Lộ trình học tiếng Anh cho be 2 tuổi

Theo chị Nguyễn Thị Hoa [nhà sáng lập trung tâm tiếng Anh Ms Hoa Junior], lộ trình học tiếng Anh cho trẻ tiểu học cần bám sát độ tuổi, khả năng tiếp thu và năng lực ngôn ngữ hiện tại của trẻ. Cụ thể, ba mẹ có thể đồng hành với trẻ rèn luyện theo ba giai đoạn tương ứng với ba cấp độ của chứng chỉ Cambridge, đó là starter, mover, flyer. Chứng chỉ Cambridge là thước đo phù hợp để đánh giá khả năng sử dụng tiếng Anh của trẻ tiểu học.

Giai đoạn 1: Khởi động [Starter]

Những năm học đầu tiên của cấp tiểu học [độ tuổi 6-7 tuổi] là giai đoạn trẻ bắt đầu tiếp xúc, làm quen với ngôn ngữ tiếng Anh. Lúc này, trẻ còn lạ lẫm nên ba mẹ đặt ra những mục tiêu nhỏ để các con quen dần với sự xuất hiện của tiếng Anh trong cuộc sống và học tập. Cụ thể, ở thời điểm này, trẻ cần học những từ vựng và ngữ pháp cơ bản, tập trung vào những chủ đề giao tiếp quen thuộc, gần gũi như gia đình, trường lớp, bạn bè, sở thích... Đây cũng là giai đoạn trẻ cần làm quen với việc nhận diện bảng chữ cái tiếng Anh Alphabet và bắt đầu rèn luyện ngữ âm.

Bộ sách Super Minds [Siêu trí tuệ] - giáo trình chính thống của Đại học Cambridge là tài liệu phù hợp với trẻ 6-7 tuổi. Cuốn sách giới thiệu những đồ vật, sự vật, hiện tượng gần gũi với trẻ và giúp trẻ phát triển khả năng tư duy và sáng tạo, tăng vốn hiểu biết thông qua những cấu trúc câu mô tả sự vật, sự việc khách quan. Đơn cử, câu "The leaves fall when autumn comes" [khi mùa thu tới, lá cây rơi rụng] không chỉ giúp trẻ tiếp xúc với từ vựng mà còn cung cấp cho trẻ kiến thức liên quan đến sự vật, hiện tượng khách quan [mùa thu cũng là lúc lá cây rơi].

Bộ sách Super Minds là tài liệu tiếng Anh phù hợp với giai đoạn khởi động.

Học ngôn ngữ không chỉ là học từ vựng, ngữ pháp mà còn là quá trình thúc đẩy phát triển tư duy của trẻ thông qua kiến thức chứa trong câu chữ. Ba mẹ có thể cho trẻ tham gia kỳ thi Starter của hội đồng khảo thí Cambridge. Bài thi kéo dài 45 phút, kiểm tra 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, giúp ba mẹ xác định, đánh giá khách quan khả năng sử dụng tiếng Anh của trẻ theo chuẩn quốc tế.

Giai đoạn 2: Tăng tốc [Mover]

Trẻ trong độ tuổi 8-9 tuổi [tương đương lớp 3,4] đã quen với ngôn ngữ tiếng Anh và mong muốn thể hiện bản thân nhiều hơn. Ở độ tuổi này, trẻ có thể bước vào giai đoạn tăng tốc trong việc học tiếng Anh.

Mục tiêu của giai đoạn này là giúp con trẻ nâng cấp lượng từ vựng và nắm chắc cấu trúc ngữ pháp. Chẳng hạn, với chủ đề "Under the sea", thay vì học những từ vựng đơn giản như "fish", "boat", "sand" thì các con cần tiếp xúc thêm với các từ vựng như "sail", "seahorse", "anchor"... Ngoài nắm được vốn từ vựng rộng mở hơn các con cần được vun đắp kiến thức ngữ pháp. Cấu trúc ngữ pháp như so sánh còn giúp trẻ phát triển tư duy quan sát, nhận xét và so sánh giữa các sự vật, hiện tượng. Cuối cùng, trẻ cần sử dụng hai nguyên liệu ngữ pháp và từ vựng để phát triển hội thoại hoàn chỉnh.

