Liên hệ việc vận dụng ý nghĩa của logic học đối với bản thân

Mục lục bài viết

  • 1. Logic họclà gì?
  • 2. Sự phát triển và hình thành của môn logic học
  • 3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu logic học
  • 4. Ý nghĩa, vai trò của của logic học
  • 5. Logic học hình thức và logic học biện chứng

1. Logic họclà gì?

Logic họctrong tiếng Anh làLogics.

Thuật ngữ logic được dùng với hai nghĩa chính:

-Logic khách quan, dùng để chỉ tínhquiluật cụ thể là mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng; hoặc mối liên hệ nội tại của mỗi sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan. Các khoa học cụ thể [như vật lí, hóa học, triết học] chủ yếu nghiên cứu logic khách quan – tìm ra các qui luật tất nhiên giữa các sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan.

-Logic chủ quan, dùng để chỉ mối liên hệ có tính tất yếu, cóquiluật giữa các tư tưởng của con người, xem như phản ánh chân thực hiện thực khách quan. Logic chủ quan được các môn logic học và toán học nghiên cứu.

Khoa học nghiên cứu logic chủ quan và sự chi phối giữa logic khách quan và chủ quan là logic học.

Vì vậy có thể định nghĩalogic họcnhư sau:

Logic họclà khoa học nghiên cứu những qui luật và hình thức cấu tạo chính xác của tư duy.

2. Sự phát triển và hình thành của môn logic học

  • Ở phương đông thìlogic họcđược bắt nguồn từ Ấn độ, theo như nghiên cứu được phát hiện ra ngay từ thời kì cổ đại, xuất hiện hàng ngàn năm trở lại đây.
  • Còn ở phương tây thìlogic họcđược bắt nguồn cũng chính từ thời kì cổ đại theo như nghiên cứu khoảng từ năm [560 đến 420 trước công nguyên].
  • Từ cuối thế kỷ thứ XIX, đã từng có một nhà nghiên cứu về toán học, đã nghiên cứu về những vẫn đề mà có liên quan trực tiếp tới toán học, về vấn đề nghiên cứu các luận chứng, các khái niệm về phương thức, các chứng minh vềlogictrong các công trình lớn của thời kỳ đó của một số nhà toán học nổi tiếng như [ J.Venn người Anh ].
  • Logic họccòn được gọi làlogic họctruyền thống do một nhà khoa học khai sáng và logic được gắn liền với những ký hiệu. Có thể bạn chưa biếtlogic họchình thức là chỉ nghiên cứu những vấn đề hình thức mang tình tư duy trìu tượng về các khái niệm và các phán đoán trong đời sống hàng ngày của con người tất cả, các vấn đề liên quan đến xã hội.
  • Logic họccòn được nghiên cứu từ trên xuống dưới từ logic học truyền thống đến logic học hiện nay như ngày nay chúng ta đang nghiên cứu về logic học là gì.

3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu logic học

Đối tượng của logic học

Logic học nghiên cứu các hình thức logic của tư duy, vạch ra những qui tắc, qui luật của quá trình tư duy. Qua đó khẳng định tính đúng đắn của tư duy. Tuân theo các qui tắc, qui luật là điều kiện cần để đạt tới chân lí trong quá trình phản ánh hiện thực.

Phương pháp nghiên cứu của logic học

Đối tượng của logic học là nghiên cứu hình thức, qui luật, các qui tắc tư duy đúng đắn. Muốn hiểu biết đúng đắn các hình thức, các qui luật, các qui tắc của tư duy, chúng ta phải phân tích kết cấu logic của tư tưởng được thể hiện trong đó, nghĩa là phải chỉ ra được các bộ phận, các yếu tố cấu thành và các kiểu liên kết đúng của tư tưởng.

Việc phân chia một sự vật phức tạp thành các mặt phải dùng các kí hiệu để chỉ các thành phần, các yếu tố và các kiểu liên kết. Việc kí hiệu hóa một quá trình tư tưởng phức tạp, làm rõ kết cấu của nó như vậy được gọi là sự hình thức hóa kết cấu logic của tư tưởng.

