Lợi ích của ủy quyền là gì

Người được ủy quyền là gì? Quy định của pháp luật về ủy quyền? Người được ủy quyền có phải ký vào giấy ủy quyền không? Điểm giống nhau và khác nhau giữa giấy ủy quyền và hợp đồng ủy quyền?

Trong cuộc sống, không phải lúc nào chúng ta cũng có thể tự mình thực hiện tất cả các công việc. Để giải quyết vấn đề này, pháp luật cho phép cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp được ủy quyền thực hiện công việc công việc. Theo đó, người được ủy quyền sẽ nhận ủy quyền để thay mặt, nhân dân bên ủy quyền thực hiện công việc được ghi nhận trong nội dung Giấy ủy quyền hoặc Hợp đồng ủy quyền, phụ thuộc vào thỏa thuận của các bên.

Luật sư tư vấn quy định về giấy ủy quyền, hợp đồng ủy quyền: 1900.6568

Căn cứ pháp lý:

– Bộ luật dân sự năm 2015.

– Luật Công chứng năm 2014

Mục lục bài viết

1. Người được ủy quyền là gì?

Chủ thể của hợp đồng gồm có: bên ủy quyền và bên được ủy quyền. Khi đó bên được ủy quyền sẽ nhân danh và vì lợi ích của bên ủy quyền xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. Bên được ủy quyền theo quy định tại điều 134 Bộ luật dân sự 2015 có thể là pháp nhân hoặc cá nhân. Đây là điểm mới so với “Bộ luật dân sự 2015”, theo quy định mới pháp nhân có thể là đại diện theo ủy quyền, pháp nhân thành lập hợp pháp thì sẽ có khả năng thực hiện các hành vi pháp lý. Do pháp nhân có cơ cấu tổ chức và năng lực về tài chính sẽ giúp việc thực hiện công việc được ủy quyền tốt hơn như vậy sẽ mang lại sự yên tâm, tin tưởng cao hơn cá nhân.

Theo đó, người được ủy quyền là người được thay mặt, nhân danh bên ủy quyền để thực hiện các công việc một cách hợp pháp do một cá nhân hoặc một tổ chức nào đó giao cho. Trong đó, hình thức ủy quyền được hai bên thỏa thuận là bên ủy quyền và bên được ủy quyền.

2. Quy định của pháp luật về ủy quyền:

Thời hạn ủy quyền

Các bên có thể thỏa thuận với nhau về thời hạn ủy quyền hoặc thực hiện theo quy định của pháp luật. Trường hợp các bên không có thỏa thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực 1 năm kể từ ngày xác lập việc ủy quyền. [điều 563 Bộ luật dân sự 2015]

Đối tượng của hợp đồng ủy quyền

Xem thêm: Uỷ quyền là gì? Quy định về giấy ủy quyền, hợp đồng ủy quyền?

Đối tượng của hợp đồng này là công việc có thể thực hiện và được phép thực hiện. Người được ủy quyền thực hiện công việc trong phạm vi, nội dung được ủy quyền. Trường hợp người được ủy quyền thực hiện công việc vượt quá nội dung được ủy quyền sẽ phải thực hiện bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ gây ra.

Quyền, nghĩa vụ của bên được ủy quyền 

Quy định tại điều 565, 566 Bộ luật dân sự 2015 quyền và nghĩa vụ của bên được uỷ quyền bao gồm các quyền sau đây

Yêu cầu bên ủy quyền cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết để thực hiện công việc ủy quyền.

Được thanh toán chi phí hợp lý mà mình đã bỏ ra để thực hiện công việc ủy quyền; hưởng thù lao, nếu hai bên có thỏa thuận.

Thực hiện công việc theo ủy quyền và báo cho bên ủy quyền về việc thực hiện công việc đó.

Báo cho người thứ ba trong quan hệ thực hiện ủy quyền về thời hạn, phạm vi ủy quyền và việc sửa đổi, bổ sung phạm vi ủy quyền.

Bảo quản, giữ gìn tài liệu và phương tiện được giao để thực hiện việc ủy quyền.

Xem thêm: Mẫu giấy ủy quyền cho người thân dẫn trẻ em đi máy bay

Giữ bí mật thông tin mà mình biết được trong khi thực hiện việc ủy quyền.