Kênh youtube Wow English TV là nguồn học chất lượng, giúp các con phát triển tư duy hội thoại. Kênh xây dựng và cung cấp những đoạn hội thoại vui nhộn giữa hai nhân vật thầy giáo và chú vẹt nhằm kích thích sự hứng thú với ngôn ngữ tiếng Anh ở các con.

Để đánh giá năng lực ngôn ngữ tiếng Anh của trẻ, ba mẹ có thể đăng ký cho con tham gia kỳ thi Mover của hội đồng khảo thí Cambridge, bài thi kéo dài 60 phút, kiểm tra toàn diện 4 kỹ năng của trẻ.

Ba mẹ nên đồng hành học tiếng Anh với con trong giai đoạn đầu đời.

Giai đoạn 3: Cất cánh [Flyer]

Ở độ tuổi 10-11 tuổi [tương đương lớp 5 và sau đó], trẻ đã có tư duy phản biện, có nhu cầu giao tiếp và muốn tranh luận với ba mẹ, thầy cô và bạn bè về các vấn đề xoay quanh cuộc sống của trẻ.

Con trẻ 10-11 tuổi cần phát triển bốn kỹ năng, tập trung vào hai kỹ năng nói, viết. Với kỹ năng nói, các con cần được rèn luyện khả năng thuyết trình, trình bày ý kiến trước đám đông. Song song với đó các con cũng cần rèn luyện cách viết những đoạn văn cơ bản cho kỹ năng viết.

Việc học cách phát triển ý là điều quan trọng trong rèn luyện, nâng cao khả năng thuyết trình và kỹ năng viết. Chẳng hạn với chủ đề "Traveling", các con cần tìm câu trả lời cho các ý: địa điểm du lịch [where do you want to go on vacation?], thời gian đi du lịch [when do you go on vacation ?], người đồng hành trong chuyến du lịch [who do you want to travel with?], phương tiện di chuyển [how do you get there?]... Những câu hỏi này tạo thành sơ đồ tư duy xoay quanh chủ đề Traveling, giúp các con trình bày ý tưởng của mình một cách logic, hợp lý và dần học được cách hình thành ý tưởng nói, viết cho các chủ đề khác.

Bộ sách Amazing Science [Khoa học kỳ thú] giúp các con tiếp cận, tìm hiểu khoa học thông qua tiếng Anh là tài liệu học phù hợp với trẻ 10-11 tuổi ở giai đoạn cất cánh. Ngoài ra kỳ thi Flyer của hội đồng khảo thí Cambridge với bài thi diễn ra trong 75 phút, kiểm tra bốn kỹ năng sẽ giúp ba mẹ đánh giá khả năng sử dụng tiếng Anh của trẻ trong giai đoạn này.

"Trên chặng đường khám phá tiếng Anh ở giai đoạn đầu đời, các con cần sự đồng hành của ba mẹ, thầy cô để được hướng dẫn đi đúng hướng, phù hợp với độ tuổi và năng lực, đồng thời có những trải nghiệm phong phú, kích thích sự hứng thú học tập ở trẻ", chị Hoa cho hay.

Mỹ Linh

Lộ trình học tiếng Anh của trẻ nên bắt đầu từ đâu? Và cần được xây dựng như thế nào? Hàng ngàn câu hỏi khiến nhiều bậc phụ huynh băn khoăn. Hãy để Edu2Review giúp bạn nhé!

Các bạn đã biết, ở vào khoảng 2-3 tuổi chính là độ tuổi lý tưởng nhất để trẻ học và tiếp thu ngoại ngữ hiệu quả. Tận dụng được lợi thế này, cha mẹ nên có những định hướng đúng đắn, giúp con trẻ phát triển khả năng ngôn ngữ một cách toàn diện nhất.

Lộ trình học Tiếng Anh cho trẻ nên bắt đầu từ đâu?

Đầu tiên, ba mẹ cần phải chú ý đến đặc điểm độ tuổi của trẻ.

Ở thời điểm 2-3 tuổi, trẻ thường có xu hướng quan sát và bắt chước những gì diễn ra xung quanh mình một cách không có chọn lọc. Vì vậy, hãy tạo môi trường để trẻ có thể bắt chước những điều tích cực.