4. Ý nghĩa, vai trò của của logic học

Tư duy của con người bao giờ cũng diễn ra trong các hình thức nhất định và phải tuân theo các quy luật logic, dù cho chủ thể tư duy có biết điều đó hay không. Thế nhưng không phải bẩm sinh con người đã biết về các hình thức và quy luật đó. Muốn biết, và quan trọng hơn, muốn sử dụng chính xác và sáng tạo các hình thức và quy luật này thì phải nghiên cứu và ứng dụng thường xuyên. Con đường ngắn nhất để thực hiện điều đó là nghiên cứu logic học. Nghiên cứu logic học giúp cho sự hình thành, củng cố và hoàn thiện tư duy logic. Nó giúp hình thành thói quen lập luận tuân theo các quy luật, sử dụng khái niệm và phạm trù một cách chuẩn xác, giúp tránh được các sai lầm trong tư duy của bản thân và phát hiện nhanh chóng sai lầm trong lập luận của người khác. Nghiên cứu logic học là bỏ ra một khoảng thời gian tương đối nhỏ mà có thể nâng cao được trình độ tư duy. Nhà logic nổi tiếng S. Mill nói: “Sau khi thấy rõ lý thuyết suy luận đơn giản đến thế nào, thấy được khoảng thời gian cần thiết để có được tri thức hoàn chỉnh về các nguyên lý, quy tắc cơ bản của nó và thậm chí còn có được những kinh nghiệm đáng kể trong việc sử dụng chúng nhỏ đến thế nào thì tôi thấy chẳng có một lý do nào để biện hộ cho những người muốn hoạt động tri thức có kết quả mà lại không nghiên cứu logic. Logic học là người truy đuổi vĩ đại đối với tư duy nhầm lẫn và đen tối; nó làm tan sương mù bao phủ sự kém hiểu biết của chúng ta, làm cho chúng ta nghĩ rằng mình hiểu đối tượng trong khi thật ra không hiểu. Tôi tin rằng trong giáo dục hiện đại không gì có thể mang lại nhiều lợi ích hơn cho sự hình thành các tư tưởng chính xác, những tư tưởng sử dụng chính xác ý nghĩa của câu chữ và chống lại các thuật ngữ không chính xác, nhiều nghĩa như là logic học.”

Cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ, logic học ngày càng được ứng dụng rộng rãi. Người ta sử dụng logic học để giúp giải quyết các vấn đề nan giải của toán học, của điều khiển học, của các khoa học máy tính, … Người ta sử dụng logic vị từ để làm các ngôn ngữ lập trình cho trí tuệ nhân tạo [ví dụ ngôn ngữ lập trình PROLOG - PROgraming in LOGic]; ứng dụng logic mờ [Fuzzy logic] để phát triển công nghệ mờ, …

Như vậy, nghiên cứu logic học có những ý nghĩa như sau:

+ Logic họcđược nghiên cứu nhằm phát triển trực tiếp tư duy của con người, nhằm hướng con người đến cái mới hơn. Tất nhiên là không phải những phải những ai khônghọc logiclà không cótư duymột cách chính xác nhất , bởi vìtư duyđúng đắn thì đều có thể hình thành bằng kinh nghiệm thực tiễn của con người vào cuộc sống, qua tất cả các quá trình như giao tiếp, ứng xử hay qua việc học tập.

+ Nhưng điều này thì không phảitư duymột cách tự giác nhất. Chính vì thế ta cũng có thểtư duymột cách sai lầm và thiếu chính xác. Chính vì thếmôn logic họcnày luôn luôn cần thiết trong đời sống hiện nay.

+ Nhờ cólogic họcsẽ nâng cao trình độ tư duy, nhờ đó mà có thể tư duy khoa học một cách chính xác nhất, tự giác nhất, chính nhờ vấnlogiccũng giúp con người ta tránh được những vấn đề sai lầm thường ngày trong cuộc sống.

5. Logic học hình thức và logic học biện chứng

Cũng giống như mọi ngành khoa học khác, Lôgic học có lịch sử phân ngành và hợp ngành.

Ngày nay, chúng ta thấy có hai môn lôgic:

  • Một là lôgic hình thức
  • Hai là lôgic biện chứng.

Cả hai môn lôgic này đều nghiên cứu về quy luật, hình thức và phương pháp của tư duy, nhưng mỗi môn học lại nghiên cứunhững mặt khác nhau với những góc độ và phương thức khác nhau.

Trong lôgic học của Hêghen có nêu lên hai khái niệm: giác tính và lý tính. Giác tính và lý tính đều là tư duy trừu tượng, nhưng phương pháp tư duy giác tính còn chưa đạt tới trình độ biện chứng. Hêghen dùng khái niệm tư duy lý tính để chỉ phương pháp tư duy đã đạt tới trình độ tư duy biện chứng. Trong "Bút ký triết học" Lênin đã rất quan tâm đến sự khác biệt của hai khái niệm giác tính và lý tính ỏ Hèghen, hơn nữa Lênin củng thừa nhận cách giải thích đó.