Giao lại cho bên ủy quyền tài sản đã nhận và những lợi ích thu được trong khi thực hiện việc ủy quyền theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

Bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ

Yêu cầu bên uỷ quyền cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết để thực hiện công việc uỷ quyền.

Được thanh toán chi phí hợp lý mà mình đã bỏ ra để thực hiện công việc uỷ quyền; hưởng thù lao, nếu có thỏa thuận.

Lưu ý: Bên được ủy quyền chỉ được ủy quyền lại cho bên thứ ba khi đáp ứng các điều kiện sau:

Việc ủy quyền lại phải được bên bên ủy quyền đồng ý hoặc do sự kiện bất khả kháng nếu không áp dụng ủy quyền lại thì mục đích xác lập, thực hiện giao dịch dân sự vì lợi ích của người ủy quyền không thể thực hiện được.

Việc ủy quyền lại không được vượt quá phạm vi ủy quyền ban đầu

Hợp đồng ủy quyền lại có hình thức phù hợp với hình thức ủy quyền ban đầu.

Người được ủy quyền lại cũng có quyền, nghĩa vụ đối với người ủy quyền lại như người ủy quyền lại đối với người ủy quyền.

Xem thêm: Giấy uỷ quyền có phải công chứng? Thủ tục công chứng giấy ủy quyền?

3. Người được ủy quyền có phải ký vào giấy ủy quyền không?

Hiện tại, tại bộ luật dân sự 2015 chỉ quy định về “hợp đồng uỷ quyền” mà không quy định về “giấy uỷ quyền”. Tuy vậy có thể hiểu việc làm “giấy uỷ quyền” là hành vi pháp lý đơn phương theo quy định tại khoản 2 điều 8 của bộ luật dân sự 2015

Điều 8. Căn cứ xác lập quyền dân sự

Quyền dân sự được xác lập từ các căn cứ: Hành vi pháp lý đơn phương.

Như vậy, nếu việc uỷ quyền có chữ ký của 2 bên gọi là “hợp đồng uỷ quyền” còn “giấy uỷ quyền” thì chỉ cần bên uỷ quyền xác nhận để xác lập quyền của bên nhận uỷ quyền tuy nhiên cần lưu ý khi giao kết giấy uỷ quyền như sau:
– Giấy ủy quyền không có giá trị bắt buộc bên nhận ủy quyền phải thực hiện các công việc được ủy quyền;

– Sau khi Giấy ủy quyền được lập mà bên nhận ủy quyền không thực hiện các công việc theo cam kết thì bên ủy quyền cũng không có quyền yêu cầu bên nhận ủy quyền phải thực hiện, kể cả việc bồi thường thiệt hại [nếu có].

Ngoài ra, theo Điều 55 của Luật Công chứng năm 2014, việc giao kết Hợp đồng ủy quyền đòi hỏi phải có sự tham gia ký kết của cả bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền. Còn Giấy ủy quyền thì không cần sự tham gia của bên nhận ủy quyền bởi lẽ:

– Giấy ủy quyền là một hình thức đại diện theo ủy quyền do chủ thể bằng hành vi pháp lý đơn phương thực hiện, không cần người được ủy quyền đồng ý. Trong đó, ghi nhận việc người ủy quyền chỉ định người được ủy quyền nhân danh mình thực hiện công việc trong phạm vi ủy quyền;

– Bản chất của Giấy ủy quyền là một giao dịch dân sự [hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự].

Xem thêm: Mẫu giấy uỷ quyền nuôi con, uỷ quyền nuôi dưỡng, uỷ quyền giám hộ trẻ em

Mà theo đó, Giấy ủy quyền là hành vi pháp lý đơn phương của bên ủy quyền không phải là sự thỏa thuận giữa các bên [Điều 562 Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13] nên người nhận ủy quyền không cần ký vào Giấy ủy quyền.

4. Điểm giống nhau và khác nhau giữa giấy ủy quyền và hợp đồng ủy quyền:

* GIỐNG NHAU

Hình thức ủy quyền: Đều lập bằng văn bản

Nội dung ủy quyền: Thỏa thuận của các bên.

Chấm dứt ủy quyền: Bên được ủy quyền đại diện bên ủy quyền để xác lập thực hiện giao dịch dân sự. Các bên có thể đơn phương chấm dứt ủy quyền hoặc theo quy định pháp luật.