Học tiếng Anh cho trẻ nhỏ dễ dàng hơn với sự tìm tòi [Nguồn: Technokids]

Trẻ ở độ tuổi từ 4-6 tuổi thường rất hiếu động, thích giao tiếp, hay bị thu hút bởi âm thanh và hình ảnh. Đặc biệt, trẻ không thích khuôn khổ, và khó tập trung trong thời gian dài. Do vậy, be mẹ nên kết hợp việc học tiếng Anh với các trò chơi hoặc các hoạt động thú vị, để thu hút sự chú ý và tăng khả năng tiếp thu của trẻ.

Giai đoạn 7-10 tuổi, trẻ có nhận thức, tư duy đối với việc học tiếng Anh cùng vốn từ, đặc biệt là khả năng tập trung tốt hơn cùng với đó là sự tự giác trong việc học. Tuy nhiên, ở tuổi này các em vẫn thích được vui chơi, khám phá, do vậy bé sẽ cảm thấy bị áp lực với việc bị lập trình trong suốt quá trình học.

Bởi tâm sinh lí của trẻ thay đổi theo từng mốc thời điểm khác nhau, cha mẹ cần hiểu rõ và xây dựng một lộ trình học tiếng Anh toàn diện cho trẻ mang tính cá nhân hóa, phù hợp với tính cách, sở thích của trẻ. Việc định hướng một cách có kế hoạch rõ ràng giúp cha mẹ dễ dàng kiểm soát hiệu quả của quá trình, và có những điều chỉnh kịp thời.

Học tiếng Anh cho trẻ nhỏ [Nguồn: CTCP Trung Mỹ]

Ba mẹ nên dạy trẻ từ vựng và cách phát âm chính xác trước, thay vì dạy ngữ pháp. Bắt đầu với những từ ngữ xưng hô, giao tiếp cơ bản hàng ngày, đến những đồ vật xung quanh. Dạy chúng cách gọi tên, cách mô tả, cách bày tỏ ý kiến, quan điểm về những sự vật và hiện tượng xung quanh bằng tiếng Anh, đồng thời không quên chỉnh sửa ngữ pháp cho con ngay trong từng câu nói, để ngữ pháp dễ dàng đi sâu vào tâm trí của trẻ.

Để có một lộ trình học Tiếng Anh toàn diện cho trẻ

Lộ trình học tiếng Anh cho trẻ phải mang tính chất lâu dài, liên kết và thống nhất.

Cha mẹ cần xác định mục tiêu cho trẻ ngay từ đầu. Nếu mục tiêu của cha mẹ là giúp trẻ có phát âm chuẩn như người bản xứ thì nên cho trẻ tiếp xúc với ngôn ngữ chuẩn ngay từ đầu. Chẳng hạn như cho trẻ đi học tại những trường mẫu giáo Quốc tế, hay bắt đầu từ cho trẻ nghe, xem các chương trình thiếu nhi bằng tiếng Anh sẽ giúp trẻ làm quen dần với ngữ điệu, ngôn ngữ mới.

Nếu mục tiêu của cha mẹ là muốn trẻ có vốn từ vựng phong phú thì những trò chơi từ vựng, hay flashcards sẽ giúp ích cho trẻ rất nhiều.

Dù mục tiêu của cha mẹ là gì cũng cần chú ý tập trung phát triển khả năng phản xạ ngôn ngữ cho trẻ.

Học tiếng Anh cho trẻ nhỏ qua phản xạ [Nguồn: Sadanews]

Việc học tiếng Anh thường xuyên và liên tục sẽ giúp lộ trình học của trẻ được phát huy hiệu quả cao nhất, nhưng cha mẹ cũng cần chú ý tần suất học tập của con, tránh tình trạng quá sức. Mọi thứ phải theo đúng lộ trình, vì “dục tốc bất đạt”.

Edu2Review hi vọng với những chia sẻ trên đây có thể giúp quý bậc phụ huynh phần nào trong việc định hướng lộ trình học tiếng Anh cho trẻ.

danh sách trung tâm
tiếng Anh trẻ em tại TPHCM

Trà Giang [tổng hợp]

Nguồn ảnh cover: Unsplash

Tags

Lộ trình học tiếng anh

Tiếng anh trẻ em

Dạy tiếng anh cho trẻ em


Video liên quan

Chủ Đề