Những quy luật cơ bản của lôgic hình thức truyền thống đã được Arixtot, nhà triết học cổ đại Hy Lạp nêu lên gồm có các quy luật đồng nhất, quy luật phi mâu thuẫn, quy luật loại bỏ cái thứ ba. Những quy luật đó yêu cầu tư duy người ta phải xác định không được mâu thuẫn, không được lẫn lộn vừa là cái này vừa là cái kia. Sau thế kỷ XIX, logic toán là một ngành của logic hình thức hiện đại ra đời logic toán đã sử dụng phương pháp toán học những ký hiệu chuyên môn và sự tính toán logic để nghiên cứu tư duy. Những ký hiệu của logic toán giúp cho ngôn ngữ biểu đạt một cách chính xác những suy luận phức tạp, nó có tác dụng thúc đẩy to lớn đối với năng lực tư duy của con người và sự phái triến của khoa học hiện dại.

Logic biện chứnglà một khoa học logic khác với logic hình thức, nó dựa trên cơ sở biện chứng của tư duy và của tồn tại, đó là môn logic chỉ ra bản chất vận động của tư duy một cách sâu sắc bằng cách thông qua mâu thuẫn bên trong của các hình thức tư duy. Ăngghen đã chỉ ra: "phép biện chứng phá vỡ cái chân trời nhỏ hẹp của lô-gích hình thức, đồng thời lại chứa dựng mầm mống của một thế giới quan rộng lớn hơn. Trong toán học cũng có một mối quan hệ như vậy. Toán học sơ cấp, tức là toán học về những số không đổi, tự vận động, ít ra là về toàn bộ, trong những giới hạn của lô-gích hình thức, còn toán học về các số biến, mà phần quan trọng nhất là tính những đại lượng vô cùng bé, thì căn bản chỉ là áp dụng phép biện chứng vào các quan hệ toán học mà thôi".

Ăngghen đã so sánh quan hệ giữa lôgic hình thức với lôgic biện chứng như là quan hệ giữa toán học sơ cấp với toán học cao cấp. Sự khác nhau giữa toán học cao cấp [toán học về biến số] với toán học sơ cấp [toán học về hằng số] ở điểm cơ bản là: không có cái cố định bất biến. Có thể thấy lôgic hình thức là khoa học tư duy xây dựng trên cơ sở của tính đồng nhất trừu tượng của những phạm trù cố định, còn lôgic biện chứng là khoa học tư duy xây dựng trên cơ sở tính đồng nhất cụ thể của các phạm trù biến đổi.

Quan hệ giữa lôgic biện chứng và lôgic hình thức được biểu hiện cụ thể như sau:

