Lệnh nào dụng để đưa dữ liệu ra màn hình python

Trong bất kỳ ngôn ngữ lập trình nào, các hàm trong thư viện của ngôn ngữ lập trình được sử dụng theo nhiều mục đích khác nhau. Trong Python, để hiển thị thông báo lên màn hình, chúng ta thường sử dụng hàm Print[]. Lệnh in trong Python in các chuỗi hoặc đối tượng được chuyển đổi thành chuỗi trong khi in trên màn hình.

Danh mục bài học Python

Sau đây là các ví dụ về hàm Print[]

Cú pháp hàm Print[]

print[object[s]]

Xuất ra một chuỗi:

print["Hello, I am Kinh Kan"]

Kết quả:

Hello, I am Kinh Kan

Xuất một dòng trống, sử dụng ký tự “\n”

print["\n"] print[8 * "\n"] print["\n\n\n\n\n\n\n\n"]

Kết quả:

  • Dòng 1: Xuất một dòng trống
  • Dòng 2: Xuất 8 dòng trống [sử dụng giá trị dấu * để hiểu như là số lần được hiển thị]
  • Dòng 3: Xuất 8 dòng trống

Ví dụ:

print ["Welcome to moitruongso.com"] print [8 * "\n"] print ["Design by Kinh Kan"]

Kết quả:

Welcome to moitruongso.com Design by Kinh Kan

Theo mặc định, hàm Print[] trong Python kết thúc bằng một dòng mới. Hàm này đi kèm với một tham số gọi là ‘end’. Giá trị mặc định của tham số này là ‘\n,’ tức là ký tự dòng mới. Bạn có thể kết thúc một câu lệnh in bằng bất kỳ ký tự hoặc chuỗi nào bằng cách sử dụng tham số này. Điều này chỉ có sẵn trong Python 3+

Ví dụ:

# Câu lệnh dưới đây kết thúc bởi khoảng trắng print ["Chào mừng bạn đến với", end = ''] # Câu lệnh dưới đây kết thúc bởi ! print ["Website moitruongso.com", end = '!']

Kết quả:

Chào mừng bạn đến với Website moitruongso.com!

Ví dụ:

# kết thúc bằng ‘@.’

print ["Python", end = '@']

Kết quả:

Python@

Ghi chú: Trong Python, để ghi chú thích, chúng ta sử dụng ký tự # đầu chú thích

  • Để in một xâu string ra màn hình ta dùng hàm print[]chẳng hạn:
>>> print['Toi la Phu Ong'] Toi la Phu Ong
  • Hàm print[] có các tham số sau

print[value, sep, end, file, flush]

Trong đó, value là giá trị sẽ được in ra màn hình, giá trị này phải là một xâu kí tự, hoặc chỉ được là các giá trị thuộc cùng một kiểu dữ liệu, nếu có nhiều giá trị thì cách nhau bởi dấu phảy; sep là kí tự ngăn cách giữa các giá trị, end là kí tự khi kết thúc câu lệnh print[].

  • Để in nhiều xâu cùng lúc ta có thể sử dụng các toán tử trên xâu. Ở đây xin giới thiệu qua một số cách, chi tiết xin xem chương dữ liệu kiểu xâu.
  • Chẳng hạn ta muốn in ra màn hình nội dung của xâu chứa trong biến temp và xâu Tên tôi là
>>> temp = 'Phu Ong' >>> print["Tên tôi là", temp] Tên tôi là Phu Ong
  • Hoặc có thể sử dụng phép nối xâu để in
>>> temp = 'Phu Ong' >>> print["Tên tôi là" + temp] Tên tôi làPhu Ong
  • Tuy nhiên, nếu sử dụng phép nối xâu, ta thấy kết quả thu được sẽ không có dấu cách giữa các đối số của hàm print[] như cách trước nữa.
  • Phép in nội suy xâu
>>> print["Ten toi la %s va toi nang %d kg!" % ['Phu Ong', 51]]

Bản chất của câu lệnh trên là ta đã sử dụng các phép toán định dạng xâu, có thể viết như sau cũng thu được cùng một kết quả.

