Liên hệ trách nhiệm bản thân trong việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc

Tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Chủ tịch Hồ Chí Minh là Anh hùng giải phóng dân tộc, Nhà văn hóa kiệt xuất. Người đã để lại cho Đảng ta, dân tộc ta một di sản tư tưởng, đạo đức, phong cách vô cùng quý giá; là ngọn đuốc soi đường, chỉ lối cho cách mạng Việt Nam vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách trong quá trình đấu tranh giành độc lập dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tiến hành công cuộc đổi mới đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, làm cho vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao.

Đảng ủy Dân chính Đảng trao giấy khen cho các tập thể tiêu biểu, điển hình Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Ngày 15/5/2016, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 05-CT/TW về Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Thực hiện Chỉ thị của Bộ Chính trị, những năm qua, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đã thực hiện việc học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách của Bác gắn với những chủ đề, nội dung cụ thể, thiết thực.

Với tinh thần nhân văn cao cả và nhãn quan chính trị sắc bén, suốt cả cuộc đời, chủ tịch Hồ Chí Minh đã không ngừng xây dựng, hoàn thiện một hệ thống quan điểm về đại đoàn kết toàn dân tộc, tích cực truyền bá tư tưởng đoàn kết trong toàn Đảng, các cấp chính quyền, trong các tầng lớp nhân dân. Theo đó, Tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc bao gồm sáu nội dung:

Một là, Đại đoàn kết toàn dân tộc là đường lối chiến lược quyết định thành công của cách mạng Việt Nam: Thực tiễn lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta đã khẳng định mối quan hệ chặt chẽ giữa đoàn kết và thành công. Hơn thế nữa, phạm vi, mức độ, quy mô của thành công trước hết phụ thuộc vào chính quy mô và mức độ của khối đại đoàn kết. Có đoàn kết mới có thắng lợi, càng gặp kẻ thù lớn, càng khó khăn gian khổ bao nhiêu lại cần phải đoàn kết chặt chẽ, rộng rãi và vững chắc bấy nhiêu.

Hai là, Lực lượng và hình thức tổ chức đại đoàn kết toàn dân tộc: Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, khối đại đoàn kết toàn dân tộc bao gồm tất cả các giai cấp, tầng lớp, lực lượng, đảng phái, các dân tộc, các tôn giáo, các cá nhân yêu nước, người Việt Nam ở nước ngoài, kể cả những người đã lầm đường, lạc lối nhưng biết hối cải trở về với Nhân dân. Nói cách khác, khối đại đoàn kết toàn dân tộc bao gồm: Bất kỳ ai mà thật thà tán thành hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ.

Ba là, Nguyên tắc đại đoàn kết toàn dân tộc, bao gồm: Tin vào dân, dựa vào dân vì lợi ích của dân; đoàn kết lâu dài, rộng rãi, chặt chẽ, tự giác, có tổ chức, có lãnh đạo; đoàn kết trên cơ sở hiệp thương, dân chủ, chân thành, thẳng thắn, thân ái; đoàn kết gắn với đấu tranh, tự phê bình và phê bình; đoàn kết trên cơ sở kế thừa truyền thống yêu nước - nhân nghĩa - đoàn kết của dân tộc.

Bốn là, Phương pháp phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc: Để phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, cần tuyên truyền, vận động nhân dân; phải chăm lo xây dựng và xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.

Năm là, Đoàn kết là lẽ sống, đạo lý của Đảng, của dân tộc và là đức tính cơ bản của người cách mạng: Coi đoàn kết là lẽ sống, đạo lý của Đảng, của dân tộc ta trong dựng nước và giữ nước, theo Bác, mỗi cán bộ, đảng viên phải coi đoàn kết là một đức tính cơ bản của người cách mạng. Ai không có khả năng tập hợp, đoàn kết quần chúng và các đồng chí của mình thì không thể làm cách mạng, không thể làm cán bộ. Song song đó, Người cũng chỉ rõ, phải chống những cái xấu, những căn bệnh gây chia rẽ, mất đoàn kết.

Sáu là, Phong Cách Hồ Chí Minh trong thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc: Hồ Chí Minh suốt đời kiên tâm thực hiện đại đoàn kết. Bản thân Người cũng chính là hình ảnh đại đoàn kết toàn dân tộc. Theo Bác, để thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc, thì toàn Đảng cũng như mỗi cán bộ, đảng viên cần có phong cách lãnh đạo: Kiên quyết nhất, hăng hái nhất, trong sạch nhất, tận tâm tận lực phụng sự Tổ quốc và Nhân dân.

Tóm lại: Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng Nhân dân. Ngay từ khi Đảng mới ra đời, Đảng đã chủ trương đoàn kết mọi lực lượng thực hiện nhiệm vụ cách mạng. Bản Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt được lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đã vạch ra sự cần thiết phải xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất nhằm đoàn kết các giai tầng, khơi dậy lòng yêu nước, đấu tranh giải phóng dân tộc. Nhận thức đầy đủ và sâu sắc tư tưởng đại đoàn kết toàn dân tộc là một nhiệm vụ thường xuyên và lâu dài. Khẳng định đại đoàn kết toàn dân tộc là bài học có tính quy luật, là đường lối chiến lược, là nguồn lực to lớn quyết định sự nghiệp cách mạng Việt Nam.

Video liên quan

Chủ Đề