  • Logic hình thức và lôgic biện chứng đều nghiên cứu quy luật, hình thức và phương pháp của tư duy nhưng với những phương thức khác nhau. Đúng như tên của nó, môn lôgic học hình thức, có nhiệm vụ nghiên cứu tư duy về mặt hình thức mà không nghiên cứu nội dung cụ thể được phản ánh trong tư duy, không nghiên cứu quá trình sản sinh, hình thành và phát triển của tư duy, mà chỉ phân tích nghiên cứu tư duy trong trạng thái vốn sẵn có. Do đó, lôgic hình thức chủ yếu là sắp xếp, chỉnh lý các khái niệm, phán đoán và lập luận về mặt hình thức. Lôgic biện chứng nghiên cứu tư duy trong sự thống nhất giữa nội dung và hình thức, khảo sát tư duy trong quá trình phát triển, khái quát về mặt lồgíc quá trình nhận thức của con người, đồng thời chỉ ra những nội dung biện chứng của những hình thức tư duy và quan hệ biện chứng giữa các hình thức tư duy
  • Logic hình thức và lôgic biện chứng đều phản ánh thế giới khách quan nhưng với những góc độ và thứ bậc khác nhau. Những lý luận và phương pháp của logic hình thức có cơ sở của thực tế khách quan là sự đứng im tương đối và ranh giới xác định của các sự vật. Khi con người nhận thức ở trong trạng thái ổn định, không quan tâm đến mối liên hệ giữa các sự vật thì môn logic hình thức với những phạm trù cố định là cần thiết và có hiệu quả, nhưng nếu tuyệt đối hóa vai trò của logic hình thức thì sẽ dẫn đến sai lầm. Logic biện chứng vượt ra ngoài phạm vi của logic hình thức, nó không chỉ phản ánh sự khác nhau giữa sự vật mà còn phải phản ánh mối liên hệ giữa chúng, không chỉ phản ánh trong trạng thái yên tĩnh của sự vật mà còn phản ánh quá trình vận động của sự vật. Logic biện chứng "không còn biết đến cái hard and fast lines, đến những cái "hoặc là... hoặc là" vô điều kiện và dùng được ở mọi nơi, phép biện chứng làm cho những sự khác biệt siêu hình cố định chuyển hóa lẫn nhau, phép biện chứng thừa nhận, trong những trường hợp cần thiết, là bên cạnh cái "hoặc là... hoặc là" thì có cả cái "cả cái này lẫn cái kia" nữa, và thực hiện sự môi giới giữa các mặt đối lập". Muốn phản ánh sâu sắc và toàn diện sự vật, tư duy của con người không thể chỉ vận dụng những quy luật của lôgic hình thức dựa trên cơ sở những phạm trù cố định, mà còn phải vận dụng nhũng phạm trù biến động, những quy luật của logic biện chứng một cách tự giác.
  • Lôgic hình thức và lôgic biện chứng bổ sung cho nhau. Theo một, nghĩa nhất định, lôgic biện chứng cao hơn lôgic hình thức, nhưng không loại trừ lôgic hình thức, những quy luật và quy tắc của lôgic hình thức là những quy tắc cơ bản mà mọi tư duy đúng đắn kể cả tư duy biện chứng phải tuân theo, là điều kiện cần thiết để nhận thức thực tế. Trong quá trình nhận thức, không thể vi phạm những quy luật của lôgic hình thức, dẫn đến những mâu thuẫn lôgic làm cho tư duy rối loạn. Mâu thuẫn lôgic ở đây là do sai lầm chủ quan của con người trong quá trình nhận thức, không phải là mâu thuẫn trong hiện thực khách quan. Để nhận thức được máu thuẫn trong hiện thực, trước hết, phải tuân theo những quy luật của lôgic hình thức, loại trừ mâu thuẫn lôgic. trên cơ sở đó vận dụng phương pháp tư duy biện chứng mới có thể nhận thức được biện chứng khách quan, phát hiện ra mâu thuẫn của bản thân sự vật.

Mối quan hệ giữa lôgic hiện chứng và lôgic hình thức như trên trình bày đã chứng tỏ rằng lôgic hình thức trong điều kiện nhất định có thể bảo đảm tính chính xác của tu duy nhưng trong quá trình phát triển rộng rãi hơn muốn nhận thức một cách khoa học còn cần phải tuân theo nhũng quy luật của lôgic biện chứng.

Lênin đã nêu lên những yêu cầu cơ bản của lôgic biện chứng như sau: "lôgic biện chứng đòi hỏi chúng ta phải đi xa hơn nữa. Muốn thực sự hiểu được sự vật, cần phải nhìn bao quát và nghiên cứu tất cả các mặt, tất cả các mối liên hệ và "quan hệ gián tiếp" của sự vật đó.

  • Chúng ta không thể làm được điều đó một cách hoàn toàn đầy đủ, nhưng sự cần thiết phải xét tất cả mọi mặt sẽ để phòng cho chúng ta khỏi phạm phải sai lầm và sự cứng nhắc. Đó là điểm thứ nhất.
  • Điểm thứ hai là: logic biện chứng đòi hỏi phải xét sự vật trong sự phát triển, trong ”sự tự vận động" [như Hê-ghen có lúc đã nói], trong sự biến đối của nó...
  • Điểm thứ ba là: toàn bộ thực tiễn của con người. - thực tiễn này vừa với tính cách là tiêu chuẩn của chân lý vừa với tính cách là kẻ xác định một cách thực tế sự liên hệ giữa sự vật với những điều cần thiết đối với con người, - cần phải được bao hàm trong "định nghĩa" đầy đủ của sự vật.
  • Điểm thứ tư là: logic biện chứng dạy rằng "không có chân lý trừu tượng", rằng "chân lý luôn luôn là cụ thể". Sự chỉ dẫn của Lênin đã giúp chúng ta hiểu biết một cách sâu sắc và toàn diện đối với logic biện chứng. Logic biện chứng có ý nghĩa quan trọng trong quá trình hoạt động thực tiễn và tư duy hiện đại, nó cung cấp cho chúng ta phương pháp phân tích và tổng hợp ở trình độ cao trong quá trình vận động của tư duy.

Video liên quan

Chủ Đề