>>> temp = "Ten toi la %s va toi nang %d kg!" % ['Phu Ong', 51] >>> print[temp]

Hoặc sử dụng kiểu mới để định dạng xâu:

print["Ten toi la {} va toi nang {} kg".format['Phu Ong', 51]]

2. Hàm input[]

  • Để nhập dữ liệu trực tiếp từ bàn phím vào chương trình ta dùng hàm input[]. Kiểu dữ liệu mặc định chương trình nhận vào sẽ là kiểu xâu.
>>> x = input['Ban ten gi? '] Ban ten gi? Phuong >>> print[x] Phuong
  • Để nhập vào một số nguyên hoặc số thực, hoặc một kiểu có cấu trúc phức tạp hơn, thì ta làm thế nào? Chúng ta phải sử dụng các hàm chuyển đổi kiểu của Python. Chẳng hạn để nhập vào một số nguyên, ta dùng hàm int[] để chuyển sang kiểu số nguyên, dùng hàm float[] để chuyển sang kiểu số thực. Ví dụ
>>> a=input['Xin moi nhap mot so: '] Xin moi nhap mot so: 13 >>> a*2 '1313' >>> a = int[input['Xin moi nhap mot so: ']] Xin moi nhap mot so: 13 >>> a*2 26
  • hoặc nhập vào một số thực
>>> a = float[input['Xin moi nhap mot so: ']] Xin moi nhap mot so: 1.3 >>> a*2 2.6
  • Đối với các kiểu dữ liệu phức tạp hơn, ta phải sử dụng thêm các hàm để xử lý xâu kí tự nhập vào.
  • Để nhập một vào nhiều giá trị cùng một lần, các giá trị cách nhau bởi dấu phẩy hoặc một kí tự bất kì, ta dùng vẫn hàm input[] nhưng phải sử dụng thêm phương thức split[] của kiểu xâu. Ví dụ, nhập vào hai số nguyên a, b cách nhau bởi dấu phẩy.
>>> a, b = input["Xin moi nhap vao hai so:"].split[',']

hoặc cách nhau bởi dấu cách trắng

>>> a, b = input["Xin moi nhap vao hai so:"].split[' ']

dĩ nhiên, sau đó ta muốn sử dụng a, b như là các số nguyên thì phải chuyển đổi từ kiểu xâu này sang kiểu số nguyên, vì mặc định nhập vào luôn là kiểu xâu.

  • Để nhập vào một danh sách list, ta nhập vào một xâu, sau đó chuyển xâu đó sang danh sách bằng cách tách rời các phần tử. Ví dụ, người dùng nhập vào một dãy các số nguyên, cách nhau bởi dấu cách trắng, và chúng ta phải chuyển thành một list.
>>> a = [int[x] for x in input[].split[]] 3 4 5 >>> a [3, 4, 5]

nếu cách nhau bởi dấu phẩy

>>> a = [int[x] for x in input[].split[',']] 3,4,5 >>> a [3, 4, 5]

Ở cách này, chúng ta phải sử dụng thêm vòng lặp for, bạn có thể xem chi tiết ở chương sau. Hoặc có thể sử dụng hàm map[] để ánh xạ mỗi giá trị với một phần tử của danh sách.

>>> s = input[] 1 2 3 4 5 >>> numbers = list[map[int, s.split[]]] >>> numbers [1, 2, 3, 4, 5]

Bài tập

Bài 1. Viết chương trình nhập vào một số nguyên n và in ta màn hình giá trị bình phương của số đó.

Bài 2. Viết chương trình nhập vào bán kính r của đường tròn, là một số thực, và in ra diện tích của hình tròn đó.

Hàm print[] trong Python có tác dụng hiển thị dữ diệu ra màn hình khi chương trình thực thi.

Cú pháp đầy đủ của print[]:

print[*objects, sep=' ', end='\n', file=sys.stdout, flush=False]

Tham số của hàm print[]:

  • objects: đối tượng được in, có thể có nhiều đối tượng. Sẽ được chuyển đổi thành chuỗi trước khi hiển thị ra màn hình.
  • sep: cách tách riêng các đối tượng, giá trị mặc định là một khoảng trắng .
  • end: giá trị cuối cùng được in ra màn hình.
  • file: mặc định hàm print sẽ ghi nội dung vào file sys.stdout.
  • flush: giá trị mặc định giá trị là False.

