫu hợp đồng lao động mới nhất năm 2022

  • Le la gi

    Cách dùng và ý nghĩa sâu xa của lời chúc Best Wishes For You

  • Le la gi

    FE2O3 + H2SO4 ĐẶC NÓNG CÓ RA SO2 KHÔNG?

  • Le la gi

    Hướng dẫn tra cứu thông tin bảo hiểm y tế mới nhất năm 2022

  • Le la gi

    Bài thu hoạch chính trị hè 2022 không thể bỏ qua

  • Le la gi

    Mẫu đơn xin ly hôn mới nhất năm 2022 như thế nào?

  • Le la gi

    Mẫu hợp đồng lao động mới nhất năm 2022

  • Le la gi

    Cách dùng và ý nghĩa sâu xa của lời chúc Best Wishes For You

  • Le la gi

    FE2O3 + H2SO4 ĐẶC NÓNG CÓ RA SO2 KHÔNG?

  • Le la gi

    Hướng dẫn tra cứu thông tin bảo hiểm y tế mới nhất năm 2022

  • Le la gi

    Bài thu hoạch chính trị hè 2022 không thể bỏ qua

  • - I. dt. 1. Những nghi thức được tiến hành nhằm đánh dấu hoặc kỉ niệm một sự kiện có ý nghĩa nào đó: lễ thành hôn lễ bái lễ ca lễ đài lễ đường lễ lạt lễ nhạc lễ phục lễ tang lễ tế lễ trường lễ tục đại lễ hành lễ hiếu lễ hôn lễ nghi lễ quốc lễ tang lễ tế lễ tuần lễ. 2. Những phép tắc phải theo khi tiếp xúc với người khác, biểu thị sự tôn kính: giữ lễ với thầy lễ độ lễ giáo lễ nghi lễ nghĩa lễ phép lễ tiết lễ vật cống lễ sính lễ thất lễ thư lễ vô lễ. 3. Lần vái lạy: lạy ba lễ. II. đgt. 1. Tham dự các nghi thức tôn giáo: đi lễ chùa. 2. Tặng, biếu (người có quyền thế): lễ quan tham lễ.



    1. (triết), khái niệm đạo đức và chính trị của Nho giáo. "Lễ" lúc đầu chỉ cách thức cúng tế. Sau dùng rộng ra, chỉ những quy tắc được tập thể thừa nhận trong đời sống cộng đồng như cưới xin, tang chế, giao tiếp... L có giá trị đặc biệt với đạo Nho, vì được coi như bắt nguồn từ trật tự của trời đất, từ "thiên lí", mà con người nhất định phải tuân theo. "Trời cao đất thấp, muôn vật khác nhau, nhân đó phải đặt ra lễ để chế định hành động con người" (Lễ kí). Khổng Tử nói: "Lễ nhằm sửa cho đúng theo đạo trung" (Lễ kí). Đạo trung là đạo sống đúng mức về mọi mặt, không thái quá, không bất cập, và cũng là đạo sống trung thực, đối với mình, đối với người. Lễ gắn liền với nghĩa, hợp với điều nghĩa để hoà nhập với chung quanh. L cũng gắn liền với nhạc. Trong xã hội, L phân biệt trên dưới, ngăn cản những thứ quá đáng, thiên về lí trí, nên cần có nhạc kèm theo để điều hoà tình cảm tạo nên sự hoà hợp tương thân. Đối với cả lễ và nhạc, điều cơ bản là phải xuất phát từ đức nhân bên trong. Khổng Tử thường nói: "Người mà không có nhân, thì dùng lễ sao được? Người mà không có nhân thì dùng nhạc sao được?" (Luận ngữ); (x. Nghĩa).

    2. (tôn giáo, dân tộc), hoạt động chủ chốt trong đời sống tín ngưỡng của người theo Công giáo, gắn bó Chúa với tín đồ, giáo sĩ với giáo dân. Vì được coi là thiêng liêng, nên còn được gọi là thánh lễ (sainte messe). Người làm lễ, thay mặt Chúa - phải là giáo sĩ, từ phẩm trật linh mục trở lên; có thể nhiều người cùng tham gia làm lễ, gọi là đồng tế.

    Quanh năm, có bốn thứ bậc L: L trọng, L kính, L nhớ và L tuỳ ý kính nhớ; trong 15 L trọng mỗi năm, có 6 đại L là: L Giáng sinh (Noen), L Phục sinh, L Chúa Giêsu lên trời, L Chúa thánh thần hiện xuống, L Đức Mẹ lên trời, L các Thánh.


    nId. 1. Phép tắc phải tuân theo khi thờ cúng tổ tiên, quỉ thần hoặc giao tế trong xã hội. Thờ thì dễ, giữ lễ thì khó (t.ng). Biết giữ lễ với thầy.
    2. Tổ chức long trọng để kỷ niệm hoặc hoan hô một người nào, một việc gì. Lễ Độc lập. Lễ chào cờ. Lễ thành hôn.
    3. Đồ vật để dâng cúng. Dâng lễ.
    4. Tiền bạc hoặc đồ vật đem dâng biếu. Nhận lễ ăn hỏi.
    IIđg. 1. Chấp tay vái lạy hoặc tham gia nghi thức tôn giáo. Lễ bàn thờ tổ tiên. Lễ ba lễ. Lễ chùa.
    2. Đem đồ vật, tiền bạc biếu để nhờ cậy. Ngày xưa, ngày Tết có lệ đi lễ quan.

    1. Nghĩa thông thường là: xử sự thể hiện sự tôn trọng, cung kính, theo những phép tắc khi tiếp xúc với người khác, người trên, ông bà, cha mẹ, vv. Các nguyên tắc, nghi thức cần phải tuân theo để bảo đảm sự trang trọng của một hoạt động: lễ quốc khánh, lễ chào cờ, lễ khai giảng năm học mới. 2. Nghĩa pháp lí: thuật ngữ đi cùng với nhạc (lễ nhạc), với hình (lễ và hình) được dùng từ thời xưa ở Trung Quốc và Việt Nam. Ở Trung Quốc, dưới thời nhà Chu (Xuân thu Chiến quốc) “lễ trị”, “lễ và hình” tồn tại song song. Lễ định ra những hành vi phải thực hiện trong xã hội, còn hình thì quy định những điều cấm đoán. Điều gì mà lễ không cho phép làm thì có hình pháp cấm đoán và chế tài. Nhưng để đảm bảo sự ổn định của xã hội, nhà Chu đề ra nguyên tắc “minh đức thận phạt” tức là làm sáng tỏ đức, thận trọng trong sử dụng hình phạt. Đó cũng là ý nghĩa của lễ trong việc giáo hóa người dân bằng lễ và nhạc của câu: “Tiên học lễ, hậu học văn”. Nội dung của lễ được cụ thể hóa trong quyền hạn, nhiệm vụ của Bộ lễ. Vd. Bộ lễ triều Nguyễn theo Đại Nam hội điển: phụ trách lễ nghi, triều hội, tôn phong, quan hệ đối ngoại, văn hóa, giáo dục, thi cử, thưởng cho những người trung, hiếu, tiết, nghĩa. Pháp luật Việt Nam trong các đời Lý, Trần, Lê, Nguyễn xử phạt rất nghiêm khắc những hành vi “trái lễ”, vd. con bất hiếu với cha mẹ là phạm vào trong 10 tội ác bị hình phạt rất nghiêm khắc. (X. Thập ác).