* KHÁC NHAU

Khái niệm

Giấy ủy quyền là một hình thức đại diện ủy quyền do chủ thể bằng hành vi pháp lý đơn phương thực hiện, trong đó ghi nhận việc người ủy quyền chỉ định người được ủy quyền đại diện mình thực hiện một hoặc nhiều công việc trong phạm vi quy định tại Giấy ủy quyền.

Xem thêm: Hợp đồng ủy quyền là gì? Quy định về hợp đồng ủy quyền mới nhất?

Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định [ Điều 562 BLDS 2015].

Căn cứ pháp luật

Giấy ủy quyền: Chỉ được thừa nhận mà không có văn bản nào quy định cụ thể.

Hợp đồng ủy quyền: Bộ luật Dân sự năm 2015

Chủ thể

Giấy ủy quyền: được lập và ký bởi người ủy quyền [hay gọi là ủy quyền đơn phương].

Hợp đồng ủy quyền: được lập và ký bởi người ủy quyền và người được ủy quyền .

Bản chất

Xem thêm: Luật sư tư vấn về hợp đồng ủy quyền trực tuyến miễn phí

Giấy ủy quyền: Là hành vi pháp lý đơn phương của bên ủy quyền và áp dụng nhiều trong trường hợp cấp trên ủy quyền cho cấp dưới thực hiện công việc thông qua giấy ủy quyền

Hợp đồng ủy quyền: Là một hợp đồng, có sự thỏa thuận thống nhất ý chí giữa các bên

Cơ quan chứng nhận

Giấy ủy quyền: Giấy ủy quyền được chứng thực tại các Cơ quan thẩm quyền: UBND cấp xã, huyện, Cơ quan đại diện ngoại giao.

Hợp đồng ủy quyền:

Có quy định cụ thể tại Luật công chứng 2014, Nghị định 23/2015/NĐ-CP

– UBND xã, phường có thẩm quyền chứng thực hợp đồng ủy quyền.

– Phòng công chứng. Văn phòng Công chứng, Cơ quan đại diện ngoại giao.

Xem thêm: Công chứng hợp đồng ủy quyền ở đâu? Thời hạn của hợp đồng ủy quyền là bao lâu?

Ủy quyền lại

Giấy ủy quyền: Người được ủy quyền không được ủy quyền lại, trừ trường hợp pháp luật có quy định.

Hợp đồng ủy quyền: Bên được uỷ quyền chỉ được uỷ quyền lại cho người thứ ba, nếu được bên uỷ quyền đồng ý hoặc pháp luật có quy định.

Quyền và nghĩa vụ của các bên

Giấy ủy quyền: Giấy ủy quyền không quy định quyền và nghĩa vụ các bên.

Hợp đồng ủy quyền: Hợp đồng ủy quyền quy định rõ ràng về nghĩa vụ của bên được ủy quyền, và nếu có thiệt hại thì phải bồi thường nếu đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền

Tại sao ủy quyền lại quan trọng?

Ủy quyền là 1 trong những kỹ năng cần thiết để quản lý hiệu quả. Nếu không có năng lực ủy quyền, bạn sẽ không thể phát huy hết khả năng của bản thân trong vai trò quản lý. Quản lý được hiểu là “tạo thành quả thông qua người khác”. Bản chất của quản lý là giao việc.

Có ủy quyền là gì?

Ủy quyền được hiểu đơn giản người có quyền hoặc nghĩa vụ thực hiện một công việc hoặc một giao dịch nhất định không đủ khả năng để thực hiện công việc hoặc giao dịch đó, vì vậy họ chuyển quyền này cho người khác để người khác thực hiện thay.

Tại sao phải giao việc cho nhân viên?

Lợi ích giao việc đúng cách Giao việc cho đúng người và có những chỉ dẫn nhất định sẽ đảm bảo công việc mặc dù không phải đích thân bạn làm nhưng vẫn mang lại hiệu quả nhất. Thậm chí có những kỹ năng hoặc chuyên môn bạn không giỏi bằng chính nhân viên của mình thì đây chính là lựa chọn sáng suốt nhất.

Tại sao các nhà quản trị cần phải ủy quyền?

Ủy quyền có nhiều lợi điểm giúp cho nhà quản trị tận dụng tốt và tối đa quỹ thời gian hạn chế, tập trung vào những nhiệm vụ quan trọng, đưa ra những quyết định sáng suốt hơn, dẫn đến nâng cao hiệu quả công việc nói chung.

Chủ Đề