Lưu ý: sep, end, file và flush đều là các tham số keyword. Nếu bạn muốn sử dụng tham số sep, bạn phải dùng như này:

print[*objects, sep = 'separator']

không được sử dụng:

print[*objects, 'separator']

Ví dụ 1: Cách print[] hoạt động trong Python

print["Học Python rất thú vị."]

a = 5
# 2 object
print["a =", a]

b = a
# 3 object
print['a =', a, '= b']

Chạy chương trình, kết quả trả về là:

Học Python rất thú vị.
a = 5
a = 5 = b

Trong 3 câu lệnh ở ví dụ trên, chỉ có duy nhất tham số object được sử dụng trong các câu lệnh.

Ví dụ 2: print [] với các tham số separator và end

a = 5
print["a =", a, sep='00000', end='\n\n\n']
print["a =", a, sep='0', end='']

Chạy chương trình, kết quả trả về là:

a =000005



a =05

Xem thêm: Các hàm Python tích hợp sẵn

By Trần Duy Thanh on December 11, 2016


Như chúng ta đã biết hàm print dùng để xuất dữ liệu ra màn hình trên các dòng khác nhau, có thể kết hợp với các ký tự đặc biệt, phép nhân xuất lặp chuỗi..:

print["Obama"] print["Xin chào"] print["Putin"]

Kết quả khi chạy:

Obama
Xin chào
Putin

Tuy nhiên trong quá trình xuất dữ liệu ra màn hình, đôi khi chúng ta muốn các thông tin hiển thị trên cùng 1 dòng dữ liêu. Python có hỗ trợ điều này, bằng cách thêm đối số end vào trong hàm print

print["Obama",end=' '] print["Xin chào",end=' '] print["Putin"]

đối số end=’ ‘ tức là khoảng cách ra 1 khoảng trắng rồi tới chuỗi tiếp theo

Ta có thể áp dụng để xuất thông báo mời người sử dụng nhập liệu từ bàn phím như sau:

print[end='Mời bạn nhập 1 số:'] a=input[] print['số bạn vừa nhập = ',a] print['Mời bạn nhập 1 số',end=':'] b=input[] print['số bạn vừa nhập =',b]

Ở trên các bạn thấy Tui để end đằng trước hoặc end đằng sau, bạn dùng cách nào cũng được.

Ngoài ra Python còn hỗ trợ một số ký tự đặc biệt khi xuất dữ liệu ra màn hình, đó là:

\n ->xuống dòng

\t ->đẩy vào 1 tab

\’  hoặc \”->xuất trích dẫn

print["Quanh năm buôn bán ở mom sông"] print["Nuôi đủ năm con với 1 chồng"] print["\tLặn lội thân cò khi quãng vắng"] print["\tEo sèo mặt nước buổi \"đò đông\""] print["Một duyên hai nợ âu đành phận\nNăm nắng mười mưa há chẳng công"]

Kết quả:

Python còn có một tiện lợi trong hàm print là cho phép chúng xuất lặp một chuỗi nào đó liên tục mà không cần dùng vòng lặp, bằng cách dùng phép nhân *:

print['*'*20] print["Mã\tTên\tPhone"] print["01\tTèo\t0981234567"] print["02\tTý\t0908730947"] print["03\tTèo\t0949840836"] print['*'*20]

ta có kết quả khi chạy chương trình:

Ở trên bạn thấy dòng lệnh print[‘*’*20] tức là ra lệnh cho chương trình xuất ‘*’ 20 lần, bạn quan sát kết quả có 2 dòng xuất toàn dấu * nhé.

Như vậy Tui đã trình bày xong cách sử dụng print để xuất dữ liệu ra màn hình cùng với việc kết hợp các ký tự đặc biệt trong Python. Các bạn nhớ làm và kiểm tra các kết quả nhé, áp dụng vào mục đích cụ thể của mình trong việc xuất dữ liệu.

Các bạn có thể tải Source code tại đây://www.mediafire.com/file/xem6qn9e7awwf18/HocPrint.py

Bài sau Tui sẽ tiếp tục trình bày về hàm print với việc định dạng chuỗi khi  xuất ra màn hình.

Chúc các bạn thành công!

Video liên quan

Chủ Đề